Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Chương 3: Đầu tư quốc tế docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 83 trang )

CHƯƠNG III
ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
1. Di chuyển nhân tố sản xuất giữa các quốc gia


2. Đầu tư quốc tế

1. Di chuyển nhân tố sản xuất giữa
các quốc gia
1.1. Các đặc trưng cơ bản của việc di chuyển
quốc tế các nhân tố sản xuất

1.2. Các loại nhân tố sản xuất


1.1. Các đặc trưng cơ bản của việc di
chuyển quốc tế các nhân tố sản xuất
• Di chuyển đa hướng
• Có sự đan xen, thâm nhập lẫn nhau
• Chảy từ các quốc gia dồi dào sang các quốc gia
khan hiếm
• Công ty đa quốc gia đóng vai trò trung tâm
trong quá trình di chuyển

1.2. Các loại nhân tố sản xuất
a. Dịch chuyển lao động

b. Dịch chuyển quốc tế về công nghệ

c. Dịch chuyển vốn quốc tế




a. Dịch chuyển lao động

• Là hiện tượng trong đó:
– người lao động ở quốc gia này sang một quốc gia
khác
– có kèm theo việc thay đổi chỗ ở tạm thời hoặc
vĩnh viễn
– nhằm bán SLĐ ở nước ngoài.
• Nguyên nhân:
– kinh tế (tiền công cao)
– chính trị (tị nạn)

b. Dịch chuyển quốc tế về công nghệ
• Là hiện tượng công nghệ hoàn chỉnh hoặc các
yếu tố cấu thành công nghệ vận động từ quốc
gia này sang quốc gia khác.
• Công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình
và kỹ thuật chế biến vật chất và thông tin.
• Đặc điểm:
– Di chuyển từ nước phát triển sang nước chậm
phát triển;
– công nghệ hàng đầu giữa các nước phát triển;
– công nghệ thứ cấp sang các nước đang phát triển.

c. Dịch chuyển vốn quốc tế
• Là sự vận động của tiền tệ và các tài sản khác
từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm tìm
nơi đầu tư có lợi.


2. Đầu tư quốc tế
2.1. Khái niệm

2.2.Các hình thức đầu tư quốc tế

2.1. Khái niệm:
• Khái niệm: Đầu tư quốc tế là
– một hình thức của di chuyển quốc tế về
vốn,
– trong đó vốn được di chuyển từ quốc gia
này sang quốc gia khác
– để thực hiện một hoặc một số dự án đầu

– nhằm đem lại lợi ích cho các bên tham gia.

2.1. Khái niệm (tiếp):
• Nguyên nhân xuất hiện hoạt động đầu tư
quốc tế:
– Do sự mất cân đối về các yếu tố sản xuất giữa các
quốc gia
– Do sự gặp gỡ về nhu cầu của các bên tham gia:
Đối với bên đầu tư: có vốn và cần tìm nơi đầu tư có lợi
Đối với bên tiếp nhận đầu tư: thiếu vốn
– Do một số công trình hay nhiệm vụ đặc biệt cần có
sự phối hợp của nhiều quốc gia.

2.2. Các hình thức đầu tư quốc tế

2.2.1. Đầu tư trực tiếp


2.2.2. Đầu tư gián tiếp



2.2.1. Đầu tư trực tiếp
a. Khái niệm
b. Các hình thức đầu tư
c. Đặc điểm
d. Ưu điểm
e. Nhược điểm
f. Khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung





a. Khái niệm
• Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
– là một loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia,
– trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người
trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng
vốn.
• Thực chất, FDI chính là sự đầu tư của các công
ty nhằm xây dựng cơ sở, chi nhánh ở nước
ngoài.
• Về nguồn vốn, FDI chủ yếu được thực hiện từ
nguồn vốn tư nhân, các công ty.

b. Các hình thức đầu tư

• Hợp đồng hợp tác kinh doanh
• Doanh nghiệp liên doanh
• Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
• Hợp đồng xây dựng, vận hành, chuyển giao
(B.O.T, B.T.O, B.T).
• Khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung

c. Đặc điểm
• Nhà đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn
tối thiểu tùy theo luật đầu tư của mỗi quốc gia.
• Quyền điều hành quản lý đối tượng đầu tư phụ
thuộc vào mức độ góp vốn.
• Kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh phân
chia theo tỷ lệ vốn góp sau khi nộp thuế và trả lợi
tức cổ phần.
• Thường thực hiện thông qua việc xây dựng mới
hoăc mua lại doanh nghiệp.

d. Ưu điểm
• Nước chủ đầu tư

• Nước sở tại


Nước chủ đầu tư
• Tăng qui mô GNP.
• Trực tiếp quản lý → hiệu quả sử dụng vốn cao.
• Mở rộng được thị trường tiêu thụ.
• Giảm giá thành sản phẩm do khai thác được
lao động rẻ, gần nguồn nguyên liệu hoặc gần

thị trường tiêu thụ → nâng cao được lợi
nhuận của vốn so với trong nước.
Nước chủ đầu tư (tiếp)
• Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và phi
mậu dịch
→ Nguyên nhân: đầu tư trực tiếp tạo ra các đối
tượng đầu tư ngay trong lòng các quốc gia tiếp nhận
đầu tư.
• Hiệu quả vốn đầu tư cao do tận dụng được
các chính sách khuyến khích đầu tư nước
ngoài của các quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư.
Nước sở tại
• Tăng qui mô GDP, mở rộng cơ cấu kinh tế trong
nước, tạo đà cho sự phát triển.
• Tạo điều kiện khai thác được nguồn vốn từ bên
ngoài do chỉ quy định mức tối thiểu.
• Tạo điều kiện tiếp thu kỹ thuật và công nghệ hiện
đại, kinh nghiệm quản lý.
• Tạo điều kiện khai thác tốt nhất lợi thế về tài
nguyên, vị trí địa lý
• Tạo thêm việc làm, khuyến khích năng lực kinh
doanh trong nước.

e. Nhược điểm
• Nước chủ đầu tư

• Nước sở tại

Nước chủ đầu tư
• Có nguy cơ gặp nhiều rủi ro hơn đầu tư trong

nước:
– chính trị, luật pháp, ngôn ngữ, văn hoá, thị hiếu
• Có thể xảy ra tình trạng chảy máu chất xám
– chủ đầu tư để mất bản quyền sở hữu công nghệ,
bí quyết sản xuất trong quá trình chuyển giao.
• Có thể bị thất thoát công nghệ, bí quyết, bản
quyền

Nhân vật nào?

???

Nước sở tại
• Không chủ động hoàn toàn trong việc phân bổ
vốn đầu tư theo ngành và địa bàn
→ mất cân đối trong quá trình đầu tư.
• Rất dễ bị thua thiệt trong quá trình hợp tác đầu
tư khi gặp phải những chủ đầu tư nhiều kinh
nghiệm.
• Nếu nước tiếp nhận đầu tư không kiểm tra, giám
sát chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng tiếp nhận công
nghệ, máy móc, thiết bị lạc hậu, năng suất lao
động thấp ….
• Bị thua thiệt do vấn đề giá chuyển nhượng nội bộ
thấp từ các công ty quốc tế.

×