Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

so sánh common law và civil law doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.54 KB, 6 trang )

Dòng họ Common law là một trong hai hệ thống pháp luật lớn trên thế giới, dòng
họ này có rất nhiều điểm khác biệt điển hình so với các dòng họ khác, đặc biệt là đối
với dòng họ Civil law.
1. Common law chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật của Anh và thừa nhận án lệ
như nguồn luật chính thống, tức là thừa nhận học thuyết tiền lệ pháp.
Hệ thống pháp luật Ănglô - xắcxông, hệ thống Thông luật (Common Law), hay
gọi đơn giản hơn là hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, là pháp luật ra đời ở Anh, sau này
phát triển ở Mĩ và những nước là thuộc địa của Anh, Mĩ trước đây. Đây là hệ thống
pháp luật phát triển từ những tập quán (custom), hay còn được gọi là hệ thống pháp luật
tập quán, hay hệ thống pháp luật coi trọng tiền lệ (precedents/ judge made law).
Học thuyết tiền lệ pháp ở các hệ thống này ít, nhiều chi phối hệ thống luật án lệ
theo hướng: các phán quyết đã tuyên của tòa án cấp trên nói chung có giá trị ràng buộc
tòa án cấp dưới trong quá trình xét xử các vụ việc hiện tại. Học thuyết này được triển
khai áp dụng trên thực tế thông qua việc xuất bản các phán quyết của tòa án có giá trị
ràng buộc để tạo điều kiện thuận lợi và tạo nguồn tài liệu có hệ thống, đáng tin cậy cho
việc áp dụng thống nhất tiền lệ pháp tại các tòa án trên toàn quốc trong công tác xét xử.
Điểm đặc thù trong hệ thống pháp luật Anh là việc áp dụng và phát triển án lệ hay
tiền lệ pháp. Những lĩnh vực pháp luật như luật hợp đồng, bồi thường trách nhiệm dân
sự ngoài hợp đồng, cũng như một số hành vi phạm tội nghiêm trọng như giết người và
hành hung tập thể (common assault) đều là sản phẩm của các phán quyết tòa án trước.
Trong hệ thống pháp luật Anh, một nguyên tắc ra đời từ khoảng thế kỷ XIII có tên
Latinh là “stare decisis” có nghĩa là tuân thủ các phán quyết trước đây và không phá vỡ
những quy phạm pháp luật đã được thiết lập trong án lệ. theo nguyên tắc này, các tòa án
cấp dưới chịu sự ràng buộc bởi các nguyên tắc pháp lý do các tòa án cấp trên sáng tạo ra
được ghi nhận trong các bản án trong quá trình xét xử các vụ việc trong quá khứ.
Khác với dòng họ common law, trong pháp luật lục địa, các quan hệ tài sản gắn
liền với những nguyên tắc của Luật dân sự La Mã - Tập hợp những qui định pháp luật
làm nền tảng cho Luật dân sự La Mã của Hoàng đế Justinian (Justinian’s Corpus Juris
Civilis), và ở hệ thống pháp luật này không coi án lệ là nguồn luật cơ bản, chính thống
và rất hạn chế việc áp dụng án lệ trong xét xử.
Quan niệm tiếp cận pháp luật của hai hệ thống pháp luật này là khác nhau. Hệ


thống Civil law quan niệm luật pháp là phải từ các chế định cụ thể (All law resides in
institutions), còn hệ thống Common law lại quan niệm luật pháp được hình thành từ tập
quán (All law is custom).
Ưu điểm rõ nét của các Bộ luật trong Civil Law là tính khái quát hóa, tính ổn định
cao (certainty of law). Pháp luật Common Law dựa chủ yếu trên nguồn luật là tiền lệ
pháp (Stare decisis). Thẩm phán vừa là người xét xử vừa là người sáng tạo ra pháp luật
một cách gián tiếp. Ưu điểm rõ nét nhất của các tập quán là tính cụ thể, linh hoạt và phù
hợp với sự phát triển của các quan hệ xã hội.
2. Thẩm phán đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tạo và phát triển các quy phạm
pháp luật.
Nếu như các bộ luật trong dòng họ civil law chứa đựng những quy phạm và
những nguyên tắc pháp lý mang tính khái quát cao, có chức năng khái quát cung cấp
giải pháp pháp lí để giải quyết nhiều vụ việc thì ở Anh chức năng đó lại thuộc về thẩm
phán. Các thẩm phán Anh cho rằng chức năng cơ bản của mình là phán xử, giải quyết
tranh chấp. Vì vậy, các thẩm phán Anh thường đặc biệt chú ý tới những tình tiết đặc thù
của vụ việc, nghiên cứu kĩ lưỡng vấn đề pháp lí cần giải quyết và phán xét trên cơ sở
xác định chính xác tất cả những vụ việc đã được xét xử trong quá khứ có tình tiết tương
tự với vụ việc đang được giải quyết ở thời điểm hiện tại. Khi đã tìm ra một hay vài phán
quyết của tòa án cấp trên xét xử một hay nhiều vụ việc có tình tiết tương tự, họ sẽ tìm
đến phần nguyên tắc pháp lý (ratio decidendi) mà các thẩm phán tiền bối đã sáng tạo ra
trong các bản án đã tuyên trong quá khứ để áp dụng, giải quyết vụ án hiện tại.
Pháp luật Anh - Mỹ do án lệ là nguồn cơ bản, đặc biệt với truyền thống coi trọng
chứng cứ nên luật sư, thẩm phán rất được coi trọng. Pháp luật lục địa do văn bản qui
phạm pháp luật là nguồn chủ yếu, đồng thời do thông lệ "án tại hồ sơ" - quá trình điều
tra phụ thuộc phần lớn vào kết quả của cơ quan điều tra do vậy luật sư ban đầu ít được
coi trọng như các nước theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ.
Thẩm phán ở các nước Civil Law chỉ tiến hành hoạt động xét xử mà không được
tham gia hoạt động lập pháp, họ không được tạo ra các chế định, các qui phạm pháp
luật.
Toà án ở các nước theo truyền thống Common Law được coi là cơ quan làm luật

lần thứ hai, hay cơ quan sáng tạo ra án lệ (The second Legislation). Ngược lại ở các
nước theo truyền thống Civil Law, chỉ có Nghị viện mới có quyền làm luật, còn Toà án
chỉ là cơ quan áp dụng pháp luật.
Như vậy, thẩm phán trong dòng họ Common law được thừa nhận ngoài chức
năng sáng tạo còn có chức năng “làm luật”.
3. Các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ common law không có sự phân biệt giữa
luật công với luật tư.
Công pháp bao gồm các ngành luật, các chế định pháp luật điều chỉnh các quan
hệ về tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước, những quan hệ mà một bên tham gia
là các cơ quan nhà nước. Còn tư pháp bao gồm các ngành luật, các chế định pháp luật
điều chỉnh các quan hệ liên quan đến các cá nhân, tổ chức khác. Tuy nhiên, dòng họ
common law khó phân chia thành công và tư pháp. Trong khi đó, pháp luật lục địa chia
thành công pháp (public law) và tư pháp (private law), trừ nước Anh. Tuy nhiên sự phân
biệt giữa luật công và luật tư ở Anh lại không có cùng mục đích như ở các nước thuộc
dòng họ Civil law. Ở Anh, việc phân chia này là nhằm xác định thủ tục tố tụng nào cần
áp dụng để giải quyết vụ việc có liên quan; trong khi đó ở các nước thuộc dòng họ civil
law, sự phân biệt này nhằm xác định thẩm quyền tòa án giải quyết vụ việc. Mặc dù vậy,
sự phân chia hai mảng pháp luật này ở Anh cũng đã lùi vào dĩ vãng cách đây vài thế kỷ.
4. Chế định đặc thù là chế định ủy thác.
Chế định đặc thù của hệ thống pháp luật Anh, ra đời do hoàn cảnh lịch sử riêng
có của nước Anh, sau đó đã lan sang các nước thuộc địa của Anh. Nó ra đời từ thế kỷ XI
– XII, và càng được hoàn thiện sau khi xuất hiện equity.
Chế định ủy thác trong dòng họ common law ra đời gắn liền với nhu cầu giải
quyết tranh chấp đất đai phát sinh từ hợp đồng ủy thác đất đai ở Anh thời trung cổ nhằm
đưa ra giải pháp công bằng đối với người được ủy thác có hành vi chiếm dụng đất đai
của người ủy thác trong quá trình thực hiện hợp đồng ủy thác đất đai. Ngày nay, chế
định ủy thác ở dòng họ common law không còn chỉ giới hạn phạm vi điều chỉnh trong
những quan hệ ủy thác đất đai mà còn mở rộng sang nhiều quan hệ xã hội thuộc các lĩnh
vực khác như thương mại và hàng hải.
Tương ứng với chế định ủy thác của common law có chế định “là giàu bất chính”

ở civil law, tuy nhiên đây không phải là chế định pháp lý đặc thù của dòng họ này.
Trong dòng họ Civil law, chế định làm giàu bất chính được thiết kế nhằm ngăn chặn
những hành vi của các cá nhân với dụng ý giữ lại nhằm chiếm đoạt tiền hoặc những lợi
ích vật chất của người khác trái với lương tâm hoặc giáo lý.
Trong khi đó, dòng họ civil law lại thừa nhận chế định đặc thù là chế định trái vụ.
Đây là một trong những mục chính của bất kì hệ thống pháp luật nào thuộc dòng họ
Civil law và xa lạ với nhiều hệ thống pháp luật khác – Anh. Trái vụ đó là nghĩa vụ, trách
nhiệm, bổn phận của một người đối với một người khác. Dựa trên Luật La Mã, học
thuyết ở các nước đã tạo nên trái vụ - chương mục trung tâm của Luật dân sự, đối tượng
chính của khoa học pháp lý. Thuật ngữ “trái vụ” là một thuật ngữ sơ đẳng đối với các
nước thuộc dòng họ Civil law, nhưng lại không có nghĩa tương đương trong ngôn ngữ
pháp lý ở Anh.
5. Sự bành trướng của dòng họ common law:
Sau khi hình thành ở Anh quốc, common law đã lan sang khắp các châu lục từ
châu Phi, châu Mỹ đến châu Úc, châu Á và làm thành dòng họ common law. Sự bành
trướng của common law của Anh diễn ra trong suốt quá trình Hoàng gia Anh thực hiện
chính sách thuộc địa hóa. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của common law của Anh đối
với các nước thuộc địa không giống nhau và có thể chia thành hai nhóm.
Một là những miền đất trước khi Anh xâm chiếm chưa có người sinh sống hoặc
chỉ có thổ dân sinh sống nhưng chưa có cuộc sống văn minh (Úc, Newzealand…).
Common law mà thực Anh đưa vào những thuộc địa này được tiếp nhận một cách tự
nhiên. Những thuộc địa này thường có hệ thống pháp luật rất gần gũi với hệ thống pháp
luật Anh.
Hai là những miền đất trước khi người Anh chinh phục đã có thủ lĩnh bản địa
hoặc đã từng là thuộc địa của một cường quốc châu Âu, nay người Anh giành được hoặc
được chuyển nhượng. Đối với những thuộc địa này, người Anh áp dụng chính sách kiên
định là tiếp tục duy trì pháp luật và thậm chí cả hệ thống tòa án bản địa chứ không thay
thế bằng common law của Anh nên một số quốc gia từng là thuộc địa của Anh có hệ
thống pháp luật không thuộc dòng họ common law.
Tuy nhiên cũng có một vài ngoại lệ diễn ra đối với những thuộc địa nhóm hai. Đó

là người Anh sẽ thay thế hệ thống pháp luật bản địa bằng common law của Anh. Hồng
Kông và Singapore là những ví dụ tiêu biểu cho những thuộc địa kiểu này.
Khác với common law, civil law bành trường hệ thống pháp luật của mình bởi hai
lý do là sự mở rộng thuộc địa và do sự tự nguyện học hỏi của các quốc gia khác.
Như vậy, có thể thấy rằng, những đặc điểm cơ bản của dòng hon Common law
chính là tiêu chí mang tính đặc thù nhằm so sánh, phân biệt cụ thể, chính xác hai dòng
họ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường đại học Luật Hà Nội, giáo trình luật so sánh, Nxb. CAND, HN, 2008.
2. Trường đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng luật so sánh, 2003.
3.
4.

×