Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Đề Cương Ôn Tập Địa Lý Kinh Tế Xã Hội Đại Cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.29 KB, 17 trang )

CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA
TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÁC NGÀNH KINH TẾ
I- SỰ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG XÃ HỘI THEO LÃNH THỔ:
1.) Quan niệm về phân công lao động xã hội theo lãnh thổ:
- Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ được coi là cơ sở của tổ chức không
gian kinh tế nói chung và của các ngành kinh tế nói riêng.
- Xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển thì phải có hoạt động sản xuất,
hoạt động sản xuất đa dạng có nhiều loại sản xuất khác nhau, phong phú,
hoạt động sản xuất luôn luôn có sự thay đổi, có sự phát triển theo sự phát
triển của xã hội loài người, hoạt động sản xuất luôn diễn ra ở nhiều nơi khác
nhau.
 Phân công lao động sản xuất luôn tồn tại chủ yếu dưới hai hình thức:
o Phân công lao động xã hội theo ngành.
o Phân công lao động theo lãnh thổ.
- Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ bò chi phối bởi các điều kiện khác
nhau. Trong quá trình sản xuất mỗi đòa phương có một thế mạnh riêng bao
gồm nhiều điều kiện: điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế,
lòch sử,…
 Tạo những điều kiện thuận lợi và cũng có thể tạo ra những khó khăn.
 Tạo ra những sản phẩm chuyên môn hóa của vùng làm cho vùng này phân
biệt được với các vùng khác.
- Theo Xauskin (1973), ông đưa ra cách hiểu như sau: “phân công lao động xã
hội theo lãnh thổ là kết quả của sự thống nhất giữa các vùng có nền sản xuất
khác nhau nhưng bổ sung cho nhau lôi cuốn vào việc trao đổi hàng hóa”.
- Sự thống nhất giữa các vùng có nền sản xuất khác nhau.
• Ý nghóa của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ:
o Có ý nghóa đối với đòa lý kinh tế – xã hội tạo nên những khái niệm
liên quan về ngành và vùng.
o Phản ánh mối quan hệ con người và con người, giữa con người với tự
nhiên trong sản xuất và đời sống, mối quan hệ giữa phát triển và bền


vững.
o Nhận thức mới:
Trang 1
 Nhận thức 1:
Phát triển bền vững => Tổng hợp
 Nhận thức 2:
=> Hệ thống
 Nhận thức 3:

Cực tăng trưởng
2.) Các hình thức phân công lao động:
Bao gồm 6 hình thức:
a- Phân công lao động trên phạm vi thế giới:
- Chòu sự tác động mạnh mẽ của các khối liên minh kinh tế – chính trò, các tập
đoàn tư bản lớn luôn tìm cách thâm nhập đầu tư mở rộng thò trường.
- Dựa vào các lợi thế điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao
động, giao thông vận tải, nguồn vốn, công nghệ của mỗi quốc gia để sản
xuất, trao đổi hàng hóa phát triển kinh tế,…
b- Phân công lao động trong phạm vi một liên minh quốc gia: (khối EU,
ASEAN, OPEC,…)
c- Phân công lao động giữa các vùng trong một quốc gia:
Trang 2
KT
XH
MT
SX XH MT
KT
XH
MT
Chất

lượng
cuộc
sống
- Thường được thực hiện và điều chỉnh giữa các vùng trong nước.
- Các vùng kinh tế là cơ sở để phát triển kinh tế của một quốc gia.
- Các vùng này nằm trong một lãnh thổ.
d- Phân công lao động trong nội vùng:
- Là sự phân công lao động giữa các đơn vò hành chính trong một vùng.
e- Phân công lao động trong tỉnh
f- Phân công lao động đòa phương: phân công trong nội bộ của một tỉnh, thành
phố, hay một vùng nội ô, ngoại ô,…
• Kết luận:
- Các hình thức này thể hiện các mức độ khác nhau về lãnh thổ.
- Các hình thức này được biểu hiện trên một không gian nhất đònh.
- Các hình thức này đi từ cao tới thấp và từ phức tạp đến đơn giản.
II- MỘT SỐ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN TỔ CHỨC LÃNH THỔ:
1.) Lý thuyết phát triển và vành đai nông nghiệp THUNEN: (người Đức)
- ng đã đề xuất lý thuyết phát triển vành đai nông nghiệp dưới ảnh hưởng
của thành phố. ng cho rằng: “thành phố là trung tâm của thò trường”.
- Giữa thành phố và vành đai nông nghiệp có sự hỗ trợ với nhau, thành phố
cung cấp thiết bò máy móc cho vành đai nông nghiệp, ngược lại vành đai
nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho thành phố, thành phố chính
là thò trường tiêu thụ sản phẩm.
- THUNEN cho rằng: “xung quanh thành phố cần bố trí 5 vành đai liên tục:
o Thực phẩm tươi sống.
o Rừng mang chất đốt.
o Trồng cỏ và lương thực cho xúc vật.
o Sản xuất rau.
o Bãi chăn nuôi và săn bắn lạc hậu.
- Mô hình này bước đầu thể hiện ý thức tổ chức lãnh thổ.

- Trong thực tế xung quanh thành phố là các vành đai nông nghiệp tác động
tương hổ lẫn nhau.
2.) Lý thuyết khu vò luận công nghiệp:
Được đề xuất bởi học giả Xeler (đầu thế kỷ 20):
- Sự tập trung công nghiệp vào một lãnh thổ do 3 nguyên nhân:
o Chi phí vận tải rẻ.
o Chi phí nhân công thấp.
o Sử dụng phế liệu làm nguyên liệu rẻ tiền (các xí nghiệp công nghiệp
phải nằm tập trung).
Trang 3
- Mục đích: cực tiểu hóa chi phí và cực đại hóa lợi nhuận có nghóa là giảm
đến mức thấp chi phí tăng đến mức cao nhất về lợi nhuận.
- Lý thuyết này coi trọng vai trò của thành phố và xem thành phố là trung tâm
thò trường, thành phố có lực hút lớn có thể lan tỏa xung quanh.
- Lý thuyết này chỉ phù hợp với các nền kinh tế trong quá trình công nghiệp
hóa và đô thò hóa.
3.) Lý thuyết “điểm trung tâm”:
Được đề xuất bởi học giả người Mỹ có tên là CHRISTALLER (1903):
- Có sự kế thừa từ hai học giả THUNEN và XELER.
- Lý thuyết này cho rằng: “Khu vực nông thôn chòu tác động của thành phố
với tư cách là lực hút, thành phố là nơi tập trung sản xuất công nghiệp, thành
phố là hiện tượng xã hội tiên tiến”.
4.) Lý thuyết cực tăng trưởng: (tác giả FRANCOI LERROU – 1950)
- Trong một vùng không thể phát triển kinh tế đồng đều ở tất cả các điểm mà
có xu hướng phát triển mạnh ở một hoặc vài điểm, còn các điểm khác phát
triển chậm hơn.
- ng chia ra 2 loại cực:
o Cực 1: Cực phát triển là một phức hợp, có một hoạt động mang tính
chất động lực, có các hoạt động khác xoay quanh các hoạt động đó.
o Cực 2: Cực phát triển là một tổng thể những hoạt động thụ động chòu

ảnh hưởng thúc đẩy từ bên ngoài của một cực khác.
- Lý thuyết này được áp dụng rộng rãi ở Châu Á. Kinh nghiệm rút ra: các
quốc gia thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế quốc gia.
5.) Lý thuyết:…………….
Lý thuyết này rất phát triển ở Hoa Kỳ đầu thế kỷ 20, sau đó được áp dụng
thành công ở Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan,…
6.) Một số lý thuyết theo trường phái đòa lý Xô Viết:
- Trong số các lý thuyết của trường phái Xô Viết, đáng chú ý chu trình sản
xuất năng lượng của CƠLAXÔPXKI (1947), theo ông: “chu trình năng lượng
được hình thành trên cơ sở một loại tài nguyên chủ yếu kết hợp với một
nguồn năng lượng để tổ chức sản xuất theo một quy trình hoàn chỉnh”.
III- NHỮNG NHẬN THỨC VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ VIỆT NAM:
Có hai giai đoạn:
1.) Giai đoạn 1: từ 1960 – 1990
- Dựa trên quan niệm, cơ sở khoa học và kinh nghiệm của Liên Xô trước đây.
- Công cụ rõ nhất trong thời gian này là phân vùng qui hoạch.
2.) Giai đoạn 2: từ 1991 đến nay.
Trang 4
Nghiên cứu học tập các kinh nghiệm của Liên Xô và Đông u trước đây,
kết hợp học tập kinh nghiệm về tổ chức lãnh thổ của nhiều nước khác trên thế
giới, đặc biệt chú ý các nước có nền kinh tế phát triển.
IV- PHÂN BỐ SẢN XUẤT:
1.) Các nguyên tắc chung về phân bố sản xuất:
a- Nguyên tắc gần tương ứng:
• Nội dung: Khi lựa chọn một đòa điểm để phân bố sản xuất cần lưu ý 3 điểm:
+ Gần nguồn nguyên liệu.
+ Gần nguồn nhiên liệu, năng lượng, nguồn nước.
+ Gần nguồn lao động, thò trường tiêu thụ.
 Ba yếu tố này có tác động lớn đến đầu vào và đầu ra sản xuất.
• Lợi ích của nguyên tắc này:

o Giảm chi phí vận tải xa và chồng chéo nhau giữa nguyên liệu và sản
phẩm.
o Tiết kiệm và sử dụng hợp lý các nguồn lực tự nhiên và kinh tế – xã
hội trong vùng.
• Trên thực tế nguyên tắc này thường được vận dụng theo các nhóm ngành, có
4 nhóm:
o Nhóm ưu tiên gần nguồn nguyên liệu (gang thép, xi măng, sản xuất
đường, chế biến gỗ,…): có khối lượng nguyên liệu lớn gấp nhiều lần so
với sản phẩm, chi phí vận chuyển cao. Ví dụ: Việt Nam có nhà máy
gang thép Thái Nguyên phục vụ cho ngành công nghiệp luyện kim.
o Nhóm ưu tiên gần nhiên liệu, năng lượng (công nghiệp hóa dầu, sản
xuất điện, luyện nhôm,…): sử dụng nhiều nhiên liệu điện năng và chi
phí nhiên liệu năng lượng chiếm 35 – 60% giá thành sản phẩm.
o Nhóm ưu tiên gần nguồn lao động và thò trường (điện tử, dệt, chế biến
lương thực – thực phẩm): cần lao động có tay nghề, sản phẩm cần tiêu
thụ nhanh kòp thời.
o Nhóm cơ động hay rộng khắp (cơ khí, sữa chữa, lắp ráp,…): không đòi
hỏi nhân công thành thạo, có khả năng sử dụng các nguồn nguyên liệu
ở nhiều nơi và thò trường phân tán.
b- Nguyên tắc cân đối lãnh thổ:
• Nội dung: Điều tiết sự phân bố các lực lượng sản xuất, cân đối giữa các
vùng lãnh thổ.
• Lợi ích:
o Giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển, về sức sản xuất và mức
sống giữa các vùng.
Trang 5
o Tăng cường khối đoàn kết dân tộc.
• Khi thực hiện nguyên tắc này chúng ta cần:
o Có biện pháp khuyến khích đầu tư vào vùng kém phát triển.
o Phát triển cân đối phải đặt trong lợi ích riêng của vùng và lợi ích

chung của lãnh thổ.
c- Nguyên tắc kết hợp theo ngành và theo vùng:
• Nội dung: Kết hợp công nghiệp với nông nghiệp.
o Giữa thành thò và nông thôn.
o Giữa chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp.
o Giữa kinh tế và quốc phòng.
o Giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường.
• Lợi ích:
o Rút ngắn khoảng cách giữa thành thò và nông thôn, làm cho các ngành
có sự hỗ trợ lẫn nhau.
o Phát triển được thế mạnh riêng của vùng, tận dụng được các nguồn lực
phân tán.
• Khi thực hiện, vận dụng chúng ta phải:
o Qui hoạch được mạng lưới đô thò.
o Xây dựng được các vành đai nông nghiệp bao quanh hoặc phân tán ở
các khu vực công nghiệp lớn.
d- Nguyên tắc mở và hội nhập:
• Nội dung:
• Lợi ích:
o Phát huy lợi thế so sánh riêng của mỗi nước.
o Kết hợp giữa nội lực và ngoại lực để phát triển nhanh.
• Vận dụng:
o Lựa chọn đối tác thích hợp.
o Hợp tác phải bảo đảm tính độc lập tương đối của nền kinh tế một
nước.
2.) Xác đònh vùng thò trường:
a- Vùng thò trường là gì?
Vùng thò trường là giới hạn hợp lý của việc vận chuyển và giới thiệu sản
phẩm có lợi nhất cho nhà sản xuất và cho người tiêu dùng.
b- Muốn xác đònh vùng thò trường thì phải xác đònh được bán kính tiêu thụ.

Công thức tính bán kính tiêu thụ:
21
212
*
TT
rTPP
R
+
+−
=
Trang 6

×