Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Lưu ý các thực phẩm gây dị ứng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.97 KB, 5 trang )

Lưu ý các thực phẩm gây dị ứng
Có hơn 70 thực phẩm được ghi nhận là nguyên
nhân gây dị ứng thức ăn. Chỉ có cách tốt nhất
phòng tránh với những người bị dị ứng thức ăn là
không ăn những thực phẩm gây dị ứng.
Triệu chứng của dị ứng thực phẩm như thế nào?
Biểu hiện có thể xảy ra ở da (ngứa, tấy đỏ, sưng tấy),
tại hệ tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy,
ngứa và sưng khoang miệng), tại đường hô hấp
(ngứa, sưng mũi và họng, hen), ở mắt (bị ngứa và
sưng), tại hệ tim mạch (đau ngực, loạn nhịp tim, tụt
huyết áp gây ngất choáng, thậm chí bị bất tỉnh (sốc
phản vệ). Phản ứng dị ứng thực phẩm thông thường
xảy ra trong một vài phút đến một giờ sau khi ăn thức
ăn. Các biểu hiện có thể kéo dài hàng ngày đến vài
tuần.
Ai có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm?
Tỷ lệ bị dị ứng thức ăn trong cộng đồng dao động 1 –
3% ở người lớn và 4 – 6% ở trẻ em. Tuy nhiên, tỷ lệ
này rất khó đánh giá vì mỗi nghiên cứu khác nhau lại
sử dụng các phương pháp khác nhau và các biểu hiện
của dị ứng thực phẩm cũng biến đổi theo tuổi tác.
Trứng và sữa là những thực phẩm thông thường nhất
hay gây dị ứng ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ nhưng chúng
sẽ qua đi khi trẻ lớn hơn. Dị ứng động vật hai mảnh
vỏ (sò, hến, chai…) thường gây dị ứng ở người lớn
hơn là ở trẻ em, trong khi dị ứng đậu phộng lại
thường xảy ra cả ở người lớn và trẻ em.

Thực phẩm nào thường gây dị ứng?
Có hơn 70 loại thực phẩm được miêu tả là nguyên


nhân gây dị ứng. Các nghiên cứu thông thường chỉ ra
rằng 75% các phản ứng dị ứng ở trẻ em thường xảy
ra do một số ít thực phẩm như trứng, đậu phộng, sữa,
cá và hạt dẻ. Rau, quả, hạt dẻ và đậu phộng thường là
nguyên nhân gây dị ứng ở người lớn. Những cá nhân
bị dị ứng với nhựa và phấn hoa thường bị dị ứng khi
họ ăn rau, quả hoặc hạt nào đó.
Những loại thực phẩm thường gây dị ứng:
- Ngũ cốc có chứa gluten,…như lúa mì, lúa mạch,
yến mạch, lúa mì spenta hay là các giống lai của
chúng và những sản phẩm làm từ ngũ cốc.
- Tôm cua và các sản phẩm của chúng
- Trứng và các sản phẩm từ trứng
- Cá và các sản phẩm từ cá
- Đậu phộng, đậu nành và các sản phẩm từ chúng
- Sữa và các sản phẩm từ sữa
- Hạt dẻ và các sản phẩm từ quả hạch.
Quá trình sản xuất, chế biến, phối trộn thực phẩm có
thể làm tăng hoặc giảm tính dị ứng của thực phẩm.
Tuy nhiên, trên thực tế, các dữ liệu đã cho thấy
không có lời khuyên chung làm thế nào sản xuất, chế
biến, phối trộn tạo ra thực phẩm an toàn cho người
mẫn cảm với thực phẩm.
Làm thế nào phòng ngừa cho người bị dị ứng thực
phẩm?
Cần nâng cao ý thức, kiến thức về dị ứng thực phẩm
đối với nhân viên y tế, cộng đồng, những người cung
cấp, chế biến thực phẩm.
Các bữa ăn ở ngoài gia đình thường là nguy cơ đối
với những người bị dị ứng thức ăn.

Người bị dị ứng thực phẩm cần phải biết họ không
được ăn thứ gì, bởi chỉ cần ăn vào một lượng rất nhỏ
của một trong những thành phần gây dị ứng với họ là
có thể nguy hiểm với sức khỏe

×