Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA SONY ERICSSON 123-the end ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.87 KB, 17 trang )

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA SONY ERICSSON (SE)
Tên đầy đủ của DN: Sony Ericsson Mobile Communications
Tên viết tắt của DN: Sony Ericsson
Ngày thành lập: 2001 ( Nhật Sony Corporation & Thụy Điển Ericsson)
Loại hình DN: Viễn Thông
Tel: + 44 20 8762 5858
Website: www.sonyericsson.com
Ngành nghề kinh doanh của DN:
∗ Điện thoại di động
∗ Thiết bị an ninh di động
∗ Hệ thống không dây
∗ Thiết bị thoại không dây
∗ Phụ kiện chức năng cao
∗ Thiết bị dữ liệu không dây
Xác định hoạt động kinh doanh chiến lược của DN (SBU):
∗ Điện thoại nghe nhạc Walkman (2005)
∗ Điện thoại Cybershot (2006)
∗ Điện thoại thông minh Android
∗ Điện thoại SE Xperia X10 mini
∗ Điện thoại Green Heart (2010)
Tầm nhìn sứ mạng, chiến lược kinh doanh của DN:
− Tầm nhìn chiến lược: Là trở thành nhãn hiệu liên lạc giải trí. Công ty
muốn truyền cảm hứng để khách hàng làm được nhiều hơn chứ không chỉ
liên lạc. Sony Ericsson cho phép khách hàng sáng tạo và tham gia vào
những trải nghiệm giải trí. Trải nghiệm sẽ xóa đi ngăn cách giữa liên lạc
và giải trí.
− Sứ mạng kinh doanh:
∗ SE cam kết mang lại sự khác biệt thực sự cho cuộc sống của khách
hàng. SE muốn khiến họ ngạc nhiên và thích thú với mọi việc mà SE
làm. Và bằng cách lắng nghe những mong muốn thực sự của khách
hàng, SE muốn khiến họ phải mỉm cười.


∗ Nhân viên Sony Ericsson kết nối, thông tin và hợp tác để biến những
điều không thể thành có thể.
∗ Thiết kế các sản phẩm thông minh hơn cho đến việc tiết kiệm năng
lượng trong mọi hoạt động, SE tin rằng doanh nghiệp xanh hơn, bền
vững hơn chính là doanh nghiệp tốt hơn.
Một số chỉ tiêu cơ bản của DN:
 Tổng doanh thu: 6.294 tỉ Euro (2010)
 LN trước thuế: 147 triệu Euro (2010)
 LN sau thuế: 90 triệu Euro (2010)
 Số nhân viên: 8.450 (T4-2010)
 Tổng tài sản: Công ty Sony (50%) và Ericsson AB (50%) góp vốn
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
Tốc độ tăng trưởng của ngành kinh doanh của DN
- Năm 2009: 15%
- Năm 2010: 29%
- Năm 2011: 30%
Giai đoạn trong chu kì phát triển của ngành:
Doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng. Có thể thấy rằng sự sáng
tạo của các dòng điện thoại từ các sản phẩm thông thường từ khi mới thành lập
đến nay SE đã cho ra mắt nhiều dòng điện thoại di động có những tính năng nổi
bật như dòng nghe nhạc Walkman, dòng chụp ảnh Cybershot, dòng điện thoại
thông minh đem lại sự khác biệt và những trải nghiệm độc đáo cho khách hàng.
Vì vậy, nhãn hiệu Sony Ericsson là một trong những nhãn hiệu được ưa thích
nhất hiện nay và chiếm một thị phần lớn trên thị trường điện thoại di động.
Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô:
1. Nhân tố kinh tế
Một là, tăng trưởng kinh tế khả quan trong những năm gần đây bất chấp sự
khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu và sự kiện Việt Nam gia nhập WTO.
 Tạo cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động của các doanh nghiệp trong và
ngoài nước.

Hai là, thu nhập của người dân ngày càng gia tăng, tuy nhiên mức chênh lệch giàu
nghèo có xu hướng tăng mạnh
 Mức sống của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện khiến cho nhu cầu
về các mặt hàng công nghệ cao trong đó có điện thoại di động ngày càng tăng
mạnh, đa dạng và phong phú. Các sản phẩm cao cấp sẽ được sử dụng nhiều
hơn. Người sử dụng điện thoại di động cũng đang mong muốn hoàn thiện nhiều
chức năng của máy điện thoại, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng
 Sự chênh lệch về mức sống giữa các vùng miền, giữa người nghèo và người
giàu ngày càng gia tăng đã tạo ra nhiều phân khúc thị trường cho các dòng điện
thoại giá rẻ, giá trung và cao cấp.
Ba là, mức lãi suất và lạm phát ở Việt Nam cao sẽ quyết định đến mức cầu của
doanh nghiệp và mức lạm phát cao khiến cho các dự án đầu tư trong nước và ngoài
nước mạo hiểm hơn.
2. Nhân tố chính trị - pháp luật
Một là, môi trường chính trị tại Việt Nam nhìn chung tương đối ổn định.
Hai là, hiệu quả của bộ máy chính quyền ngày càng hoàn thiện
Ba là, hệ thống pháp luật của Việt Nam liên tục được bổ sung, hoàn thiện
Bốn là, nhà nước đưa ra những chính sách thích hợp kích thích nền kinh tế.
 Tạo sự công bằng cho mỗi doanh nghiệp kinh doanh đtdđ. Đồng thời các luật
về kinh doanh được ban hành rộng rãi sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ
dàng đầu tư cũng như đươc bảo vệ trong quá trình kinh doanh của mình tại
nước sở tại.
Tuy nhiên nhà nước cũng tăng cường các quy định pháp lí như:
 Mặt hàng điện thoại di động đã bị liệt vào danh sách những mặt hàng làm Việt
Nam trở thành một nước nhập siêu. Do vậy để hạn chế việc nhập khẩu điện
thoại di động Bộ Công Thương kết hợp với Chính Phủ ban sắc lệnh thuế tăng
thuế nhập khẩu đối với mặt hàng điện thoại di động tủ 5% lên 8%. Quyết định
về các loại thuế vừa tạo ra cơ hội cũng như kìm hãm phát triển của ngành điện
thoại di động trong nước và ngoài nước.
3. Nhân tố văn hóa – xã hội

Một là, sự trải dài về địa lý và sự đa dạng, phong phú về văn hóa, lịch sử đã hình
thành nên một Việt Nam có nhiều vùng miền khác nhau với những thói quen tiêu
dùng rất đặc trưng.
 Sự đa dạng trong văn hóa của người Việt Nam khiến các hoạt động marketing
gặp nhiều khó khăn hơn. Cụ thể, các doanh nghiệp không thể cùng lúc áp
dụng một chiến lược marketing cho toàn bộ thị trường, mà phải xây dựng
nhiều chiến lược phù hợp cho từng phân khúc thị trường, từng khu vực địa lý
nhất định
Hai là, người Việt Nam thích hưởng thụ, thích thể hiện bản thân và quan tâm
nhiều tới thương hiệu, thích thử nghiệm những công nghệ mới
 Điều này đã tác động rất lớn tới tâm lý người Việt Nam trong tiêu dùng , đặc
biệt là tiêu dùng các sản phẩm công nghệ cao. Đây chính là cơ hội lớn cho
cho những nhà kinh doanh điện thoại, họ nên tiếp tục đầu tư, phát triển và
tung ra nhiều mẫu mã điện thoại để bắt kịp xu hướng của thị trường.
 Người Việt Nam ưa thích cái mới, sự trung thành với sản phầm không cao nên
đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chiến lược marketing phù hợp mới có thể
đảm bảo thị phần của mình
Ba là, người Việt Nam đánh giá cao sự tiện lợi, linh hoạt :
 Trong tâm trí của người tiêu dùng Việt Nam, sự tiện lợi đang được tái định
nghĩa, nó không chỉ còn là “liền - ngay lập tức hoặc sẵn sàng” mà còn là “dễ
sử dụng”, “khiến cuộc sống của tôi thoải mái hơn và vui vẻ hơn và tiết kiệm
thời gian”. Vì thế người Việt Nam rất ưa chuộng những sản phẩm đa chức
năng.
Bốn là, Một số bộ phận người dân có tâm lý sính ngoại
 Đây sẽ là khó khăn cho các sản phẩm điện thoại gắn mác Việt Nam nhưng lại
là cơ hội phát triển cho những sản phẩm nước ngoài.
4. Nhân tố khoa học công nghệ
Một là, Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong khoa học – công nghệ ở nhiều
lĩnh vực
Hai là, Việt Nam đã đào tạo được nhiều đội ngũ cán bộ có khả năng tiếp thu và

làm chủ tri thức khoa học công nghệ đồng thời thiết lập được một mạng lưới các
tổ chức KH&CN
 Sự đi lên của công nghệ trong nước đã giúp Việt Nam có nhiều sản phẩm điện
thoại di động gắn mác Việt như Q-mobile, F-Mobile, Viettel, MobiStar,
Mobell, Cayon, WellcoM Và điều này sẽ khiến cho thị trường điện thoại di
động trở nên sôi động hơn. Dẫn đến cường độ cạnh tranh trong ngành điện
thoại di động mạnh hơn và xuất hiện các đối thủ tiềm ẩn trong tương lai.
Ba là, quá trình chuyển giao công nghệ đã có những bước tiến đáng kể nhưng vẫn
chưa thực sự đạt hiệu quả như mong đợi
 Mặc dù có nhiều sản phẩm gắn mác Việt nhưng thực tế chủ yếu là nhập khẩu
linh kiện từ Trung Quốc vì vậy sản phẩm Việt hiện chưa được người tiêu dùng
thực sự ưa chuộng. Đây lại là thời cơ cho dòng sản phẩm điện thoại uy tín
nước ngoài tiếp tục chiếm lĩnh thị phần cao.
Đánh giá cường độ cạnh tranh trong ngành
1. Tồn tại rào cản gia nhập ngành- đe dọa gia nhập mới
− Chi phí thành lập một doanh nghiệp kinh doanh ĐTDĐ tương đối lớn, khả
năng xây dựng doanh nghiệp với quy mô lớn rất khó → Tính kinh tế theo
quy mô cao.
− Đòi hỏi công nghệ, nhà máy hay thiết bị có tính chuyên môn hóa cao. Toàn
bộ quy trình quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm (từ đầu vào đến
đầu ra) của dây chuyền sản xuất đều được tin học hóa bởi các phần mềm
quản lý và đòi hỏi phải được vận hành bởi những người có trình độ chuyên
môn cao.
− Khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào tương đối khó. Những năm qua, các
sản phẩm điện tử lắp ráp tại Việt Nam phải nhập khẩu gần 100% linh kiện
− Chính sách của chính phủ: Theo quy định của Bộ Công Thương, từ 1/6/2011
các doanh nghiệp nhập khẩu điện thoại di động chỉ được phép đưa về Việt
Nam qua 3 cảng biển gồm TP HCM, Hải Phòng và Đà Nẵng. Bên cạnh đó,
doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện có giấy chỉ định hoặc ủy quyền là nhà
phân phối, nhà nhập khẩu của chính hãng hoặc hợp đồng đại lý của chính

hãng sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó.
 Nhìn chung rào cản gia nhập cao dẫn đến cường độ cạnh tranh thấp. Cho
thang điểm là 5/10.
2. Quyền lực thương lượng từ phía nhà cung ứng
− Mức độ tập trung của các nhà cung cấp thấp, số lượng các nhà cung cấp các
nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất điện thoại di động ở VIệt Nam rất
ít, chủ yếu là nhập khẩu từ Trung Quốc. Sự tồn tại của các nhà cung cấp thay
thế hầu như không có, chi phí thay đổi nhà cung cấp lớn
− Sự khác biệt của các nhà cung cấp tương đối lớn. Các nhà cung cấp lớn, bán
các sản phẩm chất lượng tương đối ít, khó tiếp cận, giá thành cao.
− Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt hóa sản
phẩm. Hầu hết các thiết bị viễn thông và điện thoại di động đều nhập khẩu
bằng USD. Khi tỉ giá thay đổi sẽ khiến hàng hóa nhập khẩu tăng cao.
− Nguy cơ tăng cường hợp nhất giữa nhà cung cấp và đơn vị sản xuất cao. Các
nhà sản xuất điện thoại di động luôn muốn thu mua các doanh nghiệp sản
xuất linh kiện điện tử viễn thông. Khả năng này càng cao thì sức mạnh của
nhà cung cấp càng lớn.
 Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng cao, có thể tăng giá dẫn đến
doanh nghiệp tăng giá theo làm giảm thị phần của doanh nghiệp do vậy mà
dẫn đến cường độ cạnh tranh cao. Cho điểm 8/10
3. Quyền lực thương lượng từ phía người mua
− Số lượng người mua lớn tuy nhiên đang có xu hướng giảm dần. So với các
năm trước, các công ty kinh doanh điện thoại di động đang gặp nhiều khó
khăn trong việc tiêu thụ mặt hàng này.
− Người mua dễ dàng có được thông tin về sản phẩm. Nhiều cửa hàng sẵn
sàng tư vấn miễn phí cho khách hàng có nhu cầu mua ĐTDĐ, các trang web
về điện thoại di động cũng có rất nhiều.
− Người Việt Nam rất nhạy cảm với giá cả.
− Yêu cầu của khách hàng đối với điện thoại di động ngày càng cao. Không
chỉ nghe, gọi mà còn có các chức năng giải trí và ứng dụng cao nư: nghe

nhạc, chụp ảnh, lướt web…
− Mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế: Người tiêu dùng dễ dàng mua được
các sản phẩm với tính năng và giá thành tương tự của các nhãn hiệu khác
nhau.
− Có rất nhiều các hãng điện thoại khác nhau vì vậy mà khách hàng có nhiều
sự lựa chọn hơn trong việc mua sản phẩm
 Quyền lực thương lực của người mua cao dẫn đến cường độ cạnh tranh
cao. Cho điểm là 8/10
4. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành
− Số lượng doanh nghiệp kinh doanh trong ngành sản xuất điện thoại di động
lớn, các doanh nghiệp lớn đang nắm giữ hầu hết thị phần. theo hãng nghiên
cứu thị trường IDC, trong quý II năm 2011 dẫn đầu thị phần thị trường điện
thoại di động Việt Nam là hai hãng lớn Nokia với 52.94% và Sam Sung với
8.73%, tiếp đến là LG, cuối cùng là Sony Ericsson.
− Ngành điện thoại di động có mức độ tăng trưởng lớn trong ngành so với các
ngành khác.
− Mỗi một đối thủ cạnh tranh có những sản phẩm điện thoại di động có chức
năng mẫu mã đa dạng phong phú khác nhau, và nhãn hiệu nào cũng có nhưng
điểm nổi bật riêng trong sản phẩm của họ.
− Các rào cản nếu muốn “thoát ra” khỏi ngành: chi phí rời bỏ ngành cao do khó
thay đổi mặt hàng sản xuất, các bí quyết sản xuất hay ý tưởng được cấp bằng
sáng chế khó có thể bán được.
− Sự sàng lọc trong ngành cao
 Có thế thấy rằng, cạnh tranh giữa các công ty trong ngành lớn dẫn đến
cường độ cạnh tranh trong ngành mạnh. Cho thang điểm 9/10 điểm.
5. Đe dọa từ các sản phẩm dịch vụ thay thế
− Hiện nay trên thị trường điện thoại di động Việt Nam có rất nhiều hãng điện
thoại uy tín trong và ngoài nước, tạo nên một thị trường sôi động. Các dòng
điện thoại di động mới liên tục được cho ra mắt với tính năng vượt trội tạo
cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, không nhất thiết phải mua mãi

một nhãn hiệu cũ.
− Chi phí trong chuyển đổi mua sản phẩm điện thoại thấp
− Tương quan giữa chất lượng và sản phẩm của các hãng điện thoại thấp
 Đe dọa từ các sản phẩm , dịch vụ thay thế của ngành điện thoại cao,
dẫn đến cường độ cạnh tranh cao. Cho 8/10 điểm.
6. Các bên liên quan khác
− Các nhóm ảnh hưởng như cổ đông, Chính Phủ, các tổ chức tín dụng ít ảnh
hưởng đến cường độ cạnh tranh. Dẫn đến cường độ cạnh tranh thấp. cho
thang điểm 6/10
Mô thức tiết diện cạnh tranh:
 Từ những phân tích ở trên, ta thấy rằng cường độ cạnh tranh trong
ngàng mạnh.
 Ngành hấp dẫn
Mô thức EFAS:
Các nhân tố chiến lược
(1)
Độ
quan
trọng
(2)
Xếp
loại
(3)
Tổng
điểm
quan
trọng
(4)
Chú giải
Các cơ hội:

1.Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
2. Nền chính trị ổn định
3. Việt Nam gia nhập WTO
4. Tốc độ tăng trưởng cao của ngành ĐTDĐ
5. Công nghệ-kĩ thuật TG phát triển
0.05
0.1
0.1
0.15
0.1
2
2
3
4
4
0.1
0.2
0.3
0.6
0.4
Các đe dọa:
1. Cường độ cạnh tranh trong ngành mạnh
2. Tăng cường quy định pháp lí của CP
3. Lạm phát
4. Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao
5. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
0.2
0.05
0.1
0.05

0.1
4
3
2
1
3
0.8
0.15
0.2
0.05
0.3
Tổng 1.0 3.1
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
Sản phẩm chính của DN:
∗ Điện thoại nghe nhạc Walkman (2005)
∗ Điện thoại Cybershot (2006)
∗ Điện thoại thông minh Android
∗ Điện thoại SE Xperia X10 mini
∗ Điện thoại Green Heart (2010)
Thị trường của DN:
Điện thoại Sony Ericson được phân phối bởi công ty CMC trên toàn
quốc
Đánh giá nguồn lực của DN trên chuỗi giá trị
− Hoạt động cơ bản:
∗ Hậu cần nhập: Sony ericsson liên tục cập nhật cái dây chuyền máy móc hịên
đại. Ngày 28/2, hãng sản xuất điện tử Sony của Nhật Bản tuyên bố họ đã ký
thỏa thuận mua lại nhà máy sản xuất chất bán dẫn của hãng Toshiba với giá
53 tỷ yên vào ngày 1/4 tới nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất các bộ cảm biến
hình ảnh cho điện thoại thông minh và camera kỹ thuật số.
∗ Sản xuất: Sony Ericsson đã niêm yết lợi nhuận đầu trong nửa sau năm 2003.

Từ đó, con số bán được của điện thoại là:
• 2004: 42 triệu chiếc
• 2005: 50 triệu chiếc
• 2006: 74 triệu chiếc
• 2007: 103.4 triệu chiếc
• 2008: 96.6 triệu chiếc
• 2009: 57.1 triệu chiếc
Ngoài ra, Sony Ericsson bán 60 triệu điện thoại có chức năng nghe nhạc vào
năm 2006, trong đó có 17 triệu máy Walkman, nhấn mạnh rằng sản phẩm của họ
phổ biến hơn iPod của Apple. Apple bán được 39 triệu iPod trong năm tài chính
2006, kết thúc vào ngày 30 tháng 9. Theo Tạp chí Thụy điển M3 số tháng 7 năm
2006 Sony Ericsson là nhãn hiệu điện thoại bán chạy nhất ở các quốc gia bắc
Âu, tiếp theo sau là Nokia.
∗ Hậu cần xuất: sản phẩm của SE được bán nhiều tại Luân Đôn và nhiều quốc gia
lớn trên thế giới. Tokyo, Nhật Bản; Bắc Kinh, Trung Quốc; Lund, Thụy Điển;
và Thung lũng Silicon, Mỹ. với các dòng thiết bị ,điện thoại di động, thiết bị
chơi game…
∗ Marketing và bán hàng: SE có nhiều chương trình quảng bá hình ảnh của mình
trên thế giới. các hoạt động xúc tiến hiệu quả đáp ứng mọi nhu cầu của khách
hàng
∗ Dịch vụ: SE cung cấp nhiều loại dịch vụ tới khách hàng trong bán, sau bàn,
có các hoạt động giải đáp thắc mắc tư vấn cho khách hàng rất chuyên
nghiệp và nhiệt tình.
− Hoạt động bổ trợ:
∗ Quản trị thu mua: các nguyên vật liệu dùng cho sản xuất DN tự sản xuất, có
rất nhiều nhà máy phân bố trên thế giới.
∗ Phát triển công nghệ: Công nghệ được coi là nguồn lực quan trọng,quyết
định trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh. Xác định đúng tầm quan trọng
của công nghệ, SE luôn chú trọng đầu tư đổi mới, phát triển công nghệ sản
xuất tiên tiến hiện đại. Nhập nó có những nhóm nghiên cứu phát triển ở

Thụy Điển, Nhật Bản, Trung Quốc, Canada, Hà Lan, Hoa Kỳ, Ấn Độ và
Vương quốc Anh. Sony Ericsson là công ty công nghệ đầu tiên có điểm cao
nhất ở hầu hết các tiêu chí như loại bỏ PVC, antimon, berili, và phathalate.
Sony Ericsson cũng ghi điểm với tiêu chí tiết kiệm năng lượng
∗ Quản trị nguồn nhân lực: Sony Ericsson có khoảng 8000 nhân viên trên toàn
thế giới. Trau dồi năng lực, chuyển giao kinh nghiệm và đào tạo con người
được ban giám đốc Ericsson đặc biệt xem trọng để gìn giữ và thu hút nhân
tài. Mục tiêu chiến lược của công ty là thu hút các ứng viên giỏi nhiều kinh
nghiệm lẫn các tài năng trẻ chưa có kinh nghiệm nhưng tràn đầy nhiệt huyết
đóng góp cho sự phát triển lớn mạnh của công ty
∗ Cơ sơ hạ tầng tổ chức: tại SE có những nhà máy sản xuất và trụ sở có quy
mô lớn.
Xác định năng lực cạnh tranh của DN:
∗ Luôn đi đầu trong áp dụng công nghệ mới
∗ Đội ngũ nhân viên có phong cách làm việc giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp
và sáng tạo
∗ Chất lượng, mẫu mã sản phẩm tốt, đa dạng, phong phú
Xác định vị thế cạnh tranh của DN:
− Sony Ericsson có vị thế cạnh tranh mạnh so với đối thủ cạnh tranh khác tại Việt
Nam và trên thế giới. Đến quý 3 năm 2009,Sony Ericsson trở thành hãng sản
xuất điện thoại đứng thứ tư thế giới, nắm giữ 4,9% thị phần, sau Nokia(37.8%),
Samsung(21%) và LG(11%).
Thiết lập mô thức IFAS:
Các nhân tố chiến lược
(1)
Độ
quan
trọng
(2)
Xếp

loại
(3)
Tổng
điểm
quan
trọng
(4)
Chú giải
Điểm mạnh:
1. Văn hóa công ty
2. Thương hiệu
3. Chất lượng dịch vụ
4. Công nghệ
5. Đội ngũ quản trị
0.1
0.1
0.05
0.15
0.1
3
2
4
4
3
0.3
0.2
0.2
0.6
0.3
Điểm yếu:

1. Khả năng cạnh tranh
2. Chiến lược cạnh tranh
3. Cơ sở hạ tầng chưa rộng khắp
4. Vị thế tại Việt Nam
5. Sản phẩm giá cao
0.2
0.05
0.1
0.05
0.1
4
4
2
3
2
0.8
0.2
0.2
0.15
0.2
Tổng 1.0 3.15
Mô thức TOWS:
Điểm mạnh:
1. Văn hóa công ty
2. Thương hiệu
3. Chất lượng dịch vụ
4. Công nghệ
5. Đội ngũ quản trị
Điểm yếu:
1. Khả năng cạnh tranh

2. Chiến lược cạnh tranh
3. Cơ sở hạ tầng chưa
rộng khắp
4. Vị thế tại Việt Nam
5. Sản phẩm giá cao
Các cơ hội:
1.Tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam
2. Nền chính trị ổn định
3. Việt Nam gia nhập WTO
4. Tốc độ tăng trưởng cao của
ngành ĐTDĐ
5. Công nghệ-kĩ thuật TG
phát triển
 S2, S5, O4: Áp dụng chiến
lược thâm nhập thị trường
 S5, O1, O3: Áp dụng chiến
lược phát triển thị trường
 W1, O4, O5: Phát
triển sản phẩm
Các đe dọa:
1. Cường độ cạnh tranh trong
ngành mạnh
2. Tăng cường quy định pháp
lí của CP
3. Lạm phát
4. Yêu cầu của khách hàng
ngày càng cao
5. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
 S2, S5, T1: Áp dụng chiến

lược đa dạng hóa hàng
ngang
 S4, S5, T1, T5: Áp dụng
chiến lược tích hợp hóa
hàng ngang
 W1, W2, T1: Áp
dụng chiến lược liên
minh liên kết
CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP SONY ERICSSON
Xác định chiến lược cạnh tranh tổng quát của doanh nghiệp Sony
Ericsson:
Sony Ericsson đang theo đuổi chiến lược khác biệt hóa. Giải thích: Có thể
thấy rằng, SE đang tập trung vào phát triển 3 dòng điện thoại chính đó là
dòng nghe nhạc Walkman, dòng chụp ảnh Cybershot và dòng điện thoại
thông minh. Cả ba dòng này đều tạo ra những nét đặc trưng quan trọng đối
với khách hàng và khác biệt với đối thủ cạnh tranh, vì vậy có thể định giá cao
hơn. Cả 3 dòng điện thoại trên thì tạo được sự khác biệt so với đối thủ cạnh
tranh và được khách hàng đánh giá cao bởi những yếu tố như:
∗ Tạo ra giá trị khách hàng: khách hàng có thể cảm nhận được những giá trị
vượt trội khi sử dụng điện thoại di động của sony ericsson không chỉ liên lạc
mà cho phép khách hàng sáng tạo và tham gia vào những trải nghiệm giải trí
như dòng Walkman cũng có chức năng nghe nhạc như bất cứ máy nghe nhạc
nào, dòng Cybershot có chức năng chụp ảnh như bất kì máy ảnh nào, và dòng
Smartphone thì có thể lướt Web mọi lục mọi nơi như một chiếc máy tính.
∗ Khó bắt chước: các dòng sản phẩm của SE làm cho các đối thủ cạnh tranh
tiểm ẩn khó bắt chước được.
Xác định chiến lược tăng trưởng của SE và các chính sách triển khai:
Sony Ericsson áp dụng chiến lược tăng trưởng:
∗ Chiến lược cường độ
Giải thích:

− Sony Ericsson nên áp dụng chiến lược cường độ để có thể tăng vị thế cạnh
tranh của SE với các sản phẩm hiện thời. Khi Sony Ericsson đang có đủ
nguồn lực, công suất nhàn rỗi, khả năng R&D mạnh đặc biệt là cạnh tranh
trong ngành điện thoại di động có tốc độ phát triển cao, thì DN phải gia tăng
thị phần của các sản phẩm điện thoại di động bằng các nỗ lực Marketing, giới
thiệu các sản phẩm hiện tại vào các khu vực địa lí mới và tăng doanh số bán
thông qua cải tiến hoặc biến đổi sản phẩm điện thoại di động hiện tại.
Các chính sách triển khai:
∗ Chính sách Marketing: Có nhiều hoạt động Marketing nhằm tăng thị phần,
doanh số, lợi nhuận bán hàng của công ty. Sony Ericsson hiện đang làm việc
với Điện thoại truyền hình mang hiệu Bravia để phát hành ở Nhật cũng như
một điện thoại mang hiệu Playstation dự kiến phát hành vào Giáng sinh.
Sony Ericsson là nhà tài trợ nhãn hiệu toàn cầu cho Hiệp hội Quần vợt Nữ
(WTA), và làm việc với Hiệp hội để quảng bá các chuyến Du đấu ở hơn 80
quốc gia.
∗ Chính sách tài chính: Sony Ericsson có nguồn tài chính ổn định, nguồn lực
lớn.
∗ Chính sách nhân sự: Các nhân viên được khuyến khích tham gia chương
trình Học Mỗi Ngày nhằm trau dồi kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công
việc. Đối với những lĩnh vực kinh doanh mới, Ericsson tạo ra những diễn đàn
như Multimedia Campus để tất cả nhân viên của công ty trên toàn cầu có thể
gặp gỡ và chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm.
ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP
Loại hình cấu trúc tổ chức của Sony Ericsson: Cấu trúc ma trận
Giải thích: cấu trúc tổ chức của Sony Ericsson kết hợp 2 tuyến quyền lực của
DN, chiều dọc: Từ các nhà quản trị theo chức năng. Chiều ngang: Từ các nhà
quản trị theo dự án, chương trình. Cấu trúc này giúp cho Sony Ericsson thực
hiện hiệu quả đồng thời nhiều nhiệm vụ khác nhau cả theo chiều dọc và chiều
ngang, mỗi thành viên trong công ty đều có vai trò năng động ở mọi cấp quản lí.
Tuy nhiên, vì áp dụng hình thức tổ chức này mà Sony Ericsson mất 1 khoản chi

phí lớn cho việc điều hành tổ chức, gây phức tạp trong quá trình hoạt động và
xây dựng.
Phong cách lãnh đạo chiến lược: Phong cách định hướng con người và định
hướng nhiệm vụ. SE có sự quan tâm vừa phải giữa nhiệm vụ và con người, đưa
ra những quyết định khi nhận được sự tán thành của các nhân viên. Luôn đề cao
nhân viên trong công ty của mình, nhân viên trong công ty được làm việc trong
môi trường thân thiện, sáng tạo, bình đẳng. các nhân viên được phát huy tối đa
khả năng làm việc của mình. Tại SE, các nhân viên và nhà quản trị làm việc với
tinh thần cởi mở, thân thiện, tất cả đều hướng đến mục tiêu chung của công ty,
làm ra những sản phẩm có mẫu mã, chất lượng, tính năng tốt nhất, đáp ứng nhu
cầu của khách hàng.
Một số nhận xét về văn hóa: SE có một nền văn hóa mạnh, các thành viên đều
có thể chia sẻ những cảm nghĩ riêng để SE có thể giải quyết bất cứ đe dọa và
tình huống khó khăn nào. Là nền văn hóa có kỷ luật, thống nhất quan điểm, có
định hướng rõ ràng. SE có mối quan hệ lâu dài và tốt đẹp đối với khách hàng.
Hệ thống dịch vụ, chăm sóc khách hàng hoàn hảo.
Tài liệu tham khảo:
www.tailieu.vn
www.sonyericsson.com
www.tailieuhay.com
www.wikipedia.org
www.sevodoi.blogspot.com
www.thienlong.org.com

×