Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

tìm hiểu những điểm khác biệt trong quy chế pháp lý hành chính giữa người nước ngoài cư trú ở Việt Nam và công dân Việt Nam và lí giải sự khác biệt đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.11 KB, 9 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Để tham gia vào các quan hệ pháp luật hành chính, các chủ thể phải có năng lực chủ thể
(năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính) theo quy định của pháp luật.
Và đây cũng là hình thức thể hiện địa vị pháp lý hành chính của các chủ thể trong quản lý
hành chính nhà nước. Căn cứ vào đặc điểm và những tính chất đặc thù của từng chủ thể, Nhà
nước đảm bảo cho các chủ thể đó tham gia tích cực vào quản lý nhà nước bằng cách quy định
ngay trong luật quy chế pháp lý hành chính cho các chủ thể đó. Và vì thế, quy chế pháp lý cho
các chủ thể khác nhau là khác nhau thể hiện rất rõ khi các chủ thể tham gia vào quản lý hành
chính nhà nước. Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn qua việc “tìm hiểu những điểm khác biệt trong quy
chế pháp lý hành chính giữa người nước ngoài cư trú ở Việt Nam và công dân Việt Nam và lí
giải sự khác biệt đó” qua bài viết sau.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở pháp lý cho sự phân biệt.
1.1. Khái niệm công dân Việt Nam và người nước ngoài
Theo nghĩa chung nhất thì công dân là khái niệm chỉ một thể nhân thuộc về nhà nước nhất
định. Để xác định một người có phải là công dân của một nhà nước hay không, phải xác định
họ có quốc tịch hay không. Vậy quốc tich là gì? Quốc tịch là một khái niệm chính trị pháp lý
có tính bao trùm, toàn diện, ổn định, thể hiện mối quan hệ pháp lý của một cá nhân với một
nhà nước nhất định. Mối quan hệ đó được biểu hiện trong tổng thể các quyền và nghĩa vụ của
cá nhân đối với nhà nước và ngược lại
Điều 49 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là người có quốc tịch Việt Nam”. Như vậy công dân Việt Nam là người có quốc tich Việt Nam
Còn người nước ngoài là người có quốc tịch của một quốc gia khác đang lao động, sinh
sống, học tập, công tác trên lãnh thổ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.2. Một số vấn đề về quy chế pháp lí hành chính
Quy chế pháp lý hành chính là tổng thể các quy định của pháp luật đối với cá nhân hoặc tổ
chức trong quản lý hành chính nhà nước. Quyền và nghĩa vụ pháp lý là phần rất quan trọng
trong quy chế pháp lý hành chính.
Quy chế pháp lý hành chính của công dân là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của công dân
trong quản lý hành chính nhà nước. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính
nhà nước bắt nguồn từ Hiến pháp và chỉ có thể trở thành hiện thực khi được cụ thể hóa thành


các quyền, nghĩa vụ cụ thể trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành.
Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài là tổng thể các quyền và nghĩa vụ
pháp lý của người nước ngoài được Nhà nước ta quy định chủ yếu trong các văn bản sau đây:
Hiến pháp 1992 (điều 81, 82); Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài
tại Việt Nam ngày 28/4/2000; Pháp lệnh ưu đãi miễn trừ ngoại giao năm 1993 dành cho cơ
quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt
Nam…
2. Đặc điểm của quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam và của người
nước ngoài cư trú ở Việt Nam.
2.1. Đặc điểm quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam

- Mọi công dân Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền về tự do cá nhân, chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội… Điều đó được quy định tại điều 50 Hiến pháp 1992: “Ở nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội
được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân được quy định trong Hiến pháp và Luật”.
- Quy chế pháp lý hành chính của công dân được xác lập trên cơ sở các quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân do Hiến pháp quy định. Chỉ có những cơ quan nhà nước có thẩm
quyền mới có thể hạn chế quyền và nghĩa vụ của công dân.
- Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không phân biệt thành phần dân tộc, nam
nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp. theo quy định tại
điều 52 Hiến pháp 1992: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”
- Quyền và nghĩa vụ là hai mặt công thể tách rời. công dân được hưởng quyền, đồng thời
phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Điều đó thể hiện mối liên hệ về trách nhiệm pháp lý
giữa nhà nước và công dân. Ví dụ, tại điều 57 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền
tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”, nhưng đồng thời công dân phải đóng thuế theo
quy định của pháp luật.
- Nhà nước tạo điều kiện cho nhu cầu chính đáng của cá nhân được thỏa mãn làm cho
khả năng của công dân về trí tuệ, vật chất, tinh thần được phát huy đến mức cao nhất.
- Nhà nước chỉ truy cứu TNPL đối với công dân khi có hành vi vi phạm do pháp luật quy

định và chỉ trong phạm vi pháp luật cho phép.
- Nhà nước không ngừng hoàn thiện quy chế pháp lý hành chính của công dân, đảm bảo
cho công dân tham gia tích cực vào quản lý nhà nước.
2.2. Đặc điểm quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam.
Quy chế pháp lý hành chính dành cho người nước ngoài có những đặc điểm sau:
- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải chịu sự tài phán của hai hệ thống pháp luật: pháp
luật Việt Nam và pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch.
- Tất cả những người cư trú, làm ăn sinh sống tại Việt Nam đều bình đẳng về năng lự pháp
luật hành chính, không phân biệt màu da, tôn giáo nghề nghiệp;
- Pháp luật nước ta giới hạn một số quyền mà người nước ngoài không được hưởng, đồng
thời họ cũng được miễn một số nghĩa vụ pháp lý xuất phát từ tính chất của những quyền và
nghĩa vụ này co liên quan đến vấn đề quốc tịch và chủ quyền quốc gia. Điều đó có nghĩa là
quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài hẹp hơn so với quy chế pháp lý hành chính
của công dân Việt Nam. Ví dụ như người nước ngoài được nhà nước ta bảo hộ về tính mạng,
sức khỏe… nhưng họ không có quyền bầu cử và ứng cử và họ không phải thực hiện nghĩa vụ
quân sự
3. Sự khác biệt trong quy chế pháp lý hành chính của công dân và quy chế pháp lí
hành chính người nước ngoài
Từ các đặc điểm của quy chế pháp lý hành chính của hai nhóm đối tượng trên, ta đã thấy có sự
khác biệt lớn trong quy chế pháp lý hành chính dành cho hai nhóm đối tượng đó. Để thấy được
rõ hơn, chúng em xin phân tích sự khác nhau đó trên các lĩnh vực:
3.1. Lĩnh vực hành chính- chính trị
Trong lĩnh vực hành chính- chính trị, quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam có nhiều
điểm khác biệt với người nước ngoài sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoài các
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, quyền được bảo đảm về bí mật thư tín,
quyền được bảo vệ tính mạng, nhân phẩm, danh dự, tài sản…thì so với công dân Việt Nam,

các quyền dành cho người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam có phần hạn chế hơn
rất nhiều.
+ Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội

Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội được thể hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau. Đối với công dân Việt Nam, quyền này được nhà nước thừa nhận rộng rãi và được quy
định trong Hiến pháp. Điều 53 hiến pháp 1992: “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà
nước và xã hội, tham gia thao luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị cơ
quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”. Ngược lại, đối với người
nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, quyền này bị hạn chế, và hầu như không có.
Nếu như công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, thành phần xã
hội,.. từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và từ 21 tuổi trở lên có quyền ứng của vào Quốc
hội và Hội đồng nhân dân các cấp thì nhóm người nước ngoài không có quyền này. Nhà nước
ta không thừa nhận việc người nước ngoài tham gia vào bộ máy quản lý nhà nước, tuy nhiên
trên thực tế họ vẫn có thể được tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan nhà nước đối với
những công việc không liên quan đến bí mật quốc gia và an ninh quốc phòng
+ Quyền tự do đi lại và cư trú
Thực tế cho thấy, quyền tự do đi lại & cư trú của người nước ngoài bị hạn chế hơn rất
nhiều so với công dân Việt Nam. Đây là một quyền chính trị quan trọng mà nhà nước ta đã
quy định rõ đối với công dân trong Hiến pháp. Là công dân Việt Nam, ngoài quyền được tự do
đi lại, cư trú trong nước còn có quyền ra nước ngoài học tập, nghiên cứu khoa học, du lịch…
Điều 68 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có
quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật”. Trong khi đó,
pháp luật Việt Nam quy định về quyền này của người nước ngoài rất chặt chẽ và cụ thể. Người
nước ngoài muốn cư trú ở Việt Nam phải làm các thủ tục nhập cảnh; phải đăng kí mục đích,
thời hạn và địa chỉ cư trú tại Việt Nam. Đây là sự hạn chế về quyền của người nước ngoài ở
Việt Nam. Tuy nhiên, nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài xuất nhập
cảnh. Pháp luật quy định người nước ngoài không được cư trú, đi lại ở những khu vực, địa
điểm cấm người nước ngoài cư trú, đi lại. Đó là các khu vực vành đai biên giới, các khu vực
công nghiệp quốc phòng, khu quân sự, các khu vực có yêu cầu bảo vệ anh ninh đặc biệt…
Muốn vào những khu vực này, người nước ngoài phải có giấy phép của Thủ tướng chính phủ,
Bộ trưởng Bộ công an, Bộ trưởng Bộ quốc phòng (đối với khu vực địa điểm quốc phòng)
+ Các quyền khác
Đối với một số người nước ngoài, nhà nước Việt Nam còn dành một số quyền ưu đãi

miễn trừ ngoại giao, miễn trừ lãnh sự khi xét xử trong khi công dân Việt Nam không cần thiết
và không có những quy định này. Vấn đề trục xuất người nước ngoài cũng là một sự khác biệt,
công dân Việt Nam không thể bị trục xuất khi có hành vi phạm tội nghiêm trọng mà bị xét xử
theo pháp luật Việt Nam.
+ Nghĩa vụ đối với Nhà nước Việt Nam
Công dân Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam đều phải có nghĩa vụ tuân theo
Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Nhưng so với người nước
ngoài, công dân Việt Nam còn có các nghĩa vụ và trách nhiệm khác, đặc biệt trong lĩnh vực
bảo vệ tổ quốc. Ngoài ra công dân Việt Nam phải có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc (giữ
gìn bí mật nhà nước), mọi hành vi phản bội đều bị trừng trị thích đáng. Nếu công dân Việt
Nam có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự không tham gia quân đội, thường trực quân dự bị…

thì người nước ngoài không phải thuộc diện phục vụ trong lực lượng vũ trang nước ta và phải
tuyệt đối trung thành với Tổ quốc ta. Như vậy, so với công dân Việt Nam, người nước ngoài
cư trú tại Việt Nam được hạn chế một số nghĩa vụ liên quan đến quân sự và bí mật quốc gia.
3.2. Lĩnh vực kinh tế - xã hội
3.2.1. Quyền lao động
+ Công dân Việt Nam: Điều 55 Hiến pháp năm 1992 quy định lao động vừa là quyền vừa là
nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện mở rộng ngành nghề, tạo thêm việc
làm, sắp xếp công việc tùy theo điều kiện cho phép, căn cứ vào năng lực, nguyện vọng của các
cá nhân, yêu cầu của xã hội. Quyền lao động của công dân được nhà nuớc đảm bảo từng bước
trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Qua đó giúp công dân có việc làm ổn định,
đời sống vật chất được cải thiện quá đó công dân góp phân làm cho xã hội phát triển, của cải
trong xã hội ngày càng nhiều hơn, phong phú hơn. Nền kinh tế phát triển hiện nay ngày càng
tạo nhiều việc làm cho người lao động. Nhà nước, xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho công dân
phát huy năng lực vốn có của mình trong lao động sản xuất. Công dân trong độ tuổi lao động
đều phải làm việc theo quy định của pháp luật. Công dân có quyền lao động trong các khu vực
kinh tế nhà nước, tập thể, kinh tế tư nhân. Nhà nước quy định chế độ lương, nghỉ ngơi, bảo
hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức nhà nước và những người làm công ăn lương, khuyến
khích các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động. Nhà nước quy định và đảm

bảo thực hiện chế độ bảo hộ lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
quy định chế độ làm việc đối với người lao động
+ Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam: có quyền lao động nhưng không được tự do lựa
chọn nghề nghiệp như công dân Việt Nam, Pháp luật quy định cụ thể một số ngành nghề mà
người nước ngoài không được phép hoạt động, đó là: không được làm nghề khai thác các loại
lâm, thổ sản như gỗ, tre, nứa, mây; Không được làm nghề sữa chữa các loại máy thông tin,
máy phát, thu thanh, thu hình…; không được làm nghề lái xe chở khách, nghề lái ca nô và các
phương tiện vận chuyển hành khách; không được làm nghề in; không được làm nghề đánh
máy chữ, in roneo, photocopy. Người nước ngoài có quyền làm việc tại các doanh nghiệp, tổ
chức ở Việt Nam và được các cơ quan có trách nhiệm của Việt Nam cấp giấy phép lao động.
Người sử dụng được phép tuyển người nước ngoài làm việc khi cần có các chuyên gia có
chuyên môn kỹ thuật cao
3.2.2. Quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật
+ Công dân Việt nam: Đây là một quyền mới, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế nhiều
thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo định huớng xã hội chủ nghĩa. Người Việt
Nam định cư ở nước ngoài có quyền đầu tư về nước góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế
đất nước. Nhà nước có những biện pháp bảo vệ quyền lợi cho họ. Nhà nước không hạn chế
ngành nghề đối với công dân nhưng chú trọng những ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh.
Công dân có quyền liên kết, liên doanh với các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước
theo quy định của pháp luật đồng thời phải tôn trọng các quy định nhà nước về kinh doanh,
thuế
+ Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam: chỉ được kinh doanh một số ngành nghề mà pháp
luật cho phép và phạm vi kinh doanh cũng bị thu hẹp hơn so với cồng dân. Hiện nay pháp luật
đã quy định thêm một số ngành nghề cho phép nguời nước ngoài được kinh doanh nhưng vẫn
chỉ mở mức độ hạn chế. Một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh của người nước ngoài
tại Việt Nam như:

a. Ngành luật sư
Luật sư nước ngoài của chi nhánh được tư vấn về pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc
tế trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh thương mại. Luật sư nước ngoài hành nghề trong chi

nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam không được tư vấn về pháp luật Việt Nam,
không được tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa, người đại diện cho khách hàng
trước Tòa án Việt Nam. Nếu vi phạm các quy định của pháp luật thì tùy theo mức độ vi phạm
sẽ bị phạt cảnh cáo, bị đình chỉ hành nghề có thời hạn, bị cấm hành nghề tư vấn pháp luật tại
Việt Nam hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài: Tổ chức, cá nhân nước ngoài có đủ các điều
kiện theo luật định thì cho phép đặt chi nhánh Việt Nam và được đặt tối đa hai chi nhánh. Chi
nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài được ký kết hợp đồng tư vấn pháp luật Việt Nam để tiếp
nhận ý kiến về tư vấn pháp luật Việt Nam và cung cấp cho tổ chức tư vấn pháp luật Việt Nam
ý kiến về tư vấn pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế. Chi nhánh được ký kết hợp đồng lao
động với công dân Việt Nam, tuyển dụng người nước ngoài không phải luật sư làm việc cho
chi nhánh, không được thuê luật sư Việt Nam làm việc tại chi nhánh. Nếu vi phạm các quy
định của pháp luật thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính
b. Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
Nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự. Năng lực chủ thể của
các chủ thể được xác định theo pháp luật của nhà nước mà nhà thầu có quốc tịch. Nhà thầu
nước ngoài chỉ được hoạt động tại Việt Nam sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại
Việt Nam cấp giấy phép thầu. Hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam phải tuân theo
pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam gia nhập.
c. Hoạt động kinh tế tại vùng biển.
Nhà nước khuyến khích và đảm bảo đầu tư trực tiếp của người nước ngoài tại Việt Nam,
cho phép các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động thương mại, đầu tư, dịch vụ tại Việt Nam,
cho phép hoạt động nghề cá tại Việt Nam nhưng phải tuân theo sự quản lý của các cơ quan có
trách nhiệm tại Việt Nam, cấm lợi dụng ngành nghề làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái, ô nhiễm
môi trường biển.
d. Các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật cao.
Nhà nước đặc biệt khuyến khích các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, công nghệ cao
trong các lĩnh vực: nông lâm ngư nghiệp; công nghiệp;…
e. Trong lĩnh vực tín dụng.
Tổ chức tín dụng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài được

phép hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức: chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng
liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng
f. Hoạt động thương mại, du lịch.
Thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài được lập một chi nhánh, một
hoặc nhiều văn phòng đại diện tại Việt Nam để tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội hoạt động thương
mại du lịch, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa được phép kinh doanh.
Trong điều kiện hiện nay có một số ngành nghề kinh doanh đặc biệt mà người nước ngoài,
người không quốc tịch được phép thành lập nhưng phải nộp bản cam kết cho công an cấp tỉnh
hoặc cấp huyện nơi họ hành nghề như nghề cho thuê nghỉ trọ, nghề khắc con dấu, nghề giải
phẫu thẩm mĩ, …
3.2.3. Quyền sở hữu thu nhập hợp pháp

×