Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những nhầm lẫn tai hại cho sức khỏe pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.57 KB, 5 trang )

Những nhầm lẫn tai hại cho sức khỏe
Có kiến thức nhất định về y lý là cách tốt nhất để mọi người sống khỏe
mạnh. Tuy thế, những ngộ nhận đáng tiếc vẫn thường xảy ra và đôi khi
gây nên tác hại khôn lường.
Dưới đây là một số nhầm lẫn khá phổ biến cần tránh.
Hút thuốc lào không độc như hút thuốc lá
Những người nghiện thuốc lào thường thích ngụy biện rằng: thuốc lào không
độc như thuốc lá vì khói thuốc đã được “lọc” qua nước ở ống điếu. Thậm
chí, nhiều thanh niên cai nghiện thuốc lá bằng cách… hút thuốc lào để “giảm
đô”. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mĩ đã
đánh đổ quan niệm sai lầm này.

Khi hút thuốc lào, lượng Cacbon
monoxit (CO) trong máu còn cao
hơn hút thuốc lá cuốn
Thử nghiệm được tiến hành trên hai nhóm người tình nguyện: một nhóm hút
thuốc lào điếu cày và một nhóm hút thuốc lá cuốn. Theo đó, khi hút thuốc
lào thì lượng Cacbon monoxit (CO) trong máu còn cao hơn hút thuốc lá
cuốn. Ngoài ra, trung bình số lần nuốt khói của người hút thuốc lào cao hơn
người hút thuốc lá tới 48 lần và cả hai kiểu hút đều đưa nicotin vào máu.
Kinh nghiệm cũng chỉ ra rằng, cảm giác “thèm” thuốc của người nghiện
thuốc lào dữ dội hơn rất nhiều so với người hút thuốc lá. Hút thuốc lào quá
liều còn gây nguy hiểm cho tính mạng. Thực tế đã ghi nhận không ít trường
hợp đột tử do hút liên tục nhiều điếu thuốc lào trong một thời gian ngắn.
Uống rượu để giữ ấm vào mùa đông
Từ xa xưa, những người dân du mục Mông Cổ đã quen uống rượu để giữ ấm
cơ thể vào mùa giá rét. Thời nay, chuyện “làm nóng” người bằng một vài ly
rượu trong tiết đông trở thành thú vui của nhiều người. Tuy nhiên, trên thực
tế, đó lại là cách làm cực kì thiếu khoa học. Sau khi rượu đi vào cơ thể, dưới
tác động của cồn, người uống sẽ cảm thấy toàn thân nóng ran. Nhưng hiệu
ứng đó kéo dài không lâu. Về mùa đông, các mạch máu co lại để ngăn chặn


sự mất nhiệt của cơ thể. Nhưng rượu lại làm điều ngược lại: mạch máu giãn
nở dưới tác dụng của rượu dẫn đến tình trạng mất nhiệt nhanh. Do đó, càng
uống rượu, người uống càng cảm thấy rét hơn và dễ có nguy cơ bị cảm gió
rất nguy hiểm.
Tiểu đường phải nhịn ăn
Những người mắc tiểu đường thường có tâm lý hốt hoảng, lo sợ và vội vàng
áp dụng những kiểu “kiêng khem” rất thiếu khoa học. Một số người đột ngột
giảm khẩu phần ăn: đáng lẽ bình thường ăn 3 bát cơm thì nay giảm xuống
nửa bát hoặc nhịn ăn cơm và thay bằng đậu phụ luộc, canh rau… Điều này
làm lượng đường trong máu tụt xuống quá nhanh gây ra tình trạng hạ đường
huyết, nhẹ thì chóng mặt, xẩm mày nặng thì hôn mê, co giật, thậm chí tử
vong.
Việc “hành xác” bằng cách nhịn ăn không những không giúp bệnh tình
thuyên giảm mà còn làm cơ thể bị suy kiệt kéo dài, sức khỏe yếu đi rõ rệt.
Như vậy, không phải cứ mắc bệnh tiểu đường là kiêng kị tất cả những thức
ăn bổ dưỡng. Ngược lại, người bệnh phải ăn uống đủ lượng và chất, kết hợp
với vận động vừa sức để bệnh chóng lành.
Giảm cân bằng thuốc


Một số năm gần đây, thuốc giảm cân được coi là chìa khóa giải quyết vấn đề
vóc dáng cho những người thừa cân, béo phì. Nhiều loại thuốc “giảm cân
siêu tốc” được quảng cáo là có thể giảm đến 3kg chỉ trong một tuần lễ. Tuy
nhiên, theo những nghiên cứu khoa học trung thực nhất, tất cả các loại thuốc
giảm cân đều có tác dụng phụ nguy hiểm.
Thuốc giảm cân làm giảm cảm giác thèm ăn của người dùng và khiến cơ thể
họ giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Khi nhu cầu tiêu thụ năng lượng giảm
thì sự chuyển hóa cũng giảm theo, và tất nhiên là sự giảm cân cũng chậm lại.
Hậu quả là người dùng thuốc cũng chỉ giảm được một lượng rất nhỏ cân
nặng của mình. Tác dụng phụ của thuốc giảm cân đối với người sử dụng

cũng được bàn tán rất nhiều: bị tiêu chảy mất nước, sạm da, mệt mỏi, bị tăng
cân sau khi ngừng dùng thuốc… Loại thuốc nào càng làm giảm cân nhanh
thì tác dụng phụ của nó càng nguy hiểm đối với cơ thể. Do đó, con đường an
toàn để có một vóc dáng cân đối, đặc biệt đối với các chị em phái nữ, chính
là kết hợp giữa ăn uống hợp lí và vận động đúng cách.
Mật gấu chữa ung thư

Mật gấu
Mật gấu, từ lâu, đã được xếp vào hàng những loại thuốc quý. Tuy nhiên, đó
không phải là thứ “thần dược” trị dứt được căn bệnh nan y ung thư như lời
đồn đại bấy lâu. Các nhà khoa học đã lên tiếng khẳng định: mật gấu không
hề có tác dụng chữa trị ung thư, thậm chí còn có nguy cơ gây ra viêm gan và
một số bệnh khác.
Thực tế, mật gấu chỉ có tác dụng tăng cường sự sinh sản của các tế bào miễn dịch trong
cơ thể, giúp cơ thể có thêm sức đề kháng và qua đó kéo dài được thời gian sống cho
người bệnh. Tâm lí cả tin của người tiêu dùng đã vô tình “khoác” cho mật gấu hình ảnh
của một thứ “thuốc thần” chữa bách bệnh. Mặt khác, mật gấu trên thị trường hầu hết đều
có chất lượng kém hoặc hoàn

×