VIỆT NHÂN CA
- VIỆT NHÂN CA《越人歌》: Châu lại về hợp phố, Việt-Nhân-Ca là của người
Việt, bài viết nầy được viết để tặng cho người Việt, như một món quà Xuân để đón
mừng năm mới 2010, “uống nước nhớ nguồn”, nguồn văn hóa Việt ở Đông phương
kỳ bí và bao la, mà những ngộ nhận và những lớp bụi mờ của lịch sử làm nhiều
người không nhận ra sự thật. Cho nên bài nầy cũng là một đóng góp nhỏ cho việc
nghiên cứu văn hóa Việt và ảnh hưởng của văn hóa Việt mà nhiều người không hay
chưa để ý tới…
Chữ “Hoa” và tiếng “Hoa” hiện giờ giải thích “Việt Nhân Ca” không đúng vì đã
lạc vào “mê hồn trận”…
Việt Nhân Ca quá nổi tiếng ! Sau khi Việt Nhân Ca được đưa vào phim và hát thì
làm nổi lên một phong trào tìm hiểu Việt Nhân Ca trong dân gian chứ không còn là
chuyện của các chuyên gia : nghiên cứu Sử, nghiên cứu Bách Việt Sử, nghiên cứu
dân tộc học, nghiên cứu âm nhạc cổ, nghiên cứu âm nhạc Việt cổ đại v.v… Việt
Nhân Ca nổi tiếng vì có thể nói là : Đó là một bài “thơ tình” đầu tiên được ghi nhận
bởi lịch sử, một bài “dân ca” xuất hiện sớm nhất trong dòng sử cổ xưa đã ghi nhận
được một cách trọn vẹn… Chuyện xảy ra trên nước Sở và cách xa thế kỷ 21 hiện
giờ khoảng 2800 năm. Ý nghĩa giá trị và quý giá của Việt Nhân Ca là vậy.
Hiện giờ thì : “Bối cảnh” cuả “Việt Nhân Ca” được ghi như sau : Việt Nhân Ca là
Dân ca của dân tộc “CHoang” được ghi lại bằng ký âm bởi người Sở thời Xuân-
Thu.*** Một số ý kiến cho rằng Lịnh-Doãn của nước Sở là Ngạc Quân Tử Tích
sau khi nghe bài hát của người Việt rồi nhờ người phiên dịch ra tiếng Sở.***
Việt ngày xưa có nhiều nhóm Việt nên gọi là Bách Việt, “Sở” và “Việt” đồng tông
đồng tộc, Sở cũng chính là Việt, Sở quá rộng lớn nên Bắc Sở thường Tự Xưng là
“Kinh Sở” và Nam Sở tự xưng là “Tương Sở hay “Tượng Sở” ? Trong lịch sử xưa
có khi Nam-Sở tách ra độc lập là nước “Dương Việt”. Nếu ngược dòng thời gian
thời Xuân Thu đi ngược về xa xưa nữa, thì tận xa xưa có “Lịnh-Doãn” của nước Sở
là Tử Văn vào Triều Đình của Chu nói chuyện bằng Tiếng Sở mà triều Đình Chu
xưng là “Hoa” lại không ai hiểu tiếng Sở cuả “Lịnh-Doãn” tên là “Tử Văn 子文”…
điều nầy có được ghi nhận trong Sử Ký. Xin quý vị xét kỹ yếu tố câu chuyện nầy
mà đừng cho rằng tiếng Sở là Tiếng “Hoa”; ngay cả “Lịnh-Doãn” là của Triều
Đình Sở nghĩa là gì thì tiếng “Hoa” cũng không biết, nên chỉ biết và ghi chú là
Quan “Lịnh-Doãn” là chức quan tương đương với “Tể Tướng” hay gọi là “Thừa
Tướng”, “Lịnh-Doãn 令尹” là đa âm cổ xưa, quang Lịnh-Doãn, hay Quang Loãn-
quan Loan-Quang Lang chỉ có tiếng Việt và người Việt mới hiểu. Xin đừng nói
tiếng Sở là Tiếng Hoa trong khi Sở và Việt là Đồng tông đồng tộc và nói tiếng Việt
và quan chức người Việt cuả Hùng Vương được gọi là Quan “Lang=Loan=Lịnh
Doãn = 令尹” … Những người nghiên cứu Hoa Văn, cho rằng Hoa Văn là của
“Hoa-Tộc” phát xuất từ tiếng Sở nên xét kỹ những phân tích rõ ràng của tôi vừa
nêu, và nên nhớ là có thể tra cứu dễ dàng là thời Xuân Thu cuả Đông Chu vẫn
dùng ngôn ngữ Việt để làm phổ thông chung giữa các quốc gia nhỏ ở Trung
nguyên và gọi là Nhã ngữ… và “Nhã ngữ-Việt粤” mà ngày nay cũng đã bị gọi là
“Hoa” đã “đơn âm” hóa các “đa âm” nên nhiều người lầm tưởng “Việt”, “Hoa” là 2
ngôn ngữ khác nhau. Thật ra ví dụ như “Tử la” thôn là Thôn “Tả” mà có nơi lại
đọc “Trử-la” thôn là Thôn “trả” hay “trái”…”Tả” và “trái” không hiểu nhau rồi sau
nầy bị gán ghép là “Hoa” với “Việt”…, hàng trăm , hàng ngàn lý giải rõ ràng sẽ
được tôi tiếp tục viết ra sau nầy ở những bài khác chứ không phải ở đây để khỏi bị
lạc đề khi nói riêng về “Việt Nhân Ca”. Sở dĩ phải nói đến “Trử-La” và “Trái” cổ
xưa sinh ra và biến thành “Tả”-Hán Việt, “Tó”-Triều Châu, “Chỏ”-Quảng Đông,
“Chò”-Bắc kinh là để đọc giả thấy rõ là dù chung một gốc ngôn ngữ mà sau khi
biến âm thì vùng nầy lại không hiểu ngôn ngữ vùng kia. Những chữ biến âm của
Việt được cho là “Hán” tự, “đơn âm” từ đa âm rút gọn có nhiều biến thể theo từng
vùng cũng bị cho là “Hán” tự. Vì vậy cho nên mới có rắc rối khi nghiên cứu ký âm
của bài Việt Nhân Ca, mà qua Khảo cứu của tôi thì “Việt Nhân Ca” là tiếng Việt
chứ không phải tiếng CHoang.
Tóm tắt rõ ràng về bối cảnh ra đời của “Việt Nhân Ca” : Lưu Hướng 刘向 là cháu
4 đời của Lưu Giao 刘交, Lưu Giao là em của Lưu Bang 刘邦 cao Tổ của Triều
Hán . Lưu Hướng là tác giả cuả sách 《Thuyết Uyễn-说苑》; “Thuyết Uyễn” có
chương kể chuyện xưa là “襄成君始封之日- Tương Thành Quân Thủy phong chi
Nhật”, Tương Thành Quân là Sở Tương Vương 楚襄王 tên hiệu là Hùng Hoành
熊橫 … Trong câu chuyện đó thì có nhắc đến “鄂君子皙-Ngạc Quân Tử Tích” là
vua Sở Hùng Ngạc 楚熊咢 ngày xưa dùng thuyền dạo mát ngoạn cảnh thì có
“Người” chèo thuyền hát bài Dân Ca Việt, Ngạc Quân Tử Tích nhờ người ghi lại
và phiên dịch ra tiếng “Sở” là “Việt Nhân Ca”.
- Việt “Tộc” ngày xưa có “Bách Việt” , Nhiều giọng Việt “địa phương” là dĩ nhiên,
(…ngày nay thì người Sài Gòn hay người Hà Nội chưa chắc nghe và hiểu được
một người Huế nói tiếng Huế và rặc giọng Huế !) một người Việt nào đó đã hát bài
dân ca Việt theo một giọng địa phương Trung, Nam, Bắc nào đó, một người Việt
khác lại “ký âm” ghi lại bằng tiếng Sở cho Ngạc Quân Tử Tích và trở thành “Việt
Nhân Ca” trong lịch sử. Bản chính của “bản gốc-ký âm Việt Nhân Ca” đã là “tiếng
Việt của Sở ngày xưa” tương đương tiếng “thuần Việt” chúng ta dùng ngày nay…
Lưu Hướng dùng Nhã Ngữ ( Nhã ngữ=tiếng Việt “Văn-Ngôn-Văn : thịnh hành từ
thời Khổng Tử… gọi là Hán Văn thời nhà Hán tương đương tiếng Việt ngữ vùng
Quảng Đông ngày nay ) để mà giải thích ý nghiã là “Kim tịch hà tịch hề v. v…”
- Tam sao thất bổn, và những ngộ nhận do ai đó gây ra… thế là từ đó, có sự lầm lẫn
“Bản gốc của Việt Nhân Ca” không phải là tiếng Sở (!) và cho rằng tiếng Sở ngày
xưa là tiếng “Hoa” !!!??? Và bây giờ người ta lại đi tìm mỏi con mắt và cho rằng
“Việt Nhân Ca- bản gốc” là tiếng “CHoang” cuả người CHoang (Tiếng Thái) ! ?
!… Sự “bình tĩnh” và “vô tư” theo “tinh thần khoa học” của các chuyên gia ngôn
ngữ học đâu rồi ??? Làm ơn xem lại lịch sử đi ! Sở 楚 là Shan 楚 là Sơ-Tân -Lang
疋檳榔=疋木木=楚, là Văn -Lang, “Sở và Việt đồng tông đồng tộc”, vua của Sở là
những vị “Hùng Vương 熊王”, quan của Sở gọi là Quan “Lang” (gọi là 令尹Lịnh
Doãn=Loan=Lang), làm ơn vào các trang nhà của vùng Động Đình Hồ là tỉnh Hồ -
Bắc và Hồ Nam ngày nay để mà nghiên cứu hay trực tiếp đi gặp dân địa phương để
hiểu về “Cổ ngữ” của Sở, để biết rõ “Sở” ngữ thì con ngổng gọi là “ngang” hay
“ngo”, ăn-hai là “ăn-hại”, lá cây trúc là “lá”, tiểu nam nhi là “trai” hay “tsai”,
trương ra… gọi là “mở”, và các từ ngữ khác như “phan”, “bán mạng”, “thấy”
v.v… đều là y như tiếng Việt của người Việt ở Việt Nam bây giờ,… cây “sáo” là
nhạc cụ để thổi SÁO của người Việt thì “Tiếng -sở” vẫn gọi là “Sáo”… xin hãy tìm
hiểu càng nhiều càng tốt và hiểu rõ “Cổ ngữ của Sở” đễ biết rằng :
—bản gốc của “Việt Nhân Ca”:
_滥兮抃草滥予 Lạm hề biện thảo lạm dư
_昌枑泽予昌州州 Xương hằng trạch dư xương châu châu
_饣甚州焉乎秦胥胥 Thực thầm châu yên hồ tần tư tư
_缦予乎昭 Mạn dư hồ chiêu
_澶秦逾渗惿随河湖 Thìn tần du sâm, đề tuỳ hà hồ.
Bản nầy đã là tiếng Việt, là tiếng Sở ngày xưa. Như là tiếng Việt “thuần Việt” của
người Việt đang dùng ngày nay. Vậy mà bị ngộ nhận do cách trình bày trong
“Thuyết Uyễn” của LƯU HƯỚNG.
—Và “bản phiên dịch Việt Nhân Ca” như Lưu Hướng trình bày trong “Thuyết
Uyễn” và cho rằng đó là tiếng Sở thì thật ra cũng là tiếng Việt “Hán Việt” mà ngày
xưa thời Xuân Thu-chiến quốc gọi là Nhã ngữ, đến thời Hán thì gọi là Hán Ngữ,
nhưng khi Lưu Hướng kể chuyện trong sách Thuyết Uyễn thì biến thành đây là
“Sở” ngữ :
_”今夕何夕兮,搴舟中流。
今日何日兮,得与王子同舟。
蒙羞被好兮,不訾诟耻。
心几烦而不绝兮,得知王子。
山有木兮木有枝,心悦君兮君不知!
Kim tịch hà tịch hề?khiên chu trung lưu.
Kim nhật hà nhật hề?đắc dữ vương tử đồng chu!
Mông tu bị hảo hề, bất hiềm cấu sỉ.
Tâm kỷ phiền nhi bất tuyệt hề,đắc tri vương tử.
Sơn hữu mộc hề mộc hữu chi,tâm thuyết quân hề quân bất tri !
- Sở Tương Vương lên ngôi vua trước công nguyên 298 năm=cách nay hơn 2300
năm.
- Sở Ngạc Vương lên ngôi vua trước công nguyên 799 năm=cách nay hơn 2800
năm.
-”Việt Nhân Ca” đã có tuổi hơn 2800 năm,
- Chữ “Hoa” và tiếng “Hoa” hiện giờ giải thích “Việt Nhân Ca” không đúng vì đã
lạc vào “mê hồn trận” của chữ nghĩa mà quên đi cái gốc âm thanh của tiếng nói, và
chữ nghĩa chỉ là phương tiện, bỏ đi và không tìm hiểu cái gốc thanh và ngữ của
lịch sử nơi địa phương mà mình đang nghiên cứu mà chỉ theo cái ngọn của sách
“Thuyết Uyễn” và hiện giờ và cho rằng vùng đó là “Hoa ngữ” thì dễ lầm lẫn là dĩ
nhiên thôi. Vì thế cho nên bất cứ người nào nghiên cứu “Việt Nhân Ca” mà lạc vào
“mê hồn trận” của riêng chữ nghĩa của đa số hiện giờ cứ cho là “chử tượng hình”
là chữ “Hoa” thôi là sẽ lạc lối ngay, chỉ cần “vô Tư” và “Thực tế” thì sẽ tìm ra
những ngộ nhận do “tam sao thất bổn” hay là “ai đó” gây ra ! Ghi chú: “Sách
Thuyết Uyễn” thời Hán thật sự còn không ? Thời đó đa số là viết trên thẻ tre !
“Thuyết Uyễn” sau nầy là được ghi lại thời nào ? Đời nhà Tống, Minh, hay Triều
nhà Thanh cho “ghi soạn lại hết” thành TỨ KHỐ TOÀN THƯ ???
Ký âm để viết lại Việt Nhân Ca của thời xưa được lưu lại là:
1- 滥兮抃草滥予 Lạm hề biện thảo lạm dư
2- 昌枑泽予昌州州 Xương hằng trạch dư xương châu châu
3- 饣甚州焉乎秦胥胥 Thực thầm châu yên hồ tần tư tư
4- 缦予乎昭 Mạn dư hồ chiêu
5- 秦逾渗惿随河湖 Thìn tần du sâm, đề tuỳ hà hồ
Ký âm nầy… khi phiên ra Hán-Việt thì thường gặp là : Các bài phiên dịch tôi đọc
được đa số thấy thường là thiếu hết một chữ ở câu số 3 :” 饣” , đó chính là chữ
“Thực”.
Phiên dịch ra Hán Việt cho một bài dùng chữ tượng hình cổ xưa để “phiên âm”
tiếng Việt thì sẽ rất là khó !!! Vì có chữ không còn được dùng nữa, nên rất khó tra
tự điển, mà dù cho có tra tự điển thì chưa chắc đúng được ! Bởi vì giọng đọc ở các
địa phương khác nhau, và cách nhau mấy trăm năm, ngàn năm thì tiếng nói và cách
dùng chữ viết của một số chữ điều có thể thay đổi, và lại biến âm theo từng miền
ngôn ngữ v.v…
Ký âm nầy… cho đến khi tôi đang viết bài nầy thì người ta vẫn nghĩ là phiên âm để
ghi lại tiếng “CHoang” tức là tiếng “THÁI” của Tráng Tộc
- ký âm Việt Nhân Ca được phiên dịch ra Hán-Việt như sau :
- Lưu-Hướng- 刘向 của đời nhà Hán đã sưu tầm và viết ra trong《Thuyết Uyễn-
说苑》là: (… ghi chú- câu “Sơn hữu mộc hề mộc hữu chi 山有木兮木有枝” là do
người phiên dịch cho Ngạc Hoàng Tử của Sở thêm vào).
今夕何夕兮,搴舟中流。
今日何日兮,得与王子同舟。
蒙羞被好兮,不訾诟耻。
心几烦而不绝兮,得知王子。
山有木兮木有枝,心悦君兮君不知!
Kim tịch hà tịch hề?khiên chu trung lưu.
Kim nhật hà nhật hề?đắc dữ vương tử đồng chu !
Mông tu bị hảo hề,bất hiềm cấu sỉ.
Tâm kỷ phiền nhi bất tuyệt hề,đắc tri vương tử.
Sơn hữu mộc hề mộc hữu chi,tâm thuyết quân hề quân bất tri !
-Trích một đoạn dịch ra Việt ngữ trên Diễn Đàn của Viện Việt Học: [Tạm dịch ra
Việt ngữ] :Re: “Việt nhân ca” có liên hệ tới Tráng ngữ Posted by: Trần Nam
Phong (162.105.112.—) Date: April 16, 2007 10:19PM)
Đêm nay đêm nào (chừ), chèo thuyền giữa sông
Ngày này ngày nào (chừ), cùng vương tử xuôi dòng.
Thẹn được chàng mến yêu (chừ), nào chê phận thiếp long đong
Lòng rối ren mà chẳng dứt (chừ), được gặp chàng vương tông
Non có cây chừ, cây có cành (chừ); lòng yêu chàng (chừ), chàng biết không?
-Xin quý vị chú ý: bản dịcḥ văn xuôi nêu trên rất hay và đúng ý so với bên bản Hoa
Văn và Hán Việt mà hiện giờ ai cũng đã hiểu theo nghĩa nầy.
Phân Tích và giải mã bí mật Việt Nhân Ca theo tiếng Việt.
Toàn bộ “Việt Nhân Ca” bản gốc : là phiên âm gồm 33 chữ.
*xin chú ý:
A/ những chữ phiên âm ghi giống nhau, thì khi tìm hiểu, phiên dịch, phải là cùng
một chữ. Nếu không, thì là Sai. Sở dĩ người ta phiên dịch sai “Việt Nhân Ca” là vì
không khắc phục khuyết điểm nầy.
Ví dụ: 滥滥,予予予,昌昌,州州州,乎乎,胥 胥
B/ những chữ phiên âm và câu chuyện là của người “Sở” nói về “Bài Ca Việt”,
phải hiểu “Sở và Việt Đồng tông, đồng tộc” như Sử ký Tư Mã Thiên đã chép…,
phải hiểu các phương ngữ ngày nay có liên quan đến cổ sử của Sở và Bách Việt
không chỉ riêng tiếng Việt ngày nay, mà còn tiếng Việt của “Việt Ngữ ở Quảng
Đông”, “Sở ngữ, Mân Việt ngữ ở Phước Kiến, Triều Châu”, “Bộc Việt cuả Người
Hẹ-Hakka”, “Sở ngữ, Tương Ngữ ở Giang Tây”, “Ngô Việt ngữ ở Thượng Hải và
Giang Tô”, “Hoa Ngữ ở phía Bắc từ thời nhà Chu”, phạm vi ảnh hưởng của “Sở”
và tiếng Sở đã quá rộng lớn thời xa xưa, và càng ảnh hưởng mạnh sau khi Hán-Võ
và Lưu-Bang đều là người Sở đã khởi nghĩa để tiêu diệt nhà Tần của Tần Thủy
Hoàng. Cho nên phải đối chiếu các phương ngữ của cả một vùng rộng lớn có liên
quan đến Bách Việt, liên quan các ngôn ngữ Bách Việt đã phân hóa thành các
phương ngôn của hiện thời. Sở dĩ người ta phiên dịch sai “Việt Nhân Ca” là vì
không khắc phục khuyết điểm nầy.
C/ Ngôn ngữ ngày nay không thể hoàn toàn giống như xưa, và ngược lại ! Người ta
“quên” rằng ngôn ngữ “đơn âm” ngày nay có nguồn gốc là “đa âm” của ngày
xưa…, sở dĩ người ta phiên dịch sai “Việt Nhân Ca” là vì không khắc phục khuyết
điểm nầy.
D/ Bài “thơ” “Việt Nhân Ca” là một khúc hát dân ca của người Việt thời Xưa, Sau
khi đã dịch ra tiếng “CHoang” và cho là đúng rồi, mà không hoàn toàn phù hợp để
hát theo thể điệu dân ca của dân tộc CHoang ! Chỉ là miễn cưỡng… vậy mà vẫn
chấp nhận cái chưa hoàn hảo rồi kết luận đã tìm ra ý nghĩa và sự thật cuả “Việt
Nhân Ca” là quá mức chủ quan, thiển cận và thiếu tinh thần khoa học. Sở dĩ người
ta phiên dịch sai “Việt Nhân Ca” là vì không khắc phục khuyết điểm nầy.
E/ “Việt Nhân Ca” có “Việt” là chữ quan trọng nhất, không tìm hiểu hết nghĩa của
chữ “Việt” và không hiểu hết thi ca với dân ca của người Việt chính thức mang tên
Việt ở nước Việt Nam ngày nay là một khuyết điểm lớn nhất. Vì câu chuyện và bài
hát là nói về Dân Ca của một người Việt đang chèo ghe. Sở dĩ người ta phiên dịch
sai “Việt Nhân Ca” là vì không khắc phục khuyết điểm nầy.
F/ Việt ngữ và Hoa ngữ “liên quan” như thế nào ? Không hiểu song ngữ Việt-Hoa
thì khó lòng phiên dịch được, sở dĩ người ta phiên dịch sai “Việt Nhân Ca” là vì
không khắc phục điểm nầy.
Tôi không cho rằng bài phiên dịch “Việt Nhân Ca” của tôi là hoàn toàn chính xác,
nhưng ít nhất cũng là “cơ bản” chính xác vì đã theo yêu cầu cần phải có khi muốn
phiên dịch “Việt Nhân Ca”, và muốn càng chính xác thì càng phải theo những điều
“Xin chú ý” nêu trên. Nếu có người khác phân tích được cái sai của bài tôi phiên
dịch thì tôi sẽ hoàn toàn vui vẻ mà chấp nhận sự thật.
- Việt nhân Ca có tất cả chữ viết phiên âm được thể hiện bằng 33 chữ : xin trình
bày lại và sắp theo số cho rõ.
滥兮抃草滥予,昌枑泽予昌州州,饣飠甚州焉乎秦胥胥,缦予乎昭,澶秦踰
渗,惿随河湖。
_01 滥 02兮 03抃 04 草 05滥 06予 07昌 08枑 09泽 10予 11昌 12州 13州 14飠
15甚 16州 17焉 18乎 19秦 20胥 21胥 22缦 23予 24乎 25昭 26澶 27秦 28踰
29渗 30惿 31随 32河 33湖。
- xin được sắp xếp lại theo ý của tôi :
-滥 兮 抃 草 滥 予
-昌 枑 泽 予 昌 州 州 飠
-甚 州 焉 乎 秦 胥 胥
-缦 予 乎 昭 澶 秦 踰 渗 惿 随
…河 湖。-
-Xin sắp xếp lại một lần nữa, vì rất quan trọng, cho đúng thơ lục bát (6-8):
滥 兮 抃 – 草 滥 予
昌 枑 泽 – 予 昌 州 州 飠
甚 州 焉 乎-秦 胥 胥
缦 予 乎-昭 澶 秦 踰 渗 惿-随
…河 湖。-
Chú ý: 2 chữ có gạch nối là “đa-âm” của một chữ, và nghĩa là :
Lạm hề Biện-Thảo lạm Dư
Xương Hoàng Trạch-Dư xương Châu Châu Thực
Thẩm Châu yên Hô-Tần Tư Tư
Mạn Dư hô-Chiêu thìn tần Du sâm Đề-Tùy.
…Hà Hồ.
-Xin viết lại bằng cách có sửa chữa đa âm thành đơn âm và điều chỉnh ký âm (xưa)
không chính xác trở thành chính xác khi theo tiếng Việt ngày nay (là đã có biến âm
khác xưa chút đỉnh là điều chắc chắn), nghĩa là…
Năm nầy **Bảo ** năm xưa
Thương Hoàng **Tử** thương Chiều chiều Xưa
Sớm chiều em **Hận** Tương Tư
Mà ai **hiểu** đặng tình yêu Sâu đầy.
….Hò Hớ.
Kết quả khảo cứu của tôi là “Việt Nhân Ca-Bản gốc” là thơ lục bát của Tiếng Việt,
phù hợp với câu hò của Dân Ca Việt. Mà lại phù hợp với “cổ Sở Ngữ” và chính là
tiếng Sở, cho nên đối với tôi thì “Sách Thuyết Uyễn” của Lưu-Hướng thời Hán để
lại … đã có vấn đề, hoặc là tam sao thất bổn !!! Nhưng dù thế nào đi nữa thì tôi đã
chứng minh được
滥兮抃草滥予,昌枑泽予昌州州,饣飠甚州焉乎秦胥胥,缦予乎昭,澶秦踰
渗,惿随河湖 là điệu dân ca hát trên sông hồ theo thể thơ Lục-Bát.
Nếu thể hiện Việt Nhân Ca với những chữ có đánh dấu (**) trở thành đa-âm là vừa
đúng bằng thể thơ” lục bát”, và cách thể hiện ngày nay là chữ đa âm rút gọn thành
đơn âm thì nên thêm vào chữ thay thế cho đúng thơ 6-8 sẽ là:
HÒ……Hớ…
Năm nầy bảo với năm xưa
Thương chàng hoàng tử thương chiều chiều xưa
Sớm chiều em hận tương tư
Mà ai hiểu đặng tình yêu sâu đầy.
Điều phát giác thú vị nhất của tôi khi khảo cứu Việt Nhân Ca (Lời “tâm sự”) : Khi
khảo cứu và giải mã bí mật của “VIỆT NHÂN CA” đối với tôi … rất là dễ !!! Bởi
vì đối với tôi thì chữ “tượng hình” là chữ Việt, và tôi thường đọc “chữ tượng hình”
theo nhiều phương ngôn khác nhau là Bắc Kinh, Quảng Đông, Triều Châu, Hán
Việt… khi nghiên cứu cổ sử, cho nên có thể nói là nhìn vào Việt Nhân Ca là “thấy
được bài thơ lục bát Việt liền !”,… thích thú với chi tiết 2800 năm về trước tiếng
Việt đã dùng “Biện-Thảo” là “bảo” , “Nầy” Kia, “Nầy” Xưa, “thương Chiều Chiều
xưa”, “em Hận tương tư” v v,… Nhưng điều thích thú nhất là tôi chưa bao giờ biết
“Hò…hớ” là nghĩa gì ? … và cũng chưa bao giờ nghĩ đến sẽ tìm hiểu “Hò… Hớ”
là gì !!! Vậy mà nhờ Việt Nhân Ca bản gốc của 2800 năm về trước… đã làm tôi
kinh ngạc và “ngộ” ra rằng “Hò… Hớ” chính là Dân Ca của Người Việt khi gắn bó
với sông hồ, với ghe, thuyền…:
- Hò… Hớ : là Dân ca của người Việt với SÔNG HỒ
- Hò… Hớ nghĩa là “Hà 河” …”Hồ 湖”… nếu không nhờ có Việt Nhân Ca thì tôi
không thể nào biết được ý nghĩa nầy.
***Giải thích: những ký âm của “Việt Nhân Ca” là giống như các phương ngôn
Việt…
滥 -”Lạm” là “Lam” hay “nam” tức là “Năm”, “L” và “N” thường là biến âm, ngày
nay màu “Lam” bên tiếng Triều Châu là “Nam”, và rất nhiều nơi ở Quảng,Triều,
Việt đều lẫn lộn âm “L” và “N”.
兮 – Hề… hầy, nầy, nè , đây… nhiều biến âm.
抃草 – Biện -thảo ”là đa âm của “Bảo”,
予 – “Dư” còn có âm “ia” (Triều Châu, Bắc kinh): Năm “dư” có thể như ngày nay
là “năm kia”, “năm xưa”
昌 – ký âm “xương” là “thương”, ngày nay tiếng Quảng Đông-Thuần Việt là
“Sẹc”, Triều Châu-thuần Mân Việt là “Siaiê”
枑 – “Hằng” hay “Hoàng”
泽予 – “Trạch-Dư” hay “Trạch-Dử” là “Trử’ hay “Tử”,
飠- Thực , tiếng Quảng Đông =>sực, Bắc kinh => Sữa, phát âm như là “Xưa”
甚 – Thẩm, hay Thậm => là Sẩm, sửm, sơm bên tiếng tiếng Quảng Đông, và Bắc
Kinh “Sum” phát âm như “Sởm”
州 – Châu => phát âm mân Việt -Triều châu thì chữ nầy đọc là “Chiêu” , “Chiệu”
như “Chiều”
焉 -̣(zen) phát âm tiếng bắc kinh như em.
乎秦 – “Hô-tần” đa âm ,là “Hận” cuả Đơn âm ,
乎昭 – “Hô-chiêu” đa âm là “Hiểu” đơn âm.
澶 – “Thẳn” hay “Đặng” hay “được”, …nếu tra tự điển và phiên dịch là “Thìn” hay
“chiền” là không đúng ! Bên trái là bộ chữ “Thủy”, và bên phải là chữ “Đàn”, đọc
là “Thẳn” hay “đặng” và nghĩa là “nước xối… thẳn, thông, đặng”, tiếng Quảng
Đông : “Thànn” , Tiếng Triều Châu : “thànn” hay “thạnn”
胥胥 – “tư Tư” là Tương Tư ,
秦 踰 – Tần Du, là ký âm “Tình duyên” hay “tình Yêu”, 秦 là Tsình của tiếng Tiều
Châu ngày nay, 踰, du, Duyè (Quảng Đông), Dua (Triều Châu)
渗- “Sâm” là Sâu, Tiếng Quảng Đông ngày nay “sâu” vẫn là “Sâm”
惿随 – “Đề-Tuỳ” đa âm là “đuỳ” đơn âm, là “đầy”
河- Hà
湖- Hồ
Trước khi kết thúc bài nầy … Xin copy font chữ Nôm viết Việt Nhân Ca theo một
cách khác cho vui, xin ghi lại Việt Nhân Ca bằng chữ Nôm :
越人歌
河湖
尼報貝
昌乴王子昌州州食
甚朝㛪恨相思
麻埃曉特情滲低
Hò… Hớ
Năm nầy bảo với năm xưa
Thương chàng hoàng tử… thương chiều chiều xưa…
Sớm chiều em hận tương tư
Mà ai hiểu được… tình yêu sâu đầy…
Và cũng phiên dịch ra “Hoa” văn cho vui, quý vị nào dịch ra Hoa Văn hay hơn tôi
nhiều thì nên viết bài để chia sẻ cùng mọi người, bài phiên dịch qua Hoa văn của
tôi như sau :
越人歌
今年與去年嘲
愛了王子愛朝朝歹
朝歹我恨相思
但没人知我心深低
Nhạn Nam Phi / Đỗ N. Thành.
-Tôi không cho rằng bài viết nầy hoàn toàn đúng, mà phải chờ đọc giả chỉ ra những
khuyết điểm hay ủng hộ và công nhận của nhiều người ! Nếu có gì sai xót thì xin
quý vị đọc giả góp ý kiến và viết bài phê bình ! Tinh thần “vô tư” và “khoa học” là
luôn cần thiết nhất cho tất cả sự việc.
Xin chân thành cảm tạ quý đọc giả đã đọc đến đây, và cầu chúc quý vị bước qua
năm mới 2010 vui vẻ và An Lành.
*Ghi Chú: Tham Khảo, Đọc thêm các trang :
Việt Nhân Ca – Bài ca Việt nữ cổ:Th.s Nguyễn Ngọc Thơ (Trường ĐH khoa học xã
hội và Nhân Văn TP. HCM).
/>19
Thảo luận Việt Nhân ca: Viện Việt Học
-Nhà nghiên cứu: Phùng Minh Tường- 冯明洋:Việt Nhân Ca- 越人歌 có liên hệ
Tráng Ngữ? -Dân tộc Choang-: không chính xác, vì không phù hợp thể điệu dân ca
Tráng Ngữ
Yue-Rin-Ge : />3320_1991_num_20_2_1345
Thảo luận và phân tích Việt Nhân Ca bên tiếng Hoa …rất hay, nhưng rất
tiếc…chưa đúng:
-Dùng Từ “越人歌” search trên Google: 69,900 trang:
/>8&rlz=1T4ADBF_enUS330US331&q=%e8%b6%8a%e4%ba%ba%e6%ad%8c
-Dùng từ “越人歌” tìm trên Baidu.com: 196,003 trang:
-Đây là Nguyên Văn câu chuyện 《襄成君始封之日-Tương Thành Quân thủy
phong chi nhật 》rất dễ tìm được trên web site mà nhiều người đăng lại để̉ thảo
luận trên blog , trên diễn đàn…, Trích Sách “Thuyết Uyễn” của Lưu Hướng mà
trong đó nói đến 《越人歌-Việt nhân Ca》:
“襄成君始封之日,衣翠衣,带玉剑,履缟舄(舄:xi4,古代一种双层底加
有木垫的鞋;缟舄:白色细生绢做的鞋),立于游水之上,大夫拥钟锤(钟
锤:敲击
乐鼓的锤子),县令执桴(桴:鼓槌)号令,呼:“谁能渡王者于是也?”楚
大夫庄辛,过而说之,遂造托(造托:上前求见)而拜谒,起立曰:
“臣愿把君之手,其可乎?”襄成君忿然作色而不言。庄辛迁延(迁延:退却
貌)沓手(沓:盥之误字,盥手即洗手)而称曰:“君独不闻夫鄂君子皙之
泛舟于新波
之中也?乘青翰之舟(青翰:舟名,刻成鸟形的黑色的船),极(:ma
n2,上艹下两;芘:bi4。芘:不详为何物,疑为船上帐幔之类),张翠盖
而检
(检:插上)犀尾,班(班,同“斑”)丽袿(袿:gui1,衣服后襟,指上衣)衽(衽
:ren4,下裳),会钟鼓之音,毕榜枻(榜:船;枻,yi4,桨。
榜枻:这里指代船工)越人拥楫而歌,歌辞曰:‘滥兮抃草滥予,昌枑泽予昌
州州,饣甚州州焉乎秦胥胥,缦予乎昭,澶秦踰渗,惿随河湖。’鄂君子皙曰
:‘吾不
知越歌,子试为我楚说之。’于是乃召越译,乃楚说之曰:‘今夕何夕兮,搴
中洲流。今日何日兮,得与王子同舟。蒙羞被好兮,不訾诟耻。心几顽而不
绝兮,知得
王子。山有木兮木有枝,心说君兮君不知。’于是鄂君子皙乃揄修袂,行而拥
之,举绣被而覆之。鄂君子皙,亲楚王母弟也。官为令尹,爵为执圭,一榜
枻越人犹得
交欢尽意焉。今君何以踰于鄂君子皙,臣何以独不若榜枻之人,愿把君之手
,其不可何也?”襄成君乃奉手而进之,曰:“吾少之时,亦尝以色称于长者
矣。未尝过
僇(僇:lu4,羞辱)如此之卒也。自今以后,愿以壮少之礼谨受命。”