Nghiên c
ứ
u thành ph
ầ
n hóa h
ọ
c c
ủ
a cây gòn Ceiba pentandra
(L.) Gaertner
1.1 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
Cây gòn có tên khoa học là Ceiba pentandra (L.) Gaertner còn được gọi là
Silk cotton-tree, Kapokier, gòn ta hay gòn gai. Cây thuộc họ Gạo (Bombacaceae).
[2]
1.1.1 Mô tả thực vật
[2,7]
Cây thuộc loại đại mộc to, thân có vỏ xanh, có gai hay không có gai, nhánh
hoàn toàn ngang hay xéo. Cây được trồng có khi mọc hoang, cao từ 20 đến 40m.
Lá mọc so le, có 5-9 lá phụ tròn dài thon, không lông.
Hoa từ 2-15, trắng; đài cao 1,2-2 cm, xanh, không lông; cánh hoa trắng; tiểu
nhụy 5, chỉ dính nhau ở đáy; noãn sào không lông.
Quả hình thoi có vỏ bao bọc, dài 12-15 cm, đường kính 4-5 cm, khi nở cho ra
nhiều sợi gòn láng chói, vàng vàng; và nhiều hột đen, tròn, không dính vào sợi. Sợi
dài từ 10-35 mm, sáng, không thấm nước, cách nhiệt.
1.1.2 Phân bố và sinh thái
[1]
Cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, hiện nay được tìm thấy ở hầu hết các nước
nhiệt đới. Ở châu Á, cây mọc hoang và được trồng ở Ấn Độ, Myanma, Srilanca,
Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Lào, vùng Nam Trung Quốc và Việt
Nam.
Ở Việt Nam, không rõ cây gòn được nhập vào thời gian nào. Cây thường
được trồng làm bóng mát dọc các đường đi nơi công cộng. Từ các cây trồng, hạt
phát tán đi khắp nơi và trở nên hoang dại hoá.
Cây gòn thường rụng lá vào mùa đông (ở miền Bắc) hoặc vào mùa khô (ở
miền Nam). Cây trồng bằng cách cắm cành, sinh trưởng rất nhanh, sau 5 năm có thể
cao tới 10m hoặc hơn. Cây chịu được thời tiết khô hạn, và sống được ở những nơi
đất cằn cỗi, có khả năng tái sinh khỏe từ cành giâm và cây chồi gốc sau khi chặt.
1.1.3 Kinh nghiệm dân gian
[1,7]
Ở châu Á, châu Úc, châu Phi, cây gòn được coi như một loại cây thần dược.
Người dân vùng Burkina Faso (Tây Phi) sử dụng các bài thuốc dân gian trong đó có
dùng vỏ cây gòn nấu lấy nước chữa bệnh sốt rét, chữa ho.
10
Nghiên c
ứ
u thành ph
ầ
n hóa h
ọ
c c
ủ
a cây gòn Ceiba pentandra
(L.) Gaertner
Ở Malaysia, người ta cho trẻ con uống vỏ cây gòn trong trường hợp bị khó
thở do cảm lạnh hoặc hen. Nước hãm lá được dùng cho phụ nữ đẻ, và chữa ho;
nước sắc lá trị giang mai.
Ở Indonesia, nước sắc vỏ cây trị sỏi niệu và viêm niệu đạo. Dịch ép nhày do
nghiền lá trong nước được dùng chữa hen và ho, và cũng là thuốc làm dịu trong
bệnh viêm xuất tiết ruột, bệnh lỵ và đái tháo đường. Quả non có tác dụng làm dịu.
Khi ăn quá nhiều hạt cây gòn có thể gây chảy máu. Hạt còn có thể gây rối loạn tiêu
hoá.
Ở Philippin, cây gòn được coi là thuốc đặc hiệu chữa bệnh viêm xuất tiết có
sốt và làm thuốc kích dục. Ở Myanma, người ta dùng rễ cây gòn làm thuốc bổ và lá
chữa bệnh lậu. Ở Ấn Độ, chất gôm của cây gòn có tác dụng phục hồi chức năng,
làm săn, nhuận tràng, trị một số bệnh đường ruột. Lá non làm mềm da. Rễ có tác
dụng lợi tiểu và trị bọ cạp đốt. Quả gòn chưa chín có tác dụng làm săn, làm dịu.
Dịch ép rễ chữa đái tháo đường.
Ở vùng Bắc Peru, nhân dân địa phương dùng cành cây gòn sắc nước uống để
làm thuốc lợi tiểu và gây nôn. Ở Daia (châu Phi) cây gòn được dùng trong y học cổ
truyền để trị tiêu chảy và kiết lỵ. Trong y học dân gian ở Bờ Biển Ngà, bài thuốc
gồm vỏ cây gòn và toàn cây Nymphaea lotus được chế dưới dạng thuốc nhão, bôi
lên cơ thể (trừ đầu lưỡi), mỗi ngày 3 lần, để điều trị tốt cho phụ nữ đẻ non.
Ở Việt Nam, Lào và Campuchia, rễ cây gòn được dùng chữa sốt do sung
huyết dưới dạng nước sắc uống, hoặc thuốc đắp tại chỗ. Vỏ cây có tác dụng lợi tiểu
hạ sốt và được dùng trị sốt trong bệnh thủy đậu và đậu mùa. Thuốc ngâm vỏ cây trị
bệnh lậu; thuốc ngâm chồi non, lá và vỏ cây có nhũng tác dụng tương tự. Ngoài ra
nó còn được dùng gây nôn, làm ra mồ hôi trị ngộ độc và làm thuốc xức, nước tắm
để chữa sốt. Một bài thuốc gồm có vỏ cây gòn và một số dược liệu khác được sắc
uống để trị tiêu chảy nặng.
Ở Việt Nam, quả gòn chủ yếu dùng làm ruột gối; vỏ cây, lá, cành nhỏ được
sử dụng làm bột hương. Trong dân gian một số vùng ở Nam Bộ còn sử dụng lá cây
gòn làm tăng sự tiết sữa cho các bà mẹ mới sinh con.
11
Nghiên c
ứ
u thành ph
ầ
n hóa h
ọ
c c
ủ
a cây gòn Ceiba pentandra
(L.) Gaertner
Hình 1:
Hình ảnh toàn cây, thân, lá, hoa, quả, vỏ của cây gòn
Ceiba pentandra (L.) Gaertner mọc ở Bình Dương.
12
Nghiên c
ứ
u thành ph
ầ
n hóa h
ọ
c c
ủ
a cây gòn Ceiba pentandra
(L.) Gaertner
1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HÓA HỌC TRÊN CÂY GÒN
1.2.1 Những nghiên cứu trong nước
Mặc dù được biết đến như là một loại thảo dược có khả năng chữa nhiều
bệnh như tiểu đường, sốt rét, kháng ung thư…nhưng các tài liệu nghiên cứu về
thành phần hóa học của cây gòn mọc ở Việt Nam hầu như không có.
1.2.2 Những nghiên cứu trên thế giới
Năm 1970, Kaimanl và Lakshminarayana
[9]
đã nghiên cứu về các acid béo
của các hợp chất béo cô lập được từ những phần khác nhau của cây thu được kết quả
trình bày trong bảng 1.1.
Năm 1993, Rao và các cộng sự
[14]
bằng phương pháp sắc ký cột trên cao
cloroform trích từ vỏ của rễ cây gòn đã cô lập được bốn hợp chất là: 8-formyl-7-
hydroxy-5-isopropyl-2-metoxy-3-metyl-1,4-naptaquinon (1), 7-hydroxycadalen (2),
2,7-dimetoxy-5-isopropyl-3-metyl-1,8-naptalen carbolacton (3), 2-hydroxy-5-
isopropyl-7-metoxy-3-metyl-1,8-naptalen carbolacton (4).
Me
OH
Me
CHO
HO
O
OMe
O
Me
8-Formyl-7-hydroxy-5-isopropyl-2-metoxy 7-Hydroxycadalen
(2)
-3-metyl-1,4-naptaquinon
(1)
O
H
3
CO
CO
OH
Me
O
H
3
CO
CO
OCH
3
Me
2,7-Dimetoxy-5-isopropyl-3-metyl-1,8- 2-Hydroxy-5-isopropyl-7-metoxy-3-
naptalen carbolacton
(3)
metyl-1,8-naptalen carbolacton
(4)
13
Nghiên c
ứ
u thành ph
ầ
n hóa h
ọ
c c
ủ
a cây gòn Ceiba pentandra
(L.) Gaertner
Bảng 1.1: Thành phần acid béo của các hợp chất béo cô lập được từ những phần
khác nhau của cây gòn.
Hạt Nụ Hoa Lá Vỏ
Gỗ
thân
Rễ
Chất béo (được
làm khô cơ bản)
(%)
23-6 1-4 1-6 2-3 0-7 0-6 0-8
Acid béo (wt. %)
Lauric 0,0 0,0 0,0 5,1 8,9 2,1 0,0
Myristic 0,1 0,0 0,4 16,5 3,4 2,2 0,0
Palmitic 22,8 27,6 28,1 24,0 28,6 26,2 15,7
Dihydromalvalic 0,7 0,0 0,0 0,0 0,0 0,7 0,9
Stearic 0,8 1,2 1,4 8,8 0,0 2,8 1,4
Dihydrosterculic Vết 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 19,4
Arachidic 0,0 0,0 1,1 0,0 0,0 0,0 0,0
Palmitoleic 0,0 3,9 2,8 1,6 0,0 2,1 0,9
Oleic 30,0 17,1 13,4 2,3 39,4 24,7 14,7
Linoleic 32,9 38,8 42,3 13,5 19,7 32,3 20,6
Linolenic 0,0 11,4 10,5 28,2 0,0 6,8 6,1
Malvalic 9,3 0,0 Vết 0,0 0,0 0,0 15,8
Sterculic 3,4 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 4,8
14