Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bí ẩn bát trận đồ của Gia Cát Lượng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.16 KB, 4 trang )


Bí ẩn bát trận đồ của Gia Cát Lượng
Thi hào Đỗ Phủ đời Đường đã tán tụng Khổng Minh Gia Cát Lượng rằng: “Công lớn trùm
non nước; Thành danh Bát trận đồ. Sông tuôn, đá chẳng chuyển; Di hận chửa bình Ngô”.
Ngày nay, ở thị trấn Di Mâu, huyện Tân Đô và dưới thành Bạch Đế, huyện Phụng Tiết thuộc
tỉnh Tứ Xuyên; Định Quân Sơn ở Miện Dương tỉnh Thiểm Tây; Tây Ap tỉnh Vân Nam đều
còn lưu lại di tích Bát trận đồ của Khổng Minh.
Thần bí thạch trận
Theo “Tam Quốc diễn nghĩa” hồi thứ 84, do sai lầm của Thục Chúa Lưu Bị nóng lòngtrảthù
cho Quan Công, đại tướng Đông Ngô là Lục Tốn đã phá tan quân Thục, đốt cháy doanh trại
liên tiếp 700 dặm và dẫn quân truy kích về hướng tây. Khi gần đến bến Ngư Phúc, Lục Tốn
thấy phía trước có một luồng sát khí xông thẳng lên trời, bèn dừng ngựa bảo bộ tướng “Phía
trước chắc có mai phục, không được khinh địch”, rồi cho lui quân, bày thành trận thế, cho
thám mã đi thám sát.
Quân về báo không có gì cả, Tốn không tin, xuống ngựa lên núi nhìn xuống, sát khí lại xông
lên, cho quân đi do thám lần nữa vẫn là phía trước không người. Trời đã về chiều, sát khí
càng nhiều, Lục Tốn do dự, sai người thân tín đi xem xét kỹ, kết quả là bên bờ sông có xếp
8, 9 đống đá lớn mà thôi, không một bóng người. Lục Tốn càng nghi, cho gọi thổ dân đến
hỏi, thổ dân thưa: “Nơi này gọi là bến Ngư Phúc. Gia Cát Lượng khi vào Thục đã luyện binh
ở đây, lấy đá xếp thành trận thế trên bến sông. Từ đó trở đi thường có khí tuôn như mây”.
Lục Tốn nghe xong cưỡi ngựa lên sườn núi xem thạch trận, thấy đá xếp bốn phương tám
hướng, đều có cổng, có cửa, bèn cười nói: “Đây là tà thuật làm mê hoặc người, có ích gì
đâu”, rồi xuống núi dẫn quân xông thẳng vào trong trận xem xét. Bộ tướng thưa “Trời đã tối,
xin đô đốc trở về”, “Tốn vừa muốn lui, hốt nhiên cuồng phong nổi dậy, trong chớp mắt cát
chạy đá bay, mịt mù trời đất. Chỉ thấy quái thạch sừng sững, đan chéo như gươm; Đất dựng
dọc ngang, trùng trùng như núi; Sóng dâng gào thét như tiếng trống dậy gươm khua. Lục
Tốn kinh hoàng nói: “Ta trúng kế Gia Cát Lượng rồi!”, muốn quay trở về, đã bít lối ra”.
1
Siêu thị điện máy nội thất Việt Long
www.vietlongplaza.com.vn
Di chỉ Bát trận đồ thời Tam Quốc


Nếu lúc ấy không có nhạc phụ của Gia Cát Lượng là Hoàng Thừa Ngạn chỉ đường dẫn lối ra
khỏi trận thì chắc Lục Tốn cùng quân lính đã bị khốn. Hoàng Thừa Ngạn cho biết: “Con rể ta
khi vào Thục có bày thạch trận ở đây, tên gọi là “Bát trận đồ”, tới lui có 8 cửa án theo Bát
môn độn giáp là Hưu, Sinh, Thương, Đỗ, Cảnh, Tử, Kinh, Khai. Mỗi giờ mỗi khắc biến hóa
vô cùng, có thể sánh với 10 vạn tinh binh. Trước khi ra đi có dặn lão phu là: “Sau này có đại
tướng Đông Ngô bị mê trong trận thì đừng dẫn ra. Lão phu ở trên núi thấy tướng quân đi từ
cửa Tử mà vào trận nên biết là không hiểu trận, chắc hẳn bị mê. Lão phu bình sinh hiếu
thiện, không nỡ để tướng quân bị hãm ở đây, nên đưa ra theo cửa Sinh vậy”. Tốn hỏi: “Ông
có học được trận pháp này không?”, Thừa Ngạn đáp: “Biến hóa vô cùng, không thể học
được”. Tốn kinh hoàng xuống ngựa bái tạ mà về, đến trại than rằng: “Khổng Minh đúng là
“Rồng nằm”! Ta không bằng được!”, rồi hạ lệnh rút quân”.
Những gì viết ở trên khó tránh khỏi việc La Quán Trung thần thánh hóa tài năng của Khổng
Minh. Tuy nhiên, nếu xét theo quan điểm khoa học ngày nay, rất có thể thạch trận được bố
trí như mê cung, theo nguyên tắc của ma trận, hoặc theo cơ sở cảm xạ địa sinh học, sắp xếp
phương vị theo nguyên lý cảm ứng điện từ, đồng thời dùng đá tạo sóng âm mạnh khiến
người vào bên trong bị ảo giác do nhiễu loạn từ trường cao. Thạch trận này được chính sử
“Tấn thư” quyển 9 xác nhận: “Khởi đầu Gia Cát Lượng tạo Bát trận đồ trên bến Ngư Phúc,
xếp đá thành 8 hàng, mỗi hàng cách nhau 2 trượng (khoảng 8m)”.
Nguyên lý Bát trận đồ
Người xưa thường gọi phương pháp bày binh bố trận là “bát trận”. “Bát trận đồ” vốn không
phải là sáng chế của riêng Võ Hầu Gia Cát Lượng. Đây là một loại trận pháp cổ, chỉ việc bố
trí binh lực và xác định phương pháp tác chiến dựa trên địa hình và địch tình.
Nhật Bản thời Chiến quốc cũng có Bát trận của Võ Điền Tín Huyền, gồm Ngư Lân, Hạc
Dực, Nhạn Hành, Loan Nguyệt, Phong Thỉ, Hàm Ach, Trường Xà, Phương Viên. Bát trận đồ
là tâm pháp sở đắc về binh pháp của Gia Cát Lượng, đúng như “Tam Quốc chí Thục thư”
viết: “Lượng giỏi ở suy nghĩ khéo lạ, làm ra nỏ liên châu, trâu ngựa bằng gỗ, suy diễn trận
pháp làm thành Bát trận đồ”.
2
Bày quân theo Bát trận đồ
Bát trận đồ căn cứ theo bát quái (8 quẻ) Càn, Khôn, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khảm, Đoài mà

bày thành 8 trận chính: Thiên phúc, Địa tải, Long phi, Xà bàn, Hổ dực, Điểu tường, Phong
tán, Vân thùy, được án theo 8 cửa. Trong đó cửa Sinh, Cảnh, Khai là cửa sinh, còn Hưu,
Thương, Đỗ, Tử, Kinh là cửa tử. Nếu không hiểu trận pháp mà đi lầm vào cửa tử thì không
thể nào ra được.
Trong trận lấy 5 người làm 1 ngũ (ngũ hành), 55 người thành 1 đội (số sinh thành của trời
đất, trời 25, đất 30), 8 đội thành 1 trận (440 người), 8 trận thành 1 bộ (3.520 người) là trận
tiểu thành. 8 bộ thành 1 tướng (28.160 người) là trận trung thành. 8 tướng là 1 quân (225.280
người) là trận đại thành. Từ bát quái biến ra trùng quái (64 quẻ), lấy 8 làm cơ sở mà nhân
lên, càng đông người thì trận càng lợi hại, chính như Hàn Tín nói “Đa đa ích thiện” càng
nhiều càng tốt.
Bát trận gồm 4 loại binh chủng: Quân kỵ, quân bộ, quân
cung nỏ và quân chiến xa phối hợp tác chiến, phân chia
thành dọc ngang 64 đơn vị chiến đấu, hợp thành một đại
phương trận (trận vuông lớn), trong đại phương trận lại
phân thành nhiều tiểu phương trận tựa lưng vào nhau tác
chiến, đại trận bọc tiểu trận, đại doanh bọc tiểu doanh. Khi
chiến đấu, quân chiến xa sẽ dùng xe, chướng ngại vật ngăn
cản sự xung kích của kỵ binh đối phương, tiếp đó quân
cung nỏ sẽ bắn tên, cuối cùng là bộ binh, kỵ binh tràn lên
3
cận chiến. Sau trận luôn có 24 đội kỵ binh (ứng với 24 tiết
khí), có thể cơ động phối hợp tác chiến với các tiểu trận
trong đại trận, tiến hành đánh đột kích hoặc bao vây. Khi
quân địch vào trong trận, các tiểu trận sẽ phát huy công
năng xé lẻ binh lực địch, biến hóa tùy theo thế công của
địch, các đội đều có thể tiếp ứng lẫn nhau, tuy động mà
không loạn, từ trận vuông biến thành trận tròn bọc lấy quân
địch, đầu đuôi tiếp cứu nhau như rắn Thường Sơn hai đầu,
nên trận pháp này còn gọi là “Thường Sơn xà trận”.
theo bee

( Tìm hiểu về Quách Gia - Quách Phụng Hiếu )
( Xem thêm : Khổng Minh khóc Chu Du )
Tổng hợp các bài về Khổng Minh - Gia Cát Lượng
Tổng hợp các bài về Tào Tháo - Tào Mạnh Đức
XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT HAY KHÁC
Mua hàng trả góp tại Việt Long
4

×