Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.86 KB, 6 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, kinh tế Việt Nam đang theo nền kinh tế thị trường, một nền kinh tế có sự
cạnh tranh gay gắt khốc liệt. Tham gia hội nhập nền Kinh tế Thế giới, Việt Nam có nhiều
cơ hội và thách thức trong vấn đề hội nhập nền kinh tế thế giới. Đây là cơ hội đưa nước ta
tiếp cận với nền kinh tế hiện đại đang phát triển, tiếp cận với nền khoa học tri thức của
nhân loại, ngày càng nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Bên cạnh đó,
không ít khó khăn buộc chúng ta phải đối mặt như: nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu;
đời sống của người dân nhiều khó khăn thiếu thốn; trình độ đào tạo nhân lực còn kém;…
Để khắc phục một những khuyết điểm con thiếu sót, Việt Nam cần có một đội ngũ
những con người hoạt động tích cực, năng động, sáng tạo. Trong đó, tuổi trẻ chính là
những chủ nhân tương lai của đất nước mà sinh viên là những con người được đào tạo,
giảng dạy với những kiến thức chuyên ngành một cách kỹ lưỡng khi đang ngồi trên ghế
nhà trường.
Cho nên, sinh viên chuyên ngành thuộc các khối kinh tế của trường Đại Học Nông
Nghiệp cũng không phải là một ngoại lệ. Những người sinh viên chăm chỉ, cần cù trong
học tập, sáng tạo, năng động trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải tất cả sinh viên đều
có được điều đó, vẫn còn những sinh viên chưa thực sự chủ động trong học tập, thiếu
động lực để phấn đấu, có thái độ ỷ lại trong học tập.
Vì vậy, vấn đề đặt ra sinh viên cần làm gì để phát huy hết khả năng vốn có vào
học tập? Những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên? Phải
chăng Nhà trường là yếu tố quyết định đến kết quả học tập của sinh viên?
Để trả lời cho các vấn đề thắc mắc trên, chúng em đã đưa ra đề tài nghiên cứu
sau:
“Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên chuyên ngành
thuộc các khối Kinh tế củ trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội”.
1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu chung:
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng, định hướng phương pháp học tập và nghiên
cứu hiệu quả hơn, đề xuất giải pháp nâng cao chất lương đào tạo.
2. Mục tiêu cụ thể:


- Đánh giá thực trạng và kết quả học tập của sinh viên hiện nay.
- Tìm hiểu nguyên nhân và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến học tập.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo cho sinh viên.
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, PHẠM VI
NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp tiếp cận: Trực tiếp điều tra, lấy dữ liệu thông tin từ sinh viên khối
ngành kinh tế trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Chọn mẫu điều tra: Chọn ngẫu nhiên 15 sinh viên thuộc khối ngành kinh tế
trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
- Thu thập tài liệu:
+ Sơ cấp: Từ sinh viên khối ngành kinh tế trường Đại học Nông Nghiệp thông
qua bảng mẫu hỏi điều tra.
+ Thứ cấp: Một số tài liệu trên mạng Internet, một số trên sách báo,…
- Xử lí số liệu: Trên máy tính cá nhân bằng các phần mầm hỗ trợ như: Word,
Excel, …
- Phân tích số liệu: thống kê mô tả, thống kê so sánh.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khối
ngành kinh tế trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
- Không gian: Trường Đại học Nông Nghiệp.
- Thời gian thực hiện: Từ 4/10/2011 đến 5/11/2011.
2
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Trong phần nội dung nghiên cứu này, sẽ tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến công
việc học tập của sinh viên.
1. Điều kiện nơi ở:
- Sinh viên có hai sự lựa chọn: nội trú và ngoại trú.
- Nơi ở là điều kiện ảnh hưởng đến các hoạt động của sinh viên:
+ Môi trường học tập

+ Nội quy nơi ở
+ Điều kiện tiếp xúc với báo chí, Internet,…
+ Ý thức bản thân của sinh viên
=> Điều kiên nơi ở ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập của sinh viên? Và ảnh
hưởng ở mức độ như thế nào?
2. Mức chu cấp của gia đình:
Đối với sinh viên thì chu cấp của gia đình hàng tháng là nguồn kinh phí chủ yếu để
dùng chi tiêu cho công việc học tập, sinh hoạt của bản thân. Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh
của mỗi gia đình mà mức chu cấp từ gia đình của từng sinh viên là khác nhau.
Gia đình chu cấp cho sinh viên bao nhiêu tiền một tháng? Mức chu cấp đó ảnh hưởng
thế nào đến quá trình và kết quả học tập của sinh viên?
=> Với mức chu cấp của gia đình sinh viên có thể chi tiêu cho việc học và sinh hoạt
được đầy đủ không? Cuối mỗi tháng sinh viên có để tiết kiệm một khoản tiền được
không?
3. Hoạt động tập thể và tham gia các câu lạc bộ
Trong trường Đại học, các câu lạc bộ được thành lập lên rất nhiều. Mỗi câu lạc bộ có
đặc điểm riêng, có những hoạt động riêng. Ví dụ, trường Đại học Nông Nghiệp có các
câu lạc bộ: Câu lạc bộ Tiếng Anh của từng khoa, câu lạc bộ Ghi-ta, câu lạc bộ kết nối,
….Bên cạnh đó, các hoạt động tập thể chào mừng các ngày lễ cũng diễn ra một cách
thường xuyên và sôi nổi, náo nhiệt. Vậy sinh viên tham gia các hoạt động và tham gia các
câu lạc bộ sẽ được và mất gì?
Tham gia hoạt động tập thể sẽ mất một khoảng thời gian. Nếu biết sắp xếp một cách
hợp lý sẽ không ảnh hưởng đến kết quả học tập. Tham gia các hoạt động tập thể là cơ hội
để học hỏi kinh nghiệm tích lũy kiến thức, tạo cảm hứng cho việc học tập.
3
Sinh viên tham gia các câu lạc bộ để nâng cao kỹ năng giao tiếp, tăng cơ hội học hỏi.
vì câu lạc bộ là nơi trao chúng ta có nhiều cơ hội để rèn luyện kỹ năng của bản thân.
4. Vấn đề đi làm thêm
Đối với sinh viên nói chung, đi học đại học và chi phí cho việc học tập, sinh hoạt là
một khoản không hề nhỏ chút nào: tiền học phí, tiền nhà, ăn, ở, các khoản tiền phát

sinh….rất nhiều khoản tiền phải đóng góp. Tiền nhận trợ cấp từ gia đình đôi khi không
đáp ứng đủ nhu cầu của nhiều sinh viên. Do đó có nhiều người đã nghĩ tới việc đi làm
thêm, để có thêm phần thu nhập và đáp ứng phần nào cho các khoản chi tiêu cũng như
các chi phí phát sinh khác.
Mặt khác, nước ta hiện nay đang trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế thế giới, đi
đôi với nó là lao động cũng phải có nhiều hiểu biết, kinh nghiệm và khả năng làm việc
chuyên nghiệp. Do đó, để hòa nhập với xã hội là sinh viên chúng ta cần có ý thức tự tích
lũy cho bản thân ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Một trong những cách được
nhiều sinh viên lựa chọn để có thể được va chạm, tiếp xúc với thực tế là tìm cho mình
một công việc làm thêm, nó vừa có thể mang lại thu nhập cho mình lại vừa học hỏi được
kinh nghiệm từ thực tế. Không những tăng thu nhập cá nhân, sinh viên còn rèn luyện
được kỹ năng mềm, học hỏi được cách thức giao tiếp, giúp sinh viên thích ứng dần với
môi trường làm việc, môi trường cạnh tranh trong công việc,… Là những yếu tố cần thiết
để sau này sau khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên đã tích lũy được số vốn kinh nghiệm
nhất định trong công việc làm thêm ứng dụng vào công việc tương lai.
Vì vậy mà nhu cầu việc làm thêm cho sinh viên các trường đang tăng cao. Đặc biệt,
sinh viên khối ngành kinh tế thì đi làm thêm sẽ đem lại được nhiều sự trải nghiệm về
cuộc sống, có thêm nhiều kiến thức về thực tế để giúp ích cho việc đi làm sau này.
Nhưng cái gì cũng có 2 mặt của nó, đi làm có thêm một khoản để chi tiêu cho cuộc
sống học đại học và có thêm được kinh nghiệm từ cuộc sống đánh đổi cho điều đó thì
sinh viên phải rút bớt thời gian dành cho học tập và các hoạt động khác để có thời gian để
đi làm thêm.
Vậy việc làm thêm có tầm ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập của sinh
viên?
5. Tham gia học nhóm
Hiện tại, hầu hết các trường Đại học giảng dạy theo tín chỉ, Đại học Nông Nghiệp Hà
Nội cũng đang đào tạo theo tín chỉ. Cách đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi bản thân sinh viên tự
4
học và tìm tài liệu phục vụ cho môn học là chính còn giảng viên chỉ định hướng cách
học, cung cấp một số tài liệu mà các thầy cô có cho sinh viên.

Làm việc theo nhóm là một phần bổ sung quan trọng cho các bài giảng . Các môn học
bây giờ ngày càng có xu hướng tham gia thảo luận nhóm nhiều hơn. Càng là sinh viên
khối ngành kinh tế thì tham gia học nhóm là một hoạt động cần thiết và sẽ đem lại nhiều
bổ ích cho việc học tập.
Thông qua việc học nhóm, sinh viên có thể tự đáng giá được thực lực của bản thân
mình đã có và chưa có gì? Cái gì mình tốt thì chia sẻ cho mọi người còn cái gì mình thiếu
sót có thể học hỏi từ các thành viên trong nhóm. Cũng nhờ hoạt động và học tập theo
nhóm, mỗi sinh viên có thể rèn thêm cho bản thân khả năng đứng nói trước mọi người và
phát triển thêm nhiều mối quan hệ bạn bè.
Muốn việc học theo nhóm có hiệu quả thì:
+ Sinh viên cần tự nâng cao ý thức học tập.
+ Các nhóm tham gia hoạt động nhóm cần nghiêm túc, làm việc có hiệu quả.
+ Sôi nổi bàn luận, đưa ra chính kiến của mình và phải có tính dân chủ.
+ Giảng viên cần có những biện pháp quản lý hoạt động của các nhóm để đánh giá
đúng kết quả của các nhóm tham gia hoạt động ai là người nhiệt tình, chăm chỉ tìm hiểu
thông tin,số liệu giúp bài thảo luận tốt và đúng hơn ai là người thiếu ý thức không tham
gia vào bài thảo luận của nhóm . Giảng viên nên có những nhận xét sau mỗi buổi thảo
luận.
Vậy việc tham gia học nhóm có sự ảnh hưởng ở mức độ nào đối với kết quả học
tập của sinh viên khối ngành kinh tế trường Đại học Nông Nghiệp?
6. Quá trình học tập và thời gian
- Kiến thức trong giáo trình là kiến thức cơ bản nhất mà mỗi sinh viên cần phải học và
phải biết.
- Những kiến thức đã có trong giáo trình phần lớn sinh viên đều phải tự nghiên cứu
giảng viên chỉ là người hướng dẫn.
- Đọc giáo trình và nghiên cứu thêm tài liệu bên ngoài giáo trình có ảnh hưởng đến
thành tích học tập của sinh viên không?
7. Thời gian tự học
- Ngày nay sự khác biệt của giáo dục đại học và giáo dục phổ thông rất quan trọng .
Nếu giáo dục phổ thông là học sinh học ở thầy cô giáo và trên lớp nhiều thì ở giáo

5
dục Đại học các sinh viên đôi khi phải tự tìm tài liệu và tự học là chính nên chỉ có
thời gian tự học sinh viên mới có thể nâng cao và cải thiện kết quả học tập.
- Đa số sinh viên có rất nhiều thời gian rảnh rỗi . Nếu không biết phân bổ thời gian một
cách hợp lý thì thời gian rảnh rỗi sẽ không làm được việc gì cả, cũng không dành
được thời gian cho việc học mà học ở Đại học thì thời gian tự học quyết định đến kết
quả học tập của sinh viên.
- Tham gia các hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, học thêm, học trên tivi, báo, đài….
Cũng là một hình thức tự học rất tốt vừa giúp nâng cao trình độ học vấn, vừa giúp
tăng khả năng giao tiếp . Vì vậy, tham gia các hoạt đông xã hội , vui chơi, giải trí, học
thêm …rất bổ ích và có hiệu quả.
- Sinh viên đã dành thời gian cho việc tự học như thế nào và có ảnh hưởng gì đến kết
quả học tập ???
KẾT LUẬN
6

×