Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bạn có bị bệnh tiểu đường? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.42 KB, 5 trang )

Bạn có bị bệnh tiểu đường?
Nếu bạn luôn háo nước, đi tiểu liên tục, ăn nhiều, rất
thèm đồ ngọt, hay buồn ngủ trong ngày, sụt cân không
rõ nguyên nhân… rất có thể bạn đã mắc bệnh tiểu
đường.
Số người mắc bệnh tiểu đường đang gia tăng nhanh chóng.
Triệu chứng của bệnh không nghiêm trọng nhưng hậu quả
do bệnh tiểu đường mang lại thì vô cùng nguy hiểm.
Tiểu đường là một căn bệnh mạn tính, có hai dạng là tiểu
đường type 1 và tiểu đường type 2. Tiểu đường type 1 còn
gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin, thường gặp ở những
người trẻ tuổi. Tiểu đường type 2 còn gọi là tiểu đường
không phụ thuộc insulin, thường gặp ở những người có thể
trạng thừa cân béo phì, hay xuất hiện từ độ tuổi trung niên.
Tiểu đường tuýp 2 cũng là dạng tiểu đường phổ biến nhất
hiện nay.
Tiểu đường gây biến chứng cho tim mạch như cao huyết
áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ
tim; gây biến chứng cho thận làm suy thận; biến chứng ở
mắt như mờ mắt, đục thủy tinh thể, mù mắt; biến chứng hệ
thần kinh như tê tay chân; làm cho cơ thể dễ bị nhiễm bệnh
và nặng nề nhất có thể dẫn tới tử vong.
Biến chứng của bệnh tiểu đường rất nguy hiểm bởi vậy
bệnh cần được phát hiện sớm để việc điều trị được thuận
lợi.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường
Bệnh nhân bị tiểu đường thường không tự phát hiện được
các triệu chứng bệnh do các biểu hiện khởi phát là những
triệu chứng không mấy nghiêm trọng. Nếu bạn thường
xuyên gặp các triệu chứng sau, bạn cần tới ngay bác sỹ vì


đó là những dấu hiệu của bệnh tiểu đường:
Háo nước: Đây là triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường.
Người mắc bệnh tiểu đường thường uống nước rất nhiều
nước mà vẫn khát.
Ăn nhiều do luôn có cảm giác đói và thèm đồ ngọt
Tiểu nhiều: Người bị bệnh tiểu đường thường đi tiểu
thường xuyên, nhiều lần cả ngày và đêm.
Ngủ ngày: Những đối tượng đang điều trị tiểu đường có
thời gian buồn ngủ trong ngày nhiều hơn những người
không bị bệnh gần 2 lần. Tuy nhiên tình trạng này cũng có
thể diễn ra ở nguời béo phì và trầm cảm.
Mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân
Nhìn không rõ
Vết thương lâu lành.
Nhiễm trùng đường tiểu tái đi tái lại.
Nóng, tê hoặc ngứa ran ở bàn chân và các ngón chân, nhiều
khả năng bạn đã mắc bệnh tiểu đường… Triệu chứng này
có thể còn là triệu chứng tuyến giáp có vấn đề.
Ai dễ mắc bệnh tiểu đường?
Béo phì là một yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường.
Gia đình có tiền sử có người mắc bệnh tiểu đường cũng
làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ít tập luyện thể dục, lười vận động.
Thói quen ăn uống nhiều đồ ngọt dẫn đến tình trạng tăng
đường ở trong máu và các rối loạn chuyển hóa khác.
Phụ nữ mang thai thừa cân, sinh con nặng hơn 4kg thường
do mắc chứng tiểu đường trong thai kỳ
Cao huyết áp
Rối loạn mỡ trong máu
Phòng bệnh tiểu đường

Để phòng bệnh tiểu đường, cần giữ cho lượng đường và
mỡ trong máu ở mức độ bình thường. Để đạt được điều đó,
phải chú trọng 3 khía cạnh sau:
- Thực phẩm dinh dưỡng:
+ Cắt giảm chất béo và calo
+ Duy trì một chế độ ăn ít cacbon hydrate và giàu protein
+ Ăn nhiều chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt.
Kiểm soát trọng lượng
Tập thể dục: Tập thể dục, tăng cường vận động nâng cao
sức đề kháng của cơ thể sẽ giúp bạn đẩy lùi nhiều bệnh tật
không riêng gì bệnh tiểu đường.
Điều trị bệnh tiểu đường bên cạnh liệu trình điều trị của bác
sỹ thì bệnh nhân tiểu đường cũng cần tuân thủ 3 khía cạnh
trên, nhất là cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hàng ngày
giành cho bệnh nhân tiểu đường đó là ăn nhiều chất xơ,
carbonhydrat, kiêng ăn chất béo, cholesterol, đồ ngọt, nên
ăn thành nhiều bữa nhỏ…

×