Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.08 KB, 1 trang )
LỜI MỞ ĐẦU
Hải sản là món ăn được nhiều người ưa thích. Chúng ta có thể thấy thực đơn
hải sản ở các nhà hàng và quán ăn là vô cùng phong phú và đa dạng. Đây là món ăn
không những ngon miệng mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ
thể. Tuy nhiên trong quá trình sinh trưởng và phát triển, do ảnh hưởng của môi
trường sống, của quá trình nuôi trồng, chế biến... hải sản cũng tích tụ nhiều chất độc
hại như chất khử trùng, chất kháng sinh, phụ gia thực phẩm, kim loại nặng và các
hợp chất của nó.
Trong sản phẩm hải sản, arsen được tìm thấy ở nhiều dạng hóa học khác nhau
với mức độ độc hại khác nhau. Dạng arsen độc hại nhất là arsen vô cơ (As(III) và
As(V)). Các dạng arsen hữu cơ như arsenobetaine (AB), arsenocholine (AC),
dimethylarsinic acid (DMA), monomethylarsinic acid (MMA), trimethylarsine
oxide (TMAO) thì có độc tính rất thấp hay gần như không độc. As(III) trong hải sản
tồn tại ở dạng liên kết hóa học với nhóm thiol –SH của các protein và các đại phân
tử, gây ức chế các enzyme trao đổi chất và có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính. Triệu
chứng ngộ độc arsen không phụ thuộc vào dạng arsen vô cơ, do quá trình chuyển
đổi qua lại của phản ứng oxy hóa - khử giữa As(III) và As(V) [24]. Do đó, việc
phân biệt hai dạng arsen vô cơ có lẽ là không cần thiết mà quan trọng là xác định
được tổng arsen vô cơ.
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi nghiên cứu qui trình xác định tổng arsen
bằng phương pháp vô cơ hóa ướt và tổng arsen vô cơ bằng phương pháp tách chiết.
Thiết bị dùng để phân tích arsen là hệ thống phổ phát xạ plasma ghép cặp cảm ứng
kết hợp với hệ tạo hydride. Từ kết quả phân tích hàm lượng arsen tổng và arsen vô
cơ, chúng ta có thể đánh giá độ an toàn sản phẩm thủy hải sản và là cơ sở để các cơ
quan chức năng đưa ra những qui định, giới hạn cho phép về hàm lượng arsen trong
quá trình xuất nhập khẩu.