Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Thủy sản An Giang hiện trạng phát triển định hướng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 126 trang )


B
B




G
G
I
I
Á
Á
O
O


D
D


C
C


V
V
À
À



Đ
Đ
À
À
O
O


T
T


O
O


T
T
R
R
Ư
Ư


N
N
G
G



Đ
Đ


I
I


H
H


C
C


S
S
Ư
Ư


P
P
H
H


M
M



T
T
P
P
.
.


H
H




C
C
H
H
Í
Í


M
M
I
I
N
N

H
H





NGÔ THỊ KIỀU HUỆ



THỦY SẢN AN GIANG HIỆN
TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỊNH
HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP





Chuyên ngành : Địa lý học
Mã số : 60 31 95




LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. PHẠM THỊ XUÂN THỌ






Thành phố Hồ Chí Minh - 2007


LỜI CẢM ƠN


Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến cô TS. Phạm
Xuân Thọ, Trưởng Khoa Địa Lý Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh đã tận
tậm hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Xin chân thành cám ơn Khoa Địa Lý, Phòng Khoa học - Công nghệ sau Đại
học Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc
học tập, trang bị kiến thức để có thể hoàn thành luận văn.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cán bộ phòng ban ở Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn An Giang, Sở Thủy sản An Giang, Sở Khoa học Công nghệ An
Giang, Cục Thống kê An Giang đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tư liệu, số liệu tham
khảo quí báu, hữu ích để tác giả hoàn thành tốt luận văn.
Bên cạnh đó, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong hội
đồng bộ m
ôn Địa lý, Ban Giám hiệu Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm và các bạn
bè đồng nghiệp, đã tạo điều kiện cho tác giả hiểu biết sâu sắc hơn các vấn đề khoa
học.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và những người thân, đã động viên giúp đỡ tác

giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn




Ngô Thị Kiều Huệ



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CLB: Câu lạc bộ
CNH - HĐH: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
Cty: Công ty
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
EU: Liên minh Châu Âu
GTSX: Giá trị sản xuất
GTXK: Giá trị xuất khẩu
H: Huyện
HACCP: Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm oát điểm tới hạn.
HTX: Hợp tác xã
ISO: Bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng.
KCN: Khu công nghiệp
KHKT: Khoa học kỹ thuật
KT - XH: Kinh tế xã hội
NM:
Nhà máy
NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
NTTS: Nuôi trồng thủy sản

P: Phường
SL: Sản lượng
SQF: Tiêu chuẩn đảm bảo an toàn và chất lượng nuôi trồng cho
thủy sản
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TT: Thị trấn
UBND: Ủy ban nhân dân
XN: Xí nghiệp.


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam nằm trong vùng Châu Á gió mùa, là một trong những quốc gia nổi
tiếng về nông nghiệp, đặc biệt có hai vựa lương thực thực phẩm lớn nhất đồng bằng
sông Hồng và sông Cửu Long.
An Giang là tỉnh đầu nguồn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với lợi thế
rất lớn về nông nghiệp, đất nông nghiệp chiếm đến 75% diện tích đất tự nhiên chủ
yếu là đất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu. Hai tuyến sông này cùng hệ thống
kênh rạch chằng chịt, ao hồ rộng lớn, hàng năm có
một thời gian khá dài ngập trong
mùa nước nổi, đã tạo điều kiện thuận lợi cho An Giang phát triển mạnh ngành nông
nghiệp, đặc biệt là nuôi trồng khai thác thủy sản.
Song song với nghề nông, nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở An
Giang có từ lâu đời, góp phần cải thiện được bữa ăn hàng ngày cho nhân dân đồng
thời giải quyết được việc làm cho một lượng lớn lao động dư thừa ở nông thôn. Hiện
nay, nền kinh tế Việt N
am đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH
- HĐH) để tiến tới hội nhập kinh tế thế giới thì ngành nông nghiệp An Giang nói
chung và thủy sản An Giang nói riêng không đơn thuần là đánh bắt, khai thác, nuôi

trồng theo quy luật tự nhiên nữa, mà ngư dân An Giang phải kết hợp vừa tận dụng ưu
thế về tiềm năng điều kiện tự nhiên sẵn có vừa tích cực đầu tư mọi nguồn lực để nuôi

trồng và khai thác thủy sản theo hướng hiện đại hơn, đạt hiệu quả kinh tế hơn. Trong
những năm gần đây An Giang đã chú ý phát triển thủy sản phát huy một trong nhiều
thế mạnh về sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của tỉnh, t
rong đó cá tra, cá basa là hai
loài thủy sản đặc trưng thích hợp với môi trường nguồn nước tỉnh An Giang và có giá
trị kinh tế cao nên đã thu hút rất nhiều nông dân tập trung đầu tư sản xuất và đã mang
lại hiệu quả kinh tế khá cao, thu nhiều ngoại tệ và ngày càng khẳng định là một trong
những ngành phát triển mạnh, có hiệu quả, dẫn đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh
tế nông nghiệp của tỉnh.
Thực tế An Giang không chỉ nổi tiếng về xuất khẩu lương thực mà còn vươn
lên là một trong
những tỉnh đứng đầu về xuất khẩu thủy sản của cả nước. Tuy nhiên,
vì lợi nhuận trước mắt nên đã xuất hiện phong trào NTTS trong tỉnh một cách ồ ạt

không có quy hoạch, do đó làm cho nguồn lợi thủy sản tự nhiên có khuynh hướng
giảm và môi trường nước có nguy cơ bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, sau vụ kiện chống phá
giá cá tra, cá basa của Mỹ đã gây khó khăn đối với ngành thủy sản An Giang. Ngành
thủy sản ở An Giang cần phát triển bền vững với sự quản lý chặt chẽ về kế hoạch sản
xuất, phân vùng nuôi trồng song song với thực hiện tốt việc bảo vệ nguồn lợi thủy
sản và bảo vệ m
ôi trường nước để phát triển theo hướng sản xuất sản phẩm sạch, chất
lượng cao, giá thành hạ nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh và tạo uy tín cho hàng thủy
sản An Giang nói riêng và thủy sản Việt Nam nói chung trên con đường hội nhập
kinh tế thế giới. Do đó, tác giả luận văn đã chọn đề tài “Thủy sản An Giang: Hiện
trạng phát triển, định hướng và giải pháp” - để nghiên cứu nhằm phát huy lợi thế của
tỉnh t
rong phát triển thủy sản và hạn chế những tác động tiêu cực của thủy sản An

Giang đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội (KT-XH) đã có tác động đến
ngành kinh tế thủy sản.
- Đánh gi
á khái quát thực trạng phát triển của ngành thủy sản của tỉnh An
Giang.
- Luận văn hướng vào phân tích, đánh giá hiện trạng phát tiển ngành thủy sản
An Giang và đồng thời đề ra những định hướng và các giải pháp nhằm phát triển
ngành thủy sản tỉnh An Giang phát huy lợi thế là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh
đem lại hiệu quả kinh tế cao về mặt KT - XH và môi trường.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu vai trò của ngành thủy sản t
rong nền kinh tế quốc dân của Việt
Nam và của tỉnh An Giang.
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành thủy sản ở An
Giang.
- Nghiên cứu hiện trạng phát triển của ngành thủy sản An Giang.
- Định hướng phát triển thủy sản đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, từ
đó đề ra các giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh An Giang.
4. Giới hạn của đề tài

Đề tài luận văn nghiên cứu hiện trạng phát triển ngành thủy sản tỉnh An Giang
trong mối quan hệ giữa các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến và xuất khẩu, từ
đó đề ra các định hướng phát triển và giải pháp thực hiện cho thời gian tới. Đặc biệt,
đề tài đi sâu vào nghiên cứu một số loài thủy sản nước ngọt như cá tra, cá ba sa và
tôm càng xanh. Đồng thời, luận văn nghiên cứu sự phát triển t
hủy sản phân bố ở khắp
các địa phương trong tỉnh trong giai đoạn từ 1996 - 2005.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Việt Nam có tiềm năng rất lớn cho khai thác nguồn lợi hải sản tự nhiên và
phát triển NTTS trong các vùng nước ngọt nội địa, nước lợ ven biển và nước biển.
Do đó, thủy sản đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng thực phẩm tiêu dùng, hàng
hóa xuất khẩu và nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Nhờ vậy, giá trị sản xuất và
kim
ngạch xuất khẩu thủy sản cũng tăng lên nhanh chóng.
ĐBSCL là một vùng có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển NTTS nhất ở
nước ta. Trong hơn 20 năm qua, NTTS ở ĐBSCL đã khẳng định là một ngành sản
xuất mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các
vùng ven biển, giải quyết việc làm, tăng thu nhập,
góp phần xóa đói giảm nghèo.
Đồng thời, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế nhiều thành phần và đa dạng hóa
ngành nghề.
NTTS ở ĐBSCL đã chuyển sang sản xuất hàng hóa và đang từng bước trở
thành một trong những ngành sản xuất chính, phát triển rộng khắp và có vị trí quan
trọng của nhiều tỉnh. Chất lượng và giá trị của các sản phẩm thủy sản nuôi trồng ngà
y
càng cao, trở thành nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản, góp phần
nâng cao giá trị xuất khẩu.
Cùng với Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang là tỉnh nằm trong vùng
trọng điểm số một về NTTS nước ngọt hàng hóa của cả nước. Hiện nay, vùng này đã
trở thành một trung tâm xuất khẩu hàng thủy sản nước ngọt lớn nhất Việt Nam
với
các mặt hàng xuất khẩu chính như cá tra, cá basa, cá lóc… được xuất dưới nhiều
dạng.
Nhưng sự phát triển sản xuất tự phát, nên NTTS ở ĐBSCL nói chung và An
Giang nói riêng đã gặp nhiều khó khăn: thị trường tiêu thụ và tiềm ẩn nhiều rủi ro đối
với người sản xuất, hơn nữa làm cho môi trường bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, các vấn đề

về nguồn nhân lực và thức ăn cho chăn nuôi cũng gây nên những khó khăn cản trở rất

lớn đối với sự phát triển NTTS của An Giang.
Tiềm năng phát triển thủy sản nước ngọt của tỉnh An Giang và vùng ĐBSCL
còn rất lớn, song về lâu dài việc phát triển NTTS phải được tính toán trên cơ sở phát
triển bền vững. Sự phát triển bền vững phải được thực hiện ở cả 3 mặt: kinh tế, xã hội
và m
ôi trường. Từ đó cần phải đề ra và thực hiện các giải pháp hữu hiệu để phát triển
NTTS trong những giai đoạn tiếp theo.
Do đó, trong những năm gần đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thủy
sản Việt Nam, ĐBSCL cũng như An Giang, như:
- “Chương trình phát triển NTTS Việt Nam thời kỳ 1999 - 2010” - do Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 224/
1999 ngày 08/12/1999.
- Đề án “Quy hoạch tổng thể KT - XH ngành thủy sản thời kỳ 2000 - 2010” -
của Bộ Thủy sản.
- Đề tài Khoa học cấp bộ “Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm thủy
sản xuất khẩu của Việt Nam” - của PGS-TS Võ Thanh Thu (chủ biên) cùng nhóm tác
giả thuộc Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
- “Quy hoạch phát triển NTTS ở ĐBSCL đến năm
2015 và định hướng năm
2020” - Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản - Bộ Thủy sản.
- Một số bài tham luận có liên quan đến thủy sản tại Hội thảo khoa học “Vì sự
phát triển vùng ĐBSCL”
+ “Để NTTS xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn ở ĐBSCL” - của
PGS.TS Hà Xuân Thông - Viện kinh tế và Quy hoạch thủy sản.
+ “Hoạt động khoa học công nghệ thủy sản vì sự phát triển ĐBS
CL” - của
Bộ Thủy sản.
+ “Khoa học công nghệ trong sự phát triển thủy sản bền vững ở ĐBSCL” -
của Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Duy Hòa - Viện nghiên cứu NTTS II.
+ “Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của gạo và thủy sản - Những

sản phẩm chủ lực của ĐBSCL hiện nay” - của TS. Trần Xuân Hiển - Trường Chính
trị Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang.

+ “Những bước phát triển mới trong kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp vùng
ĐBSCL - Một số giải pháp chủ yếu” - Nguyễn Thị Vân - Viện Khoa học xã hội vùng
Nam Bộ.
- “Vai trò của thủy sản trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn vùng ĐBSCL” - Nguyễn Thanh Phương - Tại Hội thảo chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp nông thôn vùng ĐBSCL ở Cần Thơ, 11/2002.
- Về phía tỉnh An Giang thì có:
+ “Điều chỉnh quy hoạch thủy sản An Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến
năm
2020” - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang (Sở NN & PTNT An
Giang).
+ “Phát triển công nghệ chế biến thủy sản ở tỉnh An Giang” - Luận văn
Thạc sĩ Khoa học kỹ thuật (KHKT) - Lưu Vĩnh Nguyên - Phó ban Tuyên giáo tỉnh
An Giang.
- Ngoài ra còn có rất nhiều công trình, các luận văn, bài viết của sinh viên
trong và ngoài tỉnh nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến thủy sản như kỹ thuật
nuôi, vấn đề xuất khẩu, vấn đề thị trường…
Các đề tài nghiên cứu trên là tư liệu tham
khảo quý giá cho tác giả khi thực
hiện luận văn “Thủy sản An Giang: Hiện trạng phát triển, định hướng và giải pháp”.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Địa lý học là khoa học tổng hợp vừa mang tính thực tiễn sâu sắc lại vừa mang
tính cụ thể cao. Đồng thời khoa học địa lý còn m
ang tính thời đại, nó luôn biến đổi
phù hợp với những khám phá của con người và tiến bộ KHKT. Do đó khi tiến hành
nghiên cứu thực hiện đề tài “Thủy sản An Giang: hiện trạng phát triển, định hướng và
giải pháp”, tác giả luận văn đã vận dụng những quan điểm và phương pháp nghiên

cứu của Địa lý học nói chung và địa lý KT-XH nói riêng để hoàn thành đề tài của
mình.
6.1. Phương pháp luận
6.1.1. Quan điểm hệ thống
Địa lý kinh tế học n
ghiên cứu tổng hợp thể lãnh thổ sản xuất trong một hệ
thống các mối quan hệ tác động qua lại với môi trường xung quanh. Vì vậy khi
nghiên cứu vấn đề này tỉnh An Giang được coi là một hệ thống KT-XH thống nhất,

được xem xét đánh giá quá trình phát triển KT-XH của tỉnh và sự kết hợp hài hòa với
vùng ĐBSCL và cả nước.
6.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Địa lý KT-XH là một khoa học tổng hợp nghiên cứu không gian lãnh thổ KT-
XH liên quan đến nhiều lãnh vực khác nhau. Do đó khi nghiên cứu các nguồn lực
nhằm phát triển KT-XH của tỉnh An Giang chúng ta phải xem xét nó trong một chỉnh
thể chung của vùng và cả nước; giải quyết mối quan hệ giữa sự phát triển với việc
nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đồng thời tìm kiếm
những mặt tối ưu, định ra các biện pháp cụ thể nhằm phát huy lợi thế của ngành thủy
sản dưới cái nhìn khách quan và tổng hợp tạo động lực phát triển KT-XH của tỉnh.
6.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Là một ngành thủy sản cũng như những ngành ki
nh tế khác luôn luôn vận
động và phát triển, tùy theo từng giai đoạn có các nguồn lực có thế mạnh khác nhau
tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành. Đánh giá chiều hướng phát triển, sự thay
đổi của ngành qua từng giai đoạn trong quá khứ, hiện tại cho phép chúng ta dự báo
viễn cảnh cho sự phát triển kinh tế trong tương lai.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp nghiên cứu khoa học chung như: phương pháp toán
học, phương pháp t
hống kê, phương pháp thu thập và xử lý tài liệu,… Đề tài còn sử

dụng những phương pháp riêng đặc trưng của địa lý học như: phương pháp phân tích
tổng hợp, phương pháp bản đồ - biểu đồ, thực địa. Trong đó đề tài đặc biệt có ứng
dụng phần mềm Map Info để thành lập các bản đồ.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3
chương chính sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận.
Chương 2: Hiện trạng phát triển thủy sản tỉnh An Giang.
Chương 3: Một số định hướng và giải pháp để phát triển thủy sản An Giang
giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.




Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Thủy sản – Vai trò của thủy sản
1.1.1. Một số định nghĩa
Thủy sản là những loại động vật sống dưới nước như cá, nhuyễn thể, giáp
xác,…có thể qua hay không qua khâu nuôi trồng và dùng làm thực phẩm.
Thủy sản sống là động vật thủy sản còn sống, hoặc đang giữ ở trạng thái tiềm
sinh.
Ngư nghiệp là những công việc có liên quan đến quá trình khai thác, nuôi

trồng và phát triển nguồn lợi các sinh vật trong nước. Khi nói đến ngư nghiệp thì phải
hiểu nó gồm 3 hoạt động căn bản sau: khai thác, NTTS và phát triển nguồn lợi thủy
sản.
Nghề cá là công việc liên quan đến quá trình khai thác, nuôi cá nước ngọt, lợ,
mặn.
Khai thác thủy sản là việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển, sông, hồ,
đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác.

NTTS là những tác động bất kỳ nào của con người làm
cải thiện sự sinh
trưởng của một sinh vật nào đó trong một diện tích nuôi nào đó.
Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trị
kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và phát triển nguồn
lợi thủy sản.
Tái tạo nguồn lợi thủy sản là quá trình tự phục hồi hoặc hoạt động làm phục
hồi, gia tăng nguồn lợi thủy sản.
Ngành thủy sản bao gồm
nuôi trồng và đánh bắt, là việc tiến hành khai thác,
nuôi trồng, vận chuyển thủy sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu,
nhập khẩu thủy sản; dịch vụ trong hoạt động thủy sản; điều tra, bảo vệ và phát triển
nguồn lợi thủy sản.
Công nghiệp chế biến là hoạt động nối tiếp sản phẩm của ngành khai thác, nó
không chỉ bảo tồn, giữ gìn chất lượng nguyên liệu mà còn nâng cao giá trị và tạo ra
những sản phẩm có giá trị sử dụng cao. Nhờ đó mà khả năng đáp ứng nhu cầu, thị
hiếu thị trường tốt hơn, thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Sản phẩm thủy sản là thực phẩm trong đó t
hủy sản là thành phần đặc trưng.


Sản phẩm thủy sản tươi là sản phẩm thủy sản còn nguyên con, hoặc đã sơ
chế, chưa được xử lý dưới bất kỳ hình thức nào để bảo quản, ngoài việc làm lạnh.
Sản phẩm thủy sản chế biến là sản phẩm thủy sản đã qua các hình thức chế
biến như xử lý nhiệt, hun khói, ướp muối, sấy khô, hoặc kết hợp các hình thức trên
,
có phối chế hoặc không phối chế với phụ gia, thực phẩm khác.
Sản phẩm thủy sản đông lạnh là sản phẩm thủy sản cấp đông; khi đã ổn định,
nhiệt độ trung tâm sản phẩm 8 - 18
0

C hoặc thấp hơn.
1.1.2. Vai trò của thủy sản
Việt Nam là một quốc gia có được nguồn lợi về thủy sản tự nhiên rất phong
phú, cho nên việc khai thác các nguồn lợi về thủy sản để phục vụ những nhu cầu đa
dạng của con người như làm thực phẩm, đồ trang sức, thuốc chữa bệnh,… đã có từ
lâu đời cùng với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Tuy vậy, trải qua
hàng nghì
n năm, nghề cá Việt Nam trước hết là nghề đánh bắt cá vẫn mang nặng nét
đặc trưng của một nền sản xuất tự cấp, tự túc và chỉ là nghề phụ . Nhưng trong những
năm gần đây, ngành thủy sản từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ bé, nghèo nàn và lạc hậu
đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, có tốc độ tăng
trưởng cao, có tỷ trọng trong tổng sản phẩm q
uốc dân (GDP) ngày càng lớn và chiếm
một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Nếu trong những năm 60 của thế kỷ trước, tổng sản lượng thủy sản ở miền
Bắc chỉ đạt trên dưới 200.000 tấn. Đến năm 1976 - năm đầu tiên sau khi thống nhất
đất nước, tổng sản lượng thủy sản cũng chỉ đạt khoảng 500.000 tấn và đến năm
1980
sản lượng thủy sản ít (613.000 tấn) và kim ngạch xuất khẩu thủy sản cũng chỉ mới đạt
được con số khiêm tốn.
Từ năm 1981, thủy sản đã là ngành kinh tế đầu tiên được Chính phủ cho phép
thoát khỏi cơ chế bao cấp, để thử nghiệm cơ chế “tự cân đối, tự trang trải”, xuất khẩu
trực tiếp các sản phẩm t
hủy sản vào thị trường “khu vực 2” thu ngoại tệ để mua máy
móc, vật tư, thiết bị đầu tư trở lại cho sản xuất.
Đến năm 1993, ngành thủy sản đã được Đảng và Nhà nước chính thức xác
định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Tổng sản lượng thủy
sản đã vượt qua ngưỡng 1 triệu tấn vào năm 1990, đặc biệt nước t
a đã đứng vào hàng
ngũ những nước có sản lượng khai thác hải sản trên 1 triệu tấn kể từ năm 1997


(1.062.000 tấn). So với năm 1980, năm 2005 tổng sản lượng thủy sản tăng gấp 5,6
lần, còn giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 200 lần [52].
Cho đến nay, hàng năm bình quân thủy sản đóng góp vào tổng sản phẩm
trong nước khoảng 5 - 6%. Còn riêng đối với khu vực I ( nông - lâm - thủy sản),
ngành thủy sản đã phát triển mạnh nhất, tỷ trọng của ngành thủy sản có xu hướng
tăng dần, tăng từ 7,6% (1991) lên 8,9% (1995), 10% (1998), 16,5% (2002), 18,5%
(2005).
Bảng 1.1. Tổng sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Năm
Tổng sản lượng thủy
sản (tấn)
% tăng
trưởng so
1996
Giá trị xuất khẩu
(nghì
n USD)
1996 1.373.500 100 670.000
2000 2.063.000 150,2 1.478.609
2005 3.432.800 249,9 2.738.726

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Bộ Thủy sản.
Trong những năm cuối thế kỉ XX, ngành thủy sản đã thu được những kết quả
quan trọng. Năm 2000, tổng sản lượng thủy sản đã vượt qua mức 2 triệu tấn, giá trị
kim ngạch xuất khẩu 1,478 tỷ USD. Năm 2005, ngành thủy sản bằng sự nỗ lực phấn
đấu liên tục, không mệt mỏi, vượt qua những khó khăn khách quan và chủ quan, đã
hoàn thành một cách vẻ vang các chỉ tiêu kế hoạch cơ bản mà ngành đã xây dựng và

được Đại hội Đảng toàn quốc lần thư IX ghi nhận trong kế hoạch KT - XH giai đoạn

2001 - 2005 : Tổng sản lượng đạt 3,43 triệu tấn, tăng 9,24% so với năm 2004. Kim
ngạch xuất khẩu đạt 2,74 tỉ USD, đi qua mốc 2,5 tỉ USD, tăng 13% so với năm 2004
và bằng 185% so với năm 2000. Tính chung 5 năm 2001 - 2005, tổng giá trị kim
ngạch xuất khẩu thủy sản đạt trên 11 tỉ USD, chiếm khoảng 9% tổng giá trị xuất khẩu
của cả nước. Đặc biệt cơ cấu sản phẩm của kinh tế thủy sản cũng được thay đổi mạnh
mẽ theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng, tăng tỷ trọng sản phẩm có gi
á trị cao, đặc
biệt là sản phẩm xuất khẩu.

Như vậy, ngành thủy sản có thể coi là một ngành tiên phong trong quá trình
đổi mới, gặt hái nhiều thành công và đã có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt
Nam.
Ngành thủy sản là một trong mười ngành có giá trị xuất khẩu cao nhất Việt
Nam, năm 2005 với giá trị xuất khẩu đạt 2,738 tỷ USD (chiếm 8,5% tổng kim ngạch

xuất khẩu của cả nước), các mặt hàng thủy sản xuất khẩu đứng thứ 4 sau ngành xuất
khẩu dầu thô, dệt may và giày dép. Các sản phẩm từ thủy sản của Việt Nam rất đa
dạng và phong phú, trong đó tôm đông lạnh chiếm gần 50% cơ cấu hàng thủy sản
xuất khẩu, thủy sản Việt Nam hiện đã có mặt tại gần 100 nước và vùng lãnh thổ.
Bảng 1.2. Kim ngạch xuất k
hẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam năm
2005
Mặt hàng
Kim ngạch
(triệu USD)
% so với
năm 2004
Cơ cấu
(%)
Tổng trị giá

Trong đó:
1. Dầu thô
2. Dệt, may
3. Giày dép
4. Thủy sản
5. Sản phẩm gỗ
6. Điện tử, máy tính
7. Gạo
8. Cao su
9. Cà phê
10. Than đá
32,233

7,387
4,806
3,005
2,741
1,517
1,442
1,399
787
725
658
121,6

130,3
109,6
111,7
114,2
133,2

134,1
147,3
131,9
113,1
185,2
100

22,9
14,9
9,3
8,5
4,7
4,5
4,3
2,4
2,2
2,0
Nguồn: Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ.
Ngành thủy sản góp phần mở rộng quan hệ thương mại quốc tế. Năm
1996, ngành thủy sản chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ, đến
năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là
75 nước và vùng lãnh thổ và năm 2005 con số này là gần 100.

Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thủy sản đã
tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật và các
nước trong khối Liên minh Châu Âu (EU) đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường
xuyên của ngành. Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của
ngành thủy sản đã góp phần mở ra những con đường mới và m
ang lại nhiều bài học
kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh

tế khu vực và thế giới.

Ngành thủy sản còn tạo ra công ăn việc làm cho nhân dân, thu hút một lực
lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép
của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước. Hiện nay ngành thủy sản đã thu hút hơn

4 triệu lao động bao gồm các ngành nghề đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và trong lĩnh
vực dịch vụ thủy sản (sản xuất lưới, công cụ, đóng tàu, thuyền, thương mại…). Tỉ lệ
tăng bình quân số lao động thường xuyên của ngành thủy sản là 2,4%/năm, cao hơn
mức tăng bình quân của cả nước.
Với đặc thù nông thôn, ven biển dân vốn đã đông, dân trí thấp, hàng năm dân
số tăng nhanh kéo theo sự gia tăng lao động dư thừa, bên cạnh đó một bộ phận lớn
ngư dân l
àm nghề khai thác ven bờ do nguồn lợi cạn kiệt, khai thác kém hiệu quả,
từng bước chuyển sang NTTS. Phát triển NTTS sẽ góp phần làm chuyển đổi cơ cấu
kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện mức sống cho nông, ngư dân,
giảm áp lực di dân từ vùng kinh tế ven biển vào đô thị, góp phần xây dựng trật tự xã
hội, an ninh nông thôn, vùng biển, biên giới, vùng sâu, vùng xa. Phát triển NTTS còn
tạo điều kiện sử dụng hợp lý tà
i nguyên thiên nhiên, tận dụng mọi nguồn lực, vốn đầu
tư của nhân dân.

NTTS có vai trò to lớn trong việc cung cấp nguồn thực phẩm, có đóng góp
không nhỏ trong việc đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao chất lượng bữa ăn hàng
ngày cho nhân dân, nhất là trong giai đoạn hiện nay nguồn lợi thủy sản tự nhiên đang
cạn kiệt do sức ép dân số.
NTTS góp phần đáng kể trong việc cung cấp nguyên liệu phục vụ các ngành
sản xuất tiểu thủ công nghiệp khác: cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
thực phẩm (đồ hộp, nước mắm, khô, bột cá, agar,…)
; làm đồ trang sức (ngọc trai, đồi

mồi); trong ngành y (chỉ tiêu khâu vết mổ từ agar) hoặc công nghiệp dệt (agar giúp
định hình sợi vải và giữ màu lâu hơn,…); từ đó đẩy mạnh phát triển nguồn hàng hóa
xuất khẩu.
Ngoài mục đích phục vụ tiêu dùng, chế biến, xuất khẩu, NTTS còn có vai trò
thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí như nuôi cá cảnh, câu cá,…
Trong tương lai, việc NTTS theo hướng bền vững còn có những đóng góp
quan trọng trong vấn đề vệ sinh m
ôi trường: ăn ấu trùng muỗi, ăn hợp chất hữu cơ,
tham gia diệt trừ sâu bệnh trong mô hình lúa - cá, lúa - tôm.
NTTS còn là bộ phận quan trọng trong các mô hình vườn - ao - chuồng (VAC),
vườn - rừng - ao - chuồng (VRAC), …

Nói tóm lại, ngành thủy sản có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
nói chung và trong đời sống hàng ngày của nhân dân nói riêng, tầm quan trọng của nó
thể hiện ở việc tham gia vào cải thiện cơ cấu bữa ăn với thực phẩm chất lượng cao về
dinh dưỡng, đóng góp vào nền kinh tế, tạo ra mặt hàng xuất khẩu và góp phần giải
quyết việc làm cho một bộ phận lao động của xã hội.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển thủy sản Việt Nam
1.2.1. Các điều k
iện tự nhiên
Đường bờ biển của Việt Nam kéo dài 3260 km từ Móng Cái (Quảng Ninh)
đến Hà Tiên (Kiên Giang), đi qua hơn 15 vĩ độ (từ 8
0
34'B đến 23
0
23'B) với nhiều
vùng sinh thái khác nhau, nhìn ra Vịnh Bắc Bộ ở phía Bắc, Thái Bình Dương ở miền
Trung và Vịnh Thái Lan ở miền Tây Nam Bộ. Diện tích vùng nội thủy và lãnh hải
rộng 226 nghìn km
2

, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế hơn 1 triệu km
2
, gấp 3 lần
diện tích đất liền. Vùng biển Việt Nam thuộc phạm vi ngư trường Trung tây Thái
Bình Dương, có nguồn lợi sinh vật phong phú, đa dạng, là một trong những ngư
trường có trữ lượng hàng đầu trong các vùng biển trên thế giới. Trong vùng biển có
2773 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có những đảo lớn có dân cư như Vân Đồn, Cát Bà,
Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc, có nhiều vịnh, vũng, eo ngách, các dòng hải lưu, vừa
là ngư trường khai thác hải sản thuận lợi, vừa là nơi có nhiều điều kiện tự nhiên để
phát triển nuôi trồng thủy hải sản và xây dựng các khu căn cứ hậu cần nghề cá.
Bên cạnh điều kiện tự nhiên vùng biển, Việt Nam còn có nguồn lợi thủy sản
nước ngọt ở trong 2.360 con sông lớn nhỏ, nhiều triệu hecta đất ngập nước, ao hồ,
ruộng trũng, rừng ngập mặn, đặc biệt là ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long,
v.v… đó l
à nguồn thực phẩm chính hàng ngày của hầu hết ngư dân vùng nông thôn
Việt Nam [29].
* Diện tích mặt nước
Ngoài tiềm năng về biển, trong nội địa hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng
chịt và các hồ thủy lợi, thủy điện, đã tạo cho nước ta có tiềm năng lớn về mặt nước
với khoảng 1.700.000 ha, ngoài ra còn chưa kể đến mặt nước các sôn
g và khoảng
300.000 – 400.000 ha diện tích các eo, vịnh, đầm phá ven biển có thể sử dụng vào
NTTS chưa được quy hoạch [49].
Bảng 1.3. Diện tích các loại hình mặt nước NTTS

Loại hình
mặt nước
Diện tích
tiềm năng
(ha)

Diện tích có
khả năng
nuôi (ha)
Ao, hồ nhỏ
Mặt nước lớn
Ruộng trũng
Vùng triều
120.000
340.946
579.970
660.002
113.000
198.220
306.003
414.417
Tổng số 1.700.918 1.031.640

Nguồn: Bộ Thủy sản.
Tính đến năm 2005, tổng diện tích NTTS ở tất cả các loại hình mặt nước là
959.945ha, chiếm 56,4% tổng diện tích tiềm năng của đất nước. Như vậy, cho thấy
tiềm năng phát triển NTTS của nước ta cũng còn rất lớn. Đặc biệt ở vùng ĐBSCL có
nhiều rừng ngập mặn rất thuận lợi cho việc nuôi tôm, các đồng bằng có nhiều ô trũng
để thả cá, nuôi các loài đặc sản. Trên các sông, hồ có điều kiện nuôi cá bè.
* Nguồn lợi giống loài thủy sản
Nguồn lợi hải sản, qua thống kê đặc điểm sinh vật biển Đông Việt Nam của
Giáo sư - Tiến sĩ Vũ Tự Lập, biển Việt Nam
có tổng số 2038 loài cá, trong đó có trên
110 loài cá có giá trị kinh tế, 40 - 50 loài có sản lượng đánh bắt cao. Tổng trữ lượng
cá trên biển Đông là 2.769.041 tấn, trong đó cá nổi chiếm
62,8%, cá tầng đáy 37,2%.

Có đến 100 loài tôm thuộc 11 họ tôm biển, số loài có giá trị kinh tế chiếm đến
50%, đa số sống trong các vùng biển nông tới độ sâu 50m, rất thuận lợi cho việc đánh
bắt. Hầu hết tôm biển ưa thích nền đáy bùn hoặc bùn cát, vì thế thường tập trung ở
các vùng cửa sông. Khả năng khai thác tôm ở vùng biển Việt Nam khoảng 55 - 70
ngàn tấn/năm, chủ yếu ở vùng biển Nam Bộ chiếm tới 80% tổng sản lượng khai thác
của cả nước.
Ngoài ra có khoảng 37 loài mực thuộc 4 họ, trong đó 2 họ mực ống và mực
nang chiếm đa số, 7 loài bạch t
uộc và các loài thực vật biển khác. [29]
Về nguồn lợi cá nước ngọt, Việt Nam có 2 khu hệ cá nước ngọt. Khu hệ cá
miền Bắc thuộc hệ ngư lai Hoa Nam - Trung Quốc với 240 loài, phần lớn là những
loài cá ăn thực vật, tiếp đến là các loài cá ăn tạp, ăn m
ùn bã hữu cơ, có ít loài cá ăn
động vật. Khu hệ cá miền Nam thuộc hệ ngư lai Ấn Độ - Malaysia với 225 loài, số
loài cá ăn động vật chiếm ưu thế, số loài cá ăn thực vật ít hơn.
Trong tổng số 495 loài cá, có khoảng 50 loài có giá trị kinh tế cao, đó là
những loài cá nuôi hoặc khai thác trong tự nhiên có sản lượng lớn. Ngoài cá, thủy vực

nước ngọt còn có nhiều loài thủy sản khác, đáng kể nhất là nhóm giáp xác mà quan
trọng nhất là tôm càng xanh, các loài nhuyễn thể như trai, ốc và các loài thủy đặc sản
như rắn, rùa, baba, cá sấu,…[29]
Riêng ĐBSCL với 3 mặt giáp biển, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
lại nằm trong vùng chuyển tiếp sông - biển với hoạt động mạnh của thủy triều nên có
nguồn lợi thủy sản rất phong phú và đa dạng gồm t
hủy sản nước ngọt, mặn và lợ.
Nguồn cá nước ngọt gồm 2 nhóm cá trắng sống trong sông và cá đen sống ở các ao,
hồ, đồng ruộng, đầm lầy,…Chúng có khoảng 255 loài thuộc 43 họ, 130 giống trong
đó có loài có giá trị kinh tế cao.
Đặc biệt ở ĐBSCL có thời gian trong năm bị ngập lũ, đây là điều kiện thuận
lợi để làm phong phú thêm các giống loài thủy sản nước ngọt ở đây. Ngoài ra còn có

50 loài tôm trong đó 18 loài tôm nước n
gọt và 32 loài tôm biển. Khu hệ cá cửa sông
có 155 loài thuộc 58 họ và 15 bộ [48].
* Khí hậu, thời tiết
Chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, song ở mỗi miền có đặc trưng
khác nhau và đều thích hợp để phát triển NTTS đa loài, nhiều loại hình.
Miền Bắc: Nhiệt độ không khí trung bình 22,2 – 23,5
0
C, lượng mưa trung
bình từ 1500 – 2400mm, tổng số giờ nắng từ 1650 – 1750giờ/năm. Mùa mưa từ tháng
6 đến tháng 8 và là vùng chịu ảnh hưởng lớn của bão và bão xuất hiện sớm trong cả
nước. Vùng biển khu vực này thuộc nhật triều với biên độ 3,2 – 3,6m.
Miền Trung: Nhiệt độ trung bình 25,5 – 27,5
0
C, tổng số giờ nắng từ 2300 –
3000giờ/năm. Mưa tập trung vào cuối tháng 9 đến tháng 11. Chế độ thủy triều gồm
nhật triều và bán nhật triều, có nhiều đầm, phá thích hợp nuôi thủy sản.
Miền Nam: Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, nhiệt độ trung bình 22,6 –
27,6
0
C, tổng số giờ nắng trên 2000giờ/năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng
mưa trung bình từ 1400 – 2400mm, vùng biển khu vực này thuộc bán nhật triều với
biên độ 2,5 – 3m.
Tuy nhiên, hàng năm Việt Nam chịu nhiều thiên tai do bão, lũ gây nên, điều
này có ảnh hưởng rất lớn đối với ngành khai thác và NTTS của cả nước.
1.2.2. Các điều kiện KT – XH
* Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Đại hội Đảng VI đã đề ra mục tiêu 3 chương trình kinh tế lớn đó là: sản xuất
lương thực - thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu. Vận

dụng quan điểm, chủ trương này, trong thời gian qua ngành thủy sản đã sản xuất ra
một số lượng hàng hoá rất lớn, vừa cung cấp nhu cầu cho nhân dân trong nước, đảm
bảo an ninh thực phẩm, vừa cung cấp cho xuất khẩu.
Như vậy, ngành thủy sản có vị trí rất quan trọng t
rong nền kinh tế nông - công
nghiệp. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là tiến tới CNH - HĐH trên tất cả các
lĩnh vực kinh tế, do đó ngành thủy sản là một trong những lĩnh vực phải được đổi mới
đầu tiên và quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế phải được thực hiện một cách
đồng bộ trên cơ sở ổn định và phát triển KT-XH.
Từ năm
1995 đến năm 2005, ngoài văn kiện của hai kỳ Đại hội Đảng khoá
VIII và khoá IX nêu rõ chủ trương đường lối phát triển thủy sản, còn có hàng trăm
văn bản chính sách có liên quan đến phát triển NTTS được ban hành. Các chính sách
này có thể chia thành nhiều nhóm khác nhau. Cụ thể:
Các chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VIII đã chỉ rõ:" Phát triển toàn diện nông,
lâm, ngư nghiệp gắn với công
nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông
thôn theo hướng CNH - HĐH"[17, tr.170]. Với đường lối chỉ đạo này đã có một sức
ảnh hưởng rất lớn đến ngành thủy sản, đó là nâng cao sự phát triển ngành thủy sản
trong nền nông nghiệp toàn diện.
Ngày 08/12/1999 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 224/1999/QĐ-
TTg phê duyệt chương trì
nh phát triển NTTS thời kỳ 1999 - 2010. Quyết định đã chỉ
rõ “Phát triển NTTS nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm và tạo nguồn nguyên liệu chủ
yếu cho xuất khẩu, phấn đấu đến 2010 tổng sản lượng NTTS đạt trên 2 triệu tấn, giá
trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2,5 tỷ USD, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 2
triệu người, góp phần tích cực vào phát triển KT-
XH đất nước và an ninh ven biển”.
Ngày 15/06/2000 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 09/2000/NQ-CP về một

số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp, nghị quyết đã đánh giá những thành tựu trong sản xuất nông nghiệp, bao gồm
nông, lâm, thủy sản, đồng thời đưa ra những định hướng về cơ cấu kinh tế nông
nghiệp của nước ta trong 10 năm tới. Trong đó ki
nh tế thủy sản cần phát triển theo

định hướng sau: khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ, đặc biệt là NTTS theo
hướng phát triển bền vững.
Định hướng phát triển các ngành kinh tế và các vùng trong chiến lược phát
triển KT- XH 2001-2010, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX xác định:”
Phát huy lợi thế về thủy sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn, vươn lên hàng
đầu trong khu vực. Phát triển mạnh NTTS nước ngọt, nước lợ và nước mặn, nhất là
nuôi tôm
theo phương thức tiến bộ, hiệu quả và bền vững môi trường.
Tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả khai thác hải sản xa bờ; chuyển
đổi cơ cấu nghề nghiệp, ổn định khai thác gần bờ; nâng cao năng lực bảo quản, chế
biến sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế và trong nước. Mở rộng và nâng
cấp các cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá. Giữ gìn môi trường biển và sông nước, bảo
đảm
cho sự tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản”[18, tr.170].
Thực hiện chính sách này các tỉnh đã rà soát lại diện tích mặt nước, các vùng
làm lúa kém hiệu quả, các vùng đất hoang để quy hoạch, chuyển đổi, triển khai các
dự án NTTS. Từ năm 1999 đến năm 2005 tổng diện tích chuyển sang NTTS của cả
nước là 377.269 ha, trong đó chuyển đổi từ đất trồng lúa kém
hiệu quả là 346.694 ha
(chiếm 91,9%), đất cát là 1.304 ha (0,34%), đất trồng cói là 2.236 ha (chiếm 0,59%),
ruộng làm muối kém hiệu quả là 2.170 ha, đất vườn, đất hoang hóa khác là 24.862 ha.
Chỉ riêng ĐBSCL từ năm 2001 đến năm 2005 có 278.360 ha diện tích đất
chuyển đổi sang NTTS, chiếm 83,6% tổng diện tích chuyển đổi của cả nước, trong đó
chủ yếu là đất trồng lúa kém hiệu quả. Việc chuyển đổi ruộng trũng, ruộng cấy lúa 1

vụ bấp bênh, năng suất thấp, đất trồng cói, làm
muối kém hiệu quả và đất cát, đất
hoang hóa…sang NTTS là phù hợp với tình hình thực tế và làm tăng diện tích các
loại hình mặt nước NTTS, từ đó tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng, tăng doanh thu
bình quân gấp nhiều lần so với trồng lúa, trồng cói hoặc làm muối.
Các đối tượng nuôi được đa số nông dân lựa chọn là tôm
sú, cá tra, cá basa vì
hiệu quả kinh tế cao. Qua đó tiềm năng đất đai được khai thác hiệu quả hơn, đồng
thời tạo ra một nghề mới có thu nhập cao hơn, làm cho người dân thực sự tiếp xúc và
áp dụng những thành tựu nghiên cứu khoa học mới, nâng cao kiến thức, kỹ năng trình
độ kỹ thuật, đầu tư hợp lý cho sản xuất.

Chính sách khuyến khích phát triển giống thủy sản, từ khi có quyết định
103/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thủy sản và
Quyết định 112/2004/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình phát triển giống thủy sản
đến năm 2010 thì số lượng trại tôm giống và cá giống tăng lên nhanh chóng trong cả
nước, nhất là ở ĐBSCL, tốc độ tăng tổng số trại giống 7,64%/năm giai đoạn 2001 -
2005. Đặc biệt, được sự quan tâm
của các cấp chính quyền tại một số tỉnh, công tác
kiểm dịch, quản lý trại tôm, cá giống được coi trọng.
Chính sách khuyến ngư, hiện nay hầu như tỉnh nào cũng có Trung tâm
khuyến ngư. Trong các năm qua, thông qua các cuộc tập huấn, hội thảo, thực hiện các
điểm trình diễn, cấp phát các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh đã hỗ
trợ đắc lực cho phát triển NTTS.
Chính sách hỗ trợ vốn đầu tư cho ngành t
hủy sản, theo quyết định
02/2001/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đầu tư từ quỹ hỗ trợ phát triển đối với các dự
án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu nông nghiệp, theo đó các dự án NTTS khi được
xem xét hiệu quả và khả năng trả nợ sẽ được quyết định mức cho vay nhưng tối đa
không được quá 90% tổng số vốn đầu tư của dự án. Ngoài ra đối với các dự án thuộc

chương trình 224 và chương trình 112 còn được đầu tư cho quy hoạch NTTS v
à
giống thủy sản, xây dựng các khu bảo tồn biển, bảo tồn thủy sản nội địa. Tổng số vốn
đầu tư NTTS cả nước là 1.382,2 tỷ đồng, riêng ĐBSCL chiếm 27,43% tổng số vốn
đầu tư của cả nước.
Ngoài ra để bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm mục đích phát triển lâu dài và
bền vững,
ngày 16/7/2004 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 131/2004/QĐ-TTg
phê duyệt chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2010.
Ngày 04/02/2005 Bộ trưởng Bộ thủy sản đã ban hành quyết định 219/QĐ-
BTS phê duyệt Chương trình hành động của ngành thủy sản về “Chất lượng và
thương hiệu cá tr
a, basa Việt Nam 2005-2010”. Mục tiêu của Chương trình: phấn đấu
đến năm 2010 đạt sản lượng 1 triệu tấn cá tra, basa và giá trị kim ngạch xuất khẩu các
sản phẩm từ cá tra, basa đạt 800 triệu USD, chiếm tỷ trọng trên 30% kim ngạch xuất
khẩu thủy sản của nước ta. Đây là tỷ trọng đáng kể, quyết định tới tính chủ lực xuất
khẩu của mặt hàng thủy sản Việt Nam
.

Năm 2005, Chính phủ còn ban hành 2 Nghị định có liên quan đến ngành thủy
sản đó là: Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/05/2005 về điều kiện kinh doanh
các ngành nghề thủy sản và Nghị định 128/2005/NĐ-CP ngày 11/10/2005 về xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đến mọi tầng lớp nhân dân.
Nhìn chung có thể khẳng định rằng, các chương trình, chính sách của chính
phủ ban hành đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp thúc đẩy hoạt động sản xuất
NTTS, đã đáp ứng nhu cầu phát triển NTTS của cả nước theo hướng bền vững, gắn
với bảo vệ m
ôi trường sinh thái, bảo đảm sản xuất và ổn định đời sống nhân dân.
* Nguồn nhân lực
Ngành thủy sản thu hút hơn 4 triệu lao động đang trực tiếp hoặc gián tiếp làm

việc, đa số có truyền thống về nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, sức lao động của họ
đóng góp một v
ai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành.
Tuy nhiên, nguồn nhân lực này chưa đáp ứng yêu cầu phát triển thủy sản do
trình độ thấp, thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức về đánh bắt, nuôi trồng và chế biến.
Đa số nông dân và ngư dân gần như chưa được tập huấn, đào tạo chuyên môn sâu,
nhiều doanh nhân chưa có trình độ và bằng cấp chuyên môn, kỹ thuật cần thiết, số
đông chủ t
rang trại và ngư trại chưa có trình độ sơ, trung cấp về nông nghiệp và thủy
sản, thiếu kiến thức về kỹ năng thực hành, kỹ thuật nông nghiệp, ngư nghiệp và quản
lý kinh doanh.
* Cơ sở vật chất kĩ thuật
- Phương tiện đánh bắt và NTTS
Tàu thuyền đánh bắt : trong khai thác
hải sản, từ một nghề cá thủ công, quy
mô nhỏ, hoạt động ở vùng gần bờ, đã chuyển dịch theo hướng trở thành một nghề cá
cơ giới tăng cường khai thác ở vùng biển xa bờ, nhằm vào các đối tượng khai thác có
giá trị cao và các đối tượng xuất khẩu. Song song với phát triển khai thác hải sản xa
bờ là ổn định khai thác vùng ven bờ, khai thác đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn
lợi, m
ôi trường sinh thái.
Theo số liệu tổng hợp của Bộ Thủy sản, năm 2003 số thuyền, xuồng không
động cơ dùng để khai thác trên sông rạch là 168.049 chiếc, tổng số tàu thuyền cơ giới
là 102.069 chiếc với tổng công suất là 4.194.242 CV. Trong đó, số tàu đánh bắt xa bờ
là 17.303 chiếc, số tàu khai thác nội địa là 10.608 chiếc. Đến năm 2005, tổng số tàu

thuyền cơ giới là 90.880 chiếc, trong đó số tàu đánh bắt xa bờ là 20.537 chiếc, như
vậy so với năm 2003 số lượng này tăng lên để đảm bảo chương trình đánh bắt xa bờ.
Ngư cụ: để khai thác tốt nguồn lợi thủy hải sản, ngư dân đã tạo ra rất nhiều
loại ngư cụ thích hợp với nhiều loại đối tượng khai thác khác nhau. Hiện nay chưa có


số liệu thống kê cụ thể số lượng bao nhiêu ngư cụ, nhưng có thể thống kê có những
loại ngư cụ sau:
1. Lưới kéo: lưới kéo sào, lưới kéo đơn tầng đáy có tăng gông, lưới kéo đôi
tầng đáy.
2. Lưới vây.
3. Lưới rê: lưới rê tầng đáy, lưới rê 3 đáy.
4. Câu: câu tay, câu vàng.
5. Lưới vó: lưới vó xách tay, lưới vó bè, lưới vó mành, lưới dây rút chỉ 1
tàu, lưới dây rút chỉ 4 tàu, lưới pha xúc.
6. Bẫy: lưới đăng, sáo, lò, đăng, lồng bẫy.
7. Lưới chụp
8. Te đẩy
9. Nghề cào sò
Nguồn: [51] (Xem hình ảnh minh họa trong phần phụ lục).
Số lồng bè nuôi thủy sản: tính tới năm 2003 cả nước có khoảng 63.989 lồng
bè với tổng thể tích lồng nuôi là 1.681.641 m
3
. Số lồng bè này chủ yếu để nuôi một số
loài cá nước mặn, nước ngọt và đặc biệt là nuôi tôm hùm. Chỉ tính riêng năm 2005,
số bè nuôi tôm hùm là 43.510 cái, trong đó có 3.061 lồng ương tôm giống [37], [53].
Giống: sản xuất giống thủy sản trong thời gian qua có bước tiến bộ quan
trọng. Việc sản xuất thành công một số giống thủy sản đã đáp ứng cơ bản nhu cầu về
giống thủy sản. Hệ thống hạ tầng cho N
TTS từng bước được đầu tư xây dựng như:
Trung tâm quốc gia giống thủy sản, Trung tâm giống thủy sản cấp 1, Trung tâm
giống thủy sản các tỉnh, các khu sản xuất giống tập trung. Công tác sản xuất giống
thủy sản đã và đang được xã hội hoá.
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất giống thủy sản của Việt Nam
2001 2002 2003 2004 2005

DT sản xuất giống (ha) 2000,1 2507,3 2654,1 - -
SL cua giống (triệu con) - - 0,5 10 -

SL tôm giống (tỷ con) - - - 26 28,8
SL ốc hương giống (triệu con) - 1 - - 63
SL cá vược giống (nghìn con) - - - - 800
SL cá song giống (nghìn con) - - - - 700

Nguồn: Bộ Thủy sản, [37].
Trong những năm qua, nhu cầu về giống cá nuôi nước ngọt tăng nhanh như cá
rô phi đơn tính, cá tra, cá ba sa. Năm 2005, đã có 392 trại sinh sản nhân tạo cá giống,
sản xuất được trên 17 tỷ cá bột các loại, trong đó cá tra là 3 tỷ con, gần 5 tỷ cá hường,
cá rô phi đơn tính đực là 200 triệu con, tôm càng xanh là 120 triệu giống [37].
Thức ăn: đa số người nuôi thủy sản đều sử dụng nguồn thức ăn từ tự nhiên
gắn liền với địa phương nơi cư trú phù hợp với giống t
hủy sản nuôi. Ngoài ra, để đạt
hiệu quả kinh tế cao, người nuôi còn sử dụng các loại thức ăn công nghiệp trong quá
trình nuôi.
Kỹ thuật nuôi trồng: Bộ Thủy sản đã huy động lực lượng các Viện nghiên
cứu trong ngành, thu hút sự tham gia của các trường, Viện nghiên cứu ngoài ngành
thực hiện 30 nhiệm vụ nghiên cứu sản xuất giống, nâng cao chất lượng giống, bảo tồn
và phát triển nguồn gen thủy sản; 27 nhiệm vụ khoa học và công nghệ về NTTS, dinh
dưỡng và công nghệ chế biến thức ăn thủy sản; đã xây dựng 37 tiêu chuẩn ngành
phục vụ NTTS,…
Công tác khuyến ngư đã được các tổ chức khuyến ngư từ trung ương đến các
địa phương, tổ chức khuyến ngư tự nguyện, Viện nghiên cứu, hộ nông ngư dân,…tích
cực tham gia, đã tổ chức các lớp tập huấn, xây dựng nhiều m
ô hình trình diễn về
NTTS.
Đã chuyển giao công nghệ sản xuất giống thủy sản từ các kết quả nghiên cứu

trong nước; đã nhập một số công nghệ sản xuất giống thủy sản có giá trị kinh tế cao
và chuyển giao cho các thành phần kinh tế.
- Cơ sở chế biến thủy sản
Chế biến xuất khẩu là lĩnh vực phát triển rất nhanh, Việt Nam
đã tiếp cận với
trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến của khu vực và thế giới trong một số lĩnh vực
chế biến thủy sản. Sản phẩm thủy sản xuất khẩu đảm bảo chất lượng và có tính cạnh
tranh, tạo dựng được uy tín trên thị trường thế giới. Các cơ sở sản xuất không ngừng
được gia tăng, đầu tư, đổi mới.


Tốc độ gia tăng bình quân các cơ sở chế biến giai đoạn 1996 - 1999 là 17,6%
năm. Năm 1995, ngành thủy sản Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức nghề cá
Đông Nam Á, cùng với việc mở rộng thị trường xuất khẩu đã tạo điều kiện cho ngành
công nghiệp chế biến thủy sản có chiều hướng phát triển tốt. Đến năm 2005, cả nước
có 439 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu.
Chất lượng sản phẩm t
hủy sản không ngừng được nâng lên do các cơ sở chế
biến ngày càng hiện đại, công nghiệp tiên tiến, quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Từ 18
doanh nghiệp năm 1999, đến năm 2005 đã có 171 doanh nghiệp Việt Nam được đưa
vào danh sách I xuất khẩu vào EU, 295 doanh nghiệp được phép xuất khẩu vào Hàn
Quốc, 300 doanh nghiệp áp dụng qui trình quản lý chất lượng sản phẩm theo HACCP
(Hazard Analysis Crtitical Control Point - Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm s
oát
điểm tới hạn), đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ, 222 doanh nghiệp đạt tiêu
chuẩn xuất khẩu vào Trung Quốc [40].
Bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu
thủy sản của tư nhân phát triển mạnh trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp thuộc
thành phần kinh tế tư nhân đã có giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng đầu, một
số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đã có kim ngạch xuất k

hẩu trên dưới 100 triệu
USD mỗi năm.
- Thương mại thủy sản
Với hàng nghìn chợ thủy sản trên thị trường nội địa với các quy mô rất khác
nhau, rất đa dạng về loại hình: chợ trên biển, chợ ở vùng nguyên liệu, chợ ở vùng tiêu
thụ, chợ bán buôn, chợ bán lẻ truyền thống, siêu thị,… tạo thành một mạng lưới tiêu
thụ thủy sản, đáp ứng yêu cầu của các nhà máy chế biến và hơn 80 triệu dân Việt
Nam.
1.2.3. Tình hình phát triển ngành thủy sản Việt Nam
* Diện tích nuôi trồng
Nghề NTTS từ chỗ là một nghề sản xuất phụ, mang tính chất tự cấp tự túc đã
trở thành một ngành sản xuất hàng hoá tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phá
t
triển ở tất cả các thủy vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn theo hướng bền vững, bảo
vệ m
ôi trường, hài hòa với các ngành kinh tế khác. Do đó, trong những năm gần đây,
nghề NTTS phát triển với tốc độ nhanh chóng. Điều này thể hiện qua diện tích mặt

nước NTTS cả nước tăng lên liên tục từ năm 1999 đến năm 2005 (tăng khoảng
12,8%/năm).
524,619
640,495
755,178
797,744
867,613
920,088
959,945
0
300,000
600,000

900,000
1,200,000
1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Năm
Diện tích (ha)
Diện tích nuôi trồng thủy sản

Biểu đồ 1.1. Diện tích NTTS của Việt Nam

Nguồn: Báo cáo hàng năm của Bộ Thủy Sản.
Trong tổng số 8 vùng kinh tế của cả nước thì ĐBSCL là vùng có nhiều lợi thế
nhất, hơn hẳn cả về diện tích và điều kiện cho việc phát triển NTTS, là nơi sản xuất ra
nhiều sản phẩm thủy sản cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Trong đó dẫn đầu về sản
lượng thủy sản nuôi là An Giang (180.809 tấn), Cà Mau (120.263 tấn), Bạc Liêu
(110.486 tấn).
Bảng 1.5. Diện tích mặt nước NTTS phân theo các vùng của Việt Nam
Đơn vị: nghì
n ha
Các vùng 1995 % 2000 % 2005 %
Đồng bằng sông Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐBSCL
58,8
23,0
3,1

26,7
13,6
4,2
34,8
289,4
12,9
5,1
0,7
5,9
3,0
0,9
7,7
63,8
68,3
29,8
3,5
30,6
17,3
5,1
42,0
445,2
10,6
4,6
0,5
4,9
2,7
0,8
6,5
69,4
89,2

44,5
5,2
48,4
21,8
8,3
55,1
680,2
9,4
4,7
0,5
5,1
2,3
0,8
5,8
71,4
Cả nước 453,6 100 641,9 100 952,6 100

Nguồn: Niên giám thống kê 2003, 2005.
* Sản lượng thủy sản
Trong cơ cấu của ngành thủy sản, mặc dù khai thác thủy sản là ngành ra đời
sớm hơn so với NTTS nhưng tốc độ phát triển của ngành NTTS thì nhanh hơn so với
khai thác thủy sản, so với năm 1995 thì năm 2005 tốc độ phát triển của ngành NTTS

×