Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Lễ bỏ mả của dân tộc giarai potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.5 KB, 5 trang )

LỄ HỘI BỎ MẢ CỦA DÂN TỘC GIA RAI
Trần Lê Sang ĐHVNHKO8
1. Sơ lược về người Giarai:
Giarai là tộc người thuộc nhóm Nam Đảo, chiếm số lượng không nhiều
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Địa bàn cư trú của người Giarai phân bố
rộng khắp các tỉnh Tây Nguyên: nhóm Giarai Chor sống chủ yếu ở vùng thung
lũng sông Ayun Pa thuộc huyện Ayun Pa tỉnh Gia Lai và một số ở huyện Krong Pa
tỉnh Gia Lai. Nhóm Giarai Hđrung hiện nay sống tập trung thị xã Plâycu và một
phần sống ở huyện Chư pah, Chư prông và Măng Yang thuộc tỉnh Gia Lai. Nhóm
Giarai Aráp cư trú ở phía bắc thị xã Plâycu, bắc huyện Chư Pah và xã Hbau huyện
Măng Yang tỉnh Gia Lai và xã Ya Chiêm thuộc thị xã Kom Tum và một số xã khác
thyộc huyện Sa Thầy tỉnh Kom Tum. Nhóm Giarai Tpuân chủ yếu sống ở vùng
dọc biên giới Việt Nam – Campuchia tức phía tây huyện Chưpah và ChưPrông tỉnh
Gia Lai.
Đặc trưng văn hoá nổi bật của người Giarai thể hiện ở nhiều khía cạnh khác
nhau. Có khi đó là những vật hữu hình như chiếc khố dành cho người đàn ông vải
trắng kẻ sọc nhiều màu với đường viền hoa văn và tua chỉ đa sắc ở trên. Có khi là
chiếc váy chàm với đường viền hoạ tiết chạy quanh gấu của người phụ nữ. Nhưng
văn hoá không chỉ có thế. Xuất phát từ tín ngưỡng vạn vật hữu linh và ước vọng
vào một cuộc sống tốt đẹp hơn ở "thế giới bên kia", lễ hội Bỏ mả đã trở thành một
trong những nét văn hoá đặc thù của người Giarai – "Trường Sơn - Tây Nguyên".
2. Lễ hội Bỏ mả của người Giarai
Lễ hội Bỏ mả hay còn có tên gọi khác theo tiếng của người Giarai là "Pơthi".
Trong quan niệm của người Giarai thì vòng đời của con người là một chu kỳ khép
kín (đất -người- chết-hồn ma-đất ). Mỗi vòng đời có hai cuộc đời, cuộc đời của
người sống và cuộc đời của linh hồn sau khi chết. Với cách hiểu đó hồn ma không
phải là lực lượng siêu nhiên, thần bí mà là cuộc sống, cuộc sống của hồn ở một thế
giới đối lập với thế giới của người sống. Cuộc sống đó cũng có sinh có tử, có vui
sướng khổ đau như cuộc đời con người trần gian. Theo đồng bào giữa người sống
và người chết có những ràng buộc đặc biệt, mặc dù đã chết nhưng khi còn ở nghĩa
địa cạnh làng thì hàng ngày người sống vẫn phải mang cơm, rượu để nuôi người


chết đến tận sau khi làm lễ Bỏ mả đưa ma về với tổ tiên mới thôi. Nên khi ma mới
đang còn ở nghĩa địa thì ma vẫn được quyền sở hữu của cải của người sống. Lễ hội
được tiến hành cũng là lúc đánh dấu việc chấm dứt mối quan hệ giữa "ma" và
người thân. Từ đây, ma có quyền được mang theo một phần của cải về thế giới bên
kia (tổ tiên) để làm vốn và xem như người chết được về với tổ tiên, không còn phải
phụ thuộc vào người sống nữa. Đây cũng là dịp để đồng bào gặp gỡ, thăm hỏi
nhau, vui chơi sau những ngày làm việc nương rẫy vất vả và chuẩn bị tốt hơn cho
vụ mùa sau.
Lễ hội Bỏ mả của dân tộc Giarai được tổ chức vào khoảng tháng 11 đến
tháng 4 dương lịch khi vụ mùa đã thu hoạch xong và lễ cúng các thần Yang cũng
đã hoàn tất .
Ở người Giarai không có đội ngũ thầy cúng chuyên nghiệp, người chủ nhà -
người phụ nữ thực hiện các nghi lễ Bỏ mả. Dưới ảnh hưởng của mẫu hệ, người phụ
nữ có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của người Gia Rai. Nghi
lễ này không chỉ khẳng định vị trí của người phụ nữ trong một gia đình mà hơn thế
họ còn góp phần duy trì những nét văn hoá truyền thống của cộng đồng.
Trước kia, lễ hội được tổ chức trong 7 ngày nhưng hiện nay rút ngắn chỉ còn
4 ngày. Mặc dù lễ hội diễn ra trong thời gian 4 ngày nhưng công tác chuẩn bị của
cả làng dành cho lễ hội có khi lên đến cả tháng. Việc quan trọng đầu tiên là việc
chọn gỗ để làm nhà mồ. Theo đó, những người được dân làng tín nhiệm và trải qua
quá trình lựa chọn khắt khe
1
sẽ đốn cây làm hàng rào xung quanh nhà mồ, đốn gỗ
đẽo tượng nhà mồ và cuối cùng là làm mái nhà mồ.
Lễ làm nhà mồ được bắt đầu khi già làng đem rượu vào nhà mả cũ vừa cúng
vừa đọc lời khấn. Đây là lời khấn của già làng Iao, Mangyang Gia Rai có nội dung
như sau : “Này Ma, Tôi muốn báo cho ma biết, hôm nay mọi người sẽ đi kiếm cây,
kiếm le, kiếm mây, kiếm dây thật bền chắc về làm nhà cho ma. Xin ma đừng làm
cho riều, dao tuột khỏi tay, đừng làm cho riều, dao chặt vào tay mọi người. Xin ma
đừng vì vui mà làm hại đến heo, ngà, trâu, bò của chúng tôi, đừng làm hại đến lúa

bắp của chúng tôi. Chúng tôi đi làm nhà cho ma đây” .
Những bức tượng nhà mồ của người Giarai không đi sâu vào chi tiết mà chú
trọng mảng khối dựa trên hình dáng tự nhiên của khúc gỗ được đốn về. Hình thức
và chủ đề của các nhóm tượng cũng khá phong phú. Ví dụ như, nhóm tượng ngồi
khóc rất phổ biến, thể hiện tính tưởng niệm, người xem có thể dễ dàng cảm nhận
được trạng huống tinh thần của tượng thông qua hình nét biểu đạt. Nội tâm nhân
vật được bộc lộ. Tượng luôn trong tư thế ngồi trang nghiêm, suy tư, vẻ mặt đượm
buồn, đau đớn, tiếc nuối tột độ. Tượng mẹ con có tượng đứng, ngồi, địu, khênh
luôn gợi lên tình mẫu tử thánh thiện, tuy tỷ lệ hình khối mẹ và con chênh lệch
nhiều song lại cho ta cảm giác không hề tách rời và gợi lên ý niệm sinh đôi của con
người và mùa màng nghệ thuật sáng tạo. Tượng mồ Gia –rai có khác biệt, không
như tượng của dân tộc Việt, Khmer qua bàn tay của người nghệ nhân tạo thành
những bức tượng linh thiêng, đặc biệt khi đặt ở vị trí trang trọng là nơi thờ cúng.
1
Đây là những thanh niên đã khẳng định tài năng và sức mạnh của mình đối với buôn làng.
Tượng nhà mồ ra đời từ thiên nhiên, được người Gia-rai đặt trong khung cảnh
thiên nhiên, rồi hoà vào thiên nhiên, mặc cho các yếu tố của thời tiết như mưa,
nắng, sương gió làm hư hỏng.
Để làm cho bức tượng mồ trở nên ấn tượng, người Gia-rai còn sử dụng đến
màu sắc để trang điểm. Màu sắc là một yếu tố cơ bản tham gia vào nghệ thuật điêu
khắc làm nổi rõ hơn khuynh hướng đa dạng trong tạo hình tượng mồ. Trong bảng
màu tự nhiên của người Gia-rai có đầy đủ các sắc màu: vàng, đen, trắng, đỏ,
xanh các sắc màu này được lấy ngay từ thiên nhiên trong môi tường sống của họ.
Quan sát cách tạo hoa văn trên y phục sẽ thấy người Gia-rai sử dụng màu sắc một
cánh hết sức linh hoạt. Từ màu sắc y phục đến màu sắc trên các công trình mang
tính chất tôn giáo, người Gia-rai thiên về dùng màu đỏ, màu đỏ vẫn là màu chính,
màu chủ đạo, màu đỏ được sử dụng vẽ hoa văn trên mái nhà mồ, tô điểm cho các
hoa văn được đục thủng trên nóc mái Màu đỏ lại một lần nữa được dùng tô điểm
cho tượng nhà mồ. Màu đỏ được người Gia-rai tạo ra bằng cách lấy chất bột của
một loại đá non (khor) rồi hoà với nhựa của cây po-pẹ để tạo thành thể keo có màu

đỏ nhạt, rồi dùng thanh tre đập dập làm bút vẽ cho tượng. Tại một số ngôi nhà mồ
ở làng Kép xã Iamnông huyện Chư Pảh tỉnh Gia-lai, người Gia rai trong khi trang
trí cho các cột tượng còn lấy ngay máu của trâu, bò - các con vật hiến sinh trong lễ
bỏ mả - để bôi lên cột tượng. Ngoài màu đỏ, màu đen cũng được sử dụng để trang
trí, màu đen được làm ra bằng cách dùng than củi giã nhỏ, trộn với nước thành thứ
nước đen, dùng bút tre vẽ lên thân tượng. Màu đỏ thường được người Gia-rai trang
điểm trên các bộ phận như cùi tay, khuỷu chân, đầu gối, màu đen trang trí các bộ
phận như tóc, mắt, miệng tượng.
Cùng với kiến trúc bên trong nhà mồ thì cái sàn (pơnang) đặt ngay vào chỗ
đầu người chết để thức ăn, cơm, rượu cho người chết cũng là phần rất quan trọng.
Pơnang gồm bốn cột tượng đẽo gọt hình con chó hoặc con công .
Khi làm xong nhà mồ, gia đình có người chết phải chuẩn bị gạo tẻ, gạo nếp
để làm cơm lam, chuẩn bị lợn, trâu, bò đủ ăn rượu đủ uống trong 4 ngày hội:
Ngày thứ nhất gọi là ngày vào hội (mút)
Ngày thứ hai gọi là ngày vỡ hội (pơ chanh)
Ngày thứ ba gọi là ngày rửa nồi (sach gó)
Ngày thứ tư gọi là ngày giải phóng cho người góa bụa (klei kơm lai)
Khoảng 3 giờ chiều của ngày thứ nhất các cô gái chuẩn bị cơm lam, các
chàng trai ra suối khiêng vác nước, gia đình có người chết chuẩn bị dắt trâu, bò ra
nhà mồ. Khi kết thúc phần nghi lễ, phần hội diễn ra tưng bừng không kém với
những điệu múa cồng chiêng vô cùng uyển chuyển. Những người đến tham dự lễ
Pơthi được chủ nhà tiếp đãi rượu, thịt, cơm lam, uống rượu thịt cơm lam xong họ
tiếp tục nhảy múa. Trò múa rối giật của những người già trong làng cũng thu hút
nhiều người đến xem rất đông vui. Đến gần sáng thanh niên về nhà nghỉ, các ông
già lại tiếp tục thay thế họ .
Ngày thứ hai, đồng bào giết trâu bò làm thịt. Đây là ngày đông nhất vui nhất
của lễ hội Bỏ mả. Không phân biệt già trẻ trai gái mọi người đều tham gia vào hoạt
động vui chơi múa hát. Tối đến cuộc vui tạm ngừng ai nấy về nhà nghỉ ngơi .
Ngày thứ ba, họ tiếp tục uống rượu ca hát ở nhà chủ lễ, so với hai ngày đầu
ngày này cũng không kém phần sôi nổi, họ hàng, anh em, xa gần của nhà chủ của

buôn làng kéo đến rất đông, mỗi người mang theo một nghè rượu, một con lợn, con
gà để góp vui… Trong ngày này đồng bào không đánh chiêng ở nhà mồ mà chỉ ăn
uống vui chơi ca hát, thăm hỏi nhau tại buôn làng. Cuộc vui này kéo đến tối thì tạm
ngưng .
Sang ngày thứ tư, đồng bào tiếp tục uống rượu, ngày này đồng bào làm lễ giải
phóng cho người góa bụa, người ta tắm gội cho người góa, mặc áo, váy mới cho
người góa. Người góa được cười đựợc hát như người bình thường. Sau ngày này,
người góa được hoàn toàn tự do, không phụ thuộc vào người chết nữa .
Bên cạnh nét đặc trưng về kiến trúc nhà mồ thì nét độc đáo của lễ Bỏ mả còn
được thể hiện qua trang phục, trình tự diễn xướng và nhạc cụ được sử dụng.
Tham gia lễ hội đàn ông đóng khố vải chàm dài khoảng 4m và rộng 0,30m có
đường viền hoa văn buông tua chỉ ở hai đầu, đàn bà mặc váy chàm có đường hoa
văn xung quanh váy. Trang phục tham gia lễ hội phải là những bộ mới nhất, hoa
văn rực rỡ nhất mà đồng bào đã chuẩn bị.
Khi lời khấn của chủ nhà chấm dứt thì chiêng, trống, đàn, arap gồm từ 9 đến
13 chiếc được gióng lên với âm hưởng vừa thiêng liêng vừa hoành tráng. Điệu
cồng chiêng và điệu múa của lễ hội bỏ mả là điệu "Tung Tai"-điệu của các Atâu
(hồn ma). Đoàn cồng chiêng và đoàn múa chuyển động xung quanh nhà mồ trong
nhịp điệu vừa lưu luyến vừa núi tiếc, bền chặt như sự chuyển động của núi rừng
sông suối Đi đầu đoàn là những người đeo mặt nạ nhảy múa. Sau đó là đội hình
múa của phụ nữ gồm từ 2 đến 6 người quay mặt lại phía đoàn cồng chiêng. Tiếp
sau nhóm múa là chiếc kiệu khiêng nhà thần đan băng tre, nứa. Dẫn đầu đoàn cồng
chiêng là nhóm khiêng và đánh trống, thường 4 hoặc 6 người khiêng một cái trống
lớn vừa nhún nhảy theo nhịp cồng chiêng. Một người đi bên cầm dùi đánh trống
thoe nhịp điệu. Sau trống là đoàn cồng chiêng gồm 9 đến 10 người. Các nhạc cụ
vừa nhún nhảy vừa chậm rãi tấu bài chiêng Atâu. Đoàn múa và đoàn cồng chiêng
chuyển động từ từ theo một vong khép kín ngược chiều kim đồng hồ quanh nhà
mả.
Qua lễ hội Bỏ mả đồng bào đã biểu lộ lòng thương tiếc, tình cảm, trách nhiệm
của mình với với người thân đã chết. Đây cũng là dịp để đồng bào qua lại thăm hỏi

lẫn nhau, cùng nhau trao đổi kinh nghiệm sản xuất để mùa vụ sau làm tốt hơn.
Ngoài ra, lễ hội góp phần giáo dục con cháu biết giữ gìn truyền thống văn hóa dân
tộc mình, giáo dục tinh thần đoàn kết cho thế hệ tương lai biết quý trọng tổ tiên và
lòng yêu thương con người. Giá trị văn hóa truyền thống không những được thể
hiện thông qua bữa ăn Bỏ mả
2
mà còn thể hiện ngay trong các nghi thức, đó là
những lời cúng. Lời cúng mang sắc thái nhân văn riêng biệt, phản ánh trình độ xã
hội và những quan điểm đặc thù về cái chết và tang ma .
Nếu chúng ta so sánh lễ bỏ mả của người Giarai với lễ bỏ mả của người BaNa
Tơ lô thì có sự giống nhau đó là các điệu múa xung quanh nhà mồ của người
Giarai và người BaNa Tơ lô cùng múa ngược theo chiều kim đồng hồ. Và sự khác
nhau đó là thầy cúng trong lễ hội bỏ mả của người BaNa Tơ lô là già làng còn
người Giarai là chủ nhà làm lễ. Đồ cúng của người BaNa là cúng bằng gà còn đồ
cúng của người Giarai là thịt trâu bò.
Lễ hội Bỏ mã là một nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Giarai nói riêng và
các dân tộc Tây Nguyên nói chung. Việc gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá
này không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với nền văn hoá của dân tộc Giarai mà còn có
tầm quan trọng trong việc góp phần xây dựng một nền văn hoá Việt Nam "thống
nhất trong đa dạng".
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Bình, Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, thực trạng và những vấn đề
đặt ra, NXB Chính trị quốc gia, 2004.
2. Ngô Văn Doanh, Bơ thi cái chết được hồi sinh, NXB Thế giới, 2007
3. Nguyễn Văn Huy, Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam, NXB Giáo dục
4. Lê Văn Ký (chủ biên), Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Quang Lê, Một số dân tộc thiểu
số ở Nam Tây Nguyên, NXB Văn hóa dân tộc.
2
Không chỉ toàn bộ dân làng từ già tới trẻ mà tất cả họ hàng, khách khứa từ các làng khác hoặc
người qua đường tình cờ tới dự lễ Bỏ mả đều được mời vào ăn, uống,chia thức ăn như nhau

×