Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Địa lý kinh tế - xã hội đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.65 MB, 201 trang )









T
T
R
R
Ư
Ư


N
N
G
G


Đ
Đ


I
I


H


H


C
C


A
A
N
N


G
G
I
I
A
A
N
N
G
G


K
K
H
H
O

O
A
A


S
S
Ư
Ư


P
P
H
H


M
M



























Đ
Đ


A
A


L
L
Ý
Ý


K

K
I
I
N
N
H
H


T
T




-
-


X
X
Ã
Ã


H
H


I

I


Đ
Đ


I
I


C
C
Ư
Ư
Ơ
Ơ
N
N
G
G


(
(
D
D
ù
ù
n

n
g
g


c
c
h
h
o
o


s
s
i
i
n
n
h
h


v
v
i
i
ê
ê
n

n


Đ
Đ


i
i


h
h


c
c


s
s
ư
ư


p
p
h
h



m
m
)
)



































































































































































#
#


"
"








B
B
i

i
ê
ê
n
n


s
s
o
o


n
n
:
:


T
T
h
h
s
s
.
.


L

L
Ê
Ê


T
T
H
H




N
N
G
G


C
C


L
L
I
I
N
N
H

H






A
A
N
N


G
G
I
I
A
A
N
N
G
G


0
0
3
3
/

/
2
2
0
0
0
0
7
7








MỤC LỤC

Lời nói đầu..................................................................................................................................1
Chương I. Đối tượng- Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Địa lý kinh tế xã
hội.......... …………………………………………………………………………………… 2
I-Đối tượng nghiên cứu của Địa lý kinh tế - xã hội....................................................................2
II- Địa lý kinh tế - xã hội và các khoa học có liên quan.............................................................2
1/ Địa lý học trong khoa học địa lý ................................................................................3
2/ Địa lý kinh tế- xã hội và các khoa học có liên quan ..................................................4
III- Địa lý Kinh tế- xã hội trong nhà trường và trong hoạt động thực tiển.................................4
1/ Trong thực tiển .........................................................................................................4
2/ Trong nhà trường .......................................................................................................5
IV- Các quan điểm cơ bản của Địa lý kinh tế – xã hội .............................................................5

V. Các phương pháp nghiên cứu địa lý kinh tế-xã hội ...............................................................6
Chương II.Môi trường-Tài nguyên và nền sản xuất xã hội................................................10
I- Môi trường và xã hội loài người: .........................................................................................10
II- Vai trò của môi trường địa lý và sự phát triển xã hội..........................................................11
II- Tài nguyên thiên nhiên và việc sử dụng chúng ...................................................................13
1/ Khái niệm và phân loại tài nguyên ............................................................................13
2/ Vai trò và việc sử dụng một số tài nguyên ...............................................................15
III- Môi trường và sự phát triển................................................................................................22
1/ Phát triển bền vững .................................................................................................22
2/ Vấ
n đề môi trường và phát triển bền vững ở các nước đang phát triển .................24
3/ Vấn đề môi trường và phát triển bền vững ở Các nước phát triển ........................25
Chương III. Địa lý dân cư......................................................................................................29
I.Sự biến đổi dân số .................................................................................................................29
A/ Khái niệm ...........................................................................................................................29
B/ Các chỉ tiêu đo sự biến đổi của dân số:................................................................................29
1/ Tỷ xuất sinh .............................................................................................................29
2/ Tỷ suất tử .................................................................................................................31
3/ Tỷ suất gia tăng tự nhiên (Natural Increase Rate) ...................................................33
4/ Tỷ suất gia tăng c
ơ giới (chuyển cư thực) ..............................................................34
II.Dân số thế giới .....................................................................................................................36
1/ Sự gia tăng dân số trên thế giới ................................................................................36
2.Xu hướng biến động của dân số thế giới ...................................................................38
III. Kết cấu dân số ......................................................................................................................41
1/ Khái niệm về kết cấu dân số ....................................................................................41
2/ Cơ cấu sinh học của dân số-Tháp dân số................................................................41
3/ Kết cấu dân tộc và các chủng tộc trên thế giới.......................................................45
4/ Cơ cấu xã hội của dân số........................................................................................50
IV- Phân b

ố dân cư...................................................................................................................53
1. Đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới .................................................................53
2.Mật độ dân số..........................................................................................................55
3.Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư..................................................57
V.Quần cư và đô thị hoá...........................................................................................................59
1. Các loại hình quần cư ............................................................................................59
2/ Vấn đề đô thị hoá ...................................................................................................62
Chương IV. một số vấn đề địa lý xã hội................................................................................71
I.Địa lý ngôn ngữ trên thế giới .................................................................................................71
II.Địa lý tôn giáo trên thế giới ..................................................................................................71
1. Khái niệm ...........................................................................................................................71
2.Vai trò của tôn giáo trong đời sống kinh tế- xã hội ..............................................................72
3. Sự phân bố các tôn giáo........................................................................................................73
III. Sự phân hoá chất lượng cuộc sống theo các chỉ tiêu phát triển nhân bản (HDI- Human
Development Index) .................................................................................................................80
1/ Khái niệm về chất lượng cuộc sống và chỉ tiêu phát triển nhân bản........................80
2/ Sự phân hoá CLCS theo các chỉ tiêu phát triển nhân bản ........................................80
3. Sự phân hoá HDI trên thế giới..................................................................................83
Chương V. Một số vấnđề về nền kinh tế...............................................................................88
I.Các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội .................................................................................88
1. Khái niệm nguồn lực ...............................................................................................88
2.Vai trò của nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội......................................88
3. Phân loại nguồn lực .................................................................................................88
II. Cơ cấu kinh tế - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế...................................................................92
1. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu công nghiệp .....................................................................92
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ( CDCCKT) .................................................................95
3. Các chỉ tiêu đánh giá nền kinh tế .............................................................................96
Chương VI.Địa lý nông nghiệp và ngư nghiệp ..................................................................100
I.Vai trò của nông nghiệ
p trong nền kinh tế quốc dân ...........................................................100

II. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất nghiệp .................................................................101
III.Các phương thức kinh doanh trong nông nghiệp : ............................................................102
IV.Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ..................................103
1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ........................................................103
2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................................104
V.Tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp trên thế giới ...............................................105
A. Địa lý ngành trồng trọt: .........................................................................................105
B. Địa lý cây lương thực ............................................................................................106
C. Địa lý cây công nghiệ
p .........................................................................................114
D. Địa lý các ngành chăn nuôi ...................................................................................123
E. Địa lý ngư nghiệp...................................................................................................127
F. Địa lý lâm nghiệp ..................................................................................................129
VI. Liên kết nông- công nghiệp và các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp .................131
1. Liên kết nông – công nghiệp ................................................................................132
2. Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ................................133
Chương VII.Địa lý công nghiệp...........................................................................................137
I. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân ......................................137
II.Công nghiệp hoá .................................................................................................................138
II. Các hình thức tổ chức sản xuất xã hội trong công nghi
ệp .................................................139
IV.Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp thế giới .....................140
1.Đường lối, chính sách phát triển kinh tế- xã hội của nhà nước ..............................140
2.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .....................................141
3. Các nhân tố kinh tế xã hội .....................................................................................141
V. Cách mạng khoa học- kỹ thuật trong công nghiệp ............................................................141
1. Tác dụng của khoa học- kỹ thuật trong công nghiệp .............................................141
2. Nội dung của cách mạng KHKT trong công nghiệp .............................................142
3. Các định hướng lớn để phát triể
n KHKT trong công nghiệp ................................142

VI.Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ....................................................................143
1. Xí nghiệp công nghiệp............................................................................................143
2. Điểm công nghiệp...................................................................................................143
3. Cụm công nghiệp....................................................................................................143
4. Trung tâm công nghiệp...........................................................................................144
5. Khu công nghiệp ....................................................................................................145
6. Vùng công nghiệp .................................................................................................146
VII. Hiện trạng, xu hướng phát triển và phân bố các ngành công nghiệp quan trọng trên
thế giới ..... ............................................................................................................................147
1. Các ngành công nghiệp nặng .................................................................................147
1.1.Ngành công nghiệp năng lượng ..............................................................147
1.2.Ngành công nghiệp luyện kim..................................................................153
1.3. Ngành công nghiệp cơ khí ......................................................................154
1.4.Công nghiệp điện tử - tin học ..................................................................157
1.5.Công nghiệp hóa chất ..............................................................................158
2..Các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm .......................................160
Chương VIII.Địa lý dịch vụ .................................................................................................165
A. Những vấn đề chung..........................................................................................................165
1.Khái niệm dị
ch vụ. ..................................................................................................165
2.Vai trò của dịch dụ. .................................................................................................165
3.Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. ................166
4.Đặc điểm phân bố ngành dịch vụ trên thế giới .......................................................167
B. Địa lý các ngành dịch vụ....................................................................................................167
I.Địa lý giao thông vận tải và thông tin liên lạc .....................................................................167
1. Giao thông vận tải: .................................................................................................167
1.1. Đặc điểm của ngành giao thông vận tải(GTVT) .....................................167
1.2.Ngành GTVT trong nền kinh tế quốc dân: ...............................................168
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành GTVT ......171
1.4.Tình hình phát triển và phân bố GTVT trên thế giới ...............................172

2.Ngành thông tin liên lạc( TTLL) .............................................................................182
2.1. Vai trò của ngành TTLL .........................................................................183
2.2. Tình hình phát triển của ngành TTLL ...................................................183
II.Địa lý thương mại ..............................................................................................................184
1.Vai trò của thương mại ...........................................................................................184
2. Các tổ chức thương mại trên thế giới ....................................................................189
III. Ngành du lịch ...................................................................................................................190
1. Khái quát ................................................................................................................190
2.Các điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch ...............................191
3. Hiện trạng và xu hương phát triển du lịch trên thế giới ........................................195

BẢNG VIẾT TẮT


APK: Liên kết nông – công nghiệp
CMH : Chuyên môn hoá
CLCS : Chất lượng cuộc sống
DT: diện tích
ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
ĐKTN : Điều kiện tự nhiên
ĐKKT-XH: Điều kiện kinh tế- xã hội
FAO : Tổ chức lãnh thổ và nông nghiệp Liên Hợp Quốc
FDI :Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngòai
GTVT: Giao thông vận tải
GDP:Tổng sản ph
ẩm trong nước
GNP:Tổng sản phẩm quốc dân
GATT: Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
HTH : Hợp tác hoá

HDI: Chỉ tiêu phát triển nhân bản
KCN: Khu công nghiệp
KCX: Khu chế xuất
KTXH: Kinh tế xã hội
KHKT: Khoa học kỹ thuật
LHH: Liên hợp hoá
NGO:Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ
ODA:Viện trợ phát triển chính thức
PPP:sức mua tương đương (Purchasing Power Parity)
SX : Sản xuất
TTCN: Trung tâm công nghiệp
TTHNN: Th
ể tổng hợp nông nghiệp
TNTN: Tài nguyên thiên nhiên
WTO:Tổ chức thương mại thế giới


LỜI NÓI ĐẦU


Địa lý kinh tế -xã hội đại cương là một môn học có tầm quan trọng đặc biệt trong chương
trình đào tạo sinh viên Địa lý của các trường Cao đẳng và Đại học sư phạm ở nước ta. Tính
chất quan trọng của nó được thể hiện ít nhất về hai phương diện: Đó lá chiếc cầu nối giữa khối
kiến thức địa lý tự nhiên với khối kiến thức
địa lý kinh tế xã hội; là cơ sở không thể thiếu được,
làm nền tảng cho việc học tập các học phần thuộc lĩnh vực kinh tế xã hội như Địa lý kinh tế xã
hội Thế giới, Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam…
Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ sở nghiên cứu thuận lợi học phần Địa lý kinh tế
xã hội đại cương, giáo trình được biên soạ
n với mục tiêu chủ yếu là cung cấp cho sinh viên

những kiến thức cơ bản về đối tượng, nhiệm vụ phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
địa lý kinh tế xã hội. Nắm được các khái niệm cơ bản , quy luật chung và bức tranh toàn cảnh
trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi trường cũng như về địa lý dân cư, quần cư.
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cần thiết về các nguồ
n lực phát triển kinh tế, về cơ cấu
kinh tế và hệ thống không gian nền kinh tế, về vai trò đặc điểm và tổ chức sản xuất các ngành
kinh tế chủ yếu : nông- lâm- ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, trong đó chú ý đến các vấn đề
lý luận mới để soi sáng thực tiển nước ta, trên cơ sở chương trình khung, dựa vào nhiều tài liệu
có liên quan và cập nhật theo những số liệu g
ần đây nhất.
Về nội dung , giáo trình bao gồm 2 phần với 8 chương
Phần thứ nhất (học phần I) là phần Địa lý kinh tế xã hội đại cương I, có 4 chương đề cập
đến đối tượng- nhiệm vụ- phương pháp nghiên cứu, môi trường- tài nguyên thiên nhiên và nền
sản xuất xã hội; địa lý dân cư và quần cư, một số vấn đề của địa lý xã hội.
Phần thứ hai (họ
c phần II) là Địa lý kinh tế xã hội đại cương II cũng có 4 chương và trình
bày về cơ cấu nền kinh tế; địa lý nông nghiệp; địa lý công nghiệp;địa lý dịch vụ.
Ngoài phần lý thuyết, trong giáo trình còn có các câu hỏi cuối chương , các phần thực
hành nhằm góp phần củng cố kiến thức va rèn kỹ năng địa lý cần thiết cho sinh viên.
Mong muốn của người biên soạn là giúp cho sinh viên dễ dàng nắm bắt và tiếp cận nhanh
vớ
i những vấn đề kinh tế xã hội chung nhất, làm nền tảng cho việc nghiên cứu những học phần
thuộc các vấn đề kinh tế xã hội sau này.










An Giang ngày 15 tháng 6 năm 2006
Người biên sọan

Lê Thị Ngọc Linh


AN GIANG UNIVERSITAS
1

CHƯƠNG I

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ
KINH TẾ- XÃ HỘI
********
I-Đối tượng nghiên cứu của Địa lý kinh tế – xã hội
-Đại hội lần thứ 2 của hội địa lý Liên Xô (1955) đã đưa ra định nghĩa như sau “Địa lý
kinh tế là một bộ môn khoa học xã hội thuộc hệ thống xã hội nghiên cứu phân bố địa lý của sản
xuất được hiểu như sự thống nhất của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất các điều kiện
vàđặc điểm phát tri
ển của nó ở các nước và các vùng khác nhau.”
Trong nhiều năm, định nghĩa này được thừa nhận rộng rãi và được xem như là định
nghĩa kinh điển của Địa lý kinh tế . Định nghĩa trên đã xác định các nội dung nghiên cứu của
Địa lý kinh tế .
1/ Sự phân bố địa lý sản xuất : sản xuất ở đây được hiểu như sự thống nhất của lực
lượng sả
n xuất và quan hệ sản xuất
2/ Điều kiện sản xuất: Gồm các điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội
3/ Đặc điểm phát triển của sản xuất

4/ Quy mô lãnh thổ của sản xuất: Gồm có 2 quy mô cơ bản là quy mô quốc gia và quy
mô vùng (vùng kinh tế)
Bốn nội dung trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và đều nhằm vào nội dung cơ bản là
tìm hiểu và lý giải v
ề sự phân bố
- Một quan niệm khác về đối tượng nghiên cứu của địa lý kinh tế-xã hội là chú trọng trên
tính tổng hợp của nền sản xuất xã hội. Quan niệm này là dựa trên định nghĩa cho rằng :ĐLKT
nghiên cứu thể tổng hợp lãnh thổ sản xuất xã hội (còn gọi là thể tổng hợp lãnh thổ sản xuất)
.Như vậy, quan niệm này nhằm vào mục đích cơ
bản là xác định các đơn vị lãnh thổ của các
nền sản xuất xã hội theo quy mô khác nhau và có các mối quan hệ đặc thù về mặc tự nhiên dân
cư và sản xuất làm cho các đơn vị đó có tính độc đáo.
- Hiện nay hầu hết các nhà địa lý đều xuất phát trên quan điểm hệ thống để xác định đối
tượng nghiên cứu của địa lý sản xuất xã hội . Y-U-G. XAUSKIN (1975) cho rằng: “Địa lý
kinh tế là khoa họ
c về quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của các hệ thống kinh tế-
xã hội theo lãnh thổ và điều khiển các hệ thống ấy”. Z-E-DZENIS cũng cho rằng : “Đối
tượng nghiên cứu chủ yếu Địa lý kinh tế- xã hội chủ yếu là địa hệ kinh tế xã hội, mà một
trong những bộ phận cơ bản của nó là hệ thống kinh tế”.
Địa hệ này được trình bày như là một tập h
ợp của 5 nhóm chính tạo nên nó:
1/ Các tài nguyên thiên nhiên
2/ Các nguồn vật chất, trong đó có thiết bị sản xuất
3/ Các nguồn lao động.
4/ Các nguồn thông tin , tri thức khoa học , công nghệ học .....
5/ Các biến đổi về quản lý kinh tế
Mặc dù có những quan niệm khác nhau về đối tượng nghiên cứu của địa lý kinh
tế – xã hội, nhưng có thể thấy rằng các quan niệm này đều có một nét chung là chú ý đến tính
lãnh thổ (tính địa lý) của nền sản xu
ất xã hội tức là nó chú ý đến việc xem xét và lý giải những

biểu hiện không gian trên bề mặt của các hoạt động sản xuất. Nói ngắn gọn nó diễn đạt rằng:
Địa lý kinh tế là khoa học nghiên cứu khía cạnh lãnh thổ của sản xuất xã hội.
Từ nửa sau thập niên 70 cho đến nay, tên gọi của ngành khoa học này trước đó là địa lý
kinh tế đã được chuyển thành địa lý kinh tế – xã hội và tồn t
ại cho đến ngày nay. Sự thay đổi
AN GIANG UNIVERSITAS
2
này không phải đơn thuần về hình thức là tên gọi, mà thực chất là ở nội dung của nó. Vậy tại
sao phải đổi tên gọi cũng như đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học này, và nó có những
bổ sung gì ?
Thứ nhất , nếu như quan niệm của Đại hội lần thứ 2 của hội Địa Lý Liên Xô đã mở ra
một trang mới trong lịch sữ phát triển của khoa học đị
a lý kinh tế. Song cần lưu ý rằng con
người đâu chỉ có mỗi một việc là sản xuất dù rằng sản xuất có ý nghĩa cực kỳ quan trọng ở chỗ
không có nền sản xuất, thì không thể tồn tại xã hội loài người. Bên cạnh phần “sản xuất ” còn
có phần “xã hội” với hàng loạt mối quan hệ đa dạng, chằng chịt, phức tạp có ảnh hưởng trực
ti
ếp hoặc gián tiếp tới sản xuất. Như vậy nghiên cứu địa lý kinh tế mới chỉ là điều kiện “cần”
mà chưa “đủ ”đối với ngành khoa học này.
Thứ hai về phương diện thực tiển, lúc này cách mạng khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi
tương quan giữa các lĩnh vực của nền kinh tế. Các hoạt động phi sản xuất của con người ngày
càng phát triện nhanh v
ề số lượng và chất lượng. Đó là sự bành trướng theo đúng xu thế của
lĩnh vực dịch vụ so với giữa thập niên 50. Về phương diện dân cư, nếu chỉ nghiên cứu động
lực, kết cấu, phân bố, các hình thức quần cư…thì chưa đủ mà còn phải quan tâm đến hàng loạt
vấn đề về văn hoá, xã hội có liên quan như dân tộc, tôn giáo, việc làm, giáo dục, y tế…rồi còn
nhiều vấn đề về xã hội học, tâm lý học như nhu cầu, giá trị, hành vi….ngày càng được sử dụng
rộng rãi trong Địa lý học để phân tích, lý giải các hiện tượng địa lý kinh tế. Như vậy đối tượng
nghiên cứu của Địa lý kinh tế – xã hội được bổ sung các khía cạnh xã hội và việc tổ chức đời
sống xã hội theo lãnh thổ

Rõ ràng, Địa lý kinh tế – xã hội là một khoa học độc l
ập tiếp tục Địa lý kinh tế trước đó.
Việc bổ sung cụm từ “ xã hội ” vào tên gọi là muốn nhấn mạnh một số điểm chính sau đây:
+ Các hiện tượng kinh tế cần được xem xét trong mối liên hệ biện chứng với hệ thống xã
hội, chính trị bắt đầu từ sản xuất.
+ Chú ý hơn tới khía cạnh lãnh thổ của xã hội và các vấn đề chủ
yếu của xã hội mà Địa
lý học phải quan tâm.
+ Đáp ứng đầy đủ hơn tình hình nhiệm vụ của Địa lý kinh tế trong giai đoạn trước mắt và
lâu dài.
Với những lý do đó, có thể nêu ra quan niệm sau đây của E.V. Alaev (1883): Địa lý kinh
tế xã hội làmột khoa học nghiên cứu các quy luật phân bố sản xuất xã hội (hiểu là sự thống
nhất giữa sức sản xuất và quan hệ s
ản xúât ) và sự định cư của dân cư (nói cách khác là tổ
chức lãnh thổ đời sống xã hội ) cũng như các đặc điểm của chúng được thể hiện ở các
nước, các vùng khác nhau .
II- Địa lý kinh tế - xã hội và các khoa học có liên quan
1/ Địa lý học trong khoa học địa lý:
Địa lý học (Geography) là một bộ môn ra đời rất sớm và trãi qua các giai đoạn khác nhau
- Giai đoạn đầu tiên: Được gọi là giai đoạn mô tả. Giai đoạn này kéo dài hàng nghìn
năm và gắn liền với tên gọi của nó: Geography tức là mô tả trái đất (Geo: Trái đất, Graphy: là
ghi chép , mô tả). Trong giai đoạn mô tả, các nhà địa lý mô tả cả tự nhiên và nhân văn (xã hội).
Vì vậy giai đoạn mô tả còn được gọi là giai đoạn
địa lý thống nhất .
-Giai đoạn phát triển từ mô tả sang lý luận: Khoa học làm cho địa lý học bị phân chia
thành nhiều môn khoa học khác nhau. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn địa lý phân hoá
Địa lý học không còn là một khoa học đơn nhất mà là một hệ thông phức tạp gồm các
khoa học tự nhiên và khoa học xã hội liên kết bởi nguồn gốc và mục đích chung gọi là hệ thống
khoa học đị
a lý, bao gồm các ngành khoa học như sau:

* Địa lý tự nhiên : Nghiên cứu các tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên
AN GIANG UNIVERSITAS
3
* Địa lý kinh tế (hay Địa lý xã hội): Nghiên cứu sự phân bố sản xuất hay tổng các tổng
thể lãnh thổ sản xuất - xã hội và các ngành bộ phận của nó như địa lý công nghiệp, địa lý nông
nghiệp, địa lý dân cư v.v..
* Bản đồ học: Là một bộ môn khoa học kỹ thuật đặc biệt được xếp vào hệ thống khoa
học địa lý do nguyên nhân lịch sử và do sự liên quan giữa mục đích và nhi
ệm vụ cơ bản của nó
với các khoa học địa lý.
Ngoài ra, tham gia vào hệ thống khoa học địa lý còn có các ngành khoa học có tính
chất liên bộ môn như: địa lý địa phương, địa lý tài nguyên, địa lý y học, địa lý du lịch, địa lý
quân sự....

2/ Địa lýKinh tế- xã hội và các khoa học có liên quan:
a.-
Quan hệ với sử học: xã hội loài người phát triển và hoạt động trong môi
trường địa lý , điều đó làm cho địa lý kinh tế gắn bó với lịch sử các giai đoạn lịch sử phản ánh
trình độ phát triển kinh tế của các dân tộc, trình độ của lực lượng sản xuất (chủ yếu qua công cụ
sản xuất)
b
.- Quan hệ với dân tộc học: Địa lý liên kết với dân tộc học hình thành bộ môn
dân tộc địa lý học bộ môn này có đối tượng rõ ràng, có ích cho địa lý kinh tế vì nó giải đáp
được yêu cầu lịch sử phân bố các dân tộc, lịch sử phân bố các nền văn hoá các dân tộc trong
các khu vực, lịch sử cải tạo môi trường địa lý của các dân tộc, truyền thống sản xuất, cư trú,
sinh hoạt của các dân tộc trên lãnh thổ.
c.-
Quan hệ với thống kê học: Địa lý kinh tế cần sử dụng các số liệu thống kê.
Qua số liệu thống kê, giúp cho Địa lý kinh tế thấy được hiện trạng kinh tế trong mọi lĩnh vực
kinh tế.

d
.- Quan hệ với toán học: Ngày nay Địa lý kinh tế –xã hội có xu hướng “toán
học hóa” nên yêu cầu các nhà Địa lý kinh tế –xã hội phải biết toán học để đọc được các tài liệu
địa lý.
e.-
Ngoài ra Địa lý kinh tế- xã hội còn liên quan với một số ngành khoa học
kỹ thuật: Các nhà địa lý cần biết những cơ sở kỹ thuật của ngành công nghiệp, nông nghiệp,
giao thông, xây dựng, các công trình tổng hợp kinh tế lớn, quy hoạch các vùng dân cư lớn.... Vì
thế luôn theo dõi thường xuyên các thành tựu mới nhất của các ngành khoa học kỹ thuật và biết
vận dụng đúng đắn vào việc nghiên cứu Địa lý kinh tế là điều rất cần thiết
III-
Địa lý Kinh tế- xã hội trong nhà trường và trong hoạt động thực tiển:
1/
Trong thực tiển : Nhiệm vụ chung nhất của Địa lý kinh tế –xã hội là tổ chức lãnh
thổ sản xuất xã hội. Nhiệm vụ này liên quan trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu của nó . Từ
nhiệm vụ chung nói trên, Địa lý kinh tế –xã hội có những nhiệm vụ cụ thể như:
-Tham gia vào việc điều tra cơ bản các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện tự
nhiên , đánh giá đúng về mặt kinh t
ế và định hướng vào việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài
nguyên môi trường.
-Nghiên cứu sự phân bố sản xuất và những mối liên hệ kinh tế trong các hoạt động sản
xuất xã hội để đề xuất những biện pháp tổ chức lãnh thổ sản xuất hợp lý, hoàn thiên sự phân
công lao động theo lãnh thổ
-Nghiên cứu lý luận phân vùng và quy hoạch sản xuất theo vùng lãnh thổ đễ đề xuất
căn cứ
khoa học cho công tác phân vùng , quy hoạch các vùng sản xuất hợp lý đạt hiệu quả
kinh tế cao
- Nghiên cứu dân cư và các vấn đề có liên quan là nhiệm vụ không thể thiếu được
của Địa lý kinh tế – xã hội. Dân cư với tính cách vừa là lực lượng lao động, vừa là thị trường
tiêu thụ cùng với sự đa dạng về quần cư và hàng loạt khía cạnh văn hoá, xã hội của nó như

AN GIANG UNIVERSITAS
4
chủng tộc- dân tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, chất lượng cuộc sống… Kể từ nửa sau thập niên 70 của
thế kỷ XX, nhiệm vụ trên ngày càng trở nên quan trọng. Những biến động sâu sắc của nền kinh
tế xã hội thế giới và những thành tựu lớn lao khi nhân loại đang tạo dựng và làm chủ nền kinh
tế trí thức đã mở ra cho Địa lý kinh tế- xã hội cùng với các ngành khoa học khác những thờ
i cơ
và cả những thách thức mới trên chặng đường phát triển của mình
-Nghiên cứu địa lý kinh tế thế giới nhằm nắm vững đặc điểm xu hướng và kinh
nghiệm tổ chức sản xuất ở các nước góp phần vào việc tổ chức sản xuất ở mỗi nước
-Hoàn thiện các vấn đề lý luận của Địa lý kinh tế –xã hội để nâng cao khả năng
đáp
ứng các yêu cầu thực tiển sản xuất- xã hội.
2/ Trong nhà trường: Góp phần trang bị các kiến thức cần thiết về tổ chức
sản xuất xã hội cho thế hệ trẻ, tạo điều kiện tốt cho mỗi công dân tham gia tích cực vào đời
sống xã hội
IV-
Các quan điểm cơ bản của Địa lý kinh tế – xã hội : Phương pháp luận của địa lý kinh tế-
xã hội
1/
Quan điểm lãnh thổ: Còn gọi là quan điểm “vùng” là quan điểm đặc thù của địa lý.
Trong thực tế, các sự vật, hiện tượng địa lý luôn có sự phân hoá trong không gian làm cho
chúng có sự khác biệt giữa nơi này với nơi khác . Sự khác biệt đó còn gọi là “sự sai biệt lãnh
thổ” . Quán triệt quan điểm “lãnh thổ” người nghiên cứu phải chú ý đến “sự sai biệt lãnh
thổ"của các sự kiện hiện tượng nhằm tìm ra những nét độc
đáo của lãnh thổ nghiên cứu
2/
Quan điểm tổng hợp: Thực chất là vận dụng quan điểm biện chứng trong địa lý, mối
quan hệ qua lại là thuộc tính chung nhất của thế giới khách quan. Các sự vật hiện tượng của thế
giới khách quan luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau bằng các mối quan hệ tác động, ảnh

hưởng, liên kết, chuyễn hoá, thúc đẩy hay ức chế lẫn nhau rất phức tạp.
Quán triệt quan điểm “tổng h
ợp” đòi hỏi người nghiên cứu phải xem xét các hiện tướng
sự vật trong mối quan hệ tác động giữa chúng, tránh tách rời hoặc xem xét chúng một cách
riêng lẽ .
3/ Quan điểm hệ thống : Một vài thập kỷ gần đây, quan điểm hệ thống thường được sử
dụng trong nghiên cứu Địa lý kinh tế – xã hội. Phần cốt lõi của quan điểm này là ở chỗ đối
tượng nghiên cứu được coi là một hệ thống. Hệ thống đó bao gồm nhiều phân hệ (hay hệ thống
nhỏ) có mối quan hệ qua lại mất thiết với nhau. Chỉ cần thay đổ
i nhỏ của một phân hệ sẽ dẫn
đến những hậu quả dây chuyền và ảnh hưởng đến hoạt động chung của cả hệ thống
4/
Quan điểm lịch sử: Các sự vật hiện tượng mà địa lý nghiên cứu là những hiên tượng
có tính lịch sử , tức là chúng có sự vận động và phát triển theo thời gian. Quán triệt quan điểm
“lịch sử” trong nghiên cứu địa lý kinh tế – xã hội là chú ý đến sự hình thành, phát triển của sự
vật hiện tượng nghiên cứu . K-I-IVANOV cho rằng “không thể tưởng tượng được rằng sản
xuất- xã hội hiên nay với phân công lao động về mặt địa lý tách kh
ỏi những hình thái sản xuất-
xã hội đã hình thành và xuất hiện trong lịch sử”
Như vậy quán triệt quan điểm “lịch sử” là tìm đến nguồn gốc lịch sử của các sự vật hiện
tượng đang tồn tại, lý giải nguyên nhân hình thành và phát triển của chúng, xác định xu hướng
(quy luật) vận động phát triển của các sự vật hiện tượng đó. Quan điểm “lịch sử
” giúp cho
người nghiên cứu hiểu biết đầy đủ và sâu sắc hiện tại, thấy được bản chất của sự vật hiện
tượng , mặt khác nó giúp cho ngươì nghiên cứu có cái nhìn “động” tránh xem xét các sự vật
hiện tượng một cách “tỉnh tại”. Bởi vì “bản chất là hình thức mới của thể tổng hợp phải từ cái
củ mà ra chứ không từ cái không có gì cả và trong từng bản chất mới , trong m
ỗi hình thức mới
đều chứa đựng cả cái củ và cái mới đang mâu thuẩn với nhau, đấu tranh với nhau và thường
AN GIANG UNIVERSITAS

5
xuyên động” (Trectinkin trang 302) N-N-Blanxky cho rằng: “Không có quan điểm lịch sử thì
không thể hiễu được triệt đễ cái gì cả”.
5/ Quan điển “Viễn cảnh”:
Mendeleev đã viết “mọi khoa học đều nhằm 2 mục đích Thấy trước và có lợi”. Quan điểm
“viễn cảnh” chính là nhằm vào mục đích “thấy trước” của khoa học. Nó đảm bảo tính dự kiến
(dự báo) cho tương lai .
Ta đã biết mọi sự vật hiện tượng đều vận động và phát triển do đó nếu như “hôm nay”
khác “hôm qua” thì “ngày mai” sẽ khác “hôm nay” nghĩa là không có cái tồn tại vĩnh viễ
n và
bất biến. Nói như G-X-XAUSKIN, nhà địa lý phải “căng một sợi dây logic từ quá khứ-hiện tại-
tương lai” . N-N BARANXKY cũng cho rằng “nghĩa cơ bản của việc nghiên cứu khoa học một
vùng trong điều kiện của chúng ta chính là nhằm trong việc dự kiến triễn vọng của vùng đó.
Quán triệt quan điểm “Viễn cảnh” người nghiên cứu phải căn cứ vào xu hướng vận
động c
ủa sự vật hiện tượng đó, lập các dự báo có căn cứ khoa học cho tương lai, đảm bảo tính
sáng tạo và tính tích cực của ĐLKT. Nó hoàn tòan xa lạ với việc vẽ ra một tương lai viễn vong
không căn cứ thực te . Vì vậy quan điểm “viễn cảnh” gắn liền với quan điểm “lịch sử” nhằm
đảm bảo tính kế thừa trong nghiên cứu khoa học.
6/ Quan điểm kinh tế : Trong nghiên cứu Địa lý kinh tế -xã hội, quan điểm kinh tế cũng
cần được coi trọng. Quan điểm này được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu kinh tế cụ thể như
tốc độ tăng trưởng, hiệu quả kinh tế…Trong cơ chế thị trường, việc sản xuất phải đem lại lợi
nhuận và tất nhiên, khó có thể chấp nhận sự thua lỗ triề
n miên. Tuy nhiên cũng nên tránh xu
hướng có thể gặp là phải đạt mục tiêu kinh tế bằng mọi giá. Điều đó rất nguy hiểm vì nếu thiếu
nhìn xa trông rộng thì những món lợi trước mắt về kinh tế sẽ không bù đắp được những tổn thất
to lớn lâu dài gây ra từ chính những món lợi đó
7/ Quan điểm phát triển bền vững : Đây là khía niệm tương đối mới, ra đời trên cơ sở
đúc rút kinh nghiệm phát triển của các quốc gia trên hành tinh, phản ánh xu thế phát triển của
thời đại và định hướng cho tương lai của nhân loại. Đối với việc nghiên cứu Địa lý kinh tế -xã

hội, phát triển bền vững có thể vừa là quan điểm, vừa là mục tiêu nghiên cứu.
Quán triệt quan điểm phát triển bền vững đòi hỏ
i phải đảm bảo sự bền vững cả 3 mặt :
kinh tế , xã hội và môi trường. Về mặt kinh tế , đó là tốc độ tăng trưởng, hiệu quả và sự ổn định
của nền kinh tế. Dưới góc độ xã hội, phải chú trọng đến việc xoá đói giảm nghèo, xây dựng thể
chế và bảo tồn di sản văn hoá dân tộc. Còn về phương diện môi trường là giữ
gìn tính đa dạng
sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn sự ô nhiễm và xuống cấp của môi trường.
8/ Cần lưu ý rằng,trong quá trình nghiên cứu Địa lý kinh tế – xã hội, các quan điểm
cơ bản nói trên được vận dụng không phải một cách riêng lẽ mà là một cách tổng hợp. Việc vận
dụng tổng hợp các quan điểm giúp cho công trình nghiên cứu không bị phiến diện, một chiều là
đem lại những kết quả có độ tin cậy cao. Trên nền chung đó, phụ thuộc vào nội dung, thời gian
và địa điểm nghiên cứu cụ th
ể mà quan điểm này hay quan điểm kia được chú trọng nhiều hơn.
V. Các phương pháp nghiên cứu địa lý kinh tế-xã hội
Địa lý kinh tế – xã hội sử dụng những phương pháp riêng và những phương pháp
chung của các ngành khoa học khác.
- Các phương pháp chung như quan sát, thí nghiệm, phân tích, hình mẫu, tổng hợp
- Địa lý kinh tế – xã hội vận dụng các phương pháp chung trên kết hợp sử dụng
phương pháp riêng của mình như bản đồ kinh tế thực địa, thực nghiệm trong phòng, mô hình
hoá, thống kê địa lý (lập biểu bảng, sơ đồ, đô thị....)
1/Phương pháp thu thập tài liệu : là phương pháp truyền thống được sử dụng trong
các nghiên cứu nói chung và nghiên cứu Địa lý kinh tế – xã hội nói riêng. Khoa học không thể
AN GIANG UNIVERSITAS
6
phát triển được nếu thiếu tính kế thừa, sự tích luỹ những thành tựu của quá khứ. Các nguồn tài
liệu cần thu thập tương đối đa dạng, phong phú bao gồm các tài liệu đã được xuất bản, tài liệu
của các cơ quan lưu trữ và các cơ quan khác nhau theo chương trình hay đề tài nghiên cứu và
cả những tài liệu trên mạng Internet trong những năm gần đây…
Đối với công tác nghiên cứu Địa lý kinh tế – xã hộ

i , trước hết cần quan tâm đến các
dạng thông tin sau đây :
- Dạng trình bày bằng văn bản ( các bách khoa toàn thư, sách, tạp chí, kết quả của
các chương trình hay đề tài nghiên cứu có liên quan
- Các số liệu thống kê
- Các bản đồ, ảnh hàng không, viễn thám
- Các dạng khác : thực địa, điều tra , khảo sát trên mạng…
Các nguồn tài liệu này thường được lưu trữ ở các cơ quan chức năng củ
a trung ương
và của các địa phương
2/
Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh :
Sau khi đã thu thập tài liệu, bước tiếp theo là xử lí theo mục tiêu của việc nghiên cứu.
Trong quà trình xử lí tài liệu, hàng loạt phương pháp truyền thống được sử dụng như phân tích,
tổng hợp, thống kê, so sánh…
Việc sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp có ý nghĩa quan trọng trước hết với
việc ” làm sạch ” tài liệu, đặc biệt là số liệu. Các số liệu cho cùng một đối tượng nghiên cứu
đượ
c thu thập từ nhiều nguồn khác nhau chắc chắn có độ “vênh” nhất định, thậm chí có thể khá
lớn. Thông qua phương pháp này nguồn tài liệu ( trong đó có số liệu )sẽ được xử lí sao cho phù
hợp với thực tế khách quan. Tiếp theo tài liệu được phân tích, tổng hợp, đối chiếu để từng bước
biến chúng thành cơ sở cho những nậhn định hoặc kết luận khoa học của công trình nghiên cứu.
Ngoài ra, khi sử d
ụng phương pháp so sánh cần lưu ý so sánh các đối tượng nghiên cứu
theo thời gian và không gian. Xác nhận sự khác nhau , giống nhau giửa các đối tượng được
nghiên cứu và các yếu tố hình thành nó, so sánh các điều kiện tự nhiên , tài nguyên thiên
nhiên, nhiên liệu, kỹ thuật, cơ sở vật chất , phương tiện tỷ suất gia tăng..... Để có thể kết luận
kết quả nghiên cứu đối tượng đó . Ở trình độ cao hơn, so sánh trừu tượ
ng hoá sẽ cho thấy bản
chất đối tượng tạo điều kiện tìm ra quy luật nguyên tắc . Thí dụ: So sánh các ngành công

nghiệp khai thác than, sắt, gỗ, dầu mỏ....ta nêu được kết luận khái quát thành nhận định quy
luật phân bố cho các ngành khai thác ta phải gần nơi có khoáng sản tài nguyên.
Nhờ việc so sánh, bản chất các đối tượng sẽ dần dần hiện lên và người nghiên cứu có cơ
sở để phát hiện ra tính quy luật về phát triể
n và phân bố sản xuất
3/ Phương pháp xã hội học
Trong những năm gần đây, phương pháp xã hội học được sử dụng khá phổ biến đối với
các nghiên cứu Địa lý kinh tế – xã hội , đặc biệt ở các lĩnh vực địa lý dân cư, địa lý du
lịch….Đây có thể xem là một nguồn tài liệu cập nhật, có độ tin cậy nhất định .
Để triển khai phương pháp này, cần phải xây dựng bảng hỏi. Bảng hỏi bao gồ
m nhiều
câu hỏi nhằm mục đích thu thập thông tin của người được hỏi về một số vấn đề nào đó mà
người nghiên cứu quan tâm. Ưu điểm chính của nó là việc nhanh chóng thu thập được lượng
thôn tin cập nhật. Tuy nhiên mức độ tin cậy lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt vào người
nghiên cứu thông qua bảng hỏi. Có thể nói nghệ thuật sử dụng ph
ương pháp này là ở chỗ phải
biết hỏi cái gì, hỏi ai, ở đâu, đặt câu hỏi ra sao và cuối cùnmg thấy được tính xác thực của các
câu trả lời nhận được


AN GIANG UNIVERSITAS
7
4/ Phương pháp bản đồ:
Phương pháp bản đồ là một phương pháp rất đặc trưng cho các nghiên cứu về địa lý nói
chung và địa lý kinh tế- xã hội nói riêng, bỡi vì mọi nghiên cứu thuộc lĩnh vực này đều mở đầu
bằng bản đồ và kết thúc bằng bản đồ.
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu có thể xây dựng bản đồ đánh giá, bản đồ hiện trạng…Phụ
thuộc vào nội dung có thể có bả
n đồ kinh tế chung và bản đồ từng ngành (hay phân ngành ) cụ
thể như công nghiệp (hoặc các phân ngành của công nghiệp) nông nghiệp (hay trồng trọt, chăn

nuôi)…Ngoài ra có các bản đồ dân cư và các nội dung có liên quan như lao động, việc làm,
giáo dục, y tế, văn hoá, chất lượng cuộc sống.
Ngày nay, phương pháp bản đồ ngày càng được hoàn thiện và đem lại hiệu quả cao trong
nghiên cứu nhờ kỹ thuật viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS)
5/
Phương pháp toán học: Địa lý KT-XH sử dụng toán học không phải để thay thế
các phương pháp cũ mà bổ sung cho các phương pháp đó, nâng cao hiệu quả định lượng.
6/
Phương pháp mô tả: Mô tả là để củng cố nhận thức địa lý, thường được thể
hiện trong việc: mô tả bằng thuật ngữ địa lý KT-XH và hệ thống ký hiệu riêng biệt : Nội dung
mô tả là các yếu tố địa lý quan trọng nhất ảnh hưởng tới lãnh thổ đã chọn, tới các mối quan hệ,
liên hệ được phát hiện trong không gian sản xuất.
7/ Phương pháp sử dụng hệ thông tin địa lý :
Trong một hai thập kỷ gần đây, công nghệ thông tin phát triển như vũ bảo. Việc
sử dụng các thành tựu mới của nhân loại trong nghiên cứu địa lý kinh tế -xã hội ngày càng
được nhân rộng.
Hệ thông tin địa lý ( Geographic Information System) là hệ thông tin đa dạng
dùng để lưu trữ, xử lý, phân tích, tổng hợp, điều hành và quản lý những dữ liệu không gian,
đồng thời cho phép lấy và trình bày thông tin dưới dạng dễ tiếp nhận, trao
đổi và sử dụng.
Có thể coi đây là một công cụ hoặc là một phương pháp có hiệu quả trong nghiên
cứu địa lý kinh tế -xã hội . Nó cho phép chồng xếp các thống tin địa lý để xác định được những
đặc trưng của các đối tượng nghiên cứu với độ tin cậy cao.


















AN GIANG UNIVERSITAS
8
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1/ Phân tích đối tượng nghiên cứu của Địa lý kinh tế xã hội . Tại sao phải đổi tên gọi
của ngành khoa học này từ Địa lý kinh tế thành Địa lý kinh tế – xã hội ?
2/ Trình bày những nhiệm vụ chủ yếu của Địa lý kinh tế xã hội. Bằng những vốn hiểu
biết thực tiển, anh (chị) hãy nêu những đóng góp của khoa học Địa lý kinh tế xã hội trong công
cuộc xây dựng và đổi mới nước nhà .
3/ Phân tích các quan điểm cơ bản của Địa lý kinh tế xã hội
4/ Thảo luận về các quan điểm cơ bản trong Địa lý kinh tế xã hội , mối quan hệ của
chúng, vận dụng trong giảng dạy địa lý ở trường học.






































AN GIANG UNIVERSITAS

9
CHƯƠNG II.
MÔI TRƯỜNG -TÀI NGUYÊN VÀ NỀN SẢN XUẤT XÃ HỘI

I
- Môi trường và xã hội loài người:
1/
Một số khái niệm về môi trường:
Trong khái niệm chung, môi trường được hiểu là toàn bộ các yếu tố của hoàn
cảnh xung quanh, tạo nên điều kiện tồn tại và phát triển của một chủ thể nào đó. Chính vì vậy
có nhiều định nghĩa khác nhau về môi trường . Trong giáo dục người ta nói đến môi trường
giáo dục, trong kinh tế học có khái niệm về môi trường kinh tế- xã hội, còn trong sinh học
người ta nói đến môi trường sống….
a/
Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên bao gồm tất cả những gì thuộc về tự nhiên
ở xung quanh con người, có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp đến sự sinh trưỡng phát triển và tồn
tại của con người .
Như vậy khái niệm môi trường tự nhiên rất rộng, nó bao gồm tất cả các thành phần
tự nhiên từ đất đai, địa hình, nước đến động thực vật ở xung quanh con người và có quan hệ
chặt ch
ẻ với con người.
* Môi trường tự nhiên là cơ sở của toàn bộ sự sống của toàn bộ xã hội loài người ,
Môi trường tự nhiên là tổng thể các điều kiện, hiện tượng tự nhiên trong quá trình hình thành và
vận động của trái đất
* Môi trường tự nhiên xuất hiện từ khi Trái Đất hình thành, không phụ thuộc vào con
người. Con người tuy có tác động làm cho nó thay đổi nhưng nó vẩn phát triển theo quy luật tự
nhiên khi tác động củ
a con người ngừng lại.
Thí dụ: Con người phá rừng làm rẩy nhưng khi rẩy bị bỏ hoang thì rừng phát triển trở lại
b/

Môi trường địa lý: Được hiểu là môi trường tự nhiên bao quanh , bị thu hút ở
mức độ nào đó nền sản xuất xã hội . Môi trường địa lý và xã hội là hai phạm trù có mối quan hệ
biện chứng với nhau, không tách rời nhau. Có xã hội thì có môi trường địa lý, ngược lại muốn
có môi trường địa lý thì phải có xã hội.
Theo X.V. Kalexnic, trong từ điển bách khoa Xô Viết (1970) và tác phẩm nổi tiếng “Những
quy luật địa lý chung của Trái Đất “ thì : môi trường địa lý là b
ộ phận không gian của Trái
Đất, mà xã hội loài người ở một thời kỳ nhất định có mối tác động qua lại trực tiếp với nó,
có nghĩa là môi trường địa lý có liên quan mật thiết nhất đối với đời sống và hoạt động sản
xuất.
Như vậy hoạt động của con người diễn ra trong môi trường địa lý chứ không phải trong
toàn bộ lớp võ trái đất và hoạt động này không ngừ
ng mở rộng phạm vi của mình.
Nhờ sự phát triển của xã hội loài người , chủ yếu là tiến bộ khoa học- kỹ thuật, môi trường
địa lý đã được mở rộng và phong phú thêm. Theo quan điểm lịch sử, môi trường địa lý không
giống nhau nó thay đổi, mở rộng do sự can thiệp trực tiếp của con người.
Khác với môi trường tự nhiên, môi trường địa lý xuất hiện cùng với sự ra đờ
i của con
người, tuy phát triển theo quy luật tự nhiên nhưng chịu sự tác động biến đổi của con người.
Thí dụ: Loài người đã phá rừng làm rẫy, khu rừng này đã được trồng theo ý muốn của con
người, thì đã trở thành môi trường địa lý
Về mặt lịch sử, môi trường tự nhiên xuất hiện trước môi trường địa lý, không phụ thuộc
vào sự xuất hiện của xã hội loài ngườ
i. Trong khi đó môi trường địa lý phát triển cả chiều rộng
và “chiều sâu”. Có thể nói vào thời kỳ tồn tại các nền văn minh cổ đại thì môi trường địa lý chỉ
là những “ đốm nhỏ ” rời rạc, chỉ chiếm một phần nhỏ của lớp vỏ địa lý. Con người đã khai
thác cả vùng băng giá Bắc Băng Dương, khai thác châu Nam Cực, thăm dò khoáng sản ở các
AN GIANG UNIVERSITAS
10
vùng núi cao cũng như vùng thềm lục địa, với các mũi khoan sâu hàng 10-15km vào lớp vỏ rắn

của Trái Đất. Con người cũng đang khai thác cả không gian vũ trụ gần Trái Đất vào mục đích
kinh tế. Ngày nay, thật là khó tìm được những vùng đất, vùng biển, đại dương, vùng trời của
Trái đất chưa bị tác động ở mức độ khác nhau của con người. Như vậy là môi trường địa lý
ngày càng mở rộng về m
ặt không gian, tiến tới trùng với lớp vỏ địa lý, thậm chí có nơi đã vượt
ra giới hạn của lớp vỏ địa lý. Ngày càng có nhiều các thành phần của tự nhiên, những thuộc
tính của chúng được con người khai thác làm phương tiện tồn tại của mình . Môi trường địa lý
ngày càng phong phú về nội dung và phát triển về “ chiều sâu ”. Như vậy môi trường địa lý là
một khái niệm phát triển, một phạm trù lịch sử
.
Như vậy, môi trường địa lý bao gồm các thành phần tự nhiên mà con người chưa tác
động, đồng thời có cả các thành phần tự nhiên bị con người biến đổi. Cùng với việc mở rộng
phạm vi hoạt động của con người trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, môi trường
Địa lý bao quát bộ phận ngày càng lớn của lớp vỏ địa lý và trong tương lai sẽ trùng với nó.
Nhìn một cách khái quát môi trường đị
a lý có 3 chức năng chính :
-Là không gian sinh sống của con người, là không gian để xã hội loài người tồn tại và
phát triển
- Là nơi cung cấp tài nguyên nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng cần thiết cho hoạt động
sống và sản xuất của con người
- Là nơi chứa các chất phế thải, các năng lượng dư trhừa do con người tạo ra trong sinh
hoạt và sản xuất .
Loài người trên Trái đất ngày càng đông, xã hội loài người càng phát triển thì càng cầ
n
không gian mở rộng. Bằng những thành tựu khoa học và công nghệ, con người đang làm cho
môi trường sống của mình ngày càng trở nên tiện nghi hơn. Mặt khác các chất thải đưa vào mội
trường ngày càng nhiều và tích dồn lại, làm cho không gian sống trên Trái Đất dường như bị
thu hẹp lại. Nhìn theo quan điểm sinh thái, các lãnh thổ trên Trái Đất đếu có sức chưa nhất định
(ta thường gọi là sức chứa lãnh thổ) và Trái Đất cũng có sứ
c chứa nhất định. Ở một chừng mực

nhất định, con người có thể mở rộng giới hạn sức chứa lãnh thổ nhưng rõ ràng là không thể mở
rộng vô hạn. Khi các chất thải, năng lượng thừa được con người đưa vào môi trường địa lý mà
vượt khả năng tự làm sạch của môi trường thì sẽ làm cho môi trường bị ô nhiễm.
c
/ Môi trường kỹ thuật: Là tập hợp các sản phẩm do con người tạo ra và duy trì nó
theo nguyên lý kỹ thuật. Nó khác với môi trường địa lý như sau:
- Môi trường địa lý chịu tác động của con người còn môi trường kỹ thuật là kết quả
của hoạt động lao động sản xuất
- Môi trường kỹ thuật không tuân theo quy luật tự nhiên mà hoạt động theo những
nguyên lý kỹ thuật
- Nếu con người không duy trì và bảo vệ thì môi trường k
ỹ thuật sẽ bị huỷ hoại
Như vậy hiện nay con người sống trong 2 loại môi trường là môi trường địa lý và môi trường
kỹ thuật, trong thực tế để chỉ 2 loại môi trường này người ta dùng khái niệm môi trường hay
môi sinh (môi trường sống)
d/
Môi trường sống: Là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo có liên
quan đến các hoạt động sản xuất, sinh hoạt và nghỉ ngơi của con người.
II-
Vai trò của môi trường địa lý và sự phát triển xã hội: Có nhiều quan điểm khác nhau về
mối quan hệ giữa môi trường địa lý và xã hội loài người.
a/
Phủ định luận địa lý: Môi trường địa lý không ảnh hưởng gì cả, không thể
đồng ý với ý kiến này, không thể tưởng tượng rằng xã hội loài người lại ở ngoài môi trường địa
lý . Con người sống trong tự nhiên và nhận của tự nhiên mọi thứ cần thiết để thoả mãn những
AN GIANG UNIVERSITAS
11
nhu cầu sinh lý, và sản xuất của mình, như không khí, nước. Vì vậy xã hội bắt buộc phải phụ
thuộc tới một mức độ nào đó vào môi trường chung quanh.
b/

Quyết định luận địa lý: (Duy vật địa lý) Cho rằng môi trường địa lý là động
lực chủ yếu đối với sự phát triển của xã hội loài người. Môi trường tự nhiên là nhân tố không
chỉ quyết định cuộc sống vật chất, tinh thần của xã hội loài người mà còn chi phối cả trình độ
phát triển của xã hội. Nếp sống, phong tục, tập quán, chế độ xã hội, luật pháp, sự phân phối của
cải....T
ất cả dường như được định trước bởi hoàn cảnh địa lý. Họ giải thích tình trạng lạc hậu
của một số quốc gia trên thế giới là do ở đó nguồn tài nguyên thiên nhiên kém phong phú, sự
thất học , kém thông minh của một số dân tộc là do khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt.
Lịch sử nhân loại đã bác bỏ luận thuýêt này lịch sử chứng minh rằng sự không bình đẵng
xã hộ
i có bất kỳ ở nước nào , điều kiện tự nhiên suốt hàng trăm năm không có gì thay đổi thì
ngay trong thời gian ấy chế độ xã hội, hình thức tổ chức chính quyền, luât pháp, nếp sống,
phong tục....vẫn thay đổi . Mặc khác lại có những thí dụ nói lên rằng ngay cả những thay đổi
lớn lao của môi trường địa lý cũng không ảnh hưởng đến nội dung có tính nguyên tắc của các
quan hệ sản xuất trong xã h
ội.
Vì vậy môi trường tự nhiên không thể là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội. Trên
thế giới có nhiều quốc gia rất nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn có trình độ phát triển
kinh tế xã hội rất cao . Ngược lại, nhiều quốc gia khác rất giàu tài nguyên nhưng kinh tế – xã
hội lại rất chậm phát triển . Nhiều dân tộc trước kia bị thất học dưới chế độ thực dân, phong
kiến nhưng sau khi giành
độc lập chỉ trong một thời gian ngắn đã thoát khỏi mù chữ lại phát
triển được nền giáo dục của mình trong khi đó khí hậu vẫn chưa có sự thay đổi nào đáng kể
d
/ Quan điểm MAC XIT: Lực lượng chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của xã hội
không phải là môi trường địa lý mà là phương thức tìm kiếm phương tiện sinh sống, phương
thức sản xuất của cải vật chất bao gồm cả các lực lượng sản xuất trong xã hội cũng như cả
quan hệ sản xuất giữa người và người.
Quá nhấn mạnh vai trò của môi trường địa lý thì dễ ph
ạm sai lầm theo quan điểm duy vật

địa lý. Ngược lại phủ nhận hoàn toàn vai trò của môi trường địa lý thì rơi vào phủ định luận địa
ly . Anh hưởng của môi trường địa lý tới điều kiện sống, tới tinh thần của con người và tới xã
hội loài người, đặc biệt là tới phương thức sản xuất của nền kinh tế là một hiện thực khách
quan.
Ví dụ như: Ng
ười sống ở vùng ôn hoà có điều kiện khai thác thuận lợi hơn thì có thể phát
triển hơn người sống trong vùng nhiệt đới. Đới thảo nguyên thì thuận lợi cho phát triển chăn
nuôi hơn là đới rừng . Vùng giàu khoáng sản là tiền đề cho sự phát triển công nghiệp khai
khoáng và chế tạo . Việc thừa nhận ảnh hưởng nầy không có gì chung với quyết định luận địa
lý khi chưa xem nó có vai trò quyết định đối vớ
i xã hội.
Vai trò của môi trường địa lý đối với xã hội loài người biểu hiện như sau:
- Môi trường địa lý là điều kiện thường xuyên và cần thiết cho sự phát triển xã hội. Trước
hết, nó là nơi cư trú, sinh sống của con người .Con người rút ra từ môi trường địa lý những thứ
cần thiết cho sinh hoạt và sản xuất. Loài người không thể tồn tại và phát triển mà thoát li môi
trường đị
a lý. Không thể sản xuất nông nghiệp ở nơi không có đất và nước, không thể luyện
kim mà không cần mỏ quặng và năng lượng. Trong “ Tư bản ” C.Mác viết : cho mãi tới nay
vẫn chưa tìm ra cái thuật bắt cá trong nước không có cá . Lao động của con người sáng tạo ra
của cải, nhưng là sáng tạo từ vật chất có sẵn từ trong tự nhiên, người ta không thể lấy bất cứ cái
gì thay cho thiên nhiên được. Tuy nhiên chỉ thông qua sản xuất, quan hệ gi
ữa con người và tự
nhiên mới tồn tại . Tuy nhiên, con người sẽ phạm sai lầm nếu coi môi trường địa lý là của cải
vô tận mặc sức khai thác bóc lột, mà ta phải nhận thức được quy luật tự nhiên để vận dụng các
AN GIANG UNIVERSITAS
12
quy luật đó một cách chính xác hầu đảm bảo tốt cho sự phát triển kinh tế xã hội. Điều đó có
nghĩa là khi con người khai thác nguồn lợi ở một khu vực nào đó thì phải tính đến ảnh hưởng
của nó đến các nguồn lợi và khu vực lân cận khác (thí dụ việc khai thác rừng).
-Môi trường tự nhiên không phải là nguyên nhân cơ bản làm thay đổi đời sống xã hội:

Tự nhiên phát triển theo quy luật của t
ự nhiên, còn xã hội loài người vận động theo quy
luật xã hội. Tuy vậy, trong trường hợp này môi trường địa lý tạo điều kiện thuận lợi, còn trong
trường hợp khác nó lại gây khó khăn cho quá trình sản xuất. Điều này thể hiện đặc biệt rõ đối
với các ngành “ hướng tài nguyên” như nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ
sản, công nghiệp khai thác khoáng sản, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nguyên liệu, nă
ng
lượng. Sự phân hóa không gian của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đã là tiền
đề quan trọng của sự phân dị không gian nền sản xuất xã hội và chính là tiền đề quan trọng cho
sự phân công lao động theo lãnh thổ, một hình thức đặc biệt của sự phân công lao động xã hội.
Như vậy, quan điểm đúng đắn nhất về môi trường địa lý là không coi nhẹ ảnh hưởng
của nó như không coi nó có vai trò quyết
định mà vai trò quyết định trong sự phát triển của xã
hội chính là trình độ, lề lối, cách thức tổ chức sản xuất để tạo ra của cải vật chất cần thiết cho
đời sống xã hội (còn gọi là phương thức sản xuất)
II- Tài nguyên thiên nhiên và việc sử dụng chúng
1/
Khái niệm và phân loại tài nguyên:
1.1.khái niệm:
-Theo I-P-Gheraximov : “Tài nguyên thiên nhiên là những vật thể và các dạng năng
lượng tự nhiên được sử dụng cho con người”
-Theo D-I Armand : “Tài nguyên thiên nhiên là các nhân tố tự nhiên được sử dụng trong
kinh tế làm phương tiện tồn tại của xã hội loài người”
-Theo A-A-Mints : “Tài nguyên thiên nhiên cũng là vật thể của tự nhiên ở trình độ phát
triển nào đó của lực lượng sản xuất và khả năng nghiên cứu chúng có thể được sử dụng để thoả
mãn những nhu cầu của xã hội loài người dưới hình thức tham gia trực tiếp vào hoạt động vật
chất”.
Như vậy có thể coi tài nguyên thiên nhiên là “các dạng vật chất và năng lượng tự
nhiên được con người khai thác và sử dụng nhằm thoả mãn các nhu cầu sản xuất và đời
sống” .

Trong thực tế toàn bộ giới tự nhiên được chia làm hai loại là tài nguyên thiên nhiên và
điều kiện tự nhiên (ĐKTN)
* Tài nguyên thiên nhiên là những bộ
phận của tự nhiên tham gia trực tiếp vào quá
trình sản xuất xã hội và trở thành một phạm trù kinh tế- xã hội. Sản xuất xã hội càng phát triển
càng có nhiều yếu tố tự nhiên trở thành tài nguyên thiên nhiên
* Điều kiện tự nhiên không tham gia trực tiếp vào sản xuất xã hội. Tuy vậy, chúng là
những yếu tố có ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của con người ,chúng có thể làm dễ dàng
hay gây trở ng
ại cho sự phát triển của xã hội. Các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn ...đến
khai thác khoáng sản , phát triển các loại hình giao thông , ranh giới giữa ĐKTN và tài nguyên
thiên nhiên rất không rõ rệt và thường xuyên biến đối theo sự phát triển của xã hội. Vì vậy một
số yếu tố tự nhiên được coi là ĐKTN hay tài nguyên thiên nhiên phải được xem xét trong mối
quan hệ với một trình độ phát triển nhất định của lự
c lượng sản xuất . Thí dụ : Khí hậu trược
kia là một ĐKTN hiện nay được coi là tài nguyên thiên nhiên .
1.2/ Phân loại tài nguyên thiên nhiên :
* Theo Marx và Engels tài nguyên thiên nhiên chia hai loại :
AN GIANG UNIVERSITAS
13
- Tài nguyên thiên nhiên là phương tiện của đời sống : TNTN được con người
phục vụ trực tiếp cho nhu cầu đời sống “ quà tặng của thiên nhiên” .
- Tài nguyên thiên nhiên là phương tiện của lao động là những tài nguyên phải
trải qua quá trìmh lao động mới thành sản phẩm .
* Theo D Zenis : Tài nguyên thiên nhiên được chia theo tính chất sử dụng thành :
- Các phương tiện lao động
- Các nguồn năng lượng .
- Các nguyên vật liệu .
- Các đối tượng tiêu dùng trực tiếp ( nước uống, hoa quả
dại ...)

*Tài nguyên thiên nhiên còn được phân chia theo tính chất tự nhiên của nó như sau
- Tài nguyên khoáng sản - Tài nguyên đất .
- Tài nguyên nước . - Tài nguyên sinh vật
- Tài nguyên khí hậu . ( Động vật, thực vật)
*Tài nguyên thiên nhiên có thể phân theo môi trường tồn tại của chúng
-Tài nguyên biển và đại dương .
-Tài nguyên lòng đất .
-Tài nguyên rừng .
* Phân chia theo mục đích kinh tế:
-Tài nguyên công nghiệp
- Tài nguyên nông nghiệp .
- Tài nguyên du lịch .
* Phân loại theo mục đích sử dụng:
- Các tài nguyên được sử dụ
ng chuyên môn hoá (Ở một mặt).
Thí dụ: Tài nguyên khoáng sản được sử dụng vào mục đích chế biến
- Các tài nguyên được sử dụng vơi nhiều mục đích . Trong đó:
@ Sử dụng kết hợp với nhau (tổng hợp)
@ Sử dụng loại trừ nhau (cạnh tranh)
Phần lớn các tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, sinh vật) có thể được sử dụng theo nhiều
cách khác nhau phụ thuộc vào mục đích và khả n
ăng kinh tế-kỹ thuật của xã hội.
* Phân theo khả năng khai thác và phục hồi:
- Tài nguyên hao cạn không có khả năng phục hồi: như tài nguyên khoáng sản
- Tài nguyên hao cạn có khả năng phục hồi: như tài nguyên đất, sinh vật. Tuy nhiên
tốc độ khai thác của con người nếu vượt quá tốc độ phục hồi thì cũng dẫn đến cạn kiệt các tài
nguyên này. Thực tế khả năng phục hồi c
ủa tài nguyên không bù đắp nổi tốc độ khai thác
chúng tăng lên vùn vụt. Hiện nay, tất cả các loại tài nguyên này đều bị thu hẹp rõ rệt, nhiều loại
sinh vật bị tuyệt chủng.

- Tài nguyên không bị hao kiệt (tài nguyên vô tận): như năng lượng mặt trời , nước,
không khí, năng lượng gió, thuỷ triều, nhiệt lòng đất ... cần lưu ý tính chất “Vô tận” của loại tài
nguyên này chỉ có ý nghĩa tương
đối . Do sự phân bố không đều mà nhiều nơi rất thiếu (như
nước ở sa mạc, ánh sáng mặt trời của vùng cực...). Mặt khác, tuy việc sử dụng của con người
tuy không làm cho chúng mất đi nhưng chất lượng của chúng bị giảm xuống (nước, không khí
bị ô nhiễm...)




AN GIANG UNIVERSITAS
14















Sơ đồ tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên

Vô hạn
Năng lượng
Mặt Trời
Năng lượng
thuỷ triều
Nhiệt năng
trong lòng

đất

Có thể phục hồi
Hữu hạn
Không thể phục
hồi
Quặng mỏ
Nước
Thực vật
Động vật
Thổ nhưỡng
2/
Vai trò và việc sử dụng một số tài nguyên:
2.1/
Khoáng sản: Khoáng sản là cơ sở của công nghiệp, người ta tin rằng có
tới 90% sản phẩm công nghiệp nặng được sản xuất từ nguyên liệu khoáng sản. Năm 1975 toàn
thế giới khai thác 13 tỷ khoáng sản tức bình quân hơn 3 tấn/người (theo Kalexnic:hàng năm
con người khai thác không dưới 4 km
3
khoáng sản )
- Trước đây con người khai thác vàng, bạc, đồng, sắt....
- Hiện nay hầu hết các nguyên tố trong bản tuần hoàn của Mendeleev đã sử dụng

được: hơn 200 loại nguyên liệu khoáng sản và nhiên liệu sử dụng trong kinh tế
Khoáng sản được chia thành các loại như sau:
+ Khoáng sản nhiên liệu (hay khoáng sản cháy)
+ Khoáng sản kim loại ( Gồm kim loại đen và kim loại màu)
+ Khoáng sản phi kim loại (ngoài các loại trên)
- Hầu hết các loạ
i khoáng sản đều không có khả năng tái sinh. Vì vậy, quá trình
khai thác của con người sẽ làm cho chúng bị cạn kiệt. Theo ước tính của các
chuyên gia kinh tế thì khoảng vài chục năm gần đây tốc đô khai thác khoáng sản
đã tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là các loại nhiên liệu ( dầu mỏ, khí đốt, than..)
và quặng kim loại (quặng đồng, sắt, nhôm) một số kim loại cơ bản như kẽm, thiếc,
chì, đồng.... đang có nguy cơ cạn ki
ệt.
- Do quy luật tự nhiên sự phân bố khoáng sản trên trái đất rất không đồng đều. Vì
vậy có những nước giàu khoáng sản và ngược lại.
+ Ở các nước có nền kinh tế phát triển, các ngành khai thác khoáng sản và luyện kim
phát triển rất mạnh
+ Ở các nước đang phát triển do thiếu vốn và kỷ thuật nên tài nguyên khoáng sản của
họ lại do các nước phát triển khai thác và sử dụng.
- Một trong những vấn đề lo ngại hi
ện nay trên thế giới là: Các nguồn tài nguyên
khoáng sản bị cạn kiệt thì nguồn nguyên liệu công nghiệp sẽ giải quyết ra sao ? biện pháp cần
thiết là sử dụng chúng một cách tiết kiệm , hợp lý đồng thời hướng tiến bộ khoa học kỹ thuật
hiện đại vào việc khai thác những nguồn tài nguyên khoáng sản dưới đáy đại dương hoặc tìm
những nguyên vật liệu mới thay thế cho các loại khoáng sả
n sắp cạn kiệt


AN GIANG UNIVERSITAS
15

2.2/ Đất :
Đất là nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia, là cơ sở vật chất của nông nghiệp.Đối với
nông nghiệp, đất vừa là đối tượng, vừa là tư liệu sản xuất. Trong quá trình lịch sử, loài người đã
tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong khai thác và sử dụng các loại đất vào sản xuất nông
nghiệp.
Tổng số đất đai thuận lợi cho sản xuất không nhiều . Các loại đất không thích h
ợp
chiếm 70% còn 30% (6,5 tỷ ha có khả năng canh tác) thì 20% (2,6 tỷ ha) là đất bãi đồng cỏ cho
chăn nuôi, chỉ còn 10% (1,43 tỷ ha) dùng cho các cây lương thực thực phẩm còn lại là rừng,
với dân số khoảng 6 tỷ người thì bình quân đầu người chỉ gần 0,3 ha đất trồng. Tuy nhiên trong
mấy chục năm gần đây sự phát triển các thành phố, các công trình xây dựng, đường giao thông
V..V... đã làm mất đi một diện tích đất trồng trọt khá lớn. Ngoài ra do s
ự thay đổi của khí hậu
và hoạt động tiêu cực của con người, một diện tích không nhỏ nửa cũng đang biến thành hoang
mạc:
+ Loài người đã biến khoảng 1,5 đến 2 tỷ ha đất nông nghiệp thành hoang mạc hay đất
không trồng trọt được nửa.
+ Hàng năm thế giới mất đi từ 5 đến 7 triệu ha đất trồng trọt do bị thoái hoá hoặc sử
dụng vào các mục đ
ích khác. Điều đó có nghĩa là hàng năm trên thế giới mất đi cơ sở đễ nuôi
sống 21 triệu người trong khi đó mỗi năm lại có thêm trên 70 triệu ngưòi mới sinh ra. Từ đó
cho thấy sức ép của dân số lên đất đai càng lớn biết chừng nào. Những vùng đất tốt đã khai thác
từ lâu chỉ còn lại các vùng đất cát, đất mặn, đất sét, đất sỏi đá, đầm lầ
y, đất khô hạn v..vv.. địa
hình không thuận lợi cho nông nghiệp, chế độ nước kém, độ phì nhiêu tự nhiên thấp. Việc khai
khẩn các đất này tốn kém về phương diện kinh tế và không ổn định về sinh thái.
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đên thoái hoá đất :
+ Việc chăn thả trên đồng cỏ quá mức , không có luân canh đồng cỏ, làm cho đất bị
hao kiệt, chật lại (do gia súc dẫm đạp)
+ Việc thâm canh quá mức làm cho đất mất

đi chất dinh dưỡng nhất là các chất vi
lượng mà không thể bù đắp.
+ Việc sử dụng nhiều phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ để lại dư lượng
trong đất làm cho đất , nước ngầm, nước mặt đều bị ô nhiễm
+ Hiện tượng hoang mạc hoá xãy ra chủ yếu do con người sử dụng không hợp lý và
sử dụng quá mức đất đồng cỏ, chặt rừng làm c
ủi ở những vùng khô hạn , cộng thêm việc canh
tác quá mức ở những vùng này trong điều kiện không có khả năng tưới tiêu đều là những
nguyên nhân quan trọng . Những vùng bị đe doạ hoang mạc hoá cao là ở châu Phi và châu Á,
Tây Hoa Kỳ, Bắc Mêhicô. Theo đánh giá của Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc
(UNEP) gần 1/3 diện tích lục địa ( 48 triệu km
2
) bị ảnh hưởng của hoang mạc hoá ở mức độ
khác nhau . Điều này đã đe doạ cuộc sống ít nhất 850 triệu người và gây ảnh hưỡng nặng lên
cuộc sống của gần 200 triệu người.
Hiện nay, thuật ngữ hoang mạc hoá không chỉ nói đến hiện tượng hoang mạc mở rộng
mà còn npói đến sự thoái hoá đất, không ngừng giảm năng suất đất đai. Trong đó, vi
ệc chăn thả
gia súc quá mức là một nguyên nhân có tình phổ biến làm suy thoái các vùng đất khô hạn. Vì
vậy nhiều nước đã tìm cách hạn chế tình trạng du mục
Các vùng khô hạn thường không có mật độ dân số cao, nhưng một số vùng có mức độ
gia tăng dân số nhanh đã gây sức ép lớn đến môi trường. Vùng Xahen của châu Phi đã có dân
số tăng gấp 4 lần từ năm 1930 và dự tính sẽ tăng gấp đôi trong vòng 30 năm t
ới. Ở những vùng
này, người ta đang tìm các biện pháp quản lý tốt đất đai, vừa bảo vệ đất, vừa sử dụng tiết kiệm
nước và chặn đứng nạn hoang mạc hoá.
AN GIANG UNIVERSITAS
16
- Phương thức sử dụng đất có hiêu quả hiện nay là :
+ Làm thuỷ lợi để tăng năng suất trên đất nông nghiệp

+ Sử dụng phân bón hợp lý để tăng đô phì của đất
+ Cần có biện pháp phòng chống xoi mòn và thoái hoá đất đai
+ Chống lại việc khai thác rừng, đất một cách tuỳ tiện, tự do
2.3/
Khí hậu và kinh tế: Những yếu tố cơ bản của khí hậu : Nhiệt độ, ánh sáng , độ
ẩm, gió mưa.... trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất và cư trú của con người.
- Khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất, kinh tế nhất là trong nông nghiệp, công nghiệp,
giao thông vận tải.
+ Trong nông nghiệp: Khí hậu tạo nên môi trường lớn của sinh thái cây trồng, vật
nuôi. Sự thay đổi thờ
i tiết giửa mùa này mùa khác làm cho cây trồng, vật nuôi phải thích nghi
dần nếu không chúng bị thoái hoá hoặc năng suất không cao.
+ Trong công nghiệp: Khí hậu ảnh hưởng đến tiến độ của các ngành khai thác, xây
dựng, chế biến, dệt, thuỷ điện....
+ Trong giao thông vận tải: Thì sự thay đổi thời tiết cũng ảnh hưởng đến các loại
đường và phương tiện, gây khó khăn cho việc đi lại, lũ lụt , bão táp, sương mù gây trở ng
ại lớn
cho giao thông.
- Ngược lại, hoạt động sản xuất của con người cũng có thể làm thay đổi khí hậu, có
mặt tích cực (làm mưa, làm băng tan, chống gió, chống bão, ngăn chặn sự di động
của cát) có mặt tiêu cực : Thải vào khí quyển nhiều chất độc hại làm nhiệt độ trái
đất tăng, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm khí quyển.
@ Năm 1950 lượng CO
2
thải vào khí quyển 12 triệu tấn/năm
@ Đầu những năm 1980 lượng CO
2
thải vào khí quyển tăng lên 120 triệu tấn/năm
@ Những năm cuối thế kỷXX lượng CO
2

thải vào khí quyển tăng 5.200 triệu tấn/năm.
Và rất nhiều khí khác đặc biệt là khí gây tai hoạ cho tầng Ozôn như Sol khí, CFC, CO và các
bụi SiO
2
, bụi chì , bụi kẽm... do tiêu thụ quá nhiều nhiên liệu.
- Hậu quả của ô nhiễm bầu khí quyển:
+ Gây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng con người: Người nhiễm độc khí CO
2
,
SO
2
có thể gây tử vong do viêm phế quản quá nặng , do mắc chứng ung thư phổi, lao
Thí dụ: Ở Băng cốc năm 1984 do mức bụi quá cao đã gây tử vong 1.400 người. Từ
năm 1980 đến 1984 ở Hà Nội có 422 người bị ngộ độc thuốc trừ sâu, 36 người chết, 4.110
người mắc bệnh bụi phổi.
+ Gây tổn thất đến hệ sinh thái:
Diôxit Sulfua và Oxit Nitơ trong khí quyển kết hợp với nước và theo m
ưa xuống gọi
là mưa A xit. Mưa A xit đã trở thành vấn đề sinh thái quốc tế quan trọng vì xảy ra phổ biến,
gây thiệt hại cho các hệ sinh thái ở châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật.
Thí dụ: Ở Bắc Mỹ mưa A xit xảy ra ở vùng Ngũ hồ và lan rộng sang lãnh thổ Canada
làm cho cá trong các hồ bị chết, nhiều khu rừng bị trụi lá.
Những năm gần đây mưa A xit đã lan sang châu Á và Bắc Phi. Nhiều tr
ận mưa A xit
đã xảy ra ở vùng Tây Nam Trung quốc làm chết 6 ngàn ha rừng ở huyện Phụng Triết tỉnh Tứ
Xuyên và 2.000 ha rừng ở Trùng Khánh
+ Làm thay đổi khí hâu trái đất:
@ Nhiệt độ trái đất theo nhiều kết quả nghiên cứu đã tăng lên 0,5
0
C so với trước đây

và hiện nay đang tếp tục tăng. Các nhà khoa học dự tính đến năm 2030 sẽ tăng lên từ 1,5 đến
4,6
0
C. Sự tăng nhiệt độ như vậy gọi là hiệu ứng nhà kính. Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng tăng
nhiệt độ mặt đất do nồng độ CO
2
trong khí quyển tăng vì CO
2
tăng một phần nhiệt độ mặt đất
AN GIANG UNIVERSITAS
17
bị bức xạ lên gặp tầng khí CO
2
sẽ phản chiếu ngược lại làm cho nhiệt độ mặt đất ở tầng thấp và
tầng đối lưu tăng lên.
@ Kết quả nếu không kìm giữ sự tăng nhiệt độ đó băng 2 cực sẽ tan, mực nước biển
và đại dương dâng lên làm ngập các dãy đất ven bờ và có thể nhấn chìm các vùng đất thấp từ
đó sẽ thu hẹp diện tích sản xuất và cư trú củ
a những nơi giàu tìm năng thích hợp nhất đối với
đời sống con người.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng nguy cơ không đến nổi như vậy vì nước đại dương
có khả năng hấp thu khí CO
2
từ khí quyển
+ Gây ra sự suy thoái tầng Ôzon: Nguy cơ này được báo động cách nay hơn 20 năm
nhưng đến những năm 80, thế giới mới chứng kiến sự suy thoái thực sự nguy hiểm của nó, lổ
thủng này đang được mở rộng và chẳng bao lâu nửa sẽ lan đến bầu trời Achentina. Vào năm
1988 người ta lại phát hiện thêm một lổ thủng ở Bắc cực
Ozôn khí quuyển là tấm l
ọc tự nhiên đối với bức xạ tử ngoại của mặt trời, đảm bảo

cho sự sống trên trái đất được tồn tại. Ngoài ra , những diễn biến ở lớp Ozon có liên quan mật
thiết đến sự phân bố thời tiết , khí hậu trên trái đất . Vì vậy , việc bảo vệ tầng Ozon được xem là
một trong những nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động môi trường thế gi
ới .
- Những biện pháp chống ô nhiễm khí quyển :
+ Hoàn thiện các quá trình công nghệ làm giảm và thủ tiêu nguồn gây ô nhiễm như
@ Công nghệ đốt cháy sạch nhiên liệu .
@ Sử dụng chất đốt ít tro , ít lưu huỳnh , hạn chế các chất CFC và Clo , Brôm vào
khí quyển .
@ Thay đổi các thiết bị công nghệ củ bằng các thiết bị công nghệ mới có kỹ thuật
cao .
@ Sử dụng các thiết bị kiểm soát khí thảy , xử lý bụ
i , thiết bị đốt lò có thu hồi nhiệt.
@ Sử dụng những động cơ ít tiêu hao nhiên liệu nhưng hiệu quả cao .
@ Tiến hành sản xuất theo chu trình công nghệ khép kín .
+ Lắp đặt các ống khói cao qua lớp nghịch nhiệt .
+ Xây dựng các nhà máy xí nghiệp có khả năng gây ô nhiễm ở xa khu dân cư , xa các
khu vực sản xuất nông nghiệp.
+ Xanh hoá các thành phố, các khu công nghiệp .
+ Kiểm soát thường xuyên môi trường không khí .
2.4/
Tài nguyên nước :
Nước là tài nguyên có vai trò to lớn đối với sản xuất và đời sống . Nước được sử dụng
rộng rãi trong các lĩnh vực hoạt động của con người .
- Trong sinh hoạt : Nhu cầu về nước đã tăng lên rõ rệt . Người ta tính rằng con
người thời tiền sử mỗi năm cần khoảng 250 Kg thức ăn và 500 lít nước . Ngày nay
mỗi ngày con người sử dụng từ 200 đến 500 lít nước.
-
Trong công nghiệp : nước dùng làm dung môi hoá chất , làm sạch nguyên liệu ,
làm giàu quặng , tham gia vào các phản ứng hoá học ... Nhu cầu nước cho công

nghiệp rất lớn .
Người ta tính lượng nước tiêu hao cho sản xuất 1 tấn sản phẩm công nghiệp như sau :
+ Thép : 250-330 m
3
nước; giấy 555-730 m
3
nước
+ Vải bông 400m
3
nước ; sợi Vixcô : 470-1080 m
3
nước.
Tuy nhiên lượng nước tiêu hao thực tế trong sản xuất công nghiệp chỉ chiếm 10-15%
phần còn lại (90-85%) trở thành nước thải . Nước thải công nghiệp thường chứa nhiều chất độc
và thường gây ô nhiễm môi trường . Vì vậy, để bảo vệ môi trường cần phải xử lý nước thải
AN GIANG UNIVERSITAS
18
trước khi đưa nó vào môi trường hoặc có thể sử dụng lại sau khi đã làm sạch bằng kỹ thuật xử
lý thích hợp .
- Trong nông nghiệp: Nước cũng là một tài nguyên quý giá, nước tham gia vào
phản ứng quang hợp của cây xanh để tạo thành chất hữu cơ, là thành phần của mọi
cơ thể sống. Ngoài ra nước còn hoà tan các chất dinh dưỡng tạo thành điều kiện
cho việc hấp thu các chất này thuận lợ
i, nước cũng có tác dụng lớn cho việc điều
hoà thân nhiệt (do bốc hơi nước).
+ Người ta tính rằng để làm ra hạt cải cần 25 Kg nước; 1kg lúa cần 4500kg nước, 1kg
bông cần 10.000kg nước.
+ Trung bình 1ha cần 2000 m
3
nước và tổng diện tích canh tác trên trái đất cần tới 180

tỷ m
3
nước hàng năm .
+ Trong chăn nuôi nhu cầu cũng rất lớn: Để có 1 tấn thịt trung bình cần 20.000 tấn
nước.
Rõ ràng nước là một tài nguyên quý giá A-P Carpinxki cho rằng: “nước là loại khoáng
sản quý giá nhất, nhưng nước không đơn thuần là một nguyên liệu khoáng, đó không chỉ là
phương tiện để phát triển nông nghiệp và công nghiệp, mà nước là người thực sự dẫn đường
của nền văn minh nhân loại, đó là thứ máu sống
để tạo nên sự sống ở nhiều nơi chưa có sự
sống”
Người ta tính tổng trử lượng nước dự trử trên trái đất là 1,3-1,4 ngàn tỷ km
3
trong đó
khoảng 97% là nước đại dương còn lại là nước ngọt. Như vậy nước mà con người sử dụng chỉ
mới chiếm 1 phần rất nhỏ, khối lượng nước mặn rất lớn vẩn chưa được sử dụng . Thêm vào đó
còn có một khối lượng nước rất lớn nằm trong các khu vực băng hà (khoảng hơn 24 triệu km
3
)
cũng chưa được sử dụng, trong đó khoảng 14 triệu km
3
ở châu Nam cực, 1,8 triệu ở đảo
Grơnlen.
Trữ lượng nước ngọt dưới đất khoảng 10,5 triệu km
3
, tập trung trong các lổ hỏng và
khe nứt của đá, nằm tới độ sâu 150-200m, dưới độ sâu này, nước bị mặn.
Nước ngọt phân phối rất không đều trên Trái Đất. Phần lớn các nước Trung Đông và
Châu Phi, một phần Trung Mỹ và Tây Hoa Kỳ bị thiếu nước. Tình trạng thiếu nước có thể do
nhiều nguyên nhân : nguồn nước hạn chế, nhu cầu nước lớn hay sử dụng kém hiệu quả. Việc

chuyển nước từ vùng nhiều nước sang vùng thiếu nước đã được con người tiến hành từ lâu.
Tuy nhiên việc chuyển nước ở quy mô lớn có thể gây ra những hậu quả lớn về sinh thái.
Việc sử dụng nước ngọt trên thế giới đã tăng không ngừng từ đầu thế kỷ XX và còn
tiếp tục tăng nhanh hơn trong tương lai. Nguyên nhân do tăng dân số hành tinh, sự phát triển
như vũ b
ảo của công nghiệp và nông nghiệp.
- Hiện nay, trong cơ cầu nước sử dụng nước ngọt trên thế thế giới thì
+ Phần dành cho sinh hoạt 8%.
+ Dùng cho công nghiệp: 23%.
+ Dùng cho nông nghiệp 69% .( theo World Resources 1996-1997)
- Cơ cấu sử dụng nước củng khác nhau ở các nước:
+ Ở nước công nghiệp phát triển: 40% nguồn tài nguyên nước dùng cho sản
xuất công nghiệp
+ Ở các nước đang phát triển phần lớn lượng nước dùng cho sản xuất nông
nghi
ệp
- Tốc độ gia tăng của các nhóm sử dụng nước cũng không giống nhau.
+ Lượng nước dùng cho thuỷ lợi tăng chậm .
+ Lượng nước dùng cho công nghiệp tăng nhanh
AN GIANG UNIVERSITAS
19
- Tỷ lệ giửa lượng nước hoàn lại của hai lĩnh vực đó cũng không giống nhau.
+ Trong sử dụng cho thuỷ lợi: Gần 90% lượng nước được sử dụng tiêu hao bằng
nhiều con đường khác nhau (thấm, bốc hơi) chỉ còn 10% trở về sông suối.
+ Trong sử dụng công nghiệp thì ngược lại, lượng nước mất đi rất ít, chỉ khoảng
10%, còn lại 90% hoàn lại dưới dạng n
ước thải đã bị ô nhiểm ở mức độ khác nhau.
+ Trong lĩnh vực sử dụng nước cho sinh hoạt, tình hình diển ra cũng tương tự như
công nghiệp .
- Kết quả là việc sử dụng nước vừa làm mất cân bằng nước , vừa gây ô nhiễm lớn.

Nạn ô nhiễm nước ngày càng trở nên trầm trọng ở nhiều nước châu Á.
+ Ở Ấn Độ: Gần 70% nguồn n
ước bị ô nhiễm.
+ Ở Trung Quốc: 59/78 con sông được quan trắc bị ô nhiễm
+ Ở Việt Nam: Tình trạng ô nhiễm nước cũng xảy ra ngày càng trầm trọng nhất là
ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Biện pháp bảo vệ:
+ Hạn chế và tiến tới thủ tiêu các nguồn nước gây ô nhiễm bằng một loạt các biện
pháp pháp lý, biện pháp khoa học kỹ thuật, biện pháp tuyên truyền và giáo dục vệ sinh môi
trường.
+ Trồng cây gây rừng, bão vệ rừng nhất là rừng đầu nguồn .
+ Sử dụng tiết kiệm hợp lý (kể cả nước sản xuât và sinh hoạt)
+ Kiểm soát và quản lý nguồn nước .
+ Thực hiện nghiêm nhặt các công ướ
c quốc tế về biển nhất là các luật khai thác tài
nguyên, bảo vệ môi trường ở đại dương .
2.5
/ Tài nguyên rừng:
Tài nguyên rừng là một bộ phận quan trọng của tài nguyên thực vật hay là tài nguyên
sinh vật nói chung. Rừng cung cấp gổ và nhiều loại lâm sản, dược liệu thực phẩm cho con
ngươì. Rừng còn là môi trường sống của nhiều loại động vật (chim, thú) . Đồng thời rừng còn
là yếu tố quan trọng để cân bằng sinh thái tự nhiên
+ Cân bằng thành phần khí quyễn: Cung cấp O
2
và hấp thu CO
2
.
+ Cân bằng nhiệt ẩm , điều hoà khí hậu.
+ Bảo vệ đất, chống xói mòn .
+ Chắn bụi, cát, chống tiếng ồn, giữ vệ sinh môi trường....

- Mặc dù rừng là tài nguyên có thể phục hồi nhưng do tốc đô khai thác rừng vượt quá mức
tăng trưởng hàng năm của rừng nên diện tích rừng bị thu hẹp rõ rệt. Người ta tính rằng nhịp độ
mất rừng của thế gi
ới khoảng 15 triệu ha/năm. Trước đây rừng bao phủ 50% diện tích bề mặt
lục địa nhưng không ngừng bị thu hẹp : từ 4320 triệu ha năm 1980, xuống 4147 triệu ha năm
1986 và 3682,7 triệu ha năm 2000. Nếu kể thêm 187 triệu ha rừng trồng thì tổng diện tích rừng
năm 2000 là 3869,4 triệu ha.
Đối với tài nguyên rừng thì rừng nhiệt đới đang thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của thế
giới.
Trong r
ừng nhiệt đới thì rừng mưa nhiệt đới chỉ còn lại 3 khối lớn: Là lưu vực sông
Amazôn ở Nam Mỹ, lưu vực sông Công Gô ở tây Trung Phi và quần đảo MaLay. Trước đây
diện tích rừng ẩm nhiệt đới có tới 1,6 tỷ ha nhưng chỉ sau vài thập kỷ đến nay chỉ còn khoảng
900 triệu ha. Như vậy trung bình từ đầu những năm 1980 trở lại đây mổi năm có khoảng 11
triệu ha rừng ẩm nhiệt đới bị biến mất .Ở Pêru, các trang trại trồng cô ca đã làm biến mất 700
nghìn ha rừng nhiệt đới, thêm vào đó việc sản xuất cô-ca-in từ cô – ca gây ô nhiễm nghiêm
trọng hơn 150 sông, suối ở Pêru. Các cây cô-ca và cây marijunana cũng là các cây trồng chính
AN GIANG UNIVERSITAS
20

×