Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Phân tích chiến lược của Beeline

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.54 KB, 41 trang )

MỤC LỤC
1.1.Giới thiệu về công ty. ........................................................................................................................ 2
1.3.1.Tầm nhìn chiến lược: ....................................................................................................................... 4
1.3.2.Sứ mạng kinh doanh: ........................................................................................................................ 4
1.4.Một số chỉ tiêu cơ bản. ........................................................................................................................ 4
2.1. Phân tích môi trường bên ngoài. .................................................................................................... 6
2.1.5.Đánh giá cường độ cạnh tranh ngành ........................................................................................... 10
Tồn tại các rào cản ra nhập ngành: Tính kinh tế theo quy mô: 3 “đại gia” Viettel, MobiFone và
VinaPhone là những người đi đầu trong lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam chiếm hầu hết thị
phần(85%).Do đó khi bán hàng cho các đại lý phân phối sim sẽ có chiết khấu cao hơn nhiều so với các
nhà mạng mới. ........................................................................................................................................ 10
2.1.6.XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ THÀNH CÔNG CHỦ YẾU TRONG NGÀNH(KFS) ...................................... 13
Thương hiệu: ............................................................................................................................................ 13
2.2.Phân tích môi trường bên trong .................................................................................................... 19
2.3.Mô hình TOWS .......................................................................................................................................... 24
2.3.1 Phân tích tình thế chiến lược. ..................................................................................................... 24
Đe dọa: (Threats) .................................................................................................................................. 24
Cơ hội: (Opportunities) ........................................................................................................................ 25
Điểm yếu: (Weaknesses) ....................................................................................................................... 25
Điểm mạnh (Strenghts) ........................................................................................................................ 25
3.1.Chiến lược dẫn đầu về chi phí. ....................................................................................................... 31
3.2.Chiến lược khác biệt hoá. ............................................................................................................... 33
3.3.Chiến lược tập trung. ...................................................................................................................... 34
CHƯƠNGIII: ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP ......................................................................................... 39
4.1.Loại hình cấu trúc tổ chức : ........................................................................................................... 39
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
1.1. Giới thiệu về công ty.
 Tên đầy đủ DN: Công ty cổ phần viễn thông di động toàn cầu
 Tên viết tắt: Gtel Mobile. GTEL Mobile là công ty liên doanh chuyên cung
cấp các dịch vụ thoại và truyền số liệu trên công nghệ GSM/EDGE. Sự ra
đời của GTEL Mobile xuất phát từ thỏa thuận thành lập một liên doanh


viễn thông tại Việt Nam được ký kết với tập đoàn VimpelCom vào cuối
năm 2007. GTEL Mobile không chỉ là một doanh nghiệp hoạt động vì mục
đích kinh tế đơn thuần mà đây còn là sự kết hợp các nhân tố quốc tế nhằm
mang lại trào lưu và phong cách truyền thông mới cho người dân Việt
Nam.
 Trụ sở:Phan Bội Châu-Hai BÀ Trưng-Hà Nội
 Ngày tháng năm thành lập:02-11-2007
 Loại hình doanh nghiệp:Công ty viễn thông
 Website:beeline.vn
 Ngành nghề kinh doanh của DN
Giấy chứng nhận đầu tư số: 011032000107 ngày 29/8/2008
• Hoạt động viễn thông không dây
• Sửa chữa thiết bị liên lạc
• Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật
1.2.Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU):
• Hoạt động viễn thông không dây
• Sửa chữa thiết bị liên lạc
• Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật.
Ở trên là ba hoạt động kinh doanh của công ty beeline. Ta có thể xác định
hoạt động kinh doanh chiến lược của công ty là hoạt động viễn thông không dây.
Khi gia nhập thì trường Việt Nam, công ty beeline đã tung ra gói cước Big zero và
đã gặt hái được rất nhiều thành công, tiếp sau đó công ty cũng tung ra thêm gói
cước Big cool với giá cước cực sốc. sau đâu là bản phân tích các dịch vụ mà nhà
công ty beeline cung ứng cho khách hàng từ đó mà ta có thể thấy được phần nào
chiến lược của công ty.
• Dịch vụ cơ bản
• Dịch vụ giải trí
• Nhắn tin & internet
• Luôn kết nối
• Tài khoản và nạp tiền

• Đối tượng khách hàng mà beeline hướng tới là giới trẻ, đặc biệt là các cặp
đôi. Chính vì vậy mà các gói cước của beeline rất được khách hàng quan
tâm và chú ý.
• Đối thủ cạnh tranh của beeline là các nhà cung ứng dịch vụ viễn thông
không dây khác như vinafone, Vietnam mobile, Viettell, mobifone...
Nhưng đối thử cạnh tranh chính của beeline là vietnam mobile.
• Từ các yếu tố nêu trên ta có thể đưa ra chiến lược của beeline là hình thức
tập trung và chi phí thấp để thu hút được khách hàng. Công ty có thể chấp
nhận chịu lỗ để tiếp cận thị trường và thu hút được khách hàng.
1.3.Tầm nhìn và sứ mạng của DN
1.3.1.Tầm nhìn chiến lược:
Trở thành nhà cung cấp dịch vụ chất lượng hàng đầu thế giới tại Việt Nam
1.3.2.Sứ mạng kinh doanh:
• Mục tiêu :
+Mục tiêu ngắn hạn: Trong thời gian tới, Beeline sẽ tiếp tục cho ra mắt thêm
nhiều dịch vụ mới, chất lượng tốt nhất với giá thành hợp lý nhất cho mọi đối tượng
khách hàng.
Phấn đấu cuối năm 2009 đạt 2-4 % thị phần, và dự kiến 2010 sẽ phủ song ra
toàn quốc.
+Mục tiêu dài hạn
Trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam hoạt động và
phát triển với tiêu chuẩn quốc tế.
Đem lại niềm vui cho mọi khách hàng, giúp họ luôn cảm nhận được sự tự do
giao tiếp ở mọi lúc, mọi nơi.
Giá trị: Không ngừng nâng cấp chất lượng phục vụ Không ngừng nâng cao
chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng. Tôn trọng và tạo niềm tin cho nhân viên
và đối tác kinh doanh
1.4.Một số chỉ tiêu cơ bản.
• Tổng doanh thu :71,3 tỷ Rub≈2,27 tỷ USD (tăng 3,3 so với quý 2 năm 2009)
• Doanh thu thuần :36tyr Rub ≈1,15 tỷ USD (ở quý 3 năm 2009 ,tăng 2,9 ℅so với

quý 2 năm 2009)
• Tổng tài sản :13,5 tỷ Rub ≈430 triệu USD
• Tỷ suất sinh lời :giữ vững 50,4 ℅
• Tỷ suất lợi nhuận đẩu tư ròng trong quí 4 là: 0.4% trên tổng nguồn vốn 1 tỷ
USD,sau khi đã hoàn vốn.
• Tỷ suất lợi nhuận đầu tư ròng trong năm tới là :4,2% trên tổng nguồn vốn 1 tỷ
USD, sau khi đã hoàn vốn.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG VÀO
BEELINE
2.1. Ngành kinh doanh của DN: Mạng viễn thông.
Tốc độ tăng trưởng của ngành năm 2008: Trong những năm gần đây, thị
trường viễn thông Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mới, dịch vụ ngày càng đa
dạng, chất lượng dịch vụ càng được cải thiện, giá cước ngày càng hạ, và doanh thu
của ngành này ngày càng tăng. Chỉ tính riêng năm 2008, doanh thu của ngành viễn
thông đạt 90 ngàn tỉ đồng, tăng khoảng 30% mỗi năm, và đóng góp cho ngân sách
nhà nước khoảng 11 ngàn tỉ đồng.
Thị trường viễn thông Việt Nam cũng chứng kiến sự tăng trường mạnh mẽ
trong nhiều lĩnh vực chủ chốt như hạ tầng, dịch vụ giá trị gia tăng, và những chính
sách thân thiện với người tiêu dùng hơn. Tính đến năm 2008 tỉ lệ sử dụng điện
thoại của Việt Nam đã đạt 103 điện thoại/100 dân. Điều này có nghĩa 100% người
dân Việt Nam đã có điện thoại. Theo công bố mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền
thông thì tính tới thời điểm này, Việt Nam đã có 89,5 triệu thuê bao điện thoại (cả
cố định và di động), và hơn 20 triệu người sử dụng Internet.Tính đến năm 2008,
Việt Nam có 10 doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng và hơn 60 doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ viễn thông đã được Bộ TT&TT cấp phép. Tuy nhiên, quy mô cũng như
sự phát triển bền vững của hạ tầng viễn thông Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế khi
so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chất lượng dịch vụ cần phải cải
thiện hơn nữa, và việc tiếp cận dịch vụ của người dân vùng sâu, vùng xa vẫn còn
khó khăn.
Tốc độ tăng trưởng của ngành năm 2009: Theo đánh giá của Liên minh viễn

thông quốc tế (ITU), Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng
viễn thông cao trên thế giới.Tính đến tháng 6/2009, tổng thuê bao điện thoại trên
toàn mạng là 110 triệu máy, trong đó số thuê bao di động chiếm xấp xỉ 88%, mật
độ điện thoại đạt 129,6 máy/100 dân; toàn quốc có trên 21,62 triệu người sử dụng
internet, đạt mật độ 25,32%; trong đó số thuê bao băng rộng đạt 2,4 triệu. So với
năm 2000, số thuê bao điện thoại đã tăng gấp 35 lần; số thuê bao cố định tăng 5
lần; số thuê bao di động tăng 120 lần; tỷ lệ số người sử dụng Internet gấp hơn 100
lần.Đó là những con số được đưa ra tại Hội nghị tăng trưởng Viễn thông Việt Nam
2009 diễn ra trong hai ngày 23 và 24/9 tại Hà Nội. Sự kiện do Bộ Thông tin và
Truyền thông Việt Nam chủ trì, Viện Chiến lược CNTT và Truyền thông (NIIS) và
Frost & Sullivan – hãng tư vấn, nghiên cứu thị trường quốc tế đồng tổ chức.
Tốc độ tăng trưởng năm 2010: Đến tháng 8/2010, Việt Nam đã có 156 triệu
thuê bao điện thoại, trong đó di động chiếm hơn 90%. Mật độ điện thoại đạt 181
máy/100 dân. Toàn quốc có gần 26 triệu người sử dụng Internet.
Những năm qua, Việt Nam nổi lên là một thị trường viễn thông lớn, tốc độ
tăng trưởng cao tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Đến tháng 8/2010 đã có
156 triệu thuê bao điện thoại, trong đó di động chiếm hơn 90%. Mật độ điện thoại
đạt 181 máy/100 dân. Toàn quốc có gần 26 triệu người sử dụng Internet, tổng
doanh thu đạt gần 7 tỷ USD. Và tiềm năng phát triển viễn thông tại Việt Nam với
tỷ lệ thâm nhập di động và Internet băng rộng vẫn còn rất dồi dào.Bộ Thông tin và
Truyền thông đã đưa ra những chính sách và ưu tiên cho sự tăng trưởng của viễn
thông trong tương lai của Việt Nam; hiện trạng phát triển băng thông rộng ở Việt
Nam cũng như đánh giá về tiềm năng phát triển băng rộng không dây và cố định ở
Việt Nam.
2.1. Phân tích môi trường bên ngoài.
2.1.1. Nhân tố kinh tế.
Nhân tố kinh tế là nhân tố quan trọng chỉ bản chất và định hướng của nền
kinh tế trong đó doanh nghiệp hoạt động. Hiện tại trên thị trường Việt Nam nền
kinh tế có nhiều biến động, môi trường cạnh tranh giữa các hãng viễn thông lớn
không hề dễ dàng. Các ảnh hưởng của nền kinh tế đến một công ty có thể làm thay

đổi khả năng tại giá trị và thu nhập của nó.
Beeline là một thương hiệu có sức cạnh tranh tương đối trên thị trường viễn
thông Việt Nam (62.7tr thuê bao). Tuy nhiên cũng gặp không ít trở ngại trong việc
phát triển thương hiệu .Thị trường viễn thông Việt Nam vẫn là một cơ hội kinh
doanh tốt, đồng thời cũng là một thử thách thú vị đối với GTel Mobile và thương
hiệu BeelineViệt Nam.
Thật vậy, Thị trường viễn thông Việt Nam vẫn là thị trường nhiều tiềm năng
mặc dù mật độ sử dụng điện thoại di động đã lên đến 55%. Cuộc cạnh tranh giữa
các mạng di động đại gia và các mạng di động mới sẽ còn leo thang cả về giá cước
và các dịch vụ, tiện ích mới bởi khách hàng có thể đổi sim bất cứ lúc nào nếu thấy
không hài lòng với nhà mạng. Nhìn chung ,những tên tuổi lớn trong lĩnh vực mạng
viễn thông di động đã có được vị thế trên thương trường cũng như vị trí nhất định
trong tâm trí người tiêu dùng trong nhiều năm qua. Hơn nữa trong thời điểm mà tác
động và ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế thế giới là rất lớn, đây là một thách
thức cho người mới gia nhập!
2.1.2. Nhân tố văn hóa – xã hội
Xã hội Việt Nam thường không quá khắt khe nên đối với những mặt hàng mới
có thể coi đây là một thị trường tiềm năng.
Khi mới gia nhập và thị trường Việt Nam nếu nói đến việc gây áp lực, khó
khăn lên những ông lớn là chưa nhiều nhưng hoàn toàn có thể giành được một phần
thị phần. Ví dụ như với những gói cước hấp dẫn: thời gian sử dụng tăng, nhiều
khuyến mãi hấp dẫn, rẻ … thu hút những người có thu nhập thấp hoặc tầng lớp sinh
viên đi học xa nhà.
Sở dĩ số thuê bao của Beeline tăng vô cùng nhanh chỉ trong một thời gian
không lâu là bởi vì thị trường nước ta tuy tiềm năng nhưng lại phát sinh rất nhiều
việc sử dụng sim ảo một cách không kiểm soát. Điều này cũng chính bởi sự hấp
dẫn của những chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp, bản chất của một số
dân Việt Nam đặc biệt là tầng lớp thấp là luôn ham rẻ và thích dùng đồ khuyến
mãi.
Sau một thời gian xâm nhập và thăm dò thị trường, Beeline đã tuyên bố không

muốn trở thành một mạng điện thoại chuyên phục vụ tầng lớp bình dân, có thu
nhập thấp hơn. Lúc này họ muốn mở rộng thị phần, tăng doanh thu, thu hút và hấp
hẫn khách hàng bằng nhiều sản phẩm chất lượng khác.
Ngày nay, hầu hết mỗi nguời từ các nhà doanh nghiệp, người nông dân, sinh
viên, công chức cho đến học sinh đều có nhu cầu liên lạc, và có những nhu cầu dịch
vụ khác…
Trình độ dân trí ngày một được nâng cao hơn do đó nguồn lao động có trình
độ quản lý, kỹ thuật, có đội ngũ nhân viên lành nghề có trình độ cao ngày càng
tăng.
Với thị trường 86 triệu dân, tỷ lệ dân số trẻ đang có nhu cầu dịch vụ liên lạc,
tao ra nhu cầu lớn và một thị trường rộng lớn sẽ là cơ hội cho Công ty mở rộng
hoạt động và chiếm lĩnh thị trường giàu tiềm năng này.
2.1.3. Nhân tố công nghệ
Để tạo ra nhiều gói cước hấp dẫn cũng không phải là điều dễ dàng. Nó đòi hỏi
phải có những công nghệ tiên tiến, nắm bắt được đặc tính thị trường từ đó đưa ra
những sản phẩm phù hợp. Nếu nói đến công nghệ hiện đại, tiên tiến thì Beeline
mặc dù xuất phát từ Nga những cũng chưa phải là đối thủ của những ông lớn có
thương hiệu và độ uy tín cao như Viettel, Mobiphone, Vinaphone … trên thị trường
Việt Nam.
Với gói cước Big Zero – “gọi quên ngày quên tháng” khá hấp hẫn nhưng các
mạng khác như Viettel cũng có những gói cước chuyên để gọi với chi phí được
giảm thiểu như Economy đã có mặt trên thị trường. Nếu Beeline không thực sự cho
ra mắt được những sản phẩm chất lượng thì sẽ chỉ tăng về mặt số lượng thuê bao
ảo, người dân mua chỉ để sử dụng hết số tiền khuyến mãi trong tài khoản xong sẽ
vứt sim đi ngay => vầ mặt lâu dài sẽ không được đảm bảo.
Ngày nay, yếu tố công nghệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát
triển của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Công nghệ có tác động quyết định đến 2
yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: chất lượng và chi phí
cá biệt của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường. Song để
thay đổi công nghệ không phải dễ. Nó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đảm bảo

nhiều yếu tố khác như: trình độ lao động phải phù hợp, đủ năng lực tài chính, chính
sách phát triển, sự điều hành quản lý ...Sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là
công nghệ 3G sắp tới giúp Công ty có điều kiện lựa chọn công nghệ phù hợp để
nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, năng suất lao động.
2.1.4. Nhân tố chính trị pháp luật
Với bất cứ lĩnh vực kinh tế nào đều tồn tạo luật riêng và những doanh nghiệp
tha gia phải chấp hành. Nhà nước ta đưa ra những luật lệ để tránh những doanh
nghiệp mới tham gia gây lũng đoạn thị trường, tăng tính cạnh tranh không lành
mạnh làm biến đổi thị trường ảnh hưởng đến thu nhập ngành trong nền kinh tế quốc
dân.
Beeline cũng như bất cứ doanh nghiệp nào cũng vậy, đều phải chấp hành đúng
mọi điều luật mà nước ta đề ra nếu muốn tồn tại lâu dài ở thị trường tiềm năng.
Chính phủ Việt Nam đã cơ cấu lại Bộ Bưu chính Viễn thông thành Bộ Thông
Tin và Truyền thông (MIC). Theo hướng mở rộng phạm vi quản lý nhà nước theo
xu hướng hội tụ viễn thông – công nghệ thông tin – phát thanh truyền hình.
Chức năng quản lý nhà nước sẽ cải thiện, theo đó Nhà nước không can thiệp
quá sâu vào thị trường và hoạt động của doanh nghiệp (DN).
Tháng 6/2007, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thông báo thả nổi giá cước
dịch vụ di động, nhằm tạo bước cạnh tranh bình đẳng hơn trên thị trường di động
và đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường.
2.1.5. Đánh giá cường độ cạnh tranh ngành
Tồn tại các rào cản ra nhập ngành: Tính kinh tế theo quy mô: 3 “đại gia”
Viettel, MobiFone và VinaPhone là những người đi đầu trong lĩnh vực viễn thông ở
Việt Nam chiếm hầu hết thị phần(85%).Do đó khi bán hàng cho các đại lý phân
phối sim sẽ có chiết khấu cao hơn nhiều so với các nhà mạng mới.
Sự khác biệt về sản phẩm : So với sản phẩm của các nhà mạng mới ưu thế của
các nhà mạng lớn đó là mức độ phủ sóng và chất lượng sóng ổn định.Điều này la
nhược điểm mà các nhà mạng mới gia nhập thị trường chưa làm được.
Sự trả đũa có thể thấy được : Để chạy đua với những gói cước siêu rẻ cua
Beeline các nhà mạng lớn đang đau đầu tìm cách giải quyết.Các chương trình

khuyến mãi được tung ra nhằm giữ chân khách hàng và kich thích khách hàng
mới.Gói cước Big Zero đã tạo nên được trào lưu mới chạy đua khuyến mãi của các
mạng di động lớn khi chỉ tính cước vài phút đầu và miễn phí các phút sau. Liên tục
gần đây, 3 “đại gia” Viettel, MobiFone và VinaPhone đã tung chiêu khuyến mãi
tặng các phút gọi nội mạng miễn phí. Trong đó, Vietel thiết kế chương trình “Trò
chuyện không ngừng, tưng bừng tháng 9” với nội dung miễn phí từ phút thứ 6 đến
phút thứ 10 cho các cuộc gọi nội mạng. Tiếp theo đó, MobiFone cũng áp dụng
chương trình tương tự khi miễn phí từ phút gọi thứ 3 trở đi đến hết phút thứ 5.
Chưa dừng lại ở đó, từ 2/10/2009 MobiFone mở thêm chương trình gây sốc với nội
dung “Gọi 10 phút trả tiền 1 phút” áp dùng trên trên địa bàn Hà Nội. Cùng với
Viettel và MobiFone, VinaPhone cũng tung ra chương trình khuyến mãi cho khách
hàng miễn phí cuộc gọi nội mạng từ phút thứ 4 đến phút thứ 10.
Sự trung thành nhãn hiệu : Đa phần những người sử dụng sim trong công viêc
thường ít khi đổi số.Vì thị phần của các mạng lớn đã là rất lớn nên các nhà mạng
mới sẽ rất khó khăn trong việc giành giật thị phần.Phần đông khách hàng vẫn yêu
thích dung sim cua Viettel, MobiFone và VinaPhone hơn.Theo điều tra thị
trường,sự ưa thích sử dụng nhãn hiệu dẫn đầu là MobiFone với 54% tiếp đến là
Viettel 29% sau đó mới đến VinaPhone là 25%.Có thể thấy trong ngành mạng viễn
thông di động Việt Nam một thách thức lớn đó là tính trung thành của người tiêu
dùng với thương hiệu không cao nhưng đây cũng là một cơ hội lớn cho những
“người đến sau” như Beeline có thể tiếp cận và có một chỗ đứng tại Việt Nam
Cạnh tranh giữa các Doanh Nghiệp trong ngành:
Hiện tại thị trương Việt Nam có 7 mạng di động: Viettel, MobiFone và
VinaPhone,S-Fone,EVN tellecom,Vietnamobile,Beeline. Beeline hút gần 3 triệu
thuê bao từ mạng khác Với “độc chiêu” Big Zero, tân binh Beeline đã lôi kéo được
gần 3 triệu thuê bao từ các mạng di động khác.Tuy nhiên đối thủ cạnh tranh trực
tiếp la các mạng có thị phần nhỏ như Vietnamobile,S-Fone…Các chiêu thức
khuyến mãi với giá trị vô địch của Beeline đang khiến thị trường viễn thông bị
khuấy động và hàng loat các chương trình khuyến mãi được tung ra dưới mọi hình
thức. Theo đánh giá của các chuyên gia về viễn thông, năm 2010, cuộc cạnh tranh

giữa các mạng di động sẽ chuyển dần sang cuộc cạnh tranh về chất lượng dịch vụ
mà đặc biệt là về thương hiệu, khi chất lượng về mặt kỹ thuật của các mạng gần
như đã tương đương nhau. MobiFone tặng 120% cho khách hàng nạp thẻ có mệnh
giá từ 100.000 đồng trở lên. VinaPhone miễn phí 20 phút gọi nội mạng cho thuê
bao trả sau hòa mạng mới. S-Fone giảm 30% phí thuê bao khi đăng ký gói cước
Data 180. Vietnamobile khuyến mãi tới 200% giá trị thẻ nạp cho thuê bao trả
trước… Mặc dù vẫn phát triển khá hơn so với các loại hình dịch vụ khác nhưng từ
đầu năm đến nay, sự tăng trưởng của các mạng di động đã không còn đạt được như
ý muốn. Trong bối cảnh đó, vẫn chưa có doanh nghiệp nào tìm bước đột phát để
phát triển thuê bao.Chưa hẳn rơi vào sự sụt giảm đáng lo ngại nhưng thống kê cho
thấy số lượng thuê bao mới phát triển từ đầu năm đến nay của hai “đại gia”
MobiFone và VinaPhone tăng một cách ì ạch, mỗi mạng chỉ đạt khoảng 2-3 triệu
thuê bao.
Thảm hại nhất trong số các nhà mạng có lẽ chính là Viettel. Mạng di động này
từng một thời “làm mưa, làm gió” để leo lên hàng “đại gia” song sáu tháng đầu
năm nay cũng đã giảm thị phần từ 41,6% xuống còn 37,7%. Từ đầu năm đến nay
cũng là khoảng thời gian lần đầu tiên Viettel phải khuyến mãi tới 7 sim mới phát
triển được một thuê bao mới so với trước chỉ cần khuyến mãi 2-3 sim. Tình cảnh bi
đát đến nỗi trong sáu tháng qua, mỗi tháng doanh nghiệp này chỉ phát triển được
500.000 thuê bao mới, giảm một nửa so với trước.
Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng: Ở Việt Nam hiện nay có đến 7
nhà cung cấp mạng viễn thông va có đến khoang 85 triệu dân,do đó chúng ta có thể
nhận định rằng trong trường hợp có số lượng khách hàng lớn và khá nhiều nhà
cung cấp thì quyền lực thương lượng của khách hàng là tương đối cao. .Việt Nam
vẫn được xem là một thị trường nhiều tiềm năng mặc dù mật độ sử dụng điện thoại
di động đã lên đến 55%. Hiện tại di động Việt Nam đã có hơn 80 triệu thuê bao
đăng kí, trong số đó có hơn 50% là thuê bao ảo và số còn lại cũng có một tỷ lệ
không nhỏ là những người sử dụng 2 (hay nhiều) sim.
Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng:Ngược lại trong trường
hợp này thì quyền lực thương lượng của các nhà cung ứng là tương đối thấp.

Đe dọa từ các gia nhập mới:Tuy rằng đã xuất hiện 7 nhà mạng ở Việt Nam
song số thuê bao ảo vẫn còn trên 50%,do đó các chuyên gia nhận định thị trường
Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng.Chính vì thế các nhà mạng nước
ngoài với lực lượng hung hậu đang nhăm nhe chờ cơ hội để tiến vào thị trường viễn
thông VN.Mới đây nhất là sự xuất hiện của Beeline,một nhà mạng xuất thân ở Nga
và đã là 1 trong top 10 thương hiệu nổi tiếng thế giới.
=> Đánh giá:
+Cường độ cạnh tranh gay gắt
+Ngành tương đối hấp dẫn:
Những năm qua, Việt Nam nổi lên là một thị trường viễn thông lớn, tốc độ
tăng trưởng cao tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Đến tháng 8/2010 đã có
156 triệu thuê bao điện thoại, trong đó di động chiếm hơn 90%,nhưng lại có hơn
50% là các thuê bao ảo. Mật độ điện thoại đạt 181 máy/100 dân. Toàn quốc có gần
26 triệu người sử dụng Internet, tổng doanh thu đạt gần 7 tỷ USD. Và tiềm năng
phát triển viễn thông tại Việt Nam với tỷ lệ thâm nhập di động và Internet băng
rộng vẫn còn rất dồi dào.Tuy cường độ cạnh tranh cao nhưng doanh thu thu được
vẫn còn thấp.Giá cước tại thị trường VN vẫn còn cao hơn các nước khác khá
nhiều,vì thế trong tương lai sự cạnh tranh gay gắt trong ngành sẽ làm giảm giá cước
và đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng hơn.
2.1.6. XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ THÀNH CÔNG CHỦ YẾU TRONG
NGÀNH(KFS)
Thương hiệu:
Được thành lập từ năm 1993, đến nay, sau 16 năm hoạt động,
Beeline được đánh giá là một trong những thương hiệu mạnh nhất trên thế
giới. Năm 2005, Beeline đã tiến hành một cuộc cải cách thương hiệu và
một chiến dịch ra mắt mới gắn với phương châm “tươi sáng”, “thân thiện”,
“hiệu quả”, “đơn giản” và “tích cực”. Cuộc cải cách này đã mang lại
những thành công lớn cho Beeline. Từ đó, hình ảnh Beeline với hình tròn
2 sọc vàng, đen xen kẽ đã trở nên quen thuộc với người dân trên toàn thế
giới.

Tháng 4/2009, Beeline được đánh giá là một trong 100 thương hiệu
đắt giá nhất toàn cầu. Nằm ở vị trí thứ 72, thương hiệu Beeline ước tính có
trị giá lên tới 8,9 tỉ USD. Đồng thời, thương hiêu Beeline cũng được gắn
với một trong 10 thương hiệu viễn thông lớn nhất trên thế giới.
Hiện tại, Beeline phủ sóng trên một địa bàn rộng lớn bao gồm toàn bộ
nước Nga, các nước khu vực SNG, Campuchia và Việt Nam với 62,7 triệu
thuê bao (nguồn Johnson’s & Partner) và 440 triệu người.
Với những phương châm đã chiếm trọn được trái tim của hàng triệu
người trên thế giới như “thân thiện”, “hiệu quả”, “đơn giản”, “tích cực”,
Beeline VN tin tưởng sẽ trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của
khách hàng. Với khẩu hiệu “live on the bright side”, chúng tôi mong muốn
đem lại một xu hướng mới và cuộc sống tươi đẹp hơn cho tất cả mọi người.
Chúng tôi cũng mong muốn mang lại cho khách hàng những đam mê mới,
giúp họ kết nối với nhau và với toàn thế giới.
Cũng giống như thương hiệu Beeline ở các quốc gia khác, Beeline VN
tiếp tục duy trì những giá trị cốt lõi như sau:
- Thân thiện và nhiệt tình: mục tiêu của chúng tôi là đáp ứng mọi yêu cầu
của khách hàng và phục vụ khách hàng với nỗ lực cao nhất.
- Đơn giản: Sản phẩm của chúng tôi đơn giản, dể hiểu, dễ sử dụng.
- Đam mê và hấp dẫn: Chúng tôi luôn tiến về phía trước. Chúng tôi hấp dẫn
và có thể đáp ứng mọi sở thích của khách hàng.
+ Chiến lược phân phối
Dựa trên nền tảng chiến lược vững chắc, Beeline đã sử dụng mô hình
marketing phức hợp dựa trên những nguyên lý marketing hiện đại trong việc hoạch
định và tìm ra một đối sách cạnh tranh hiệu quả và phù hợp theo phong cách của
mình để tung ra các chiến lược kinh doanh phù hợp. Beeline hướng đến khách hàng
mục tiêu là giới trẻ và thị trường hướng đến là các thành phố lớn, tạo ra trào lưu
mạng mới trong giới trẻ ViệtNam. Bỏ qua cách tiếp cận khác hàng theo kiểu truyền
thống để tìm lối đi riêng khi miếng bánh thị phần ngày càng bị thu hẹp, Beeline đã
tạo nên một bước đột phá khi tạo ra sự khác biệt trong hoạt động truyền thông, xâm

nhập thị trường bắt đầu bằng hình ảnh của những chú gà con vàng/đen (hay chú cá
beeline vàng/đen) ngộ nghĩnh, vui nhộn xuất hiện nhất quán xuyên suốt trong các
hoạt động truyền thông, đến cơn lốc sọc vàng đen liên tục hiện diện trên mọi nẻo
đường. Đối với chiến lược phân phối, làm thế nào để bao phủ thị trường và đưa sản
phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng nhằm thu hút sự chú ý và tạo
thuận tiện cho khách hàng lựa chọn, Beeline đã triển khai thực hiện thành công,
góp phần đẩy mạnh độ nhận biết gói cước và thương hiệu. Mạng lưới phân phối
của Beeline đã có tới hơn 3.000 điểm bán lẻ sim và thẻ cào, bao gồm cả các kênh
phân phối truyền thống và các kênh phân phối mới tại thị trường Việt Nam là các
quầy bán hàng di động được thiết kế đặc biệt theo chuẩn Beeline quốc tế. Trong
thực tế, quầy hàng lưu động của Beeline đã trở thành một điển hình tiếp thị mới
trong thị trường viễn thông. Điều này cũng lý giải cho mức độ nhận biết thương
hiệu của Beeline đã lên tới 80% trong chiến dịch marketing sản phẩm. Sự khác biệt
của Beeline không chỉ nằm ở việc chú trọng cách tiếp cận khách hàng từ những
điều nhỏ nhặt nhất mà còn nằm ở chiêu thức khuyến mãi. Xâm nhập thị trường, thu
hút khách hàng bằng các khuyến mãi nội mạng sau khi nhà quản lý ngày càng thắt
chắt “cơn mưa” khuyến mãi, Beeline tung ra gói cước Big Zero tạo nên cú shock
cho thị trường viễn thông và ngay lập tức tạo nên trào lưu gọi nội mạng với giá
cước lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Đây là chính sách nhà mạng di động
khuyến khích thuê bao của mình thực hiện, bởi lẽ khi thực hiện gọi nội mạng, mạng
di động này không phải trả thêm bất cứ chi phí nào cho đối tác thứ ba (như cuộc
gọi ngoại mạng) mà lại tận dụng được hết tài nguyên của mạng. Không phải gánh
chi phí này khuyến mại nội bộ càng lớn, khách hàng hưởng lợi càng nhiều. Đây
cũng là lý do giải thích cho việc “mua sim thay thẻ” để hưởng khuyếm mại. Trước
quy định của Bộ Thông tin – truyền thông cho phép mỗi người sử dụng chỉ được sử
dụng tối đa 3 sim cho một mạng di động, cho phép người dùng thay đổi số điện
thoại cho nhau thông qua kho số của mạng này, cùng với dịch vụ đổi số mới không
cần thay sim. Những số điện thoại cũ của khách hàng sẽ được trả về kho số của
Beeline như một hình thức tiết kiệm nguồn tài nguyên kho số của Beeline như một
hình thức tiết kiệm nguồn tài nguyên kho số. Bên cạnh đó các dịch vụ tiện ích ngày

càng được triển khai không ngừng với giá cước hấp dẫn cũng như xây dựng các
chương trình phục vụ khách hàng ngày càng hấp dẫn. Không ngừng nâng cao hình
ảnh và vị thế qua các chương trình được thực hiện với mục tiêu xã hội hóa.
MÔ THỨC EFAS CỦA BEELINE

×