Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Hoạt động thích ứng với hạn của người dân trong sản xuất nông nghiệp ở xã Trung Trạch và xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.83 KB, 57 trang )

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1: Quan điểm của người dân về tình hình và diễn biến hạn hán tại vùng
nghiên cứu
Bảng 2: Quan điểm của người dân về sâu bệnh, dịch hại trên cây Lúa khi xảy
ra hạn hán
Bảng 3: Quan điểm của người dân về sâu bệnh, dịch hại trên Khoai Lang và
một số cây trồng khác khi xảy ra hạn hán
Bảng 4: Một số hoạt động thích ứng của người dân với hạn trong trồng trọt tại
vùng nghiên cứu
Bảng 5: Một số hoạt động thích ứng của người dân với hạn trong chăn nuôi
tại vùng nghiên cứu
Bảng 6: Mối tương quan giữa đặc điểm hộ và kinh nghiệm thích ứng với hạn
được hộ vận dụng vào trong sản xuất năm 2009-2010 ở 2 xã nghiên cứu
Bảng 7: Số lượng hoạt động thích ứng với hạn áp dụng ở các nhóm hộ khác
nhau trong sản xuất năm 2009 - 2010 tại vùng nghiên cứu
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Biểu đồ 1: Quan điểm của người dân về tác động của hạn hán đến năng suất
cây trồng
Biểu đồ 2: Quan điểm của người dân về tác động của hạn hán đến nguồn thức
ăn chăn nuôi
Biểu đồ 3:Ảnh hưởng của hạn hán đến quy mô đàn vật nuôi
DANH MỤC BẢN ĐỒ
Bản đồ 1: Bản đồ các xã nghiên cứu
NHŨNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Chữ viết tắt Chú thích
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
FAO Tổ chức nông lương thế giới
WMO Tổ chức Khí tượng Thế giới
UBND Ủy ban nhân dân
CHND Cộng hòa nhân dân
Vietnam IUCN Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên


Thiên nhiên Việt Nam
BĐKH Biến đổi khí hậu
IPCC Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
Ghi chú: Tên giống, ký hiệu tên đường không coi là chữ viết tắt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ tài nguyên và môi trường. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng
cho việt nam.
[2] Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa 2006-2010 và định
hướng tới 2020. Quyết định số 204/2006/QĐ-TTg ngày 2/9/2006 của Thủ
tướng chính phủ.
[3] Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. (Triển khai
thực hiện Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của
Chính phủ)
[4] Dự án điều tra, đánh giá thoái hoá đất ở một số nước vùng nhiệt đới châu
Á. Trung tâm Đông Tây và khối các trường Đại học Đông Nam châu Á
[5] Nguyễn Tuấn Nghĩa. Luận văn thạc sỹ nông nghiệp. Đánh giá tình trạng
hạn khí hậu và cơ cấu cây trồng tại huyện Thạch Hà, tĩnh Hà Tĩnh.
[6] Hà Ngọc Ngô. Nhà xuẩt bản Nông Nghiệp. Chế độ tưới nước cho cây
trồng.
[7] Nguyễn Hồng Trường. Trung tâm dự báo KTTV Ninh Thuận. Biến đổi
khí hậu và khả năng thích nghi với những tác động.
[8] Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO). Phân loại hạn hán.
[9] Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung Ương. Một số kiến thức về
hạn hán.
[10] Uỷ ban nhân dân huyện Bố Trạch. Báo cáo về tình hình hạn hán trên địa
bàn huyện Bố Trạch năm 2005.
[11] Viện tài nguyên thế giới. Báo cáo hiện trạng tài nguyên đất trên thế giới.
MỤC LỤC
PHẦN 1 1
MỞ ĐẦU 1

1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
PHẦN 2 4
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
2.1 Một số khái niệm liên quan 4
2.1.1 Khái niệm thích ứng 4
2.1.2 Khái niệm hạn hán 4
2.2 Các loại hình hạn hán 5
2.3 Nguyên nhân gây ra hạn hán 6
2.4 Tình hình hạn hán trên thế giới và ở Việt Nam 6
2.4.1 Tình hình hạn hán trên thế giới 6
2.4.2 Tình hình hạn hán ở Việt Nam 9
2.5 Tác động của hạn hán đối với sản xuất nông nghiệp 11
2.5.1 Vấn đề suy thoái đất nông nghiệp 11
2.5.2. Ảnh hưởng của hạn hán đối với sản xuất nông nghiệp 12
PHẦN 3 16
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1. Địa bàn nghiên cứu 16
3.2. Nội dung nghiên cứu 16
3.3. Phương pháp thu thập số liệu 16
3.3.1.Thu thập số liệu thứ cấp 16
3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp 16
3.4. Phương pháp xử lý số liệu 17
PHẦN 4 18
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18
4.1 Một số đặc điểm chính về tình hình kinh tế, xã hội và sản xuất nông nghiệp của địa bàn
nghiên cứu 18
4.1.1 Đặc điểm chung của huyện Bố Trạch 18
4.1.2 Đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu 19
4.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu 20

4.2 Tình hình hạn hán tại địa bàn nghiên cứu 22
4.3 Tác động của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp 24
4.3.1 Tác động của hạn hán đến trồng trọt tại địa bàn nghiên cứu 25
4.3.1.1 Năng suất cây trồng 25
4.3.1.2 Dịch bệnh và sâu hại cây trồng 27
4.3.2 Tác động của hạn hán đến chăn nuôi tại địa bàn nghiên cứu 32
4.3.2.1 Tác động của hạn hán đến nguồn thức ăn 32
4.3.2.2 Tác động của hạn hán đến quy mô đàn vật nuôi 34
4.3.2.3 Tác động của hạn hán đến dịch hại, bệnh hại trên đàn vật nuôi 35
4.4 Các hoạt động thích ứng với hạn của người dân trong sản xuất nông nông nghiệp 37
4.4.1 Sử dụng giống chống chịu hạn 41
4.3.2 Áp dụng mô hình VAC 42
4.3.3 Thay đổi lịch gieo trồng và thu hoạch của cây trồng 42
4.3.4 Áp dụng một số kỹ thuật khác trong trong chăn nuôi và trồng trọt 43
4.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các hoạt động thích ứng hạn 44
4.6. Các giải pháp nâng cao khả năng thích ứng với hạn trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp 47
PHẦN 5 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
5.1. Kết luận 50
5.2. Kiến nghị 51
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Khí hậu toàn cầu đã và đang thay đổi. Trong những thập niên trở lại
đây, các hiện tượng thời tiết như lũ lụt, bão, hạn hán, lốc xoáy…vv diễn biến
ngày một bất thường về tần suất và cường độ. Nhiều nơi trên thế giới đã phải
hứng chịu những trận bão lớn, những đợt hán hán nặng nề trên diện rộng.
Điều này đã tác động rất lớn đến đời sống con người và phát triển của nền
kinh tế đất nước. Nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa,Việt Nam được ước tính

là một trong năm quốc gia đang phát triển bị tác động lớn bởi biến đổi khí
hậu.
Theo nhận định của viện Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường (Bộ Tài
nguyên và Môi trường) Việt Nam là một trong số những nước bị ảnh hưởng
nặng nề nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu và mực nước biển dâng cao. Tình
hình thiên tai ở Việt Nam có chiều hướng tăng tần suất và cường độ các hiện
tượng như bão, lụt, trượt lở đất, hạn hán, gió khô nóng Đặc biệt hầu như
năm nào cũng có hạn hán gay gắt hơn so với các thập kỷ trước đây [1].
Theo báo cáo đánh giá lần thứ tư của IPCC năm 2007, nhiệt độ trung
bình toàn cầu đã tăng khoảng 0,74
o
C trong thời kỳ 1906 - 2005 và tốc độ tăng
của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm trước đó. Ở
Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng
0,5 - 0,7
o
C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Biến đổi khí hậu đã làm
cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt [2].
Khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp hơn, mùa động đang ngày càng
lạnh hơn, mùa hè ngày càng nóng hơn, các hiện tượng thời tiết bất thường
như hạn hán, lũ lụt ngày càng biến đổi thất thường hơn, thường đến sớm hơn ,
kết thúc muộn hơn, cường độ ngày càng mạnh hơn, tần suất nhiều hơn và diễn
biến phức tạp hơn. Chúng ta đang sống chung với biến đổi khí hậu. Làm thế
nào để thích ứng với nó là một vấn đề đang được quan tâm.
Trong 10 năm trở lại đây, hạn hán đã hoành hành ở nhiều nơi, nhất là ở
miền Trung, Tây Bắc và Tây Nguyên gây ra nhiều tổn thất nghiêm trọng đối
1
với sản xuất nông nghiệp. Gần đây, các đợt hạn hán kéo dài nhiều tháng liền
trong năm 2005 trên diện rộng đã gây hậu quả nặng nề đối với sản xuất nông
nghiệp ở huyện Bố Trạch [10].

Với địa hình phức tạp, chiều ngang hẹp chạy dọc Quốc lộ 1A giữa dãy
Trường Sơn và biển Đông, độ dốc từ Tây sang Đông, địa bàn huyện Bố Trạch
được phân thành 3 vùng rõ rệt (vùng núi, trung du và đồng bằng), giữa các
vùng lại bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi ngắn, cạn và độ dốc lớn. Vùng
trung du bị chia cắt thành nhiều vùng nhỏ không liên tục. Vì vậy, hàng năm
thường gặp hạn hán gay gắt trên diện rộng.
Huyện Bố Trạch là một vùng thường xuyên đối mặt với sự khắc nghiệt
của thời tiết,với hạn hạn. Song người dân ở đây đã có nhiều hoạt động để
thích ứng với sự khắc nghiệt đó của thời tiết, như trong sản xuất người dân đã
biết lên luống to thấp, lên luống phủ bạt, làm giàn che, đào giếng lấy nước
tưới…vv nhằm hán giảm nhẹ những tác hại do hạn hán gây ra, duy trì và phát
triển nền sản xuất. Chúng tôi thấy rằng, đó là những kinh nghiệm quý cần
được tìm hiểu, nghiên cứu.
Việc điều tra, tìm hiểu kinh nghiệm ứng phó với hạn hán của người dân
và tìm hiểu tình trạng hạn hán để từ đó tìm kiếm những giải pháp để hạn chế,
giảm nhẹ những tác hại do hạn hán gây ra, nâng cao năng suất cây trồng và
hiệu quả kinh tế các vùng đất bị hạn của huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình là
điều hết sức cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài:“Hoạt động thích ứng với hạn của người dân trong sản xuất
nông nghiệp ở xã Trung Trạch và xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
+ Tìm hiểu và đánh giá tình trạng hạn hán trên địa bàn huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình, tập trung ở các xã Trung Trạch và xã Đạị Trạch
+ Tìm hiểu ảnh hưởng của hạn hạn và các hoạt động thích ứng với hạn
hán của người nông dân trong hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã Trung
Trạch và xã Đại Trạch
2
+ Đề xuất những biện pháp hạn chế tác hại do hạn hán gây ra, nâng
cao khả năng thích ứng hạn cho người dân trong sản xuất nông nghiệp

3
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Một số khái niệm liên quan
2.1.1 Khái niệm thích ứng
Thích ứng là một khái niệm rất rộng, có nhiều khái niệm được nhiều tác
giả đưa ra khi áp dụng vào lĩnh vực biến đổi khí hậu, nó được dùng trong rất
nhiều trường hợp:
Sự thích nghi với khí hậu là một quá trình, qua đó con người làm giảm
những tác động bất lợi của khí hậu về sức khoẻ và đời sống, và sử dụng
những cơ hội thuận lợi mà môi trường khí hậu mang lại.
Thuật ngữ thích nghi có nghĩa là điều chỉnh, một cách chủ động, tác động trở
lại hoặc dự tính trước, nhằm làm giảm thiểu những hậu quả có hại của biến
đổi khí hậu [7].
Tính thích nghi đề cập đến mức độ điều chỉnh có thể trong hành động,
xử lý, cấu trúc của hệ thống đối với những biến đổi dự kiến có thể xảy ra hay
thật sự sẽ xảy ra của khí hậu. Sự thích nghi có thể là tự phát hay được lập kế
hoạch, và có thể được thực hiện thích ứng với những biến đổi trong nhiều
điều kiện khác nhau [7].
Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc
con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm
khả năng bị tổn thương do dao động và biến đối khí hậu hiện hữu hoặc tiềm
tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại [3].
2.1.2 Khái niệm hạn hán
Khái niệm hạn hán được xây dựng trên cơ sở sự khác biệt giữa các
vùng về nhu cầu và triển vọng chính. Ở một số vùng, hạn hán là một đặc tính
bình thường và mang tính chu kỳ của khí hậu. Còn với một số vùng khác, hạn
hán lại được xem là một thời kỳ khô hạn bất thường kéo dài. Chẳng hạn, hạn
hán ở vùng Libya xuất hiện khi lượng mưa trung bình hàng năm thấp hơn
180mm, nhưng đối với vùng Bali sau 6 ngày mà không có hạt mưa nào thì

người ta xem như hạn hán xảy ra.
Nói tóm lại, Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng
kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong
4
đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước
trong các tầng chứa nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của
cây trồng, làm môi trường suy thoái gây đói nghèo dịch bệnh [9].
2.2 Các loại hình hạn hán
Theo WMO, hạn hán được phân thành: hạn khí tượng, hạn thủy văn và
hạn nông nghiệp.
2.2.1 Hạn hán khí tượng
Thường gắn liền với hiện tượng lượng mưa thông thường trong
khu vực giảm đáng kể, được thể hiện qua nhiệt độ (thường so sánh với nhiệt
độ trung bình hoặc nhiệt độ bình thường) và thời gian khô hạn. Các khái niệm
về hạn hán khí tượng được đưa ra ở mỗi vùng cụ thể hoàn toàn khác nhau. Ở
Ấn độ, người ta xem hạn hán khí tượng xuất hiện khi lượng mưa theo mùa
ở một vùng nào đó thấp hơn 75% so với lượng mưa trung bình ở vùng đó
trong một thời gian dài. Ở Philipin, một địa phương được coi là sẽ có hạn
hán khí tượng khi lượng mưa thấp hơn 40% so với mức trung bình của ba
tháng liên tục và được so sánh với con số thống kê về lượng mưa hàng tháng
trước đây của địa phương đó [8].
2.2.2 Hạn hán thuỷ văn
Đánh dấu sự rút hết của lớp nước trên mặt đất (sông, hồ, suối và các hồ
chứa) và rơi vào mực nước ngầm. Tần suất và mức độ của hạn hán thuỷ văn
thường được xác định dựa vào đường mực nước hoặc phạm vi lưu vực sông.
Nếu dòng chảy thực tế trong một khoảng thời gian nhất định nào đó thấp
hơn ngưỡng của đường mực nước thì lúc đó hạn hán thuỷ văn xem như bắt
đầu [8].
2.2.3 Hạn hán nông nghiệp
Xuất hiện khi không có đủ độ ẩm cho đất và lượng mưa không đủ cung

cấp cho mùa màng. Loại hạn hán này chính là tác động tổng hợp của hạn hán
khí tượng và hạn hán thuỷ văn đối với mùa màng, làm cho cây trồng không
đủ độ ẩm để duy trì sự tăng trưởng và sản lượng trung bình. Ảnh hưởng
của hạn hán nông nghiệp rất khó để ước lượng vì tính phức tạp trong
sự tăng trưởng cây trồng và khả năng xuất hiện của các nhân tố khác như sâu
bọ, cỏ dại, đất kém màu mỡ và giá cả thấp cũng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng
và năng suất cây trồng [8].
5
2.3 Nguyên nhân gây ra hạn hán
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn hán là do không có mưa trong một
thờì gian dài, (trong nhiều tuần, một mùa hoặc một năm). Hạn hán có quan
hệ mật thiết với các nhân tố khí hậu cơ bản như lượng mưa, nhiệt độ không
khí. Tần số xuất hiện các cơn mưa giảm và sự bất thường của các cơn mưa
thường gắn liền với hiện tượng nhiệt độ cao hơn (hạn hán vào mùa hè) hoặc
thấp hơn (hạn hán mùa đông). Một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới hạn hán là:
+ Sự khai thác quá mức nguồn nước trên mặt đất và nguồn nước
ngầm
+ Thiếu các biện pháp để bảo vệ và phục hồi nguồn nước
+ Chặt phá rừng bừa bãi
+ Bất hợp lý trong chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp (chuyển từ trồng
những loại cây nhu cầu về nước ít sang trồng những loại cây có nhu cầu nước
cao).
+ Cơ sở hạ tầng thuỷ lợi nghèo nàn
+ Sử dụng nguồn nước kém hiệu quả ở trong các hộ gia đình và trong
các nông trại .
+ Khí hậu bị biến đổi do hiệu ứng nhà kính của các loại khí tăng (như
CO
2
, H
2

O, CH
4
, N
2
O, CFCs, O
3
) làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên
+ Sự xuất hiện của các hiện tượng khí hậu bất thường như El Nino hay
La Nina
+ Cạnh tranh gay gắt trong việc khai thác và sử dụng các nguồn
nước do sự bùng nổ dân số, quy định về quyền khai thác nguồn nước không
rõ ràng và do sự xuống cấp của hệ thống cơ sở hạ tầng cung cấp nước ở đô thị
2.4 Tình hình hạn hán trên thế giới và ở Việt Nam
2.4.1 Tình hình hạn hán trên thế giới
Biến đổi khí hậu và hạn hán đang đe dọa ở nhiều nước châu Phi. Syria
là một trong những nước đang trải quan thời kỳ hạn hán nghiêm trọng nhất
trong nhiều thập kỷ nay, khiến con số người thiếu đói lại càng tăng cao. Năm
nay là năm thứ 2 liên tiếp, Chương trình Lương thực thế giới của Liên Hợp
Quốc phải phân phát lương thực viện trợ cho hàng trăm nghìn người ở khu
6
vực phía Đông bắc nước này, nơi hậu quả của tình trạng hạn hán năm ngoái
vẫn chưa khắc phục xong. Theo đại diện chương trình của Liên Hợp Quốc,
con số người đói do hạn hán năm nay còn tăng theo cấp số nhân. Lượng mưa
thấp vào cuối năm ngoái đã làm mùa màng thất bát, mực nước xuống thấp,
những đồng cỏ khô héo, dịch bệnh bùng phát cao kỷ lục khiến gia súc chết
hàng loạt tại nhiều nước Ðông Phi như Gi-bu-ti, Ê-ti-ô-pi-a, Kê-ni-a, Xô-ma-
li-a và U-gan-đa. Số người cần viện trợ lương thực khẩn cấp ở khu vực Ðông
Phi đã tăng từ hai triệu lên 8,4 triệu người do hạn hán tiếp tục hoành hành.
Theo Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA),
trong tháng 1 vừa qua, hơn 5.000 gia súc chết tại Ma-xa-bít (Kê-ni-a) và con

số này đang tiếp tục tăng. Hơn 10 nghìn chủ trang trại chăn nuôi gia súc ở
Xô-ma-li-a đã phải vượt biên giới sang Kê-ni-a, trong khi khoảng 30 nghìn
gia súc và 10 nghìn chủ trang trại của Kê-ni-a lại di cư sang U-gan-đa. Sự di
cư từ Kê-ni-a và Xô-ma-li-a sang Ê-ti-ô-pi-a cũng xảy ra. Tình trạng di cư
xuyên biên giới dẫn đến cạnh tranh ngày càng gay gắt các nguồn thức ăn hiếm
hoi và gây nguy cơ xung đột giữa những người di cư và cộng đồng dân bản
địa.
Một nghiên cứu tại khu vực Giu-ba ở miền nam Xô-ma-li-a cho thấy, tỷ
lệ suy dinh dưỡng cấp chiếm 30% dân số. Tỷ lệ này tại vùng đông bắc Kê-ni-
a là hơn 25% và tại Gi-bu-ti là 20%. Lĩnh vực giáo dục cũng bị ảnh hưởng
nghiêm trọng do ngày càng nhiều giáo viên và học sinh phải bỏ trường đi
kiếm sống. Tại Xô-ma-li-a, từ tháng 12-2010, hơn 400 trường học phải đóng
cửa do hạn hán, ảnh hưởng việc học tập của 55 nghìn học sinh. Tại Ê-ti-ô-pi-
a, 58 nghìn học sinh phải bỏ học.
Từ Giáng sinh, nhiều khu vực của New South Wales, bang đông dân
nhất của Australia, phải gánh chịu đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong thế kỷ
qua. Forbes, thị trấn nông nghiệp nằm cách Sydney 380km về phía Tây, hậu
quả của hạn hán nhìn thấy rõ: nước dòng sông Lachlan River gần như ngừng
chảy, đất đai nức nẻ.
British Columbia, bang cực Tây của Canada, một trong những vùng có
nhiều núi nhất Bắc Mỹ, đang hứng chịu một một khoảng thời gian nắng và ấm
bất thường khiến chính phủ bang lo ngại về một mùa hè hạn hán lớn. Thời tiết
7
khắp bang này trong 2 tháng qua bị ảnh hưởng mạnh của hiện tượng El Nino,
khiến trời trở nên nóng và khô.
Trong khi đó, tại Bồ Đào Nha, Viện Nước quốc gia thông báo một đợt
nắng nóng và hạn hán dữ dội nhất trong vòng 300 năm qua sẽ xuất hiện ở
nước này. Nhiệt độ ở Bồ Đào Nha thường xuyên lên tới 38-40
o
C khiến các

nhà trồng trọt ở nhiều địa phương yêu cầu Quốc hội ban bố "tình trạng thiên
tai công cộng". Hạn hán kéo dài đã gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp tới
hơn 1 tỷ euro và thiệt hại do hạn hán gây ra có thể lên tới khoảng 130 tỷ euro,
chiếm 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này. Hạn hán không chỉ
làm mất mùa mà còn gây nhiều thiệt hại cho ngành năng lượng và đã thiêu
trụi 20.000 ha rừng.
Thay đổi khí hậu đang đe dọa nhiều khu vực ở vùng Trung Á rộng lớn.
Những dòng sông băng tan chảy do nhiệt độ trái đất tăng lên đã làm giảm
nghiêm trọng nguồn nước, dẫn đến tình trạng hạn hán không chỉ ở Tajikistan
mà cả ở các nước hạ nguồn Uzbekistan và Turkmenistan. Các nước này đang
chuẩn bị tinh thần sớm phải trải qua những vụ mùa thất thu, dự trữ lương thực
giảm nghiêm trọng và nguy cơ xảy ra nạn đói. Trong khi đó, Nga đã gọi đây
là “mối quan ngại thực sự” và lo ngại thay đổi khí hậu ở Trung Á đe dọa Nga
từ phía Nam.
Hạn hán cũng nghiêm trọng ở nhiều khu vực khác ở châu Á. Tại Trung
Quốc, nhiều khu vực, đặc biệt là các tỉnh ở phía Tây Nam, đang trải qua
những ngày khô hạn nghiêm trọng nhất thế kỷ qua. Nhiều tỉnh miền Nam
Trung Quốc như Vân nam, Quế Châu và Tứ Xuyên cũng đang bị khô hạn
nặng nề. Trên 20 triệu người bị thiếu nước và khoảng 6,5 triệu hecta mùa
màng phải chịu hệ quả. Ở Pakistan, nhất là tại Southern Punjab, đất đai nứt nẻ
và sông ngòi cạn trơ đáy. Nguyên nhân ngoài vấn đề khí hậu còn do việc xây
dựng những con đập bắc qua con sông ở khu vực này.
Ở Ấn Độ, Ngân hàng Thế giới (WB) quan ngại về tình trạng khai thác
bừa bãi nguồn nước ngầm. Báo cáo mới nhất của WB cảnh báo tình trạng này
có thể dẫn đến sự sụt giảm mạnh nguồn nước ngầm và về lâu dài đe dọa đến
sự ổn định của nguồn nước quý giá này. Hiện nước ngầm cung cấp cho
8
khoảng 60% lượng nước tưới tiêu nông nghiệp và hơn 80% nước sinh hoạt
cho vùng nông thôn cũng như thành phố của nước này.
2.4.2 Tình hình hạn hán ở Việt Nam

Ở nước ta, hạn hán xảy ra ở rất nhiều nơi với những thiệt hại ngày càng
lớn hơn. Hạn hán năm 1976 ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ làm 370.000 ha cây
lương thực bị hại. Hạn hán năm 1982 làm cho 180.000 ha cây lương thực ở 6
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị mất trắng. Năm 1983, hạn hán làm cho
291.000 ha lúa mùa ở miền Trung và Nam Bộ không thu hoạch được. Vụ
đông xuân năm 1992, hạn hán và sâu bệnh đã làm cho sản lượng lúa ở Đồng
bằng sông Cửu Long giảm 559.000 tấn. Năm 1993, diện tích bị hạn ở miền
Trung lên tới 175.000 ha, trong đó có tới 35.000 ha bị cháy khô, thất thu ước
tính tới 150.000 tấn lúa và hoa màu [9].
Nhiệt độ cao, lượng mưa giảm, độ ẩm không khí thấp và gió Lào khô
nóng đã làm cho các hệ thống sông ngòi, hồ chứa nước cạn kiệt. Hạn hán và
nắng nóng đã gây cháy rừng ở nhiều nơi. Riêng 6 tháng đầu năm 1998 có 60
vụ cháy rừng ở Đồng Nai (làm mất 1.200 ha) và ở Đắk Lắk (làm mất 316 ha).
Đợt khô hạn từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1998 đã làm 11.370 ha rừng bị cháy.
Theo ước tính, thiệt hại tổng cộng trong cả nước lên tới trên 5.000 tỷ
đồng.Cháy rừng đã làm huỷ hoại nhiều cánh rừng trên đất nước. Khoảng 5
triệu ha rừng bị liệt vào loại dễ cháy ở bất cứ mùa nào trong năm. Trong số
diện tích rừng hiện có, 56% dễ bị cháy trong mùa khô. Mỗi đe doạ cháy rừng
lớn nhất là rừng Thông ở vùng cao nguyên Trung Bộ và rừng tràm ở châu thổ
sông Mê Công.
Trong mùa khô 1997-1998, do thời tiết khô nóng đã có 1.681 đám cháy
rừng trên toàn quốc làm mất khoảng 19.819 ha, trong đó có 6.293 ha rừng tự
nhiên, 7.888 ha rừng trồng, 494 ha rừng tre nứa và 5.123 ha cỏ và cây bụi. ở
Quảng Ninh và Lâm Đồng, các vụ cháy rừng Thông đã làm tê liệt nhiều nhà
máy sản xuất nhựa thông (Cục Kiểm Lâm, 1999). Các loại rừng bị cháy
thường là các loại rừng non mới tái sinh, rừng trồng từ 3-5 tuổi, trảng cỏ và
cây bụi. Các vùng sinh thái nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của
đợt hạn hán 1997-1998 là:
9
+ Miền núi và trung du phía Bắc: Khoảng 20% diện tích lúa đông-xuân bị ảnh

hưởng, trong đó 2.000 ha bị mất trắng. Sản lượng cây ăn quả và cây công
nghiệp giảm đáng kể và các loại sâu bệnh phát triển mạnh. Khoảng 300.000
người không có đủ nước ngọt. Chính phủ đã chi 47,6 tỷ đồng để khắc phục
hậu quả của hạn hán.
+ Bắc Trung Bộ: Có 62.000 ha, chiếm khoảng 46% diện tích gieo trồng trên
toàn khu vực, bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán, trong đó khoảng 50% diện
tích trồng trọt bị mất trắng, 800 hồ chứa nước vừa và nhỏ bị cạn hoàn toàn.
Khoảng 2,1 triệu người bị thiếu nước ngọt.
+ Vùng ven biển Nam Trung Bộ: Hạn hán đe dọa các vụ đông- xuân, hè-thu
và vụ chiêm với tổng diện tích bị hạn lên tới 20,3 – 25,0 % diện tích gieo
trồng. Nước biển tràn sâu vào các vùng ven biển tới 10-15 km và gây ra tình
trạng nhiễm mặn trầm trọng. Trong suốt 10 năm qua, các tỉnh trong khu vực
này luôn bị hạn hán đe dọa và chỉ trong năm 1998 có khoảng 203.000 người
bị thiếu nước ngọt. Vùng khô hạn thường xuyên tại hai tỉnh Ninh Thuận, Bình
Thuận và phía nam tỉnh Khánh Hoà có diện tích 200.000-300.000 ha với
lượng mưa hàng năm trung bình chỉ có 500-700 mm, khí hậu nắng nóng đã
tạo thành vùng đất bán sa mạc, vùng cát vàng khô hạn với những trảng cây
bụi thưa có gai rất khó phát triển sản xuất.
+ Vùng Tây Nguyên: Trong tổng số 24.000 ha lúa đông-xuân, có 7.800 ha bị
thiệt hại do đợt hạn 1998. Trong tổng số 110.000 ha diện tích cây công nghiệp
và cây ăn quả bị hạn có 20.000 ha bị chết. Khoảng 800.000 người bị thiếu
nước ngọt.
Gần đây nhất là đợt hán hán kéo dài 9 tháng liền năm 2004-2005 đã
gây tổn thất nhiều cho sản xuất nông lâm nghiệp. Nhiều kết quả nghiên cứu
đã cho thấy trong mùa khô độ ẩm của đất ở các vùng không có cây che phủ
chỉ bằng một phần ba so với độ ẩm của đất ở những nơi có rừng che phủ. Tại
một số nơi không có rừng che phủ, nhiệt độ trên mặt đất có thể tăng cao tới 50
– 60
0
C vào buổi trưa hè. Những đặc điểm cơ lý của đất như độ tơi xốp, độ liên

kết, độ thấm, hàm lượng các chất dinh dưỡng và hàm lượng vi sinh bị giảm đi
đáng kể, đất trở nên khô, cứng, bị nén chặt, không thích hợp cho trồng trọt.
Hàng triệu ha đất trống, đồi trọc đã mất rừng lâu năm, đất mặt bị biến đổi cấu
10
tượng và lý hoá tính, trở nên dễ bị xói mòn, rửa trôi mạnh, tích tụ sắt nhôm
gây nên hiện tượng kết von và đá ong hóa, đất hoàn toàn mất sức sản xuất
nông nghiệp.
2.5 Tác động của hạn hán đối với sản xuất nông nghiệp
2.5.1 Vấn đề suy thoái đất nông nghiệp
Hiện tượng suy thoái đất, suy kiệt dinh dưỡng có liên quan chặt chẽ đến
chất lượng đất và môi trường. Để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho
con người, con đường duy nhất là thâm canh tăng năng suất cây trồng trong
điều kiện hầu hết đất canh tác đều bị nghèo về độ phì, đòi hỏi phải bổ sung
một lượng dinh dưỡng cần thiết qua con đường sử dụng phân bón.
Báo cáo của Viện Tài nguyên Thế giới cho thấy, gần 20% diện tích đất
đai châu á bị suy thoái do những hoạt động của con người. Hoạt động sản
xuất nông nghiệp là nguyên nhân làm suy thoái đất do thông qua quá trình
thâm canh tăng vụ, phá huỷ cấu trúc đất, xói mòn và suy kiệt dinh dưỡng [11].
Dự án điều tra, đánh giá thoái hoá đất ở một số nước vùng nhiệt đới
châu Á nhằm phát triển nông nghiệp bền vững trong chương trình môi trường
của Trung tâm Đông Tây và khối các trường Đại học Đông Nam châu Á đã
tập trung nghiên cứu những thay đổi dinh dưỡng trong hệ sinh thái nông
nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố dinh dưỡng N, P, K của
hầu hết các hệ sinh thái đều bị giảm. Nguyên nhân của của sự thất thoát dinh
dưỡng trong đất là do thâm canh thiếu phân bón và đưa các sản phẩm của cây
trồng, vật nuôi ra khỏi hệ thống [4].
Ở Việt Nam, các kết quả nghiên cứu cho thấy đất ở vùng trung du miền
núi đều nghèo các chất dinh dưỡng P, K, Ca, Mg; đất phù sa sông Hồng có
hàm lượng dinh dưỡng khá song quá trình thâm canh với hệ số sử dụng đất
từ 2 – 3 vụ/ năm nên lượng dinh dưỡng mà cây lấy đi lớn hơn nhiều so với

lượng dinh dưỡng bón vào đất. Để đảm bảo đủ dinh dưỡng, đất không bị suy
thoái thì N, P là hai yếu tố cần được bổ sung thường xuyên (FAO). Trong quá
trình sử dụng đất, nếu chưa tìm được các loại hình sử dụng đất hợp lý hoặc
chưa có công thức luân canh hợp lý cũng gây ra hiện tượng thoái hoá đất, đặc
biệt đối với vùng đất dốc trồng cây lương thực có dinh dưỡng thấp lại không
luân canh với cây họ đậu. Suy thoái đất còn liên quan tới điều kiện kinh tế, xã
11
hội của vùng. Trong điều kiện kinh tế khó khăn người dân chỉ tập trung trồng
cây lương thực là chủ yếu cũng gây ra hiện tượng xói mòn, suy thoái đất.
Điều kiện kinh tế và sự hiểu biết của con người thấp dẫn tới việc sử dụng
phân bón hạn chế hoặc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều, ảnh hưởng
tới môi trường đất.
2.5.2. Ảnh hưởng của hạn hán đối với sản xuất nông nghiệp
Khi hạn hán xảy ra, nông nghiệp là ngành phải gánh chịu hậu quả đầu
tiên vì đặc trưng của ngành là sản xuất phụ thuộc vào lượng nước dự trữ trong
đất (kể cả nguồn nước trên mặt đất lẫn nguồn nước ngầm). Việc nghiên cứu
các chỉ tiêu đánh giá điều kiện hạn hán và tác động của nó đối với sản xuất
nông nghiệp đã được nhiều tác giả quan tâm ngay từ rất sớm. Theo nhiều tác
giả, hạn hán được coi là một thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp bởi nó gây
ra sự thoát hơi nước mặt lá và bốc hơi mặt đất rất mạnh, làm phá vỡ cân bằng
nước trong cây, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển của cây
trồng. Dựa vào nguyên nhân gây ra hạn hán, các tác giả chia ra làm hai loại:
hạn đất và hạn không khí.
Hạn đất gây ra sự mất cân đối giữa lượng nước cây cần với lượng nước
được cung cấp từ đất dẫn đến cây héo, năng suất cây trồng bị giảm sút hoặc
cây có thể chết. Hạn đất hình thành do thời tiết khô, nóng kéo dài, lượng mưa
nhỏ.
Hạn không khí xảy ra khi độ ẩm không khí quá thấp, nhiệt độ cao hoặc
gió mạnh. Hạn không khí làm cho các bộ phận trên mặt đất của cây thoát hơi
nước nhiều, bộ rễ không kịp hút nước cung cấp cho quá trình bốc hơi mặt lá,

dẫn đến cây bị khô héo mặc dù đất vẫn đủ ẩm.
Để đánh giá tác động của hạn hán đối với năng suất cây trồng, William
và Robertson đã đưa ra phương pháp dự báo năng suất một số cây trồng cạn
như ngô, khoai tây, lúa mì ở Canada theo phương trình bậc 2 có dạng chung
như sau: Y = Co + C1X + C2X2
Trong đó: X là độ ẩm hữu hiệu của đất, là hàm số của độ ẩm không khí và
lượng mưa: X = b1Md1 + b2Md2 + b3Md3 + b4Md4
Md1: Độ ẩm tích luỹ vào cuối tháng 4,
Md2, Md3, Md4: Lượng mưa tháng từng vùng,
12
Co, C1, C2, b1, b2, b3, b4 : các hệ số.
Hạn hán là nguyên nhân gây ra thoái hoá đất do đất khô hạn không có
các liên kết giữa các hạt đất nên bị phá vỡ kết cấu. Hiện nay khoảng 30% diện
tích bề mặt Trái Đất là hoang mạc hoặc đang diễn ra quá trình hoang mạc hoá.
Sự mở rộng của hoang mạc chủ yếu ở các vùng khô hạn, bán khô hạn. Hàng
năm trên toàn thế giới có 11 - 13 triệu ha rừng bị chặt phá, hàng chục triệu ha
đất bị khô hạn đang bị suy thoái, dẫn tới hoang mạc hoá. Tổ chức Khí tượng
thế giới (WMO - 2004) đưa ra khái niệm, hoang mạc hoá là sự thoái hoá của
các hệ sinh thái và sự xuất hiện của môi trường sa mạc trên các vùng khô hạn,
bán khô hạn và một số vùng bán ẩm ướt. Quá trình hoang mạc hoá biểu thị
bằng sự tăng cường khô hạn, thiếu ẩm, giảm độ phì của đất, giảm độ che phủ
thực vật, thay đổi giống loài kèm theo sự mở rộng của các bãi cát hoặc sự
xâm lấn của các cồn cát di động [5].
Theo Vietnam IUCN (2005), Việt Nam có diện tích đất hoang mạc hóa
là 850.000 ha trên tổng số 3.292.970 ha diện tích tự nhiên trong cả nước. Quá
trình hoang mạc hoá đang xảy ra mạnh mẽ ở nhiều nơi trong đó có giải đất
ven biển.
Theo Hà Học Ngô (1977), trong suốt thời gian sinh trưởng cây ngô yêu
cầu độ ẩm đất khoảng 70% - 85%. Ngoài giới hạn độ ẩm đất này sẽ làm giảm
năng suất từ 9% - 32%, nhất là khi gặp hạn, thiếu ẩm vào thời kỳ 13 - 14 lá

[6].
Trong thời kỳ sinh trưởng, cây trồng cạn cần 300- 500 mm nước, độ ẩm
thích hợp nhất đối với cây đậu tương, cây lạc nằm trong khoảng 75-90% độ
ẩm giới hạn đồng ruộng. Nếu độ ẩm nhỏ hơn 75% sẽ kìm hãm sự sinh trưởng
của cây, tuy nhiên mức độ kìm hãm thay đổi tùy điều kiện nhiệt độ và giai
đoạn sinh trưởng. Trong thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng nếu thiếu nước sẽ
dấn đến lượng CO2 hấp thụ trên 1 đơn vị diện tích lá giảm và diện tích quang
hợp giảm do sự phát triển của lá kém, lá chóng tàn ( Alberler, 1975 – 1977)
[5].
Thiếu nước vào thời kỳ ra hoa làm giảm tỷ lệ đậu quả, hạn vào thời kỳ
kết quả làm giảm năng suất đậu tương lớn nhất. Vào thời kỳ cao điểm lượng
nước cần dùng là 7,6 mm/ngày, hệ số sử dụng nước từ 1500-3500m3 cho việc
13
hình thành một tấn hạt. Tổng lượng nước cần cho cả vụ biến động 3000-
3500m
3
/ha. Nhu cấu nước trong 1 vụ của cây đậu tương khoảng 450 – 750
mm. Nhu cầu cao nhất là 7,5 mm/ngày trong giai đoạn sinh trưởng mạnh, nở
hoa và hình thành quả. Cây nhạy cảm với úng ngập và hạn hán. Hạn hán trong
giai đoạn nở hoa - phát triển quả làm quả rụng nhiều [6].
2.6. Công tác theo dõi và dự báo hạn hán
2.6.1. Theo dõi hạn
Nước ta có một mạng lưới gần 200 trạm khí tượng mặt đất và gần 1000
trạm đo mưa, trong đó có một số trạm tự động. Lượng mưa và yếu tố khí
tượng liên quan đến hạn hán đều được các trạm theo dõi, quan trắc, tính toán
cập nhật và phát hiện những biến động bất thường, đặc biệt các dấu hiệu thiếu
hụt lượng mưa trên từng từng khu vực. Chúng ta cũng có trạm thu ảnh mây vệ
tinh phân giải cao, theo dõi biến đổi của thảm cây cỏ, dấu hiệu quan trọng
hàng đầu và diễn biến của hạn. Chỉ số thảm thực vật có khả năng phản ánh tác
động của hạn đến nhiều chỉ số khác nhau có liên quan đến nước: độ ẩm của

đất, dòng chảy trên sông, mực nước ngầm
2.6.2 Dự báo hạn
Cho đến nay người ta chưa tìm được mô hình hoặc một công nghệ dự
báo hạn có độ chính xác mong muốn. Tuy nhiên các nhà khoa học đã phác
họa được một vài căn cứ khoa học quan trọng giúp ích cho dự báo hạn như:
- Tương tác đại dương khí quyển và hiện tượng Elnino.
Các Elnino và Lanina xảy ra ở vùng xích đạo nhiệt đới Thái Bình
Dương có quan hệ chặt chẽ với sự tăng hay giảm mạnh mẽ lượng mưa ở các
khu vực xung quanh Thái Bình Dương, đặc biệt đối với những khu vực thuộc
nhiệt đới. Ở nước ta hiệu ứng Elnino có xu hướng tăng cường khả năng hạn
hán trên một số khu vực.
- Áp cao phó nhiệt đới Thái Bình Dương
Sự khống chế của hệ thống áp cao gắn liền với thời kỳ ít mưa. Đối với
những khu vực nhất định, hạn hán hình thành và kéo dài khi áp cao Thái Bình
Dương phát triển trên phần lớn đại dương nhiệt đới. Người ta bắt đầu xây
dựng và đưa vào thử nghiệm một số mô hình dự báo thời tiết hạn dài, cảnh
14
báo hạn hán dựa trên quá trình vận động của các trung tâm khí áp, trong đó có
áp cao phó nhiệt đới Thái Bình Dương.
15
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại xã Trung Trạch và xã Đại Trạch của huyện Bố
Trạch. Đây là hai xã có các đặc điểm tự nhiên mang tính đại diện cho huyện,
là hai xã đồng bằng ven biển, địa hình trải rộng, sông ngòi ít, sông thường
ngắn nhỏ, lượng nước ít, thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Lào và
thường xảy ra hạn hán vào mùa khô.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm chung của huyện Bố Trạch và địa bàn nghiên cứu

- Tìm hiểu tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu
- Tìm hiểu tình hình hạn hán ở địa bàn nghiên cứu
- Tìm hiểu ảnh hưởng của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp của vùng nghiên
cứu
- Tìm hiểu các hoạt động thích ứng với hạn trong sản xuất nông nghiệp của
người dân tại vùng nghiên cứu
- Xác định những biện pháp hạn chế tác hại do hạn hán gây ra, nâng cao năng
suất cây trồng, hiệu quả kinh tế và canh tác bền vững
3.3. Phương pháp thu thập số liệu
3.3.1.Thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thấp số liệu thứ cấp đã công bố ở cấp huyện và xã thông qua các báo
cáo điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội.
- Các số liệu từ các niên giám thống kê, báo cáo thống kê, các báo cáo hàng
năm của UBND huyện, phòng Nông nghiệp, UBND xã
- Các số liệu về biến đổi khí hậu và tác động của nó trong những năm gần đây
trên lĩnh vực nông nghiệp tại xã.
3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách sử dụng các công cụ khác nhau
như phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, phỏng vấn hộ gia đình, và khảo sát thực
địa.
16
- Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn phó chủ tịch xã, cán bộ địa phương phụ trách
nông nghiệp và nông dân am hiểu, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông
nghiệp tại vùng nghiên cứu. Nội dung của phỏng vấn sâu nhằm thu thập các
thông tin liên quan đến tình hình sản xuất nông nghiệp, tình hình và diễn biến
của hạn hán tại vùng nghiên cứu, các hoạt động thích ứng với hạn đã được áp
dụng. Đồng thời sẽ giúp có những hiểu biết cơ bản về địa phương.
- Thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm trong nghiên cứu này đã được tiến hành
với các hộ nông dân gồm cả hộ nghèo và hộ không nghèo chia làm 2 nhóm
thảo luận với số lượng 6 người/nhóm/xã. Nội dung nhằm thu thập những

thông tin liên quan đến tác động của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp: cây
trồng, vật nuôi, đất đai và các hoạt động thích ứng tại địa phương.
- Phỏng vấn hộ gia đình: Sau khi thu thập và phân loại thông tin dữ liệu từ
thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu, bảng câu hỏi bán cấu trúc được xây dựng
và tiến hành thực hiện phỏng vấn hộ tại hai xã nghiên cứu.
+ Cách thức chọn hộ: Các hộ gia đình được lựa chọn ngẫu nhiên có định
hướng bao gồm hộ nghèo và hộ không nghèo có tham gia sản xuất nông
nghiệp với 20 hộ/xã, mỗi xã chọn 2 thôn.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Nhằm nắm tình hình sản xuất tại địa
phương và có những hiểu biết về địa phương.
3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các thông tin dữ liệu định lượng sẽ được mã hóa, lưu trữ và xử lí phân
tích định lượng bằng phần mềm SPSS.
+ Xử lý thống kê mô tả các đặc điểm của hộ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi của
hộ.
+ Phân tích tương quan được sử dụng để phân tích mối tương quan giữa đặc
điểm hộ với kinh nghiệm mà hộ đã áp dụng.
+ Phương pháp phân tích định tính được sử dụng để phân tích thực trạng
nhận thức của người dân trong thích ứng với hạn hán.
17
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Một số đặc điểm chính về tình hình kinh tế, xã hội và sản xuất nông
nghiệp của địa bàn nghiên cứu
4.1.1 Đặc điểm chung của huyện Bố Trạch
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Bố Trạch có 30 đơn vị hành chính, bao gồm 28 xã và 2 thị trấn;
trong đó có 8 xã và 1 thị trấn miền núi, 2 xã miền núi rẻo cao dân tộc thiểu
số. Vị trí địa lý nằm ngay cửa ngõ phía Bắc thành phố Đồng Hới và là một
trong số ít huyện có chiều từ Tây sang Đông chiếm toàn bộ chiều ngang của

Việt Nam.


Bản đồ 1: Bản đồ huyện Bố Trạch và hai xã nghiên cứu
Ranh giới hành chính của huyện:
+ Phía Bắc giáp: huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa
+ Phía Nam giáp: thành phố Đồng Hới và huyện Quảng Ninh
+ Phía Đông giáp: biển Đông
18
Xã Trung Trạch
Xã Đại Trạch
+ Phía Tây giáp: nước CHND Lào
4.1.1.2 Địa hình và khí hậu
a. Địa hình: Địa hình có độ nghiêng lớn từ Tây sang Đông (từ biên giới Việt
– Lào xuống đến Biển Đông. Toàn huyện có thể chia làm 4 dạng địa hình như
sau:
+ Địa hình núi đá vôi: Kiểu địa hình này chiếm phần lớn diện tích của
xã Thượng Trạch, Tân Trạch và một phần diện tích phía Tây của xã Xuân
Trạch, gồm khối núi đá vôi liên tục. Đây chính là khối núi đá vôi liên tục rộng
lớn nhất của Việt Nam.
+ Địa hình gò đồi: Đây là khu vực tiếp giáp địa hình núi đá vôi và vùng
đồng bằng. Trên dạng địa hình này rất thuận tiện cho việc phát triển cây công
nghiệp dài ngày đặc biệt là cây cao su.
+ Địa hình đồng bằng: Vùng này địa hình tương đối bằng phẳng, có
một số đồi gò độ dốc nhỏ. Ở dạng địa hình này rất thuận tiện cho việc phát
triển trồng lúa nước.
+ Địa hình ven biển: Đây là vùng hạ lưu có nhiều đầm phá ven các cửa
sông rất thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
b. Khí hậu: Mang đậm đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng
ven biển miền Bắc Trung Bộ. Đây là một vùng có khí hậu rất khắc nhiệt.

Hàng năm thường có nhiều trận bão lụt, nước biển dâng xảy ra gây thiệt hại
không nhỏ đến kinh tế.
4.1.2 Đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu
4.1.2.1 Xã Trung Trạch
Xã Trung Trạch thuộc huyện Bố Trạch, toàn xã có 8 thôn, từ thôn 1đến
thôn 8. Cách trung tâm thành phố Đồng Hới khoảng 15 km về phía Nam. Xã
có vị trí địa lý:
+ Phía Đông giáp Biển Đông
+ Phía Tây giáp Thị Trấn Hoàn Lão
+ Phía Nam giáp xã Đại Trạch,
+ Phía Bắc giáp xã Đồng Trạch, xã Đức Trạch.
19
Tính đến năm 2010, toàn xã có 1257 hộ với 5266 nhân khẩu, mật độ
dân số là 496 người/Km
2
. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 10,59 km
2
,
tổng diện tích gieo trồng hàng năm là 260 ha, rừng trồng là 132 ha, rừng phi
lao ven biển là 150 ha, rừng cây phân tán là 10.000 cây.
4.1.2.2 Xã Đại Trạch
Xã Đại Trạch thuộc huyện Bố Trạch, toàn xã có 8 thôn với 29 xóm. Xã
có vị trí địa lý:
+ Phía Đông giáp Biển Đông
+ Phía Tây giáp xã Hòa Trạch, xã Nhân Trạch
+ Phía Nam giáp xã Lý Trạch, xã Nam Trạch
+ Phía Bắc giáp xã Trung Trạch
Tính đến năm 2010, toàn xã có 2192 hộ với 9192 nhân khẩu, mật độ
dân số là 314 người/Km
2

. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 29.24 km
2
,
tổng diện tích gieo trồng hàng năm là 1046 ha, rừng tập trung cát ven biển là
60 ha, rừng cây phân tán là 15.000 cây.
4.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu
Cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại hai xã nghiên cứu không có sự khác nhau
đáng kể. Các loại cây trồng chính bao gồm: Lúa, Khoa lang, Sắn, Đậu đỗ, Kê,
và các loại cây Rau khác. Ở xã Trung Trạch cây trồng chủ lực là Lúa và
Khoai Lang, sau đó đến cây Sắn. Còn ở xã Đại Trạch cây trồng chủ lực là Lúa
và Sắn rồi đến Kê, Khoai Lang. Một năm sản xuất chủ yếu 2 vụ: Đông Xuân
và Hè Thu, trong đó vụ Đông Xuân là vụ chính.
Ở xã Trung Trạch 100% số hộ được phỏng vấn là trồng Lúa, trên 95%
số hộ được hỏi là có trồng Khoai Lang. Đây là 2 loại cây trồng chính. Sản
phẩm tạo ra chủ yếu tiêu dùng cho gia đình, bán ra thị trường không đáng kể.
Ở xã Đại Trạch 100% số hộ được phỏng vấn là trồng cả Lúa và Sắn.
Giống Sắn được trồng chủ yếu là giống Sắn cao sản, chỉ dùng cho chăn nuôi.
Cây Sắn ngoài vai trò là nguồn thức ăn cho chăn nuôi, còn đóng vai trò là
nguồn thu nhập quan trọng của nông hộ. Sắn khi thu hoạch được bán ở 2
20

×