Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN - GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GÒ ĐÀNG potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.21 KB, 8 trang )

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GÒ ĐÀNG

Ngày 28/12/2009 Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đã cấp Giấy phép số 177/QĐ-
SGDHCM cho phép Công ty Cổ phần Gò Đàng niêm yết cổ phiếu trên SGDCK TP.HCM. Theo
kế hoạch ngày 07/01/2010, Công ty Cổ phần Gò Đàng sẽ chính thức giao dịch. Như vậy, Công ty
Cổ phần Gò Đàng đã trở thành công ty thứ 225 niêm yết cổ phiếu trên SGDCK TP.HCM với mã
chứng khoán là AGD. Để giúp quý độc giả có thêm thông tin về công ty, trang Web của SGDCK
TP.HCM xin giới thiệu một số nét chính về lịch sử thành lập, quá trình hoạt động và những kết
quả kinh doanh đáng chú ý của Công ty Cổ phần Gò Đàng trong những năm qua.


1. Giới thiệu sơ lược về công ty:
Công ty Cổ phần Gò Đàng tiền thân là Công ty TNHH Thương mại Gò Đàng được thành
lập theo quyết định của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM ngày 30/10/1998. Đến ngày
11/05/2007, Công ty chính thức chuyển đổi hoạt động sang hình thức Công ty Cổ phần với tên là
Công ty Cổ phần Gò Đàng theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 530300064 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Tiền Giang cấp. Sau nhiều lần tăng vốn, hiện nay tính đến ngày 25/12/2008, vốn
điều lệ của Công ty Cổ phần Gò Đàng đã đạt 80 tỷ đồng.
Hiện nay Công ty Cổ phần Gò Đàng có 3 Công ty con bao gồm: Công ty TNHH TM Gò
Đàng, Công ty TNHH XNK An Phát, và Công ty TNHH TM Thủy sản Việt Đức.
Theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 530300064 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền
Giang cấp thì các sản phẩm và dịch vụ chính của Công ty Cổ phần Gò Đàng là nuôi trồng, chế
biến và xuất khẩu các loại thủy hải sản như: nghêu, sò các loại; cá tra, basa fillet; mực, bạch
tuộc; và các loại tôm, ghẹ khác.

Cơ cấu cổ đông:
Theo Sổ theo dõi cổ đông của Công ty chốt ngày 17/11/2009, Công ty có 123 cổ đông với
cơ cấu như sau: Không có cổ phần của Nhà nước và nước ngoài; cổ đông trong nước nắm giữ
100%.

2. Hoạt động kinh doanh:



¾ Các sản phẩm, dịch vụ chính của công ty:
Các sản phẩm và dịch vụ chính của Công ty hiện nay là nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu
các loại thủy hải sản như: nghêu, sò các loại; cá tra, basa fillet; mực, bạch tuộc; và các loại tôm,
ghẹ khác. Trong đó, mặt hàng cá tra và cá basa là mặt hàng chủ lực chiếm tỷ trọng lớn trong cơ
cấu doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong thời gian qua.
Nguồn nguyên liệu chính cung cấp cho nhà máy là từ nguồn khai thác, đánh bắt và nuôi.
Hiện tỷ lệ sản phẩm nuôi tăng dần theo từng năm. Lợi thế của sản phẩm nuôi là chủ động được
nguồn nguyên liệu để sản xuất nên đảm bảo tiến độ giao hàng. Ngoài ra, từ năm 2007 Công ty
phát triển thêm vùng nuôi để chủ động giá thành sản phẩm và đáp ứng được chất lượng ngày
càng khắt khe của thị trường, hạn chế rủi ro khi có biến động đầu vào.
Công ty đã và đang áp dụng linh hoạt chính sách thu mua nguyên liệu tùy theo đối tượng
đại lý và mặt hàng nhằm cân đối dòng tiền chi phí phải trả và nguồn nguyên liệu dự trữ. Với
chính sách linh hoạt này, Công ty đã tận dụng được nguồn tiền một cách hiệu quả nhất mà vẫn
đảm bảo nguồn nguyên liệu thu mua ổn định và có chất lượng tốt.
¾ Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008, và quý III năm 2009
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008

% tăng giảm
QUÝ III
NĂM 2009
Tổng giá trị tài sản
200.374,24 287.084,69 43% 296.118,20
Doanh thu thuần
367.953,91 568.302,27 54% 355.361,92
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
14.309,95 23.116,25 62% 11.492,37
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
-2.902,80 -8.903,34 207% -2.044,10

Lợi nhuận khác
642,82 3.057,32 376% 1.319,94
Lợi nhuận trước thuế
12.049,97 17.270,23 43% 10.768,22
Lợi nhuận sau thuế
11.986,85 17.211,54 44% 10.768,22

Ghi chú
: Nguồn Báo cáo tài chính đã kiểm toán các năm 2007, 2008 và Báo cáo tài chính Quý III năm
2009 của CTCP Gò Đàng.
Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2008 tăng trưởng
mạnh so với năm 2007 cả về quy mô tài sản, doanh thu và lợi nhuận: Tổng tài sản tăng 43%,
doanh thu thuần tăng 54% và lợi nhuận sau thuế tăng 44%. Điều này đã cho thấy hiệu quả sử
dụng vốn của Công ty là rất tốt. Để có được những thành quả như trên, Công ty Cổ phần Gò
Đàng đã không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh và tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Đây cũng
là sự minh chứng cho những đường lối định hướng đúng và vững chắc của Ban lãnh đạo Công ty
trong giai đoạn cuối năm 2007 trong việc: Hoàn thành và đưa vào sử dụng kho lạnh 3.500 tấn, và
việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Trung Đ
ông, Nga, và Đông Âu.
¾ Trình độ công nghệ:
Ngoài một số thiết bị với công nghệ cũ nhưng đã được nâng cấp và cải tiến, Công ty cũng
đang đầu tư thêm nhiều thiết bị, máy móc chuyên dùng theo công nghệ mới và hiện đại nhằm
mục tiêu góp phần tiết kiệm năng lượng, gia tăng công suất, giảm tỷ lệ hao hụt và nâng cao chất
lượng sản phẩm.
Máy móc thiết bị của Công ty được kiểm tra định kỳ hàng tuần, hàng tháng theo các quy
trình, tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng ISO. Ngoài ra máy móc thiết bị còn được
Thanh tra Sở Lao động (tỉnh Tiền Giang) kiểm định hàng năm.
Cùng với yêu cầu về chất lượng các sản phẩm thủy sản ngày càng cao, Công ty đã từng
bước xây dựng và triển khai quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm chặt chẽ với việc áp dụng
các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế như: Phân tích mối nguy hiểm và kiểm

soát điểm tới hạn HACCP, Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000
và Hệ thống quản lý vùng nuôi nguyên liệu SQF1000.

¾ Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty trong
năm báo cáo:

• Những nhân tố thuận lợi:
- Công ty có vị trí địa lý thuận lợi cho việc vận chuyển, thu mua nguyên liệu, nuôi trồng
hải sản và xuất khẩu hàng hóa đi đôi với việc chủ động về nguồn nguyên liệu sản xuất.
Đặc biệt, vùng nuôi nghêu tại Bến Tre của Công ty là lớn nhất và đồng thời cũng là nơi
cho sản lượng khai thác và chất lượng nghêu tốt nhất hiện nay tại Việt Nam.
- Công ty Cổ phần Gò Đàng là 1 trong 6 đơn vị có được Code xuất kh
ẩu sản phẩm Nghêu
vào thị trường EU (354) và Công ty luôn dẫn đầu về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
nghêu (chiếm 30 – 40% tổng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam). Ngoài ra, Công ty còn
có thêm Code 380 được phép xuất khẩu các sản phẩm thủy sản khác vào EU.
- Nhằm mục đích tạo dựng nguồn khách hang ổn định, Công ty đã và đang xây dựng một
thị trường xuất khẩu ổn định và ngày càng phát triển v
ới khách hàng lớn ở nhiều nước và
vũng lãnh thổ tính đến thời điểm hiện tại.
- Công ty đã nâng cấp nhà xưởng và đầu tư trang thiết bị, máy móc chuyên dùng theo công
nghệ mới, kết hợp với việc xây dựng nguồn nhân lực tốt nên đã góp phần làm gia tăng
tổng công suất sản xuất và giảm chi phí sản xuất kinh doanh.
- Ngoài ra, Công ty đã đưa vào áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc
tế như các tiêu chuẩn: ISO 9001: 2000, HACCP, và SQF1000.
• Những nhân tố khó khăn:
- Cạnh tranh trong ngành nghề: Trong các năm 2007, 2008 với sự phát triển ồ ạt các công
ty chế biến thủy sản trong khu vực, tình hình cạnh tranh ngày càng gia tăng trong khâu
thu mua nguyên liệu, định giá xuất khẩu và tìm khách hàng trong khu vực hoạt động của
Công ty.

- Chi phí nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Nguồn nguyên liệu
lệ thuộc nhiều vào dân do khu nuôi trồng thủy sản riêng diện tích còn hạn hẹp. Ngành
công nghiệp thủy sản vẫn còn lệ thuộc vào các yếu tố khách quan như thời tiết, vụ mùa
nên sản lượng khó đưa lên cao so với yêu cầu của thị trường. Mọi sự biến động về điều
kiện khí hậu, thời tiết, dịch bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nguyên vật liệu và hoạt
động sản xuất của Công ty.
- Sản phẩm của Công ty chịu sự ảnh hưởng lớn từ những thủ tục nghiêm ngặt về vệ sinh an
toàn thực phẩm ứng với mỗi thị trường khác nhau. Các nước nhập khẩu thủy sản đặc biệt
là EU thường xuyên thay đổi về quy cách sản phẩm, kiểm tra chất lượng kháng sinh, hóa
chất khắt khe, tạo ra rào cản kỹ thuật ngày càng cao cho ngành chế biến thủy sản, thị
trường Nga còn khó khăn trong khâu thanh toán và thị trường Mỹ vẫn còn hậu quả do
thuế chống bán phá giá quá cao.
- Nguồn vốn hoạt động của Công ty chưa đủ mạnh để phục vụ nhu cầu mua và lưu trữ
nguyên liệu khi giá đầu vào thấp; cũng như để lắp đặt các máy móc gia công một số mặt
hàng hải sản đang có giá trị xuất khẩu cao.

3. Vị thế và triển vọng phát triển của Công ty:

¾ Vị thế của Công ty:
Về quy mô công ty, Công ty Cổ phần Gò Đàng là 1 doanh nghiệp nhỏ trong ngành thuỷ
sản của Việt Nam. Tuy nhiên, sang giai đoạn 2009 - 2010, Công ty sẽ tăng cường đầu tư để mở
rộng vùng nuôi nguyên liệu sạch, ổn định, có các nhà máy chế biến phụ phẩm và hoàn thiện hệ
thống kho lạnh. Lúc đó, vị thế Công ty sẽ được nâng cao hơn và phấn đấu nằm trong nhóm các
Công ty sản xuất và xuấ
t khẩu thủy sản hàng đầu, đặc biệt là mặt hàng nghêu, của Việt Nam.
Hiện nay, số lượng Công ty chế biến cá tra đông lạnh xuất khẩu trong vùng có xu hướng
ngày càng tăng và qua năm 2010 con số này được dự kiến sẽ tăng nhiều hơn nữa. Ý thức được vị
thế của Công ty trong môi trường có nhiều cạnh tranh trong khâu nguyên liệu, nhân lực và thị
trường, Công ty Cổ phần Gò Đàng đã không ngừng nổ lực và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế
hoạch liên tục trong các năm qua và đạt mức phát triển bình quân năm sau cao hơn năm trước.

Công ty Cổ phần Gò Đàng là 1 trong 6 đơn vị có được Code xuất khẩu 354 cho sản phẩm
Nghêu vào thị trường EU và Công ty luôn dẫn đầu về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nghêu.
Ngoài ra, Công ty còn có thêm Code 380 được phép xuất khẩu các sản phẩm thủy sản khác vào
EU. Các nước trong khối EU là 1 thị trường lớn sẽ tạo dựng sự ổn định để phát triển bền vững
của Công ty về mặt thị trường xuất khẩu và mở rộng quy mô khách hàng. Đây là lợi thế so sánh
rất lớn của Gò Đàng so với các công ty khác trong cùng ngành nghề khi mà điều kiện khủng
hoảng kinh tế tài chính và thị trường hiện đang bị thu hẹp.

¾ Triển vọng phát triển của Công ty:
Từ năm 1981, thủy sản là ngành kinh tế đầu tiên được Chính phủ Việt Nam cho phép vận
dụng cơ chế kinh tế thị trường trong sản xuất và kinh doanh. Đặc biệt là từ năm 1986, khi chính sách
đổi mới của Đảng được thực hiện trong cả nước thì thị trường xuất khẩu thủy sản được mở rộng và
tăng trưởng với tốc độ nhanh, mở đường cho quá trình chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất công nghiệp
và khai thác đánh bắt, chăn nuôi. Đặc biệt, trong Quý I/2009 Thủ Tướng Chính phủ Việt Nam tuyên
bố mặt hàng Cá tra là sản phẩm chiến lược của quốc gia, cùng lúc thị trường Nga tiếp tục phát triển
mạnh nên triển vọng ngành chăn nuôi, chế biến và xuất khẩu Cá tra sẽ trở thành mũi nhọn của nền
kinh tế Việt Nam.
Theo thông tin từ Hiệp Hội Chế Biến và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam (VASEP), hiện nay
mặt hàng thủy sản Việt Nam có mặt tại gần 100 nước và vùng lãnh thổ. Cả nước có trên 439 nhà
máy chế biến thủy sản, trong đó dự kiến đến cuối năm 2009 nhà máy chế biến cá tra, basa sẽ còn
phát triển nhiều hơn nữa.
Theo kế hoạch của Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đến năm
2010, kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 4 tỷ USD, đến năm 2020 sẽ đạt gần 5 tỷ USD, mức tăng
trưởng xuất khẩu trung bình sẽ đạt 10,63% / năm. Đến lúc đó kim ngạch xuất khẩu cá tra có thể đạt
đến con số 1 tỷ USD.
Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy Sản Việt Nam (VASEP Vietnam)
thủy sản cá tra, basa Việt Nam đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng cá thịt trắng ở Mỹ, EU, Nga.
Trong 10 năm qua, cá tra, basa Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao. Riêng năm 2006, tổng sản lượng
cá tra, Basa xuất khẩu 266.600 tấn, đến năm 2008 tăng lên 640.829 tấn (tăng 2,4 lần). Điều này
chứng tỏ cá tra, basa là một trong những sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam.


4. Kế hoạch sản xuất kinh doanh, lợi nhuận và cổ tức:

¾ Kế họach sản xuất kinh doanh
− Kết hợp việc chế biến hai mặt hàng sản phẩm chủ yếu là cá tra, cá ba sa và mặt hàng
nghêu với việc xây dựng vùng nuôi trồng nguyên liệu.
− Công ty cổ phần Gò Đàng sẽ triển khai giải pháp Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
(ERP) Microsoft Dynamics AX với tổng giá trị gần 95.000 đô-la Mỹ, với sự hỗ trợ và tư
vấn của Công ty Sao Khuê. Giải pháp này đã được Sao Khuê chuyển hoàn toàn sang
tiếng Việt trong phần giao diện và thêm vào những hệ thống chuẩn mực kế toán cũng như
pháp lý cho phù hợp với Việt Nam. Nếu triển khai thành công, Microsoft Dynamics AX
sẽ giúp Gò Đàng tự động hóa quy trình kế toán, quan hệ khách hàng, chuỗi cung ứng,
tổng hợp dữ liệu và quản lý các mối quan hệ, hỗ trợ quá trình ra quyết định.


¾ Kế họach lợi nhuận và cổ tức năm 2009 – 2012
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Vốn điều lệ
80,00 80,00 100,00 120,00
Doanh thu thuần
550,00 660,00 790,00 870,00
Lợi nhuận sau thuế
16,00 27,00 32,00 32,38
Tỷ lệ LNST / Doanh thu thuần (%)
2,91% 4,09% 4,05% 3,72%
Tỷ lệ LNST / Vốn chủ sở hữu (%)
20,00% 33,75% 32,00% 26,98%
Cố tức / Năm
15,00%

20,00% 20,00% 20,00%
Nguồn: CTCP Gò Đàng.




¾ Kế hoạch sản xuất kinh doanh để hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận và cổ tức nêu trên:
− Củng cố và phát triển thị trường:
• Công ty chú trọng công tác Marketing, xúc tiến thương mại và kết hợp với Hiệp hội
Chế biến - Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) để tham dự các kỳ hội chợ trong
và ngoài nước.
• Chú trọng nhiều vào thị trường EU, Nga, Châu Á, Đông Âu, trong đó lưu ý đến thị
trường khối Trung Đông.
− Đa dạng hóa sản phẩm để tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước, ưu tiên cho xuất
khẩu. Ngoài các sản phẩm truyền thống như cá tra, cá ba sa fillet, nghêu, Công ty sẽ chế
biến sản phẩm giá trị gia tăng, ngoài ra công tác phát triển các sản phẩm và phụ phẩm từ
thủy sản mới sẽ điều nghiên sau.
− Khép kín vùng nguyên liệu qua hình thức tự nuôi và đầu tư cho các thành viên câu lạc bộ
nuôi cá và nghêu sạch để có nguồn nguyên liệu dồi dào, ổn định và đạt tiêu chuẩn quy
cách chất lượng đáp ứng yêu cầu khách hàng.
− Tập trung vào thực hiện dự án chủ lực đầu tư khu nuôi thủy sản tại Bến Tre.
− Đầu tư trang thiết bị hiện đại và máy móc chuyên dụng để gia tăng công suất, hạ định
mức chi phí nguyên liệu, năng lượng, tăng sức cạnh tranh.
− Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo chất lượng
và an toàn vệ sinh thực phẩm như tiêu chuẩn HACCP, ISO, SQF1000 trong việc chăn
nuôi sạch và sản xuất sạch.
− Cải tộ bộ máy quản lý và nguồn nhân lực để chuyên môn hóa, trí thức hóa, trẻ hóa để đáp
ứng yêu cầu trong tình hình mới.



5. Các nhân tố rủi ro:
Trong số các rủi ro đối với Công ty Cổ phần Gò Đàng, những rủi ro có khả năng xảy ra
và ảnh hưởng lớn đối với hoạt động kinh doanh của Công ty gồm:

- Rủi ro về nguồn nguyên liệu:
Do đặc thù của doanh nghiệp hoạt động chế biến thủy sản là
chi phí giá vốn chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu, trong đó chi phí nguyên liệu chính
chiếm tỷ trọng chủ yếu. Vì vậy sự biến động của giá nguyên liệu chính sẽ tác động trực tiếp
đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, nhân tố môi trưởng nuôi
trồng, điều kiện tự nhiên và công nghệ nuôi cá cũng ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu của
Công ty.
- Rủi ro về vùng nguyên liệu: Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam có dấu hiệu bão hòa về
quy mô (diện tích sản xuất), năng suất, hiệu quả và sản lượng. Diện tích nuôi trồng thủy
sản Việt Nam tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long là yếu điểm hạn chế về nguồn lực mặt
nước nuôi trồng.
Thủy sản chế biến xuất khẩu Việt Nam đang mất dần thị trường do vấn
đề dư lượng hóa chất và cạnh tranh. Thủy sản đánh bắt gần bờ đã bị khai thác tới giới hạn.

Chi phí bảo quản nguyên vật liệu và thành phẩm của mặt hàng thuỷ sản đông lạnh gắn với
biến động giá nhiên liệu, giá điện và chi phí xây dựng kho lạnh.
- Rủi ro về thị trường tiêu thụ: Quy định về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của các
thị trường mà Công ty có hợp đồng xuất khẩu ngày càng khắt khe đối với các tiêu chí về
tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, yêu cầu chất lượng phải đồng nhất và khả năng truy
nguyên nguồn gốc sản phẩm.
- Rủi ro về trong hoạt động xuất khẩu: Đối với việc kinh doanh thủy sản xuất khẩu, các rủi
ro có thể xảy ra khi có sự thay đổi hành vi của người tiêu thụ ở các nước nhập khẩu thủy
sản của Việt Nam. Bên cạnh đó, các chính sách bảo hộ người nuôi cá ở các nước nhập khẩu
đã diễn ra qua các vụ kiện chống bán phá giá, cũng như sự thay đổi ngày càng khắt khe về
các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn về chất lượng, tiêu chuẩn về kiểm
dịch, thuốc, hóa chất sử dụng trong quá trình chăn nuôi và chế biến thủy sản là những nhân

tố có thể làm thu hẹp thị trường xuất khẩu và làm ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của
Công ty.
- Rủi ro về tỷ giá: Hiện nay, hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Công ty đều bằng ngoại tệ,
trong khi Công ty sử dụng phần lớn nguồn nguyên liệu ở trong nước, nên rủi ro sẽ có thể
xảy ra khi có sự biến động bất lợi về tỷ giá làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty.
Ngoài ra, Công ty còn chịu một số rủi ro chung như rủi ro về tình hình kinh tế, luật pháp và
các rủi ro tai nạn trên đường vận chuyển; các tai nạn, rủi ro mang tính bất khả kháng khác.

×