Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những điểm khác biệt giữa Tây y, Trung y và khí công ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.53 KB, 5 trang )

Những điểm khác biệt giữa Tây y, Trung y và khí công
“Khí công” là một thuật ngữ mới mẻ, thực ra nó là “Tu
luyện”. Khi cả Tây y và Trung y đều bó tay, người ta
tìm tới khí công. Ở tầng thứ thấp nhất, người ta nghĩ
rằng khí công chỉ là luyện tập động tác và vận khí.
Con người chúng ta ăn ngũ cốc và nhiều loại thức ăn khác
để sống. Chúng ta không thể tránh khỏi bệnh tật – thứ luôn
gây đau đớn và khó chịu, nhưng có thể phòng tránh chúng.
Ta thường thấy các hiệu thuốc dọc các con đường, và bệnh
viện thì chật cứng. Làm thế nào là tốt nhất để chữa và
phòng tránh bệnh tật? Các phương pháp chữa và phòng
chống bệnh tật thường được phân thành 1 trong 3 trường
phái: Tây y, Trung y, và khí công.
Tây y là phổ biến nhất. Dựa trên giải phẫu con người, Tây
y đã phát triển một hệ thống lý thuyết và thực hành lâm
sàng. Các biện pháp điều trị thông dụng bao gồm tiêm,
uống thuốc, phẫu thuật, hóa trị, vv… Nó có thể được mô tả
như là “đau đầu trị đầu, đau chân trị chân”. Việc điều trị chỉ
tập trung vào một phần của cơ thể, dựa nhiều hơn vào kiến
thức khoa học hiện nay, và khá cơ khí. Ví dụ, bác sĩ sẽ chỉ
cho thuốc hạ sốt và/hoặc tiêm thuốc cho bệnh nhân bị sốt,
kháng sinh cho bệnh nhân bị viêm, và phẫu thuật và/hoặc
đề xuất hóa trị cho bệnh nhân ung thư.
Thời kỳ hưng thịnh của Trung y đã qua, nhưng hiện tại
đang hưng khởi trở lại. Nó khác với Tây y vốn tập trung
vào riêng phần thân thể đang đau đớn, trong khi Trung y
xem toàn bộ thân thể người là một hệ thống hoàn chỉnh.
Học thuyết về kinh lạc, tử ngọ lưu chú đồ, học thuyết âm
dương ngũ hành, đều nhấn mạnh vào chỉnh thể. Nó chủ
trương thực hành biện chứng trị liệu, sự hòa hợp giữa
Thiên, Địa, Nhân, cũng như hoàn cảnh bên ngoài, sự ảnh


hưởng của tâm tình lên sức khỏe. Một trong những câu nói
kinh điển là “Nộ thương can, úc thương tỳ, khủng thương
thận” (giận thì hại gan, uất thì hại lách, sợ thì hại thận). Để
chữa hay ngừa bệnh người ta cần không chỉ dùng thuốc mà
còn phải cải thiện tâm tình, tính khí, và thói quen sống. Từ
góc nhìn ấy, Trung y tinh vi hơn Tây y.
Có bài báo viết về một người là giảng viên đại học, cô có
lần bị tắt kinh và cảm thấy rất yếu. Một bác sỹ Tây y chẩn
đoán đó là bệnh phụ khoa và cho rất nhiều thuốc. Cô uống
nhưng đều không có tác dụng. Sau đó cô được giới thiệu
một thầy thuốc Trung y, và vị này chẩn đoán là tuần hoàn
máu ở dạ dày cô không đủ và đó là nguyên nhân căn bệnh.
Cô hồi phục sau khi uống thang thuốc Trung y đầu tiên. Bề
ngoài có vẻ là một căn bệnh phụ khoa, nhưng hóa ra lại là
một vấn đề ở dạ dày. Như vậy Trung y có phần cao minh
hơn Tây y.

“Khí công” là một thuật ngữ mới mẻ, thực ra nó là “Tu
luyện”. Khi cả Tây y và Trung y đều bó tay, người ta tìm
tới khí công. Ở tầng thứ thấp nhất, người ta nghĩ rằng khí
công chỉ là luyện tập động tác và vận khí. Ở các tầng thứ
cao hơn người ta thấy rằng bệnh tật đều là kết quả của
nghiệp lực do những việc làm sai trái trong quá khứ. Để
chữa bệnh, người ta phải tu luyện, tiêu trừ nghiệp lực, trả
nợ nghiệp, lòng người cần phải hướng thiện, quay trở về
bản tính nguyên thủy vốn thiện lành của con người, học
khoan dung nhẫn nại, và chữa trị bệnh tật của họ từ tận gốc
rễ. Đó là cách duy nhất để thực sự trị khỏi bệnh, mặc dù
một số người không hiểu hay không thừa nhận nó.
Có một câu chuyện trên mạng về một người đàn ông đi học

Trung y tại Trung Quốc. Sau khi tới Hoa Kỳ, ông đi học
trường y và trở thành một bác sỹ Tây y, rồi mở bệnh viện
tư. Sau này ông ấy luyện khí công kết hợp tu dưỡng tinh
thần. Ông lấy thù lao trị bệnh bằng Tây y là 200 USD, trị
bệnh bằng Trung y là 100 USD, còn khi ông dạy họ tập khí
công thì miễn phí. Người ta lấy làm lạ, và hỏi ông tại sao
ông lại thu phí khác biệt đối với từng phương pháp trị liệu.
Ông trả lời “Là bác sỹ Tây y, tôi hoàn toàn chịu trách
nhiệm cho sức khỏe của anh, cho nên tôi lấy đúng giá. Là
thầy thuốc Trung y, tôi kê thuốc cho anh và cũng cho nhiều
lời khuyên về việc làm thế nào cải thiện thói quen sống của
anh. Vì thế tôi chịu trách nhiệm một nửa sức khỏe của anh,
nên tôi chỉ lấy nửa giá tiền. Nếu bạn luyện khí công và tu
dưỡng tâm tính, anh sẽ có một tâm hồn và thân thể khỏe
mạnh khi làm theo những lời dạy. Vì thế anh hoàn toàn
chịu trách nhiệm đối với sức khỏe bản thân mình, nên tôi
dạy động tác miễn phí”.
Vị bác sỹ người Mỹ này đã làm sáng tỏ những bí mật và ý
nghĩa chân chính của việc trị bệnh, 3 loại phương pháp, 3
loại cơ chế, 3 loại trình độ trị bệnh khác nhau.
Để thực sự khỏe mạnh, chúng ta có thể cân nhắc những
điều mà vị bác sỹ ấy đã nói

×