Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Những vi phạm của NATO khi tấn công vào Kosovo theo các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.53 KB, 17 trang )

A/ MỞ ĐẦU
Thế kỷ XX kết thúc với những thành tựu rực rỡ của loài người nhưng cũng đầy
những lo âu với những vấn đề quốc tế còn dang dở, chiến tranh tiềm ẩn tại nhiều điểm
nóng trên thế giới. Một trong những vấn đề khiến cả thế giới phải lo ngại là vấn đề
Liên bang Nam Tư với sự li khai của Kosovo. Vốn dĩ, sự thành lập quốc gia phải dựa
trên ý nguyện của dân tộc, và tạo thành những quốc gia – dân tộc với sự đoàn kết cao.
Tuy nhiên, Liên bang Nam Tư được hình thành trong ý nguyện chủ quan của con
người trên một vùng đất có nhiều nhóm sắc tộc xung đột nhau. Sự kiện Kosovo đòi ly
khai không khiến thế giới ngạc nhiên, tuy nhiên, điều bất ngờ trong sự kiện Kosovo ly
khai là sự can dự của Mỹ đứng sau NATO. NATO và Mỹ đã bất ngờ có những hành
động tấn công vào Liên bang Nam Tư để thể hiện sự ủng hộ với tuyên bố độc lập của
Kosovo. Hành động này của Mỹ và NATO đã khiến thế giới phải bàng hoàng bởi nó
vi phạm những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, và tập quán quốc tế, đồng thời tạo
nên một tiền lệ trong quan hệ quốc tế khi giải quyết các tranh chấp, xung đột, các vấn
đề ly khai giữa các dân tộc và đặt ra một bài toán khó với Luật quốc tế trong việc đảm
bảo việc thực hiện đúng các nguyên tắc và các điều luật.
B/ NỘI DUNG SỰ KIỆN VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC
TẾ ĐÃ BỊ VI PHẠM
1. Tổng quan về sự kiện
Cuối thế kỷ 14, Kosovo bị xâm chiếm và trở thành lãnh thổ của đế chế
Ottoman. Sau khi đè bẹp các phong trào kháng chiến của người Serbia theo Chính
thống giáo đã sinh sống ở đây từ thế kỷ thứ 7, đế chế Ottoman đã đưa người Albania
Hồi giáo đến định cư tại Kosovo. Từ những năm đầu của thế kỉ 20 đến năm 1980,
Kosovo tồn tại với vai trò một khu tự trị của Liên bang Nam Tư bên cạnh một khu tự
trị khác của Liên bang Nam Tư là Vovoidin và sáu nước cộng hòa khác cũng thuộc
Liên bang Nam Tư. Tuy nhiên, đến năm 1980, kinh tế Nam Tư đi xuống, căng thẳng
trong xã hội tăng lên, đặc biệt là vấn đề mâu thuẫn dân tộc (giữa hai cộng đồng người
Albania và Serbia). Tình hình này đã dẫn đến việc xóa bỏ quyền tự trị của hai tỉnh
Vovoidin và Kosovo vào năm 1989 khi ông Milosevic lên cầm quyền.
1
Chiến tranh lạnh kết thúc năm 1990 kéo theo những hệ lụy về sắc tộc và tôn


giáo tại khu vực Balkan vốn đã tồn tại nhiều căng thẳng. NATO, đứng đầu là Mỹ lúc
này đã không hề giấu giếm ý định tấn công Nam Tư. NATO luôn tìm cách can dự vào
nội bộ của Nam Tư với cái cớ là giải quyết mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo vốn đã tiềm ẩn
từ lâu ở quốc gia này. NATO mong muốn biến Kosovo thành một nhà nước độc lập và
chịu những áp đặt nhất định của NATO.
Năm 1990, Quốc hội Kosovo tuyên bố Kosovo độc lập, tiến hành trưng cầu dân
ý và được ủng hộ của đa số dân chúng. Năm 1995, một lực lượng người gốc đã thành
lập Quân đội Giải phóng Kosovo (KLA), được sự hỗ trợ về vũ khí và các viện trợ
khác từ Albania, Mỹ, Đức, đã tiến hành chiến tranh du kích chống chính quyền liên
bang do người Serbia kiểm soát. Tháng 3/1999, lấy lý do quân đội Nam Tư vi phạm
nhân quyền và phạm tội diệt chủng đối với người Albania ở Kosovo, không quân
NATO dưới sự chỉ đạo của tướng Mỹ W.Clark bắt đầu thực hiện cuộc công kích
không quân chống lại Nam Tư, yêu cầu chính quyền Belgrad rút quân đội khỏi
Kosovo.
Đêm 23-3, rạng sáng ngày 24-3-1999, NATO mở cuộc tấn công quy mô lớn
kéo dài suốt 10 giờ vào khoảng 40 mục tiêu trên lãnh thổ Nam Tư. Những ngày tiếp
theo, NATO triển khai bộ binh lùng sục khắp nơi với mục đích "tiêu diệt nhanh gọn"
lực lượng ủng hộ ông Milosevic.
Trong cuộc chiến này, NATO đã sử dụng tất cả các loại máy bay, lấy không
kích làm chủ đạo để "giải phóng" Nam Tư sớm nhất. Số liệu của NATO cho biết,
trong 72 ngày, lực lượng quân sự NATO đã thực hiện hơn 31.500 phi vụ không kích,
phá hủy của Nam Tư hơn 100 máy bay, 314 khẩu pháo, 203 xe bọc thép chở quân,
120 xe tăng, 268 xe quân sự, 14 sở chỉ huy, 57% lượng xăng dầu dự trữ, 29% số kho
đạn dược, 34 cầu đường bộ, 11 đường cầu sắt; khoảng 10.000 binh lính Serbia đã chết
hoặc bị thương.
Theo số liệu của Chính phủ Nam Tư, có khoảng 1.500 thường dân bị giết hại
và hơn 6.000 người bị thương. Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) ước tính có
hơn 855.000 người, đa số là người gốc Albania đã phải rời Kosovo đi tị nạn kể từ khi
chiến dịch không kích của NATO bắt đầu. Bom đạn của NATO cũng phá hủy hàng
nghìn ngôi nhà, trường học, nhà máy, đẩy hàng triệu người dân Nam Tư vào cảnh

2
"màn trời chiếu đất". Tình trạng mất điện, thiếu nước sinh hoạt đã gây khó khăn
nghiêm trọng cho cuộc sống của người dân nơi đây. Học sinh phải nghỉ học vì trường
học đã bị phá hủy hoàn toàn. Thậm chí, việc NATO sử dụng vũ khí hóa học, bom bi
(loại vũ khí bị cấm sử dụng) cùng nhiều loại vũ khí mới, đã gây ảnh hưởng môi
trường nghiêm trọng.
Cuộc tấn công phi nghĩa của Mỹ và NATO đã gây ra những hậu quả chiến
tranh thảm khốc và nặng nề với 1.500 thường dân bị giết hại và hơn 6.000 người bị
thương.
Sau Chiến tranh Kosovo năm 1999, Nghị quyết 1244 của Hội đồng Bảo an
Liên Hiệp Quốc giao Kosovo cho Phái đoàn Chính quyền Lâm thời Liên Hiệp Quốc
tại Kosovo (UNMIK) với chính phủ địa phương Các Cơ quan Tự trị Lâm thời (PISG).
Ngoài ra, Quân lực Kosovo (KFOR) giữ gìn hòa bình, với phần nhiều lực lượng là của
NATO. Những cuộc đàm phán quốc gia bắt đầu năm 2006 để định đoạt tình trạng cuối
cùng của Kosovo.
Sau đó gần một thập kỉ, ngày 17/02/2008, một lần nữa, những người cầm
quyền ở tỉnh tự trị Kosovo thuộc Cộng hoà Serbia đã đơn phương tuyên bố độc lập,
tách khỏi Serbia. Kosovo cũng tự tổ chức bầu cứ quốc hội và tuyên bố mở đại sứ quán
tại 20 nước. Việc này nhận được nhiều sự ủng hộ của các nước phương Tây, đặc biệt
là Mỹ và quân đội NATO.
Việc Kosovo tuyên bố tự trị là một hành động đáng tiếc có nguy cơ tạo ra một
tiền lệ nguy hiểm, coi thường và thách thức luật pháp quốc tế. Tính cho đến thời điểm
này, vẫn còn rất nhiều tranh luận xung quanh việc tuyên bố độc lập của Kosovo và
những hệ quả cũng như sai lầm của nó. Có 47 nước nằm trong khối Liên Hợp Quốc và
1 nước không thuộc khối này công nhận độc lập của Kosovo, bên cạnh đó, đã số các
quốc gia cũng như dư luận cho rằng hành động này của Kosovo là trái với luật pháp
quốc tế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên các nguyên tắc ứng xử hòa bình. Người ta
cũng nhấn mạnh nhiều đến vai trò của Mỹ và NATO trong vấn đề độc lập tại Kosovo,
hành động can thiệp vũ trang của Mỹ và NATO vào công việc nội bộ của Liên bang
Nam Tư với mục đích tách Kosovo thành một quốc gia tự trị đã vi phạm nhiều quy tắc

quốc tế và gây những hậu quả nghiêm trọng
3
2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế đã bị vi phạm
2.1 Nguyên tắc cấm sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực
2.1.1 Nội dung nguyên tắc
Khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc quy định rõ: “Tất cả các nước
thành viên Liên hợp quốc trong quan hệ quốc tế không được đe dọa dùng vũ lực hoặc
dùng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc
gia nào, hoặc nhằm những mục đích khác không phù hợp với mục đích của Liên hợp
quốc”. Theo đó, việc một chủ thể dùng các loại sức mạnh nhằm khống chế, đe dọa tấn
công, tấn công, hoặc cưỡng bức trái pháp luật quốc tế đối với một chủ thể khác trong
quan hệ quốc tế là hành vi vi phạm luật quốc tế. Ngoài ra, Hiến chương Liên hợp quốc
không chỉ cấm việc sử dụng lực lượng vũ trang mà còn cấm cả sự cưỡng bức phi vũ
trang.
Định ước Henxinki năm 1975 cũng quy định, các quốc gia tham gia vào định
ước này sẽ phải “khước từ sử dụng mọi biện pháp mang tính cưỡng bức đối với quốc
gia, thành viên khác, khước từ tiến hành hành vi cưỡng bức về kinh tế”.
Như vậy, khái niệm vũ lực theo luật quốc tế hiện đại không chỉ bó hẹp trong
khuôn khổ là sử dụng hoặc đe dọa sử dụng lực lượng vũ trang để chống lại chủ quyền,
độc lập của quốc gia khác mà còn mở rộng việc nghiêm cấm sử dụng các sức mạnh
hay đe dọa dùng sức mạnh phi vũ trang khác.
Hiến chương Liên hợp quốc còn quy định trong các Điều từ 39 đến 42 và Điều
51 về hai trường hợp đặc biệt được dùng sức mạnh hợp pháp dưới hình thức vũ trang,
đó là :
- Trường hợp 1: dùng sức mạnh vì mục đích tự vệ chính đáng khi bị tấn công vũ trang
- Trường hợp 2: dùng sức mạnh theo quy định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khi
có hành động đe dọa hòa bình hay xâm lược.
2.1.2 Hành vi vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực của NATO
Tình hình căng thẳng ở Kosovo và Nam Tư những năm cuối của thế kỷ XX đã
hội tụ đủ các yếu tố để NATO, đứng đầu là Mỹ, có cớ can thiệp vào nội bộ nước này.

NATO không chỉ áp đặt chính trị lên Nam Tư với mưu toan biến Kosovo thành một
nhà nước trong một nhà nước, mà còn buộc Nam Tư phải chấp nhận một sự áp đặt về
quân sự, tức là mở cửa cho NATO đưa quân vào Kosovo. Tổng thống Milosevic của
4
Nam Tư lập tức bị Mỹ và NATO buộc tội "phá hoại hòa bình" khi ông này từ chối đề
nghị đối thoại. Và đây chính là cái cớ để Mỹ và NATO bắt đầu những hành vi vi
phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế ở Nam Tư.
Cuộc tấn công quy mô lớn của Mỹ và NATO vào lãnh thổ Nam Tư khiến cho
dư luận thế giới không khỏi bàng hoàng và phẫn nộ. Có thể khẳng định rằng, không
có một lý lẽ nào có thể bào chữa, che đậy được tính chất phi nghĩa và bất hợp pháp
của cuộc tấn công này bởi nó đã vi phạm nghiêm trọng phần lớn những nguyên tắc
của luật pháp quốc tế, trong đó có nguyên tắc cấm sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực.
Trước hết, trong nội dung nguyên tắc cấm sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực,
chỉ có 2 trường hợp được phép dùng sức mạnh dưới hình thức vũ trang. Đối chiếu với
hành động tấn công Nam Tư của NATO và Mỹ, rõ ràng, hành động tấn công này đều
không thuộc 2 trường hợp ngoại lệ đó.
Thứ nhất, hiển nhiên Nam Tư đã không hề có một hành vi tấn công hay đe dọa
tấn công nào đối với NATO và Mỹ. Chính vì vậy, không thể coi hành động ném bom
Nam Tư của NATO là một sự tự vệ chính đáng.
Thứ hai, một quốc gia chỉ có quyền có hành động tấn công vũ trang khi xuất
hiện hành động đe dọa hòa bình hay xâm lược từ nước khác. Quan trọng hơn, hành
động tấn công này bắt buộc phải được sự cho phép của Hội đồng Bảo an LHQ. Tuy
nhiên, sự thật là cuộc tấn công của NATO vào Nam Tư không hề được Hội đồng Bảo
an LHQ, cơ quan quốc tế duy nhất có thẩm quyền cho phép sử dụng các hành động vũ
lực trong quan hệ quốc tế, thông qua.
Như vậy, NATO và Mỹ đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc không sử dụng và
đe dọa sử dụng vũ lực trong Luật Quốc tế. Điều này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về
những tổn hại trên cả phương diện vật chất và tinh thần của Kosovo nói riêng và Nam
Tư nói chung, tạo nên một tiền lệ xấu trong quan hệ quốc tế và trở thành một tiền lệ vi
phạm Luật quốc tế, khi mà các quốc gia và các tổ chức sử dụng vũ lực can thiệp vào

nội bộ của quốc gia khác.
2.2 Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế
2.2.1 Sự hình thành nguyên tắc
5
Sự hình thành và phát triển của nguyên tắc này gắn liền với sự hình thành và
phát triển của nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực và dùng vũ lực trong quan hệ quốc
tế và là hệ quả tất yếu của nguyên tắc này.
Trong thực tiễn quốc tế, tranh chấp luôn là khả năng tiềm ẩn phát sinh từ các
mối quan hệ giữa các quốc gia. Đó là hoàn cảnh cụ thể mà trong đó các chủ thể luật
quốc tế có những quan điểm trái ngược hoặc xung đột, mâu thuẫn, không thống nhất
được về quyền và lợi ích.
Trong hệ thống Công ước Lahay 1899 và 1907 có Công ước về hòa bình giải
quyết xung đột quốc tế, là công ước đa phương đầu tiên đề cập đến vấn đề quan trọng
này. Tuy nhiên, Công ước mới chỉ đưa ra lời kêu gọi các quốc gia tự nguyện thực hiện
các biện pháp trung gian, hòa giải trước khi dùng vũ lực.
Quy chế Hội quốc liên ở mức độ nhất định đã đưa ra quyền của các quốc gia
dùng chiến tranh như là phương tiện giải quyết tranh chấp, lần đầu tiên đã xác định
nghĩa vụ của các quốc gia giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hoà bình như giải
quyết ở tòa án hoặc đưa ra hội đồng của Hội quốc liên quy định này không mang tính
chất là nghĩa vụ pháp lý bắt buộc của mọi quốc gia. Và việc giải quyết tranh chấp
bằng phương pháp hòa bình chỉ được coi là khả năng có thể xảy ra khi có tranh chấp
mà thôi.
Liên hợp quốc cùng với bản Hiến chương của mình lần đầu tiên đã nâng vấn đề
giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế lên thành nguyên tắc trong quan hệ giữa
các quốc gia. Khoản 3 điều 2 Hiến chương ghi nhận "Hội viên Liên hợp quốc giải
quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng phương pháp hòa bình, làm thế nào khỏi
nguy hại đến hòa bình và an ninh quốc tế cũng như đến công lý".
2.2.2 Nội dung nguyên tắc
Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế được ghi nhận lần đầu tiên
trong Hiến chương liên hợp quốc và được khẳng định rõ ràng trong Tuyên bố năm

1970, trong đó chỉ rõ "mỗi quốc gia giải quyết tranh chấp quốc tế của mình với các
quốc gia khác bằng phương pháp hòa bình để không dẫn đến đe dọa hòa bình, an
ninh quốc tế và công bằng".
6
Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp: Điều 33 Hiến chương liên hợp
quốc đã quy định cụ thể các biện pháp hòa bình mà các bên tranh chấp có thể lựa
chọn, đó là các con đường: " đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa
án, sử dụng các tổ chức hoặc các hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa
bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình". Như vậy, hòa bình giải quyết các tranh
chấp quốc tế là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi quốc gia- thành viên của cộng đồng
quốc tế. Các bên có quyền tự do lựa chọn các biện pháp phù hợp nhất, sao cho mọi
tranh chấp đều được giải quyết trên cơ sở luật quốc tế và nguyên tắc công bằng. Thực
tiễn cho thấy, phương pháp đàm phán là phương pháp thường xuyên được các quốc
gia sử dụng để giải quyết các tranh chấp hoặc bất đồng với nhau.
2.2.3 Sự vi phạm nguyên tắc của NATO
Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp là một nguyên tắc không tồn tại
bất kỳ ngoại lệ nào. Do đó, xét trên trường hợp của Kosovo thì Mỹ và NATO đã vi
phạm nghiêm trọng nguyên tắc này khi đã giải quyết tranh chấp, xung đột bằng
phương pháp vũ lực. NATO và Mỹ thay bằng có những đàm phán hay thông qua
trung gian, hòa giải để cùng nhau giải quyết xung đột ở Kosovo thì họ lại cáo buộc
chính quyền của thủ tướng Milosevic không chịu đàm phán, đã dựng lên cuộc chiến
phi nghĩa ở đây. Trong khi đó, nếu xét trên Luật Quốc tế thì chưa từng có ngoại lệ nào
xảy ra trong trường hợp này.
2.3 Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau
2.3.1 Sự hình thành nguyên tắc
Xu thế tất yếu của tiến trình phát triển quan hệ quốc tế hiện nay là sự hội nhập,
hợp tác trên cơ sở các bên cùng có lợi. Sự hợp tác giữa các quốc gia trong tất cả các
lĩnh vực không phụ thuộc vào chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và nhằm duy trì hòa
bình, an ninh quốc tế đã được pháp luật hóa trong các văn bản pháp lý quốc tế quan
trọng.

Ý tưởng về sự hợp tác giữa các quốc gia lần đầu tiên được thể hiện trong khoản
3 điều 4 Hiến chương LHQ, rằng một trong những mục đích của tổ chức là "thực hiện
sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn để quốc tế kinh tế, xã hội, văn hóa và
7
nhân đạo, khuyến khích và phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và tự do
cơ bản cho tất cả mọi ngừoi không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn
giáo". Mặc dù Hiến chương LHQ không ghi nhận nghĩa vụ các quốc gia phải hợp tác
với nhau như 1 trong những nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế, nhưng trong nhiều
điều khoản của Hiến chương lại nhắc đến sự hợp tác giữa các quốc gia như là nguyên
tắc tồn tại của cộng đồng quốc tế.
Tuyên bố năm 1970 của Đại hội đồng LHQ về các nguyên tắc của Luật Quốc tế
đã mở rộng nội dung pháp lý của nguyên tắc này, theo đó "các quốc gia có nghĩa vụ
hợp tác với nhau trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế không phụ thuộc vào hệ
thống chính trị, kinh tế và văn hóa, nhằm mục đích duy trì hoà bình, an ninh quốc tế
và góp phần vào việc ổn định kinh tế thế giới, vì sự phồn vinh chung của các dân tộc
và hợp tác quốc tế".
2.3.2 Nội dung nguyên tắc và sự vi phạm của NATO
Theo nguyên tắc này, các quốc gia có nghĩa vụ tiến hành hợp tác quốc tế để
giải quyết các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo trong phạm vi quốc tế, đồng
thời duy trì hòa bình và an ninh quốc tế bằng cách tiến hành các biện pháp tập thể có
hiệu quả. Điều 55 của Hiến chương quy định, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ
hợp tác với nhau, đồng thời có nghĩa vụ hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm mục
đích thực hiện tôn chỉ, mục tiêu của chúng.
Luật Quốc tế không quy định các hình thức và mức độ hợp tác cụ thể dành cho
các quốc gia trong quan hệ quốc tế. Hình thức và mức độ hợp tác này hoàn toàn phụ
thuộc vào chính quyết định của các quốc gia xuất phát từ tình hình thực tế và năng lực
của mỗi quốc gia.
Do đó, nếu như cái cớ mà Mỹ và NATO đưa ra là tránh “thảm họa nhân đạo”
xảy ra ở Kosovo thì họ cùng với chính quyền Kosovo lúc đó phải cùng nhau hợp tác,
giúp những nhười dân vô tội được sống hòa bình, ổn định. Một lần nữa, hành động

đơn phương gây ra chiến tranh của Mỹ và NATO tại Kosovo đã vạch trần được sự
trắng trợn của họ trong việc không tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế,
gây ra sự bất ổn trong hòa bình và an ninh trong khu vực Balkan vốn đã có nhiều mâu
thuẫn nảy sinh.
8
2.4 Nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia
2.4.1 Nội dung nguyên tắc
Chủ quyền là thuộc tính chính trị - pháp lý không thể tách rời của quốc gia, bao
gồm hai nội dung chủ yếu là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của
mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Trong phạm vi lãnh thổ nước mình, quốc gia thực hiện quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp mà không có bất kì sự can thiệp nào từ bên ngoài, thông qua những
quyết định về mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhưng phải trên cơ sở ý
chí chủ quyền của nhân dân. Trong quan hệ quốc tế, quyền độc lập của một quốc gia
thể hiện qua quyền tự quyết mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của quốc gia không có sự
áp đặt từ chủ thể khác, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia trong cộng
đồng quốc tế.
Bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia là nền tảng của quan hệ quốc tế hiện
đại. Trật tự quốc tế chỉ có thể được duy trì nếu các quyền bình đẳng của các quốc gia
tham gia trật tự đo được hoàn toàn đảm bảo. Hiến chương Liên hợp quốc đã lấy
nguyên tắc này làm cơ sở cho hoạt động của mình: “Tổ chức Liên hợp quốc dựa trên
nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa tất cả các nước thành viên” (khoản 1 Điều
2). Nguyên tắc này là nền tảng quan trọng nhất của toàn bộ hệ thống các nguyên tắc
của luật quốc tế hiện đại. Nó được ghi nhận trong điều lệ của các tổ chức thuộc hệ
thống Liên hợp quốc, của tuyệt đại đa số các tổ chức quốc tế phổ cập và tổ chức khu
vực, trong nhiều điều ước quốc tế đa phương và song phương và trong nhiều văn bản
quốc tế quan trọng của các hội nghị và tổ chức quốc tế.
Bình đẳng về chủ quyền của quốc gia bao gồm các nội dung chính sau:
a. Các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý
b. Mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ

c. Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng quyền năng chủ thể của quốc gia khác
d. Sự toàn vẹn lãnh thổ và tính độc lập về chính trị là bất di bất dịch
e. Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và
văn hóa của mình
f. Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ và tận tâm các nghĩa vụ quốc tế của mình
và tồn tại hòa bình cùng các quốc gia khác
Theo nguyên tắc bình đẳng chủ quyền, mỗi quốc gia đều có các quyền chủ
quyền bình đẳng sau:
9
a. Được tôn trọng về quốc thể, sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ về chế độ chính trị, kinh
tế, xã hội và văn hóa
b. Được tham gia giải quyết các vấn đề có liên quan đến lợi ích của mình
c. Được tham gia các tổ chức quốc tế, hội nghị quốc tế với các lá phiếu có giá trị ngang
nhau
d. Được ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế có liên quan
e. Được tham gia xây dựng pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế bình đẳng với các quốc gia
khác
f. Được hưởng đầy đủ các quyền ưu đãi, miễn trừ và gánh vác các nghĩa vụ như các
quốc gia khác.
2.4.2 Hành vi vi phạm nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền quốc gia của NATO
Kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, sự can thiệp của quân đội vào công việc nội
bộ một quốc gia có chủ quyền nhằm bảo vệ công dân nước đó khỏi sự tàn sát của
chính phủ nước họ đã trở thành quy tắc phổ biến hơn là sự ngoại lệ trong quan hệ
quốc tế. Những cuộc tàn sát dân thường vô nghĩa tại Iraq, Somalie, Haiti, Nam Tư và
Đông Timor đã khiến Liên hợp quốc đảm nhận vai trò tích cực trong việc ngăn ngừa
vi phạm nhân quyền và giữ gìn trật tự trên toàn cầu. Tuy nhiên, xu hướng can thiệp
nhân đạo này đã vi phạm một trong những nguyên tắc quốc tế cơ bản được xây dựng
sau Thế chiến thứ I, đó là “nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền quốc gia”. Kosovo
không nằm ngoài ngoại lệ đó.
Quyết định can thiệp của NATO vào Kosovo vì mục địch nhân đạo đã trở

thành một quy tắc mới trong luật quốc tế. Quy tắc này cho phép có sự can thiệp quân
sự vào một quốc gia có chủ quyền nếu mục đích là để bảo vệ dân thường. Sự gia tăng
về số lượng của các cuộc can thiệp nhân đạo trong vài thập kỉ qua đã trở thành thách
thức đối với quan niệm bất khả xâm phạm của chủ quyền quốc gia. Điều vốn được
xem là quyền tuyệt đối để một quốc gia cai trị trong phạm vi lãnh thổ nước mình đã
dần dần bị xói mòn bởi tư tưởng những chính sách vi phạm nhân quyền của chính phủ
đó sẽ bị cộng đồng thế giới lên án và có thể can thiệp, thậm chí là bằng bạo lực. Cụ
thể là trong trường hợp của Kosovo, lực lượng NATO đã làm việc không phải phận sự
của mình. NATO đã tấn công Nam Tư mà không được sự chấp thuận của Liên hợp
quốc, cơ quan quốc tế duy nhất có quyền đưa ra những quyết định can thiệp quân sự
vào một quốc gia. Như vậy, NATO đã vi phạm một cách nghiêm trọng nguyên tắc tôn
10
trọng chủ quyền quốc gia. Không một lý lẽ nào có thể bào chữa, che đậy được tính
chất phi nghĩa và bất hợp pháp của cuộc tấn công này. Như lời Bộ trưởng Ngoại giao
khi đó là ông I.Ivanov, hành động của NATO với “tất cả những hậu quả có thể của
nó” đã vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc và các nghị quyết của Hội đồng bảo an
Liên hợp quốc đối với khu vực Balkan. Còn Tổng Thư ký Liên hợp quốc khi đó, ông
Kofi Annan đã tỏ ý lấy làm tiếc về hành động quân sự của NATO và khẳng định, mọi
quyết định về sử dụng vũ lực phải được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc chuẩn y.
Trong cuộc chiến ở Nam Tư, NATO đã tự đứng ra đảm nhiệm chức năng vừa
là quan tòa, vừa là giám khảo và vừa là người trừng phạt. Ngang nhiên mở một cuộc
tấn công vào lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền như Nam Tư, NATO đã chính
thức phát đi một thông điệp rằng, họ có quyền áp đặt những quan điểm của mình,
không phải thông qua các sáng kiến chính trị mà là bằng sức mạnh quân sự, kể cả khi
không được phép của HĐBA LHQ. Với mục đích nhân đạo mà NATO đã tấn công
Nam Tư, tuy nhiên cuộc chiến tranh phi nghĩa NATO dựng lên mới thực sự gây ra
thảm họa nhân đạo ở quốc gia này với một sự tàn phá khủng khiếp khiến hàng trăm
ngàn người phải đi tị nạn và một “khu vực trắng” các điều kiện tối thiểu phục vụ cho
cuộc sống con người.
Có thể thấy, cuộc chiến tranh ở Nam Tư do NATO tiến hành đã đi ngược lại và

làm phương hại nghiêm trọng đến xu thế phát triển hòa bình trên thế giới. NATO đã
tạo ra một tiền lệ nguy hiểm là dùng tổ chức quân sự này tùy ý can thiệp thô bạo vào
công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền.
2.5 Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ quốc gia
2.5.1 Nội dung nguyên tắc
Theo quan niệm đã được cộng đồng quốc tế công nhận, can thiệp được hiểu là
việc một hoặc một số quốc gia dùng áp lực tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào công
việc nội bộ của các nước khác, vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc
tế. Hành động can thiệp diễn ra dưới nhiều hình thức như kinh tế, quân sự, chính trị,
ngoại giao công khai, hoặc bí mật. Hình thức can thiệp nghiêm trọng nhất là can
thiệp vũ trang, được thực hiện bằng tiến công quân sự hoặc tiến hành chiến tranh; bí
mật nuôi dưỡng, huấn luyện, cung cấp vũ khí v.v cho các lực lượng đối lập. Quy mô
11
và cường độ của can thiệp vũ trang tuỳ thuộc vào mục đích chính trị của bên tiến hành
can thiệp.
Tại Khóa họp lần thứ 20 (1965) của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua
Tuyên bố về việc cấm một quốc gia hoặc một nhóm các quốc gia can thiệp vào công
việc nội bộ của nước khác với bất cứ lý do gì.
2.5.2. Sự vi phạm nguyên tắc của NATO
Tháng 3-1999, lấy cớ “can thiệp nhân đạo” nhằm bảo vệ “người Albanie bị
người Serbia thanh lọc sắc tộc ở Kosovo”, Mỹ và NATO mở cuộc chiến tranh quy mô
lớn vào Nam Tư, một quốc gia có chủ quyền. Những chuyên gia phát minh ra cái gọi
là “Học thuyết can thiệp nhân đạo” cho rằng, “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, nên
việc vi phạm chủ quyền quốc gia của ai đó với mục đích “nhân đạo”, “ngăn chặn thảm
hoạ diệt chủng” là có thể biện minh được. Từ đó, nhiều người cho rằng, “Học thuyết
can thiệp nhân đạo” là “phát minh” của các chuyên gia xây dựng học thuyết chiến
tranh ở Mỹ và được họ áp dụng lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh Kosovo hồi tháng
3, tháng 4-1999. Trước đó, Mỹ và các nước NATO đã phát động một cuộc chiến tranh
hiện đại nhất kể từ sau chiến tranh Vùng Vịnh ở Iraq năm 1991. Sau cuộc chiến tranh
này, “Học thuyết can thiệp nhân đạo” được đưa vào nội dung Chiến lược mới của

NATO được thông qua tại dịp kỷ niệm 50 thành lập tổ chức này ở Washington (Mỹ).
Trên thực tế, “Học thuyết can thiệp nhân đạo” đã từng được Mỹ thử nghiệm rất
lâu trước năm 1999. Trong số nhiều cuộc chiến tranh và hành động quân sự mà Mỹ
thực hiện trên thế giới sau khi ra đời Hiến chương Liên hợp quốc, có thể kế đến những
hoạt động quân sự của họ ở Grê-na-đa, Pa-na-ma, sau này, ở Nam Tư và Iraq.
Với trường hợp Kosovo, năm 1999, chiến dịch không quân của NATO tiến
công Nam Tư được tiến hành dưới danh nghĩa ngăn chặn cái gọi là “thảm họa nhân
đạo”. Trong chiến dịch này, phía NATO chỉ nói đến tình trạng của người Albanie mà
không để ý đến tình trạng khốn đốn không kém của người Serbia. Nếu xét trên
phương diện lịch sử, ta có thể dễ dàng nhận thấy người Albanie chiếm đa số còn
người Serbia chiếm thiểu số trong thành phần dân tộc ở Kosovo. Chiêu bài “nhân
đạo” của Mỹ dùng ở đây lại đi ngược lại với lợi ích chung của nhân loại, là một hành
động càng làm lớn mạnh học thuyết “cá lớn nuốt cá bé” mà Mỹ theo đuổi. Chính tại
12
Hội nghị thượng đỉnh của NATO tổ chức ở Mỹ tháng 5-1999 đã thông qua “Chiến
lược quân sự mới” của NATO, trong đó đưa ra luận điểm mới về quyền của Liên minh
này thực hiện các chiến dịch “can thiệp nhân đạo” trên toàn thế giới, mà không cần
được phép của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Trong “Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ” năm 2002 có ghi rõ quyền tiến
công phủ đầu nhằm chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Đến năm 2005, chiến lược này
được bổ sung thêm nội dung cho rằng, chiến thắng trong cuộc chiến tranh chống chủ
nghĩa khủng bố chỉ có thể đạt được trong điều kiện phải lật đổ chế độ cầm quyền ở
nhiều nước “có liên quan tới khủng bố” như Iran, Syrie, Kiêc-ghi-di-a, U-dơ-bê-ki-
xtan và Bê-la-ru-xi-a v.v. Lập luận được đưa ra là: để “viện trợ nhân đạo” có hiệu quả,
phải vi phạm chủ quyền quốc gia các nước(!?).
Với chiêu bài “nhân đạo”, Mỹ cùng NATO đã vi phạm nghiêm trọng nguyên
tắc của LHQ cũng như của Luật quốc tế về việc không can thiệp vào công việc nội bộ
của nước khác. Hơn thế nữa, hậu quả của cuộc chiến vẫn đeo bám những người dân
vô tội tại Kosovo, đẩy mâu thuẫn sắc tộc ngày càng dâng cao, gây ra bất ổn trong khu
vực vốn đã chứa nhiều mâu thuẫn này. Việc vi phạm trắng trợn nguyên tắc của LHQ

đã tạo ra những tiền lệ xấu trong việc giải quyết các vấn đề trên thế giới, đe dọa hòa
bình, an ninh cho nhân loại.
2.6 Nguyên tắc tuân thủ các cam kết quốc tế
2.6.1 Nội dung nguyên tắc
Theo Nghị quyết 2625 (XXV) của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày
24/10/1970, nguyên tắc này được quy định như sau:
“Mọi quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác trong các lĩnh vực của quan
hệ quốc tế để gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế, khuyến khích sự ổn định và tiến bộ,
lợi ích chung của các dân tộc và hợp tác quốc tế mà không có sự phân biệt về sự khác
nhau về chế độ chính trị, kinh tế và văn hóa.
Vì mục đích đó:
a.Mọi quốc gia sẽ hợp tác với các quốc gia khác để duy trì hòa bình va an ninh quốc
tế
b. Mọi quốc gia sẽ hợp tác để khuyến khích sự tôn trọng và tuân thủ các quyền con
13
người và tự do cơ bản trên toàn thế giới và trong việc loại trừ tất cả các hình thức
phân biệt về sắc tộc và tôn giáo
c. Mọi quốc gia sẽ thực hiện các quan hệ quốc tế của mình trong các lĩnh vực kinh tế,
văn hóa, kỹ thuật và thương mại phù hợp với nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và
không can thiệp vào công việc nội bộ
Các quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc có nghĩa vụ hành động tập thể hoặc
riêng rẽ để hợp tác với Liên hợp quốc phù hợp với những điều khoản tương ứng của
Hiến chương Liên hợp quốc
Các quốc gia nên hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội cũng như khoa
học và công nghệ và đối với việc phát triển sự tiến bộ về văn hóa và giáo dục trên thế
gới. Các quốc gia nên hợp tác để phát triển kinh tế trên toàn thế giới, đặc biệt đối với
các nước đang phát triển.”
Sự cam kết, trên tinh thần tự nguyện, thực hiện các nguyên tắc tôn trọng các
cam kết quốc tế đã hình thành sớm trong sinh hoạt quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế,
các cường quốc thường dùng hình thức này để chi phối các quốc gia yếu chấp nhận

các điều kiện không bình đẳng, nhằm thực hiện mưu đồ của mình. Luật quốc tế hiện
đại không thừa nhận các điều ước nô dịch, không bình đẳng, mang tính thực dân. Việc
thực hiện các nguyên tắc này là rất quan trọng, vì nó đảm bảo cho việc hợp tác giữa
các quốc gia được ổn định, việc thống nhất theo nguyên tác chung sẽ giúp tránh được
các vấn đề mâu thuẫn do trái lập trường quan điểm vốn rất đa dạng nếu tự phát từ phía
mỗi quốc gia. Vì vậy, trong Chương II, Hiến Chương Liên Hợp Quốc cũng quy định
về các thành viên như sau:
Tại Khoản 1 Điều 4:
Tất cả các quốc gia yêu chuộng hòa bình khác thừa nhận những nghĩa vụ quy định
trong Hiến chương này, và được Liên Hiệp Quốc xét thấy có đủ khả năng và tự
nguyện làm tròn những nghĩa vụ ấy, đều có thể trở thành thành viên của Liên Hiệp
Quốc;
Điều 6:
Nếu một thành viên Liên Hiệp Quốc vi phạm một cách có hệ thống những nguyên tắc
nêu trong Hiến chương này thì có thể bị Đại Hội đồng khai trừ khỏi Liên Hiệp Quốc,
sau khi có kiến nghị của Hội đồng Bảo an.
14
Khoản 6 Điều 2 Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định:
“ Liên Hiệp Quốc sẽ đảm bảo rằng các quốc gia không phải là Thành viên cũng hành
động theo những nguyên tắc này, nếu như điều đó là cần thiết để duy trì hòa bình và
an ninh thế giới.”
Ngoài ra, để giải quyết các tranh chấp đi ngược lại sự hợp tác, Liên Hợp Quốc
cũng khuyến khích các quốc gia tham gia ký kết các hiệp định khu vực và thực hiện
theo các cam kết này. Theo Chương VIII về Hiệp định khu vực, Khoản 1 và 2 Điều 52
đã quy định:
1. Không một quy định nào trong Hiến chương này cản trở sự tồn tại của những Hiệp
định hoặc những tổ chức khu vực nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến duy trì
hòa bình và an ninh quốc tế bằng những hành động có tính chất khu vực, miễn là
những hiệp định hoặc tổ chức ấy và những hoạt động của chúng phù hợp với Mục
đích và Nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.

2. Các Thành viên Liên Hiệp Quốc ký kết những hiệp định hoặc lập ra những tổ chức
này phải cố gắng hết sức để giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp có tính khu vực
thông qua những hiệp định hoặc những tổ chức đó, trước khi đưa những tranh chấp
này lên Hội đồng Bảo an.
2.6.2 Hành vi vi phạm nguyên tắc hợp tác với các quốc gia khác phù hợp với Hiến
chương từ phía NATO:
Việc Kosovo giành quyền ly khai khỏi Serbia hầu như không vi phạm các
nguyên tắc quốc tế, mà cụ thể là Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế. Tuy
nhiên, việc NATO, dưới sự thúc đẩy của Mỹ, đã hợp tác, ủng hộ cho Kosovo trong
tiến trình ly khai lại có sai phạm vào Hiến chương. Mỹ đã khiến NATO cùng tạo ra
một tiền lệ nguy hiểm là dùng tổ chức quân sự này tuỳ ý can thiệp thô bạo vào công
việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền. Trước đây Mỹ cũng đã nhiều lần vi phạm
nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, xâm lược các nước khác. Song dưới hình
thức thúc đẩy sự can thiệp trực tiếp từ NATO, can thiệp như trong trường hợp Kosovo
là một điển hình của chính sách dùng vũ lực và "cá lớn nuốt cá bé". Chính sách này
khiến cho các nước trên thế giới mà nhất là các nước nhỏ lo ngại và có thể đẩy tới hai
chiều hướng: các nước nhỏ tìm đến liên minh với các nước lớn và tạo ra các khối, các
15
khu vực ảnh hưởng khác nhau và xu hướng "bài phương Tây" chủ yếu là bài Mỹ,
thậm chí thông qua các tổ chức và bằng các hình thức cực đoan như khủng bố, có thể
tăng lên. Cuộc chiến tranh này làm tổn hại đến xu hướng phát triển hoà bình trên thế
giới, đe dọa đảo ngược xu thế giữ gìn hòa bình trong hợp tác giữa các quốc gia. Tuy
nhiên, xu thế đảo ngược này chưa thực sự rõ ràng do mức độ phụ thuộc lẫn nhau rất
lớn của nền kinh tế thế giới, như mức độ huỷ diệt của vũ khí hạt nhân đặc biệt là sự
tồn tại của nhiều nhân tố, lực lượng cản trở sự bá quyền của Mỹ. Ý định này đã dần lộ
rõ và những vi phạm đến Hiến chương Quốc Tế từ phía NATO và Mỹ dưới hình thức
hợp tác cùng quân đội trong nước chống thanh trừng sắc tộc như ở Nam Tư, Kosovo
đã để lộ những mặt trái và mất dần sự hậu thuẫn của các quốc gia: Việc NATO vừa
mới chính thức thông qua chiến lược mới chuyển tính chất từ phòng thủ sang tấn
công, mở rộng khu vực hoạt động ra ngoài phạm vi các nước thành viên và khẳng

định tiếp tục mở rộng sang phía Đông càng củng cố thêm ưu thế của Mỹ trong việc
nắm vai trò chủ đạo trong khu vực châu Âu. Mỹ ra sức thuyết phục các đồng minh
NATO tán thành "Khái niệm chiến lược mới" của liên minh này và sẽ đưa khái niệm
này ra thông qua vào kỳ họp cấp cao NATO vào ngày 24 và 25/4/1999, nhân dịp kỷ
niệm 50 năm ngày ra đời của tổ chức. "Khái niệm chiến lược mới" của Mỹ nhằm biến
NATO từ một tổ chức quân sự chính trị khu vực trở thành một tổ chức chính trị quốc
tế, bao gồm hai nét chính : thứ nhất, chủ trương mở rộng phạm vi hoạt động của
NATO ra ngoài khu vực các nước thành viên, trên toàn châu Âu, thậm chí toàn cầu
"toàn cầu hoá NATO", hay biến NATO thành "sen đầm quốc tế"; thứ hai, thay đổi
nguyên tắc hoạt động từ phòng thủ đổi sang tiến công và trao cho tổ chức này một khả
năng hoạt động hoàn toàn chủ động, độc lập, không phụ thuộc vào bất cứ tổ chức hay
thiết chế quốc tế nào khác kể cả Liên Hiệp Quốc. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với
chủ trương xây dựng hợp tác hòa bình giữa các quốc gia trong Hiến chương Liên Hợp
Quốc. Tuy nhiên, cũng chính những điều kiện hội tụ khiến Mỹ và NATO đánh Nam
Tư, diễn biến của cuộc chiến tranh cũng như các mối quan hệ xung quanh nó (giữa
Mỹ và đồng minh của mình, giữa Mỹ và các nước lớn khác như Nga) lại làm bộc lộ
những giới hạn về thế và lực của Mỹ, các nước Tây Âu cũng đã lo xa mà tuyên bố với
Mỹ rằng Nam Tư không phải là tiền lệ để NATO áp dụng trong mọi trường hợp, trên
phạm vi toàn thế giới và không ủng hộ “Khái niệm chiến lược mới”… cho thấy không
16
phải Mỹ muốn làm bất cứ điều gì cũng được và thế giới cũng không phải đơn cực như
Mỹ muốn.
Như vậy, với việc vi phạm quyền tự quyết các quốc gia, việc can thiệp bằng vũ
lực, bỏ qua việc đàm phán, cam kết dựa trên các hiệp ước… NATO và đằng sau đó là
Mỹ, trong cuộc chiến Kosovo giành quyền ly khai đã trực tiếp làm trái với nguyên tắc
hợp tác phù hợp với hiến chương và đi ngược lại tinh thần của Hiến chương Liên Hợp
Quốc.
C/ KẾT LUẬN
Vấn đề ly khai của Kosovo vẫn còn đó những mâu thuẫn, bất đồng trong việc
giải quyết và công nhận chính phủ, tuy nhiên, đó là vấn đề trong nội bộ Liên bang

Nam Tư. Liên bang Nam Tư và Kosovo có nghĩa vụ và quyền hạn giải quyết những
mâu thuẫn đó vì hòa bình chung của nhân loại. Tuy nhiên, Mỹ và NATO đã đơn
phương can dự vào vấn đề Kosovo mà không nhận được sự cho phép của Liên hợp
quốc, trắng trợn đi ngược lại những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế và xu hướng
hòa bình của thế giới. Hành vi không kích của NATO đã khiến cho thế giới phẫn nộ
bởi những gì mà NATO đã gây ra là không thể chấp nhận được. Những hậu quả mà
người Albanie và người Serbia phải gánh chịu sau trận không kích đó là không thể đo
đếm hết được, trong khi vấn đề Kosovo vẫn không có nhiều khả quan hơn. Bên cạnh
những vấn đề nhân đạo và những tập quán trong quan hệ quốc tế, NATO và Mỹ đã vi
phạm nghiêm trọng những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. Tuy nhiên, cả NATO
và Mỹ đều chỉ phải nhận sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế mà không phải
chịu bất kỳ chế tài nào cho những gì đã gây ra. Điều này dự đoán trước việc sau
trường hợp Kosovo và nhà nước Nam Tư, sẽ có những quốc gia khác phải chịu tình
trạng tương tự. Sự thực đã chứng minh điều này sau đó với những trường hợp của
Iraq, Afghanistan, … và gần đây nhất là Lybi.
17

×