Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo của công ty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh ở khu vực miền Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.03 KB, 41 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kinh
tế
“ Giải pháp phát triển thương
mại mặt hàng bánh kẹo của công
ty TNHH chế biến thực phẩm
Đức Hạnh ở khu vực miền Bắc.”
Tạ Tương Hải 1 Líp:
K42F6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kinh
tế
Chương 1: Tổng quan về phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo của
công ty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh ở khu vực miền Bắc.
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, hoạt động kinh doanh trong
nước trở nên sôi động hơn với sự góp mặt ngày càng nhiều của các thành
phần kinh tế. Cùng với đó là xu thế hội nhập, mở cửa tự do hoá thương mại,
kinh tế giữa các nước vừa mở rộng ra nhiều lĩnh vực, vừa tăng cường cả
chiều rộng lẫn chiều sâu, giao lưu kinh tế phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là sự
kiện Việt Nam gia nhập WTO thì đây là một bước ngoặt lớn cho nền kinh tế
Việt Nam nói chung và cho thương mại nói riêng. Thị trường bánh kẹo Việt
Nam, việc tham gia của nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp trong và ngoài
nước đã đẩy mạnh tốc độ cạnh tranh trên thị trường, nhưng kể từ khi Việt
Nam chính thức gia nhập WTO thì các DN trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo
vừa phải cạnh tranh với các DN trong nước vừa phải đối phó với các DN
nước ngoài. Cũng giống như các DN sản xuất và kinh doanh bánh kẹo khác
thì Cty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh cũng gặp nhiều khó khăn trong
hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực tiêu thụ hàng hoá,
phát triển thương mại sản phẩm bánh kẹo.
Đối với một DN thuộc loại nhỏ và đang muốn mở rộng quy mô như Cty
Đức Hạnh thì phát triển thương mại sản phẩm là vấn đề rất quan trọng, nó tác
động trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty và quay vòng vốn mở


rộng quy mô. Nó giúp cho Cty thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, nâng cao
Tạ Tương Hải 2 Líp:
K42F6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kinh
tế
hiệu quả kinh doanh, hài hòa các mục tiêu kinh tế -xã hội-môi trường và
hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai.
Trong thời gian thực tập ở công ty em đã nghiên cứu, tìm hiểu được vấn
đề mà Cty đang gặp khó khăn, cần phải giải quyết. Phát triển thương mại có
thể nói là vấn đề cấp bách cần phải quan tâm đối với Ban GĐ và toàn bộ
CBCNV trong Cty TNHHCBTP Đức Hạnh. Hiện nay, Cty gặp rất nhiều đối
thủ cạnh tranh lớn trên thị trường, các đối thủ cạnh tranh này đều rất lớn mạnh
và có uy tín trên thị trường. Trong khi đó hoạt động phát triển thương mại sản
phẩm của Cty lại đang gặp không ít khó khăn như là: công tác nghiên cứu thị
trường, phát triển thương mại của Cty chưa thực sự được chú trọng, thị trường
tiêu thụ sản phẩm của Cty vẫn còn bị bó hẹp tập trung tại khu vực miền Bắc,
hệ thống kênh phân phối sản phẩm vẫn còn thiếu và yếu, bộ phận quản trị bán
hàng, tiêu thụ hàng hoá vẫn còn gặp nhiều khó khăn, Cty thường xuyên chịu
sự xâm nhập của các DN khác và nhiều khi là đánh mất thị trường, ngoài ra
Cty đã quá tập trung khai thác thị trường tiềm năng là thị trường Hà Nội mà
quên đi thị trường ở các địa phương gần, thị trường mà Cty có đủ sức cạnh
tranh và chiếm lĩnh, điều này tác động không tôt đến vấn đề phát triển thương
mại của Đức Hạnh.
Sau khi tìm hiểu các khó khăn gặp phải của Cty cùng với các kiến thức
thực tế hiện nay em thấy việc nghiên cứu đề tài này thật sự là cần thiết. Để giải
quyết những khó khăn trên trên và nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty trên
thị trường miền Bắc thì phát triển thương mại cho mặt hàng bánh kẹo là vấn đề
Tạ Tương Hải 3 Líp:
K42F6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kinh

tế
quan trọng và cần phải giải quyết trong giai đoạn hiện nay đối với Cty. Nhận
thấy được tính cấp bách này mà em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “ Giải pháp
phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo của công ty TNHH chế biến thực
phẩm Đức Hạnh ở khu vực miền Bắc.” để làm chuyên đề tốt nghiệp.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài.
Xuất phát từ những luận cứ khoa học, xây dựng nguyên lý cơ bản để xác
lập những cơ sở khoa học về mặt lý luận, thực tiễn, phương pháp nghiên cứu
và đề xuất những giải pháp. Chuyên đề tập trung vào vấn đề: “ Giải pháp phát
triển thương mại mặt hàng bánh kẹo của công ty TNHH chế biến thực phẩm
Đức Hạnh ở khu vực miền Bắc.”
* Thứ nhất: về mặt lý luận
Đề tài đề cập đến các vấn đề lý luận cơ bản về mặt hàng bánh kẹo, phát
triển thương mại mặt hàng bánh kẹo và nội hàm của phát triển thương mại
bánh kẹo.
* Thứ hai: về mặt thực tiễn
Đề tài đi khảo sát thực trạng về vấn đề phát triển thương mại mặt hàng
bánh kẹo của Cty TNHHCBTP Đức Hạnh trong gian đoạn từ năm 2006 đến
2009. Từ thực trạng phát triển đã khảo sát được, đề tài đánh giá các thành công
mà Cty đã đạt được cũng như phát hiện những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân
của vấn đề còn tồn tại và một số vấn đề đặt ra trong thời gian tới đối với việc
Tạ Tương Hải 4 Líp:
K42F6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kinh
tế
phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo của Cty. Sau đó thông qua việc
nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo của Cty
TNHHCBTP Đức Hạnh trên thị trường miền Bắc, đề xuất ra một số giải pháp
phát triển thương mại mặt hàng này trên thị trường miền Bắc.
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu.

- Khái quát hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển thương mại
mặt hàng bánh kẹo, hiểu được rõ về phát triển và đặc điểm của thương mại
mặt hàng bánh kẹo từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu vấn đề phát triển
thương mại tại công ty TNHHCBTP Đức Hạnh.
- Nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá được thực trạng của vấn đề phát triển
thương mại mặt hàng bánh kẹo tại Cty Đức Hạnh trên thị trường miền Bắc
trong thời gian qua.
- Mục tiêu quan trọng nhất của đề tài là phát hiện được những vấn đề
còn tồn tại và những vấn đề đặt ra cho Cty Đức Hạnh trong thời gian tới. Từ
đó vận dụng những kiến thức đã học để đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề
trên cho công ty nhằm phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo của công ty
đạt được kết quả cao.
1.4. Phạm vi nghiên cứu.
1.4.1. Không gian.
Tạ Tương Hải 5 Líp:
K42F6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kinh
tế
Chuyên đề chỉ tập trung vào nghiên cứu, tìm hiểu và giải quyết vấn đề
phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo của công ty TNHHCBTP Đức Hạnh
ở khu vực miền Bắc.
1.4.2. Thời gian.
Số liệu sử dụng trong đề tài được khảo sát từ năm 2006 đến năm 2009.
Từ các số liệu thu thập trong các năm trên làm cơ sở để tiến hành phân tích và
đưa ra một số giải pháp cho vấn đề phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo
của công ty Đức Hạnh.
1.4.3. Nội dung.
Đề tài tập trung nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng vấn đề phát triển
thương mại mặt hàng bánh kẹo của công ty Đức Hạnh ở khu vực miền Bắc
trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2009. Từ đó, phát hiện ra một số vấn đề còn

tồn tại trong phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo của công ty, kiến nghị
một số giải pháp để giải quyết các vấn đề một cách triệt để nhằm đạt được các
chỉ tiêu phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo của Cty TNHHCBTP Đức
Hạnh về quy mô và chất lượng thương mại.
1.5.
Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu.
1.5.1. Một số khái niệm cơ bản.
1.5.1.1. Sản phẩm bánh kẹo.
Tạ Tương Hải 6 Líp:
K42F6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kinh
tế
a. Mô tả sản phẩm.
Bánh kẹo là một trong những mặt hàng thực phẩm dinh dưỡng thông
dụng trong nền kinh tế. Sản phẩm bánh kẹo không chỉ được sử dụng trong tiêu
dùng như một loại thực phẩm thông thường mà nó còn mang biểu tượng của sự
sang trọng và lịch sự khi người ta sử dụng nó như một món quà đầy ý nghĩa.
Bánh kẹo chủ yếu tiêu thụ trong mùa lễ tết, lễ hội, do vậy quá trình sản
xuất cũng mang tính thời vụ cao.
Sản phẩm bánh kẹo được chế biến từ các nguyên liệu chủ yếu là:
- Bột mì
- Các chất ngọt: Đường saccharose, mật tinh bột, mạch nha, đường hóa
học, các chất béo: bơ, shortening, magarine.
- Nguyên phụ liệu: Sữa, trứng, acide thực phẩm, tác nhân tạo gel, tạo
keo đông.
- Phụ gia: Chất tạo xốp, làm nở; chất tạo nhũ; chất chống oxy hóa; Chất
tạo mầm cưỡng bức; hương liệu và mầu thực phẩm.
Các nguyên liệu này dễ bị vi sinh vật phân hủy. Bánh kẹo phục vụ nhu
cầu ăn uống, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng nên thời gian
bảo quản của bánh kẹo thường rất ngắn thương là 3 tháng. Vì vậy quá trình sản

xuất bánh kẹo yêu cầu vệ sinh công nghệ cao, khối lượng sản phảm sản xuất
phù hợp với khả năng tiêu thụ để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho
người tiêu dùng.
Tạ Tương Hải 7 Líp:
K42F6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kinh
tế
Hiện nay, ngành sản xuất bánh kẹo trên thế giới đã đạt được tốc độ phát
triển cao, hoàn thiện về mức độ đa dạng và công nghệ sản xuất. Có tới hàng
nghìn loại bánh kẹo khác nhau về chất lượng và mẫu mã phong phú đa dạng.
b. Phân loại sản phẩm bánh kẹo.
Cùng với xu hướng phát triển của ngành sản xuất bánh kẹo trên thế giới
thì ngành sản xuất bánh kẹo trong nước cũng phát triển với một nhịp độ nhanh
chóng về cả số lượng và chất lượng sản phẩm.
Có rất nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại sản phẩm bánh kẹo trên
thị trường trong đó có một số tiêu thức phân loại cơ bản sau:
- Phân loại theo xuất xứ của sản phẩm gồm có:
Bánh kẹo nội: là loại bánh kẹo được sản xuất bởi các doanh nghiệp trong
nước.
Bánh kẹo ngoại nhập: là loại bánh kẹo được sản xuất bởi các doanh nghiệp
nước ngoài và được nhập vào thị trương nước ta.
- Phân loại theo hình dáng bao bì sản phẩm gồm có:
Bánh kẹo hộp: là loại bánh kẹo được đóng gói trong hộp với các chất liệu như
nhựa, giấy, kim loại…
Bánh kẹo túi: là loại bánh kẹo được đóng trong các túi với chất liệu bằng giấy
và nhựa.
- Phân theo trạng thái của sản phẩm bao gồm có: Bánh và kẹo.
Bánh gồm có: bánh biscuit; bánh cake; bánh cookies.
Kẹo gồm có: kẹo cứng; kẹo dẻo; kẹo mềm.
Tạ Tương Hải 8 Líp:

K42F6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kinh
tế
1.5.1.2. Phát triển thương mại sản phẩm.
Thương mại hàng hóa là lĩnh vực trao đổi hàng hóa hữu hình, bao gồm
tổng thể các hoạt động mua bán hàng hóa giữa những người mua và những
người bán và các hoạt động hỗ trợ của cac chủ thể kinh tế như: người môi giới,
người đại lý thương mại…nhằm thúc đẩy quá trình trao đổi đó diễn ra theo
mục tiêu đã xác định.
Thương mại mặt hàng bánh kẹo là một bộ phận của thương mại hàng
hóa, bao gồm các hoạt động mua bán mặt hàng bánh kẹo và các hoạt động hỗ
trợ trong quá trình mua bán các DN sản xuất, DN thương mại tham gia kinh
doanh trong ngành thực phẩm bánh kẹo nhằm thúc đẩy nhanh quá trình tiêu
thụ của mặt hàng bánh kẹo trên thị trường.
Chúng ta hiểu phát triển là một quá trinh lớn lên ( hay biến đổi ) về mọi
mặt của một lĩnh vực trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm sự tăng
lên về quy mô và chất lượng của lĩnh vực đó.
Như vậy, hiểu theo nghĩa rộng thì phát triển thương mại là một quá trình
biến đổi về mọi mặt của thương mại trong một thời kỳ nhất định. Nó bao gồm
sự tăng lên về quy mô thương mại, chất lượng thương mại cũng như đạt được
hiệu quả thương mại góp phần hài hòa các mục tiêu kinh tế - xã hội – môi
trường.
Phát triển thương mại sản phẩm của DN là một khái niệm để chỉ sự thay
đổi một cách toàn diện về các hoạt động thương mại cho sản phẩm của DN, nó
không chỉ bao gồm sự tăng lên về quy mô các hoạt động thương mại mà nó
Tạ Tương Hải 9 Líp:
K42F6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kinh
tế
còn làm thay đổi cả về chất lượng của các hoạt động này thể hiện trong kết quả

kinh doanh của DN và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững bằng cách hài
hòa các mục tiêu kinh tế - xã hội – môi trường của DN.
Từ quan niệm trên, chúng ta có thể hiểu vấn đề phát triển thương mại
sản phẩm hàm chứ các nội dung cơ bản sau:

Sự gia tăng lên về quy mô trong phát triển thương mại.
Phát triển thương mại sản phẩm về quy mô là sự biến đổi về quy mô của
thương mại trong quá trình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Phát triển thương
mại về quy mô thể hiện bằng việc tăng lên về doanh số và số lượng bán ra của
sản phẩm. Doanh số và số lượng sản phẩm bán ra tăng lên trên các khu vực thị
trường hiện tại, cũng có thể tăng lên trên các thị trường mới được mở rộng của
DN. Doanh số và số lượng sản phẩm bán ra tăng lên làm cho qua trình tiêu thụ
sản phẩm của DN diễn ra nhanh chóng trên thị trường, đẩy mạnh quá trình tái
sản xuất của DN. Không những vậy, phát triển thương mại về quy mô còn
được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng của doanh số và số lượng sản phẩm bán
ra trên thị trường. Tốc độ này cho thấy được mức độ tăng lên hàng năm của
doanh số và số lượng bán ra từ đó đánh giá được sự tăng về quy mô thương
mại sản phẩm. Tỷ lệ giữa số lượng sản phẩm được bán ra trên thị trường so với
sản lượng sản xuất cũng thể hiện một phần cho thấy sự gia tằng về quy mô
thương mại, tỷ lệ này cho thấy khả năng tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường.
Nếu sản phẩm có sức tiêu thụ cao thì tỷ lệ này sẽ cao và đóng góp vào sự tăng
lên trong doanh số và số lượng sản phẩm tiêu thụ.
Tạ Tương Hải 10
Líp: K42F6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kinh
tế
Như vậy, phát triển thương mại về quy mô sẽ làm tăng doanh thu, tăng
số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường từ đó thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản
phẩm của DN trên thị trường.


Phát triển thương mại sản phẩm về mặt chất lượng.
Phát triển thương mại sản phẩm về mặt chất lượng được hiểu là sự biến
đổi về chất lượng của thương mại trong quá trình tiêu thụ hàng hóa của doanh
nghiệp.
Phát tiển thương mại về mặt chất lượng được biểu hiện ở tốc độ phát
triển của thương mại và sự chuyển dịch trong cớ cấu sản phẩm, cơ cấu thị
trường tiêu thụ sản phẩm. Tốc độ phát triển thương mại được hiểu là tốc độ
tăng trưởng của doanh thu và số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường. Một
sản phẩm đạt được sự phát triển về chất lượng thương mại sẽ có tốc độ tăng
trưởng về doanh thu cũng như số lượng sản phẩm bán ra cao, ổn định và đều
đặn qua các năm. Không những vậy, sự chuyển dịch trong cơ cấu sản phẩm, cơ
cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chiều hướng tốt và hợp lý cũng thể hiện
chất lượng của phát triển thương mại sản phẩm. Cơ cấu sản phẩm hợp lý,
phong phú, đa dạng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân sẽ góp
phần nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm, đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản
phẩm trên thị trường. Cty xác định được thị trường mục tiêu cho sản phẩm của
mình từ đó sắp xếp cơ cấu thị trường phù hợp với năng lực, mục tiêu của DN
sẽ nâng cao chất lượng hoạt động thương mại trên các khu vực thị trường.

Hiệu quả trong phát triển thương mại

.
Tạ Tương Hải 11
Líp: K42F6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kinh
tế
Một trong những nội dung hàm chứa trong phát triển thương mại sản
phẩm là đạt được hiệu quả thương mại.
Theo nghĩa rộng thì hiệu quả thương mại sản phẩm thể hiện ở mối quan
hệ giữa mục tiêu và phương tiện tổ chữa quá trình trao đối sản phẩm trên thị

trường. Thực chất, đó là trình độ sử dụng các nguồn lực trong thương mại
nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định. Nó phản ánh quan hệ so sánh giữa
kết qủa kinh tế đạt được với chi phí về các nguồn lực tài chính, lao động, các
yếu tố vật chất kỹ thuật khác trong quá trình tổ chức trao đổi hàng hóa trên thị
trường. Kết quả đạt được là sự đóng góp của các hoạt động thương mại vào
GDP của cả nước là lợi nhuận thu về của các doanh nghiệp thông qua các hoạt
động thương mại. Chi phí nguồn lực thương mại bao gồm: Chi phí về khấu hao
tài sản cố định, chi phí tiền lương và tiền công, chi phí tài chính, chi phí về tổn
thất hàng hóa, hao mòn vô hình…Hiệu quả thương mại không chỉ đơn thuần là
hiệu quả kinh tế, nó còn phải đạt được các hiệu quả xã hội và môi trường.

Hài hòa các mục tiêu kinh tế - xã hội – môi trường trong phát triển
thương mại.
Phát triển thương mại sản phẩm một cách bền vững phải đảm bảo hài
hòa mối quan hệ lợi ích trong phát triển giữa hiện tại và tương lai về tất cả các
khía cạnh: Kinh tế, xã hội và môi trường. Ba mục tiêu kinh tế - xã hội – môi
trường có mối quan hệ biện chứng với nhau, vừa thể hiện sự tác đông qua lại,
vừa chế ước lẫn nhau. Phát triển thương mại cho sản phảm để đạt được mục
Tạ Tương Hải 12
Líp: K42F6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kinh
tế
tiêu kinh tế đã đặt ra thì DN cần quan tâm đạt được muc tiêu xã hội và môi
trường.
Trong quá trình đạt tới mục tiêu kinh tế trong phát triển thương mại sản
phẩm thì DN đã tham gia tao việc làm cho lực lượng lao động trong nền kinh
tế, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người lao động góp phần xóa đói giảm
nghèo cho xã hội. Bên cạnh đó, để có thể sử dụng nguồn lực một cách hiệu
quả, DN cũng đã chú ý đến việc nâng cao chất lượng lao động, khai thác tài
nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả và quan tâm tới việc bảo về môi trường

chung của toàn xã hội. Như vậy, DN tiến hành phát triển thương mại sản phẩm
phải hài hòa các mục tiêu trên để hướng tới một sự phát triển cân bằng và bền
vững không chỉ trong lĩnh vực thương mại mà trong cả hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình.
1.5.2. Phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu về phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo của
công ty TNHHCBTP Đức Hạnh được xem xét trên hai phương diện chính đó
là: Lý luận và thực tiễn.
Thứ nhất về mặt lý luận: Chuyên đề tập trung nghiên cứu về bản chất
và nội dung của phát triển thương mại mặt hàng, nghiên cứu về mặt hàng bánh
kẹo.
Thứ hai về thực tiễn: Chuyên đề đánh giá khái quát thực trạng và các
nhân tố môi trường ảnh hưởng đến phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo
của Cty Đức Hạnh ở khu vực miền Bắc. Chuyên đề tập trung nghiên cứu vấn
Tạ Tương Hải 13
Líp: K42F6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kinh
tế
đề phát triển thương mại về mặt quy mô và chất lượng thương mại. Đồng thời
tiến hành phân tích kết quả dữ liệu về thực trang phát triển thương mại của
công ty (quy mô thương mại, cớ cấu, tình hình tăng trưởng thương mại), phân
tích các nhân tố liên quan đến việc phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo
của công ty, để từ đó đánh giá được thực trạng phát triển của Cty. Sau đó đưa
ra những thành công cũng như hạn chế và nguyên nhân phát hiện qua việc
nghiên cứu. Để từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để giải quyết vấn đề
còn tồn tại trong công tác phát triển thương mại cho mặt hàng bánh kẹo của
Cty.
Chương 2
: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng
về phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo của công ty TNHH chế

biến thực phẩm Đức Hạnh ở khu vực miền Bắc.
2.1. Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề.
Trong quá trình phân tích thực trạng phát triển thương mại mặt hàng
bánh kẹo của Cty, phương pháp được sử dụng cơ bản là: phương pháp thu thập
dữ liệu và phương pháp phân tích dữ liệu để làm rõ thực trang phát triển
thương mại mặt hàng bánh kẹo của Cty Đức Hạnh ở khu vực miền Bắc trong
thời gian qua.
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.
Tạ Tương Hải 14
Líp: K42F6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kinh
tế
Phương pháp thu thập dữ liệu là phương pháp cơ bản, cần thiết sử dụng
trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu một vấn đề nào đó về mặt lý thuyết cũng
như trên phương diện thực tiễn.
Phương pháp thu thập dữ liệu được tiến hành theo các bước sau:
- Để có thể thu thập được số liệu trước tiên phải xác định được mục
tiêu và nhiệm vụ của vấn đề nghiên cứu: chúng ta phải trả lời được câu hỏi
mục tiêu của đề tài nghiên cứu là gì? Để đạt được những mục tiêu trên thì
chúng ta cần tới những số liệu nào? Khi xác định được các số liệu cần thu thập
ta mới tiến hành thu thập các số liệu đó.
- Tiến hành thu thập dữ liệu: Chúng ta có thể thu thập bằng nhiều cách
khác nhau. Có hai loại dữ liệu chính đó là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.
Đối với dữ liệu sơ cấp có thể tiến hành điều tra chọn mẫu hay hỏi ý kiến
chuyên gia. Đối với dữ liệu thứ cấp có thể thông qua việc tổng quan các tài
liệu như sách vở, báo, tạp chí, internet, báo cáo tổng kết của công ty….Phương
pháp này được dùng để rà soát thực trạng phát triển thương mại mặt hàng bánh
kẹo của Cty Đức Hạnh.
2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu.
Phương pháp phân tích dữ liệu là phương pháp quan trọng được sử dụng

trong quá trình phân tích, đánh giá, đưa ra kết luận về một vấn đề nào đó từ
các dữ liệu thu thập được.
Phương pháp phân tích dữ liệu được tiến hành theo các bước sau:
Tạ Tương Hải 15
Líp: K42F6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kinh
tế
- Chúng ta tiến hành thống kê, phân loại các dữ liệu thu thập được:
Bước đầu thống kê và phân loại các số liệu đã thu thập được xem các số liệu
này bao gồm những loại nào: Dữ liệu sơ cấp hay thứ cấp? đối tượng phản ánh
các dữ liệu thu thập là gì? Sau đó sắp xếp các dữ liệu theo các tiêu thức đã
phân loại.
- Sau khi phân loại các dữ liệu chúng ta tiến hành phân tích các dữ liệu
theo đối tượng phản ánh dữ liệu. Các dữ liệu đó phản ánh nội dung gì? Nó có
ảnh hưởng như thến nào đến vấn đề nghiên cứu? kết quả phân tích số liệu cho
thấy được thực trạng cũng như tình hình biến động của vấn đề cần nghiên cứu
theo các nội dung và chiều hướng khác nhau trong một giai đoạn nhất định
Trong đề tài này, phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng trong
chương hai để đánh giá, đưa ra kết luận, phát hiện về tình hình phát triển
thương mại mặt hàng bánh kẹo của Cty TNHHCBTP Đức Hạnh ở khu vực
miền Bắc trong những năm qua theo quy mô và chất lượng thương mại, các
nhân tố trên đã ảnh hưởng thế nào đến vấn đề này? Từ đó, đề xuất một số giải
pháp nhằm mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng cho công tác phát triển
thương mại mặt hàng bánh kẹo của Cty.
2.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường
đến phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo của công ty TNHH chế
biến thực phẩm Đức Hạnh ở khu vực miền Bắc.
2.2.1. Khái quát về công ty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh.
* Một số thông tin về công ty:
Tên công ty : công ty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh

Tạ Tương Hải 16
Líp: K42F6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kinh
tế
Địa chỉ : Khu công nghiệp Trường An – An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội.
Điện thoại : 04.33 652 888 Fax : 04.33 652 999
Loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH có 2 thành viên trở lên.
Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Cty:
- Sản xuất kẹo, thạch, sôcôla.
- Buôn bán chế biến lương thực, thực phẩm.
Tổng số CBCNV : 50 người, trong đó:
- Số nhân lực có trình độ đại học trở lên : 10 người
- Số nhân lực tốt nghiệp khối kinh tế và QTKD :4 người, trong đó từ đại học
Thương Mại : 1 người.
* Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
- Công ty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh được thành lập vào ngày
12/02/2004 theo giấy phép kinh doanh số 089142 do sở kế hoạch và đầu tư Hà
Tây cũ cấp.
- Tiền thân của Cty là xưởng chế biến thực phẩm Đức Hạnh chuyên sản xuất
các loại bánh kẹo đáp ứng yêu cầu tiêu dùng cho khách hàng trong khu vực
nhỏ. Sau khi nhận thấy cơ hội cùng với sự cố gắng hết mình đến ngày
15/04/2002 dự án thành lập Cty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh được
hình thành.
- Ngày 03/01/2003 dự án xây dựng công ty bắt đầu được triển khai, chỉ trong
vòng 1 năm Cty đã được xây dựng hoàn tất.
- Hiện tại Cty có trụ sở chính với tổng diện tích là 6.443m2, 3 cửa hàng và
văn phòng đại diện: một cửa hàng của công ty, hai cửa hàng còn lại đi thuê,
tổng diện tích khoảng 600m2.
Tạ Tương Hải 17
Líp: K42F6

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kinh
tế
2.2.2. Thực trạng phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo của công ty
TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh trên thị trường miền Bắc.
Công ty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh kinh doanh trong lĩnh
vực bánh kẹo với nhiều mặt hàng khác nhau. Hiện nay trên thị trường công ty
phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của rất nhiều các DN trong và ngoài nước.
Trong bối cảnh hiện nay, Cty đang ngày càng nâng cao khả năng cạnh tranh
cũng như quan tâm hơn nữa tới phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo của
mình trên thị trường miền Bắc và đạt được những kết quả khả quan sau:
Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm
2006

2009
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Doanh thu
thuần
4.491.516.173 7.112.520.000 8.564.188.000 10.845.651.000
Giá vốn bán
hàng
4.380.158.223 6.850.240.000 7.856.760.000 9.358.145.000
Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp
38.464.993 70.500.000 276.850.000 389.325.000
Chi phí tài
chính
240.721.181 35.000.000 105.685.000 178.588.000

Lợi nhuận
thuần từ
hoạt động
kinh doanh
48.171.776 156.780.000 315.893.000 723.568.000
Lãi khác
0 0 0 0
Lỗ khác
0 0 0 0
Tổng lợi
nhuận kế
toán
48.171.776 156.780.000 315.893.000 723.568.000
Tổng lợi
48.171.776 156.780.000 315.893.000 723.568.000
Tạ Tương Hải 18
Líp: K42F6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kinh
tế
nhuận chịu
thuế TNDN
Thuế TNDN
phải nộp
13.488.097 43.898.400 78.973.250 180.892.000
Lợi nhuận
sau thuế
34.683.679 112.881.600 236.919.750 542.676.000
(Nguồn: phòng tài chính kế toán – Cty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh)
Bảng trên cho chúng ta biết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
trong lĩnh vực bánh kẹo của công ty Đức Hạnh trong giai đoạn 2006


2009.
Trong các năm qua, tình hình sản xuất kinh doanh bánh kẹo của công ty đã
có sự chuyển biến. Doanh thu của Cty tăng lên liên tục trong các năm qua
với mức tăng trưởng cao và năm sau cao hơn năm trước. Năm 2006 doanh
thu đạt gần 4,5 tỷ, năm 2007 đạt hơn 7 tỷ, tăng 58% so với năm 2006. Năm
2008 đạt gần 8,6 tỷ tăng 20,4% so với năm 2007. Năm 2009 đạt gần 10,9 tỷ
tăng 26,6% so với năm 2008.
Về lợi nhuận sau thuế cũng dễ dàng nhận thấy Cty có một mức tăng
trưởng không đều qua các năm tuy nhiên tỷ lệ này hàng năm đều rất cao. Cụ
thể năm 2007 tăng 225,5% so với năm 2006, năm 2008 tăng 110% so với
năm 2007, năm 2009 tăng 129% so với năm 2008. Điều này cho thấy quy mô
về sản xuất và thương mại của Cty đang tăng trưởng nhanh chóng qua các
năm.
Bảng 2.2: Cơ cấu mặt hàng của công ty từ năm 2006

2009
Sản phẩm Tỷ lệ(%)
2006 2007 2008 2009
1. Bánh các loại 65,43 66,04 63,08 61,25
-Bánh ngọt 76,5 82,12 77,27 75,46
Tạ Tương Hải 19
Líp: K42F6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kinh
tế
-Bánh mặn 23.5 17,88 22,73 24,54
2.Kẹo các loại 23,4 22,11 19,12 20,23
-Kẹo mềm 52,0 51,99 55,45 55,98
-Kẹo cứng 26,8 24,11 22,66 21,43
-Kẹo dẻo 21,2 23,9 21,89 22,59

3. Các mặt hàng
khác( thạch,
mứt, bimbim…)
11,17 11,85 17,8 18,52
(Nguồn: phòng kế toán tài chính – công ty TNHH chế biến thực phẩm
Đức Hạnh)
Bảng trên cho chúng ta biết về cơ cấu mặt hàng bánh kẹo của Cty theo
tỷ lệ đóng góp vào doanh thu qua các năm 2006

2009. Doanh thu từ hoạt
động bán hàng của Cty trên thị trường miền Bắc tăng liên tục qua các năm.
Cùng với sự gia tăng về doanh thu thì cơ cấu mặt hàng bánh kẹo của Cty cũng
có sự điều chỉnh. Năm 2006 mặt hàng bánh các loại chiếm tỷ trọng cao trong
cơ cấu mặt hàng 65,43%, kẹo các loại chiếm 23,4%, còn lại là các mặt hàng
khác như: thạch, mứt, bim bim… chiếm 11,17%. Trong các năm tiếp theo thì
tỷ lệ này đã có những sự thay đổi, đến năm 2009 thì mặt hàng bánh chiếm
61,25%, kẹo chiếm 20,23% còn lại là 18,52% các mặt hàng khác. Đặc biệt chỉ
có duy nhất các mặt hàng khác là có tỷ lệ tăng vào tất cả các năm, đến năm
2009 các mặt hàng này chiếm tỷ lệ không nhỏ trong doanh thu của Cty
18,52%. Có sự thay đổi trong cơ cấu mặt hàng bánh kẹo của Cty là vì nhu cầu
về bánh kẹo trên thị trường không ổn định và thay đổi qua các năm, Cty đã kịp
thời nắm bắt để điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao khả năng
Tạ Tương Hải 20
Líp: K42F6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kinh
tế
tiêu thụ và chất lượng thương mại cho sản phẩm của mình trên thị trường miền
Bắc.
Bảng 2.3: Tỷ lệ giữa số lượng bán và số lượng sản xuất từ năm
2006


2009
Năm Đơn vị 2006 2007 2008 2009
Số lượng sản xuất Tấn 227 355 469 612
Số lượng bán ra Tấn 195 323 451 545
Tỷ lệ số lượng bán/số
lượng sản xuất
Phần trăm 86 91 91 89
(Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh)
Bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ giữa số lượng sản phẩm bán được trên
thị trường với số lượng sản phẩm sản xuất ra của công ty từ năm 2006

2009.
Chỉ số này là rất quan trọng, nó cho ta biết được có bao nhiêu sản phẩm sẽ
không được tiêu thụ để cho vào dự trữ hay tồn kho, Cty luôn muốn đạt được
chỉ số này càng cao càng tốt nhưng không nên đạt gần ngưỡng 100% như thế
chứng tỏ công ty đã sản xuất sản lượng ít hơn khẳ năng tiêu thu của sản phẩm,
chỉ số lý tưởng là khoảng hơn 90%. Ta dễ dàng thấy được tỷ lệ này của Đức
Hạnh là khá cao với tỷ lệ trung bình là gần 90%. Điều này cho thấy sản phẩm
của Cty có sức tiêu thụ khá mạnh trên thị trường. Nó cũng thể hiện được chất
lượng thương mại của công ty.
Tạ Tương Hải 21
Líp: K42F6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kinh
tế
Như vậy, trong những năm qua Cty TNHH chế biến thực phẩm Đức
Hạnh đã có sự trú trọng tới việc phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo của
mình và đã đạt được kết quả khá cao cả về quy mô và chất lượng thương mại,
điều này được thể hiện qua doanh thu, cơ cấu mặt hàng và tỷ lệ sản phẩm được
bán ra trên thị trường.

2.2.3. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến vấn đề phát triển thương
mại mặt hàng bánh kẹo của công ty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh.
a. Nhóm nhân tố môi trường vi mô:

Các nhà cung ứng: 100% nguyên liệu sử dụng trong sản xuất bánh kẹo của
Cty đều được cung cấp từ các nhà cung ứng.

Các nguyên liệu chính được sử
dụng như bột mì, đường, trứng, sữa, dầu, bơ, shortening, hương liệu khác. Chỉ
cần các nhà cung ứng tăng giá hay giảm chất lượng các nguyên liệu này cũng
như số lượng cung ứng cũng có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất của
Cty.

Các đối thủ cạnh tranh: Ngành sản xuất bánh kẹo có đặc điểm là cạnh tranh
gay gắt do đặc tính dễ thay thế cho nhau.

Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay
thì Cty đang hoạt động trong môi trường cạnh tranh với nhiều DN sản xuất
bánh kẹo trong nước và một số các sản phẩm bánh kẹo của các DN nước
ngoài.

Khách hàng: Các yếu tố về khách hàng như tập tính, nhu cầu, thị hiếu, khẩu
vị…sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo
Tạ Tương Hải 22
Líp: K42F6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kinh
tế
của Cty. Vì vậy Cty cần có chiến lược Marketing phân tích nhu cầu của khách
hàng từ đó cho ra những mặt hàng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
b. Nhóm nhân tố môi trường vĩ mô:


Môi trường kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu
người có ảnh hưởng đến tất cả các ngành tiêu dùng đặc biệt là việc làm tăng
hay giảm sức tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo. Những sản phẩm bánh kẹo mặc dù
mang tới cho người sử dụng một lượng dinh dưỡng nhất định tuy nhiên sức
tiêu thụ các sản phẩm bánh kẹo phụ thuộc nhiều vào tình trạng của nền kinh tế.
Trong bối cảnh của nền kinh tế suy thoái như hiện nay thì Cty đã gặp phải
không ít khó khăn. Nếu như trong giai đoạn 2007-2008 nền kinh tế Việt Nam
bị lạm phát với con số cao thì trong giai đoạn 2008-2009 thì lại rơi vào suy
thoái kinh tế. Vì khi nền kinh tế suy giảm thì người tiêu dùng sẵn sàng giảm
lượng tiêu thụ các sản phẩm bánh kẹo. Ngược lai, khi nền kinh tế tăng trưởng
khả quan, bình ổn mức sống của người dân được cải thiện thì nhu cầu sử dụng
các sản phẩm bánh kẹo cũng sẽ tăng.

Môi trường chính trị - pháp luật: ngành bánh kẹo là ngành mang tính cạnh
tranh cao. Các sản phẩm phải thay đổi mẫu mã liên tục nhằm đáp ứng những
nhu cầu mới của thị trường. Với đặc điểm đó, công ty TNHH chế biến thực
phẩm Đức Hạnh nhận định sẽ phải gặp phải những tranh chấp thương mại, bản
quyền, mẫu mã với các đối thủ cùng ngành. Đây là một vấn đề quan trọng,
bảo vệ quyền lợi khách hàng cũng như uy tín của công ty nhất là khi Việt Nam
gia nhập WTO. Bên cạnh đó, công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp nên
Tạ Tương Hải 23
Líp: K42F6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kinh
tế
bất kỳ thay đổi nào của Luật doanh nghiệp cũng có tác động đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty.

Môi trường văn hoá – xã hội: mỗi nơi, mỗi vùng đều có các phong tục tập
quán, thói quen tiêu dùng khác nhau. Các sản phẩm của công ty hiện có mặt

trên khắp miền Bắc cho nên hiểu được các nét văn hoá trong tiêu dùng là hết
sức quan trong đối với công ty. Đặc điểm tâm lý tiêu dùng ở từng vùng miền,
thành thị và nông thôn là khác nhau do đó khối lượng tiêu thụ sản phẩm ở mỗi
vùng là khác nhau. Ví dụ, người nông thôn khi mua bánh kẹo thì họ thường
quan tâm đến khối lượng của gói kẹo, họ có sự so sánh giá cả còn người thành
thị thì quan tâm đến chất lượng và hương vị. Vị trí của công ty là nằm trong
Hà Nội nơi tập trung đông đúc dân số, thị hiếu tiêu dùng của người dân Hà
Nội là thích dùng hàng có chất lượng cao, mẫu mã sang trọng. Do đó công ty
phải hiểu được môi trường văn hoá xã hội này để có chiến lược kinh doanh
phù hợp.


Môi trường công nghệ: công ty đang ở trong thời kỳ khoa học công nghệ
phát triển như vũ bão. Các trang thiết bị của công ty được cải tiến thường
xuyên, hiện đại tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt. Hiện nay công ty đã lắp
đặt và đưa vào sử dụng một dây chuyền sản xuất bánh quy với công nghệ tiên
tiến của hãng W&P(Đức); Một dây chuyền sản xuất bánh kem xốp hiện đại
của hãng Rapido(Đức). Công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại giúp doanh
nghiệp nâng cao năng suất lao động, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao,
Tạ Tương Hải 24
Líp: K42F6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Kinh
tế
mẫu mã đẹp, nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy nhanh qua trình tiêu thụ sản
phẩm trên thị trường.
2.3. Kết quả phân tích các dữ liệu thu thập.
Bảng 2.4: Sản lượng, doanh thu và tốc độ tăng sản lượng, doanh thu tiêu
thụ.
Năm
Sản lượng

bán ra ( tấn)
Tốc độ tăng
sản lượng tiêu
thu(%)
Doanh thu tiêu
thụ( đồng)
Tốc độ tăng
doanh thu
tiêu thụ(%)
2006 195 4.491.516.173
2007 323 65,6 7.112.520.000 58
2008 451 39,9 8.564.188.000 20,4
2009 545 20,8 10.845.651.000 26,6
(Nguồn: phòng kinh doanh – Cty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh)
Từ bảng 2.4 ta thấy, sản lượng tiêu thụ liên tục tăng qua các năm từ
2006

2009 tuy nhiên mức tăng ngày có xu hướng giảm dần. Năm 2007 có tốc
độ tăng cao nhất với 95,6%, tốc độ tăng thấp nhất vào năm 2009 với 20,8%.
Về doanh thu ta thấy: doanh thu tiêu thụ tăng liên tục qua các năm nhưng tốc
độ tăng là không đều, cao nhất là vào năm 2007 với 58%, thấp nhất và năm
2008 với 20,4%.
Bảng 2.5: Hiệu quả thương mại của kinh doanh mặt hàng bánh kẹo tại
công ty TNHH chế biến thực phẩm Đức Hạnh.
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch
Giá trị %
1.Doanh thu
thuần
8.564.188.000 10.845.651.000 2.281.463.000 26,6
Tạ Tương Hải 25

Líp: K42F6

×