ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐẶNG THỊ MAI
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA NGƯỜI DÂN TRONG SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP Ở XÃ ĐÌNH LẬP, HUYỆN ĐÌNH LẬP, TỈNH LẠNG SƠN”
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Liên thông chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Lớp : K9 - KHMT
Khóa học : 2013 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Duy Hải
THÁI NGUYÊN - 2014
LỜI CẢM ƠN
Với phương châm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn,
nhà trường gắn liền với xã hội. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên hàng
năm đã tổ chức cho sinh viên năm cuối đi thực tập tốt nghiệp. Đây là cơ hội
quý báu để các sinh viên tiếp cận và làm quen với công việc sẽ làm sau khi ra
trường, được vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, từ đó nâng cao kiến
thức và kỹ năng cho bản thân.
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Môi Trường tôi đã tiến hành thực hiện chuyên đề tốt nghiệp: “Đánh giá thực
trạng sử dụng và quản lý thuốc bảo vệ thực vật của người dân trong sản
xuất nông nghiệp ở xã Đình Lập, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn”.
Chuyên đề còn nhiều thiếu sót tôi rất mong nhận được sự góp ý từ quý thầy
cô giáo, các bạn sinh viên để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn GV.ThS. Nguyễn Duy Hải, đã trực
tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Uỷ ban nhân dân xã Đình Lập
và các hộ dân tại địa phương đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên
cứu đề tài trong thời gian qua.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 8 năm 2014
Sinh viên
Đặng Thị Mai
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại độc tính thuốc BVTV của tổ chức WHO và FAO 7
Bảng 2.2. Số liệu thống kê sơ bộ của tổng cục hải quan về thị trường nhập
khẩu thuốc BVTV 10 tháng năm 2013 – ĐVT: USD 19
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng các loại đất chính của xã Đình Lập 32
Bảng 4.2. Giá trị sản sản xuất các ngành của xã năm 2011 – 2013 35
Bảng 4.3. Tình hình sản xuất trồng trọt của xã qua 3 năm 2011 – 2013 36
Bảng 4.4. Tình hình chăn nuôi của xã qua 3 năm 2011 – 2013 36
Bảng 4.5. Một số thông tin cá nhân của người được phỏng vấn (n = 40) 38
Bảng 4.6. Danh sách các loại thuốc BVTV chính được sử dụng ở địa phương 40
Bảng 4.7. Cách pha chế thuốc BVTV của người dân (n = 40) 43
Bảng 4.8. Nơi rửa dụng cụ pha và bình phun của người dân (n = 40) 45
Bảng 4.9. Các đối tượng bị ảnh hưởng bởi thuốc BVTV (n=40) 47
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sức khỏe con người (n=40) 47
Bảng 4.11. Độ bền vững của một số thuốc BVTV trong đất 48
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường (n = 40) 48
Bảng 4.13. Các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với thuốc BVTV (n=40) 49
MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu tổng quát 2
1.3. Mục tiêu cụ thể 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
2.1. Cơ sở lý luận 4
2.1.1. Khái niệm thuốc BVTV 4
2.1.2. Một số thuật ngữ thường dùng trong thuốc BVTV 5
2.2. Phân loại thuốc BVTV 7
2.2.1. Phân loại theo tính độc 7
2.2.2. Phân loại theo công dụng 8
2.2.3. Phân loại theo gốc hóa học: 10
2.2.4. Phân loại dựa vào con đường xâm nhập 10
2.2.5. Phân loại dựa vào nguồn gốc 11
2.3. Các tác động của thuốc bảo vệ thực vật 12
2.3.1. Tác động cục bộ, toàn bộ 12
2.3.2. Tác động tích luỹ 12
2.3.3. Tác động liên hợp 12
2.3.4. Tác động đối kháng 12
2.3.5. Hiện tượng quá mẫn 13
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 13
2.4.1. Tác động của yếu tố thời tiết, đất đai 13
2.4.2. Tác động của yếu tố điều kiện canh tác 15
2.5. Lịch sử phát triển và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên
thế giới và Việt Nam 15
2.5.1. Lịch sử phát triển và sử dụng thuốc BVTV trên thế giới 15
2.5.2. Lịch sử phát triển của biện pháp hoá học, tình hình sản xuất và
sử dụng thuốc BVTV ở Việt nam 17
2.6. Các quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV20
2.6.1. Pháp lệnh, điều lệ và các quy định của Nhà nước 20
2.6.2. Các quy định của Bộ NN&PTNT 22
2.7. Các nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV 24
2.7.1. Nguyên tắc 4 đúng 24
2.7.2. Dùng thuốc luân phiên 25
2.7.3. Dùng thuốc hỗn hợp 25
2.7.4. Kết hợp dùng thuốc với các biện pháp khác trong hệ thống biện
pháp quản lý dịch hại tổng hợp 25
2.8. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường và sức khỏe con người 26
2.8.1. Nguy cơ ô nhiễm môi trường 26
2.8.2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sức khỏe con người 27
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 29
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 29
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 29
3.2. Nội dung nghiên cứu 29
3.3. Phương pháp nghiên cứu 29
3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 29
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 30
3.3.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 30
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 30
3.3.5. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia 30
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của xã đình lập 31
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 31
4.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 33
4.2. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp của người dân
xã Đình Lập 37
4.2.1. Khái quát chung một số thông tin cá nhân của người được
phỏng vấn 37
4.2.2. Đánh giá phân loại, số lượng thuốc sử dụng trong nông nghiệp39
4.3. Thực trạng quản lý sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp của
người dân xã Đình Lập 44
4.3.1. Đánh giá công tác quản lý thuốc và bình phun thuốc BVTV 44
4.3.2. Cách xử lý lượng dư thuốc BVTV trong bình phun 45
4.3.3. Nơi rửa dụng cụ pha và bình phun 45
4.3.4. Công tác thu gom vỏ bao bì và xử lý thuốc BVTV 46
4.4. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sức
khỏe và môi trường 46
4.4.1. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với sức khỏe con người 46
4.4.2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với môi trường 47
4.5. Đánh giá một số biện pháp an toàn trong sử dụng thuốc BVTV và
tình hình tham gia tập huấn về sử dụng và quản lý thuốc BVTV của
người dân 49
4.5.1.Sự áp dụng các biện pháp an toàn trong sử dụng thuốc BVTV
của người dân 49
4.5.2. Tình hình tham gia tập huấn về sử dụng và quản lý thuốc BVTV 50
4.6. Đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng và quản lý thuốc BVTV
hiệu quả 50
4.6.1. Về phía cơ quan quản lý lãnh đạo địa phương 50
4.6.2. Về phía người sử dụng 51
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53
5.1. Kết luận 53
5.2. Kiến nghị 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) là chìa khóa của sự
thành công trong cuộc cách mạng xanh trong nền nông nghiệp công nghiệp
hóa để đảm bảo nhu cầu về lương thực phẩm. Tuy nhiên trong những năm gần
đây thuốc BVTV đã có những ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe con người và
môi trường. Thật vậy, khi người nông dân áp dụng những công nghệ hiện đại
và “công nghệ cả gói” (giống mới, phân bón hóa học, thuốc BVTV, máy móc,
công nghệ tưới tiêu…) thì có rất nhiều các vấn đề nảy sinh. Đặc biệt là vấn đề
ô nhiễm môi trường, ngộ độc thực phẩm do thuốc BVTV.
Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp với khí hậu nhiệt đới nóng
và ẩm. Điều kiện này thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng
rất thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa
màng. Do vậy việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh, dịch hại bảo
vệ mùa màng và giữ an ninh lương thực vẫn là một biện pháp quan trọng và
chủ yếu. theo số liệu thống kê từ cục BVTV (2012), năm 2001 tổng lượng
thuốc BVTV được sử dụng ở Việt Nam là 36 nghìn tấn và con số này tăng lên
gấp đôi vào năm 2010 (75.8 nghìn tấn). Xu hướng sử dụng thuốc BVTV ngày
một gia tăng này cho thấy nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến
sức khỏe con người và có thể dẫn đến nhờn thuốc gây bùng phát dịch bệnh
trên diện rộng với mức độ nguy hại lớn hơn.
Xã Đình Lập là một xã thuần nông, thuộc huyện Đình Lập, tỉnh Lạng
Sơn.Trong giai đoạn hiện nay cùng với xu hướng phát triển của cả nước nói
chung và của Lạng Sơn nói riêng, Đình Lập đang phấn đấu phát triển nền
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tuy nhiên nông nghiệp
vẫn chiếm phần lớn cơ cấu của xã. Điều này có nghĩa là sản xuất nông
nghiệp vẫn đang là nguồn thu nhập quan trọng không thể thiếu của người
dân nơi đây. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc BVTV của người dân là hoàn
toàn tự phát không có sự quản lý trực tiếp từ cơ quan chức năng nào. Do
2
vậy việc người nông dân sử dụng không hợp lý thậm chí lạm dụng thuốc
BVTV trong sản xuất nông nghiệp là khó tránh khỏi và điều này có thể gây
ra hậu quả nghiêm trọng.
Để hiểu rõ hơn về thực trạng sử dụng và quản lý thuốc BVTV, ảnh
hưởng của chúng tới chất lượng môi trường và sức khỏe con người, tôi đã
thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng sử dụng và quản lý thuốc bảo vệ thực
vật của người dân trong sản xuất nông nghiệp ở xã Đình Lập, huyện Đình
Lập, tỉnh Lạng Sơn”.
1.2. Mục tiêu tổng quát
– Đánh giá được tình hình chung của địa bàn nghiên cứu.
– Đánh giá về công tác sử dụng và quản lý thuốc BVTV của người dân
xã Đình Lập.
1.3. Mục tiêu cụ thể
– Biết được thực trạng sử dụng và quản lý thuốc BVTV trong sản xuất
nông nghiệp ở xã Đình Lập, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn.
– Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất
nông nghiệp đến môi trường và sức khỏe con người.
– Đề xuất được một số giải pháp sử dụng và quản lý thuốc hiệu quả.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
– Giúp củng cố về mặt lý thuyết cho sinh viên.
– Giúp cho sinh viên tiếp cận với thực tế, nâng cao kiến thức cho bản thân.
– Giúp cho sinh viên hiểu thêm về những phương pháp học. Học lý
thuyết kết hợp với làm thực tế quan trọng như thế nào.
– Trang bị thêm kinh nghiệm thực tế khi ra công tác.
– Bổ sung tài liệu, kiến thức thực tế cho bản thân để sau này ra trường
làm việc tốt hơn.
– Rèn luyện các kỹ năng thu thập xử lý số liệu, viết báo cáo.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
– Tìm ra tiềm năng, cơ hội phát triển các loại thuốc BVTV có thể áp
dụng vào một số loại cây cho phù hợp.
3
– Xác định được những khó khăn và hạn chế của thuốc BVTV.
– Từ những kết quả điều tra, nghiên cứu làm cơ sở cho cán bộ khuyến
nông xã đưa ra những quyết định phù hợp để đẩy mạnh hoạt động khuyến
nông xã, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp làm tăng thu nhập cho bà
con nông dân.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm thuốc BVTV
Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất hoá học (vô cơ, hữu cơ),
những chế phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng,
tuyến trùng, chuột, chim, thú,…). Theo quy định tại điều 1, chương I, điều lệ
quản lý thuốc BVTV (ban hành kèm theo NĐ 58/2002 NĐCP ngày 3/6/2002
của chính Phủ), ngoài tác động phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật,
thuốc BVTV còn bao gồm cả những chế phẩm có tác dụng điều hòa sinh
trưởng thực vật, các chất làm rụng lá, làm khô cây,…Những chế phẩm có tác
dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến
để tiêu diệt. Trong các nhóm thuốc BVTV được sử dụng nhiều là thuốc trừ
sâu và thuốc trừ cỏ dại. Tuy nhiên các nhóm thuốc BVTV chỉ diệt được một
số loài dịch hại nhất định, chỉ phát huy hiệu quả tối ưu trong những điều kiện
nhất định về thời tiết, đất đai, cây trồng, canh tác
PGS.TS Nguyễn Trần Oánh và Cộng sự (2007) [8] định nghĩa “ Thuốc
BVTV là các loại hóa chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp bằng con
đường công nghiệp dùng để phòng chống, tiêu diệt những sinh vật gây hại
mùa màng trong nông lâm nghiệp hoặc gây bệnh cho con người.”
Theo Trần Quang Hùng (2000) [4], thuốc bảo vệ thực vật là những hợp
chất độc nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học được dùng để phòng và
trừ sinh vật hại cây trồng và nông sản. Thuốc bảo vệ thực vật gồm nhiều
nhóm khác nhau, gọi theo tên nhóm sinh vật gây hại, như thuốc trừ sâu dùng
để trừ sâu hại, thuốc trừ bệnh dùng để trừ bệnh cây…
Ngay từ khi mới ra đời thuốc BVTV đã được đánh giá cao và được coi
là một trong những thành tựu lớn của khoa học kỹ thuật.
Đến
nay, thuốc
BVTV đã để lại những dấu ấn quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực của nền
nông nghiệp hiện đại. Mặc dù ngày nay khoa học đã đạt được những thành
tựu to lớn về nhiều mặt như sinh thái học dịch hại, miễn dịch thực vật… nhiều
5
biện pháp phòng trừ dịch hại được áp dụng có hiệu quả như lại tạo các giống
chống chịu sâu bệnh, tạo giống sạch bệnh bằng phương pháp nuôi cấy mô,
các biện pháp sinh học trong bảo vệ thực vật, quản lý dịch hại tổng hợp…
nhưng thuốc bảo vệ thực vật vẫn có vai trò to lớn trong việc kiểm soát dịch
bệnh trong nông nghiệp. Đặc biệt, đối với người nông dân, sử dụng thuốc
BVTV được coi là phương pháp đơn giản và được áp dụng thường xuyên.
2.1.2. Một số thuật ngữ thường dùng trong thuốc BVTV
Khi sử dụng thuốc BVTV, cần biết một số một số khái niệm liên quan
để mua đúng thuốc và hiểu rõ hướng dẫn sử dụng. Theo PGS.TS. Trần Văn
Hai (2008) [6] đã đưa ra một số thuật ngữ dùng trong thuốc BVTV như sau:
– Tên thuốc: Do nhà sản xuất đặt tên để phân biệt sản phẩm của hãng
này với hãng khác. Một loại thuốc có thể mang 3 tên khác nhau: tên hóa học,
tên chung, tên riêng.
– Hoạt chất: Là thành phần chính của thuốc, quyết định đặc tính và
công dụng của thuốc. Cùng một hoạt chất có thể có nhiều tên thương mại
khác nhau.
– Các chất phụ gia: Giúp thuốc phân bố đều khi pha chế, bám dính
tốt và loang trải đều trên bề mặt cây trồng khi phun. Cùng một hoạt chất
nhưng hiệu quả thuốc có thể khác nhau là do bí quyết về các chất phụ gia
của mỗi nhà sản xuất khác nhau.
– Tính độc: Biểu thị bằng LD50 là liều lượng cần thiết gây chết
50% cá thể thí nghiệm (chuột bạch, thỏ, chó, chim hoặc cá…) tính bằng
đơn vị mg/kg thể trọng. Dùng để đánh giá độ độc của thuốc dựa vào thông
tin trên bao bì thuốc, LD50 càng nhỏ thì độ độc càng cao.
Thuốc BVTV là những chất độc, nhưng muốn là thuốc BVTV phải đạt
một số yêu cầu sau:
+ Có tính độc với sinh vật gây hại.
+ Có khả năng tiêu diệt nhiều loài dịch hại (tính độc vạn năng). Là biện
pháp hoá học đem lại hiệu quả (tính chọn lọc).
+ An toàn đối với người, môi sinh và môi trường.
+ Dễ bảo quản, chuyên chở và sử dụng.
6
+ Giá thành hợp lý.
Không có một loại chất độc nào có thể thoả mãn hoàn toàn các yêu cầu
nói trên. Các yêu cầu này, thậm chí ngay trong một yêu cầu cũng có mâu
thuẫn không thể giải quyết được. Tuỳ theo giai đoạn phát triển của biện pháp
hoá học, mà các yêu cầu được đánh giá cao thấp khác nhau. Hiện nay, yêu cầu
“an toàn với người, môi sinh và môi trường” được toàn thế giới quan tâm
nhiều nhất.
– Dịch hại (pest): dùng chỉ mọi loài sinh vật gây hại cho người, cho
mùa màng, nông lâm sản; công trình kiến trúc; cho cây rừng, cho môi trường
sống. Bao gồm các loài côn trùng, tuyến trùng, vi sinh vật gây bệnh cây, cỏ
dại, các loài gặm nhấm, chim và động vật phá hoại cây trồng. Danh từ này
không bao gồm các vi sinh vật gây bệnh cho người, cho gia súc.
– Thuốc trừ dịch hại (pesticide ): Là những chất hay hỗn hợp các chất
dùng để ngăn ngừa, tiêu diệt hay phòng trừ các loài dịch hại gây hại cho cây
trồng, nông lâm sản, thức ăn gia súc, hoặc những loài dịch hại gây hại cản trở
quá trình chế biến, bảo quản, vận chuyển nông lâm sản; những loại côn trùng,
ve bét gây hại cho người và gia súc. Thuật ngữ này còn bao gồm cả các chất
điều hoà sinh trưởng cây trồng, chất làm rụng hay khô lá hoặc các chất làm
cho quả sáng đẹp hay ngăn ngừa rụng quả sớm và các chất dùng trước hay sau
thu hoạch để bảo vệ sản phẩm không bị hư thối trong bảo quản và chuyên
chở. Thế giới cũng quy định thuốc trừ dịch hại còn bao gồm thuốc trừ ruồi
muỗi trong y tế và thú y.
– Tài nguyên thực vật gồm: Cây, sản phẩm của cây, nông sản, thức ăn
gia súc, lâm sản khi bảo quản.
– Sinh vật gây hại tài nguyên thực vật bao gồm: Côn trùng, nấm, vi
khuẩn, cỏ dại, chuột và các tác nhân sinh vật gây hại khác.
– Dư lượng: là phần còn lại của hoạt chất, các sản phẩm chuyển hoá và
các thành phần khác có trong thuốc, tồn tại trên cây trồng, nông sản, đất, nước
sau một thời gian dưới tác động của các hệ sống (living systems) và điều kiện
ngoại cảnh cảnh (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm ). Dư lượng của thuốc được tính
bằng mg (miligam) thuốc có trong 1kg nông sản, đất hay nước (mg/kg).
7
Như vậy, dư lượng thuốc BVTV bao gồm bất kỳ dẫn xuất nào của
thuốc cũng như các sản phẩm chuyển hoá của chúng có thể gây độc cho môi
sinh, môi trường.
2.2. Phân loại thuốc BVTV
Thuốc BVTV đang được sử dụng trên thị trường rất đa dạng về chủng
loại, phong phú về sản phẩm. Tùy theo mục đích nghiên cứu có nhiều cách để
phân loại thuốc BVTV:
2.2.1. Phân loại theo tính độc
Các nhà sản xuất thuốc BVTV luôn ghi rõ độc tính của từng loại.
Đơn vị đo lường được biểu thị dưới dạng LD50 (Lethal Dose 50) và tính
bằng mg/kg cơ thể. Các loại thuốc BVTV được chia mức độ độc như sau:
– Vạch màu đỏ trên nhãn là thuốc độc nhóm I, rất nguy hiểm.
– Vạch màu vàng là thuốc độc nhóm II, cảnh báo có hại.
– Vạch màu xanh da trời là thuốc độc nhóm III, lưu ý cẩn thận.
– Vạch màu xanh lá cây là thuốc độc nhóm IV, ít độc.
Nhà sản xuất dùng kí hiệu đầu lâu gạch chéo là vô cùng nguy hiểm, rất
độc, có thể gây chết người.
Năm 1987, tổ chức Y tế Thế gới (WHO) và tổ chức nông lương thế gới
(FAO), trực thuộc liên hợp quốc phân loại độc tính của thuốc như sau:
Bảng 2.1. Phân loại độc tính thuốc BVTV của tổ chức WHO và FAO
Loại độc
LD50 (chuột) (mg/kg thể trọng)
Đường miệng Đường Dani Alves
Chất rắn Chất lỏng Chất rắn Chất lỏng
Ia: Cực độc >=5 >=20 >=10 >=40
Ib: Rất độc 5 – 10 20 – 200 10 – 100 40 – 400
II: Độc vừa 50 – 500 200 – 2000 100 – 1000 400 – 4000
III: Độc nhẹ >500 >2000 >1000 >4000
IV: Loại sản phẩm cấp không gây độc khi sử dụng bình thường
(Nguồn: Asian Development Bank, 1987)[18]
8
Nói chung, thuốc BVTV có LD50 thấp thì có độ độc cao và ngược lại.
Cho nên, trong khi sử dụng nhiều loại có cùng tác dụng như nhau, nên chọn
loại thuốc có LD50 cao, vì an toàn hơn.
2.2.2. Phân loại theo công dụng
Thuốc BVTV được chia thành từng nhóm tuỳ theo công dụng của
chúng và thường được chia làm 2 loại chính là thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ;
ngoài ra còn có thuốc trừ bệnh, thuốc diệt chuột và chất điều hoà sinh trưởng
cây trồng.
– Thuốc trừ sâu: là chất hay hỗn hợp các chất có tác dụng tiêu diệt, xua
đuổi hay di chuyển bất kỳ loại côn trùng nào có mặt trong môi trường. Chúng
được dùng để diệt trừ hoặc ngăn ngừa tác hại của côn trùng đến cây trồng, cây
rừng, nông lâm sản, gia súc và con người. Bao gồm các thuốc diệt trứng và
thuốc diệt ấu trùng để diệt trứng và ấu trùng của côn trùng.
Các loại thuốc trừ sâu thường gặp:
+ Các loại thuốc trừ sâu ngấm vào cơ thể: Được kết hợp vào trong các
loại cây được xử lý. Các loại côn trùng ăn vào thuốc trừ sâu khi ăn cây.
+ Các loại thuốc trừ sâu tiếp xúc độc hại với côn trùng: Có tiếp xúc
trực tiếp với chúng. Tính hiệu quả thường liên quan tới số lượng sử dụng, với
các giọt nhỏ (như sương) thường cải thiện tính năng.
+ Các loại thuốc trừ sâu tự nhiên: Như các chiết xuất nicotine,
pyrethrum và neem do các loại cây tạo ra để bảo vệ chống lại côn trùng.
+ Các loại thuốc trừ sâu vô cơ: Được sản xuất bằng các kim loại
bao gồm các hợp chất arsenate đồng và fluorine, hiện ít được sử dụng và
sulfur thường được sử dụng.
+ Các loại thuốc trừ sâu hữu cơ: Là các hoá chất tổng hợp chiếm phần
lớn lượng thuốc trừ sâu sử dụng ngày nay.
– Thuốc diệt cỏ : Là những hóa chất có khả năng giết chết hoặc ức chế
sự phát triển của cỏ, được dùng để diệt trừ các loại thực vật hoang dại (cỏ
dại, cây dại) mọc lẫn với cây trồng, tranh chấp nước, chất dinh dưỡng,
ánh sáng với cây trồng, khiến cho cây sinh trưởng và phát triển kém, ảnh
hưởng xấu đến năng suất cây trồng và phẩm chất nông sản. Đây là nhóm
9
thuốc dễ gây hại cho cây trồng nhất. Vì vậy khi dùng các thuốc trong nhóm
này cần đặc biệt thận trọng.
– Thuốc trừ bệnh: Bao gồm các hợp chất có nguồn gốc hoá học (vô cơ
và hữu cơ), sinh học (vi sinh vật và các sản phẩm của chúng, nguồn gốc thực
vật), có tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các loài vi sinh vật gây hại cho cây
trồng và nông sản (nấm ký sinh, vi khuẩn, xạ khuẩn) bằng cách phun lên bề
mặt cây, xử lý giống và xử lý đất Thuốc trừ bệnh bao gồm cả thuốc trừ nấm
(Fungicides) và trừ vi khuẩn (Bactericides). Thường thuốc trừ vi khuẩn có khả
năng trừ được cả nấm; còn thuốc trừ nấm thường ít có khả năng trừ vi khuẩn.
Dựa theo tác động của thuốc đến vi sinh vật, có thể phân các thuốc trừ
bệnh thành 2 nhóm:
+ Thuốc có tác dụng phòng bệnh (còn gọi là thuốc có tác dụng bảo vệ
cây): Thuốc được phun xịt lên cây hoặc trộn – ngâm hạt giống, có tác dụng
ngăn ngừa vi sinh vật gây bệnh có thể xâm nhập vào bên trong mô thực vật để
phát triển rồi gây hại cho cây. Những thuốc này phải được dùng sớm, khi dự
báo bệnh có khả năng xuất hiện và gây hại cho thực vật. Nếu dùng chậm
thuốc không thể ngăn chặn được bệnh phát triển. Ví dụ: Đồng oxyclorua,
Monceren, Mancozeb…
+ Thuốc có tác dụng trừ bệnh: Khi phun lên cây, thuốc có khả năng
xâm nhập dịch chuyển bên trong mô thực vật và diệt được vi sinh vật gây
bệnh đang phát triển ở bên trong mô thực vật. Nhiều loại thuốc trừ bệnh thông
dụng ở nước ta là những thuốc có tác dụng trị bệnh như Aliette, Anvil,
Kitazin, Validacin, …
– Thuốc diệt chuột: Là những hợp chất vô cơ, hữu cơ; hoặc có nguồn
gốc sinh học có hoạt tính sinh học và phương thức tác động rất khác nhau,
được dùng để diệt chuột gây hại trên ruộng, trong nhà và kho chứa. Chúng tác
động đến chuột chủ yếu 2 con đường vị độc và xông hơi (ở nơi kín đáo).
– Chất điều hoà sinh trưởng cây trồng: Còn được gọi là chất (thuốc)
kích thích sinh trưởng cây trồng. Ở nồng độ thích hợp, các hợp chất này kích
thích cây sinh trưởng và phát triển, tăng tỷ lệ nảy mầm, tăng sức sống của
mầm, giúp cây nhanh ra rễ, lá, hoa, quả, rút ngắn thời gian sinh trưởng tăng
10
năng suất và chất lượng nông sản. Ở nồng độ cao thuốc dễ gây hại cho thực
vật. Thuốc ít độc với động vật có vú, môi sinh và môi trường.
Các nhóm thuốc BVTV chỉ diệt trừ được một số loài dịch hại nhất định,
chỉ phát huy hiệu quả tối ưu trong những điều kiện nhất định về thời tiết, đất
đai, cây trồng, canh tác…
2.2.3. Phân loại theo gốc hóa học:
Được phân loại thuốc BVTV như sau:
– Thuốc trừ sâu: Gồm các gốc hóa học chính như Clo hữu cơ, Lân
hữu cơ, Carbamate, thuốc thảo mộc, thuốc vi sinh, thuốc điều hòa sinh
trưởng côn trùng và nhóm khác.
– Thuốc trừ bệnh: Gồm nhóm thuốc vô cơ (đồng, lưu huỳnh, thủy
ngân) và nhóm thuốc hữu cơ (có nhiều gốc hóa học như Lân hữu cơ,
Carbamate, Dithiocarbamate, Triazole, thuốc sinh học)
– Thuốc diệt cỏ: Gồm nhóm thuốc vô cơ (Sulfat đồng, Natri Clorat)
và nhóm thuốc hữu cơ (có nhiều gốc hóa học như Acetamic, Lân hữu cơ,
Phenoxy, Phenylure, Triazin)
– Thuốc diệt chuột: Gồm nhóm vô cơ (Thạch tín, Phốt phua kẽm),
nhóm hữu cơ (chủ yếu các chất chống đông máu như Wafarin,
Brodifacoum) và nhóm vi sinh (chủ yếu vi khuẩn Sanmonella)
– Thuốc điều hòa sinh trưởng thực vật: Gồm các nhóm chủ yếu là
Auxin, Gibberellin, Cytokinin, Ethrel và các chất ức chế sinh trưởng
2.2.4. Phân loại dựa vào con đường xâm nhập
Dựa vào con đường xâm nhập thuốc BVTV bao gồm:
– Thuốc xâm nhập vào cơ thể dịch hại bằng con đường tiếp xúc: Là
những thuốc gây độc cho sinh vật khi thuốc xâm nhập qua biểu bì chúng.
– Thuốc xâm nhập vào cơ thể dịch hại bằng con đường vị độc: Là
những loại thuốc gây độc cho động vật khi thuốc xâm nhập qua đường tiêu
hóa của chúng.
– Thuốc có tác động xông hơi: Là thuốc có khả năng bay hơi,bụi đầu
độc bầu không khí bao quanh dịch hại và gây độc cho sinh vật khi thuốc xâm
nhập qua đường hô hấp.
11
– Thuốc có tác dụng thấm sâu: Là những thuốc có khả năng xâm nhập
qua biểu bì thực vật,thấm vào các tế bào phía trong diệt dịch hại sống trong
cây và trong các bộ phận của cây.
– Thuốc có tác dụng nội hấp: Là những loại thuốc có khả năng xâm
nhập qua thân ,rễ ,lá và các bộ phận khác của cây.
2.2.5. Phân loại dựa vào nguồn gốc
Dựa vào nguồn gốc thuốc BVTV được phân loại như sau :
– Thuốc có nguồn gốc thảo mộc: Bao gồm các thuốc BVTV làm từ cây
cỏ hay các sản phẩm chiết xuất từ cây cỏ có khả năng tiêu diệt dịch hại.
– Thuốc có nguồn gốc sinh học: Gồm các loài sinh vật (các loài ký sinh
thiên địch), các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật ( như các loài kháng sinh )
có khả năng tiêu diệt dịch hại.
– Thuốc có nguồn gốc vô cơ: Bao gồm các hợp chất vô cơ (như dung
dịch bocđô, lưu huỳnh và lưu huỳnh vôi…) có khả năng tiêu diệt dịch hại.
– Thuốc có nguồn gốc hữu cơ: Gồm các hợp chất hữu cơ tổng hợp có
khả năng tiêu diệt dịch hại (như các hợp chất clo hữu cơ, lân hữu cơ,
cacbamat ).
Gần đây, do nhiều dịch hại đã hình thành tính chống nhiều loại thuốc
có cùng một cơ chế, nên người ta còn phân loại theo cơ chế tác động của các
loại thuốc (như thuốc kìm hãm men cholinesterase, GABA, kìm hãm hô
hấp ) hay theo phương thức tác động (thuốc điều khiển sinh trưởng côn
trùng, thuốc triệt sản, chất dẫn dụ, chất gây ngán). Phân chia theo các dạng
thuốc ( thuốc bột, thuốc nước ) hay phương pháp sử dụng (thuốc dùng để
phun lên cây, thuốc xử lý giống ).
Ngoài cách phân loại chủ yếu trên, tuỳ mục đích nghiên cứu và sử
dụng, người ta còn phân loại thuốc BVTV theo nhiều cách khác nữa. Không
có sự phân loại thuốc BVTV nào mang tính tuyệt đối, vì một loại thuốc có
thể trừ được nhiều loại dịch hại khác nhau, có khả năng xâm nhập vào cơ thể
dịch hại theo nhiều con đường khác nhau, có cùng lúc nhiều cơ chế tác động
khác nhau; trong thành phần của thuốc có các nhóm hay nguyên tố gây độc
khác nhau nên các thuốc có thể cùng lúc xếp vào nhiều nhóm khác nhau.
12
2.3. Các tác động của thuốc bảo vệ thực vật
Sau khi chất độc xâm nhập được vào tế bào, tác động đến trung tâm
sống, tuỳ từng đối tượng và tuỳ điều kiện khác nhau mà gây ra các tác động
sau trên cơ thể sinh vật:
2.3.1. Tác động cục bộ, toàn bộ
Chất độc chỉ gây ra những biến đổi tại những mô mà chất độc trực tiếp
tiếp xúc với chất độc nên gọi là tác động cục bộ (như những thuốc có tác động
tiếp xúc). Nhưng có nhiều chất độc sau khi xâm nhập vào sinh vật, lại loang
khắp cơ thể, tác động đến cả những cơ quan ở xa nơi thuốc tác động hay tác
động đến toàn bộ cơ thể gọi là các chất có tác động toàn bộ (những thuốc có
tác dụng nội hấp thường thể hiện đặc tính này).
2.3.2. Tác động tích luỹ
Khi sinh vật tiếp xúc với chất độc nhiều lần, nếu quá trình hấp thu
nhanh hơn quá trình bài tiết, sẽ xảy ra hiện tượng tích luỹ hoá học. Nhưng
cũng có trường hợp cơ thể chỉ tích luỹ những hiệu ứng do các lần sử dụng
thuốc lặp lại mặc dù liều lượng thuốc ở các lần dùng trước đó bị bài tiết ra hết
được gọi là sự tích luỹ động thái hay tích lũy chức n
ă
ng.
2.3.3. Tác động liên hợp
Khi hỗn hợp hai hay nhiều chất với nhau, hiệu lực của chúng có thể
tăng lên và hiện tượng này được gọi là tác động liên hợp. Nhờ tác động liên
hợp, khi hỗn hợp hai hay nhiều thuốc khác nhau, giảm được số lần phun
thuốc, giảm chi phí phun và diệt đồng thời nhiều loài dịch hại cùng lúc.
2.3.4. Tác động đối kháng
Ngược với hiện tượng liên hợp là tác động đối kháng, có nghĩa khi hỗn
hợp, chất độc này làm suy giảm độ độc của chất độc kia. Hiện tượng đối
kháng có thể được gây ra dưới tác động hoá học, lý học và sinh học của các
thuốc với nhau.
Nghiên cứu tác động liên hợp và đối kháng có ý nghĩa rất lớn trong
công nghệ gia công thuốc và là cơ sở cho hai hay nhiều loại thuốc được hỗn
hợp với nhau.
13
2.3.5. Hiện tượng quá mẫn
Các cá thể xảy ra hiện tượng quá mẫn khi tác động của chất được lặp
lại. Dưới tác động của chất độc, các sinh vật có độ nhạy cảm cao với chất độc.
Chất gây ra hiện tượng này được gọi là chất cảm ứng. Khi chất cảm ứng đã
tác động được vào cơ thể với liều nhỏ cũng có thể gây hại cho sinh vật. Nếu
chất độc xâm nhập trước giai đoạn tột cùng của sự cảm ứng, hiện tượng quá
mẫn sẽ không xảy ra và cơ thể sinh vật lại có thể hồi phục.
Một số chất độc khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật, không làm chết sinh
vật đó, nhưng phá hoại các chức năng sinh lý của từng cơ quan riêng biệt, làm
sinh vật không phát triển được bình thường, như côn trùng không lột xác
được để phát triển, côn trùng không đẻ được hay đẻ ít và có tỷ lệ trứng nở
thấp, khả năng sống sót kém
Ngoài ra, chất độc có thể làm cho sinh vật phát triển kém, còi cọc, gây
những vết thương cơ giới ảnh hưởng hoạt động hệ men và các hệ sống khác.
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
2.4.1. Tác động của yếu tố thời tiết, đất đai
– Tính thấm của màng nguyên sinh chất: Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của
điều kiện ngoại cảnh như độ pH của môi trường, ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ
v.v Do tính thấm thay đổi, khả năng xâm nhập của chất độc vào tế bào sinh
vật cũng thay đổi, nói cách khác, lượng thuốc BVTV xâm nhập vào tế bào
sinh vật nhiều ít khác nhau, nên độ độc của thuốc thể hiện không giống nhau.
Đại đa số các thuốc BVTV, trong phạm vi nhiệt độ nhất định (từ 10 –
40
0
C), độ độc của thuốc với sinh vật sẽ tăng khi nhiệt độ tăng. Nhiệt độ cũng
ảnh hưởng mạnh đến độ bền và tuổi thọ của sản phẩm. Nhiệt độ cao làm tăng
độ phân huỷ của thuốc, làm tăng sự lắng đọng của các giọt hay hạt chất độc
trong thuốc dạng lỏng, gây phân lớp ở các thuốc dạng sữa, dạng huyền phù
đậm đặc.
– Độ ẩm không khí và độ ẩm đất: Cũng tác động đến quá trình sinh lý
của sinh vật cũng như độ độc của chất độc. Độ ẩm của không khí và đất đã
làm cho chất độc bị thuỷ phân và hoà tan rồi mới tác động đến dịch hại. Độ
ẩm cũng tạo điều kiện cho thuốc xâm nhập vào cây dễ dàng hơn.
14
Nhưng ngược lại, độ ẩm cũng ảnh hưởng rất mạnh đến lý tính của
thuốc, đặc biệt các thuốc ở thể rắn. Dưới tác dụng của độ ẩm, thuốc dễ bị
đóng vón, khó phân tán và khó hoà tan. Nhiệt và độ ẩm ảnh hưởng nhiều đến
chất lượng của thuốc, nên khi bảo quản nhà sản xuất thường khuyên, thuốc
BVTV phải được cất nơi râm mát để chất lượng thuốc ít bị thay đổi.
– Lượng mưa: vừa phải sẽ làm tăng khả năng hoà tan thuốc trong đất.
Nhưng mưa to, đặc biệt sau khi phun thuốc gặp mưa ngay, thuốc rất dễ bị rửa
trôi, nhất là đối với các thuốc dạng bột, các thuốc chỉ có tác dụng tiếp xúc. Vì
vậy không nên phun thuốc khi trời sắp mưa to.
– Ánh sáng: ảnh hưởng mạnh đến tính thấm của chất nguyên sinh.
Cường độ ánh sáng càng mạnh, làm tăng cường độ thoát hơi nước, tăng khả
năng xâm nhập thuốc vào cây, hiêụ lực của thuốc do vậy càng cao. Nhưng
một số loại thuốc lại dễ bị ánh sáng phân hủy, nhất là ánh sáng tím, do đó
thuốc mau bị giảm hiệu lực. Mặt khác dưới tác động của ánh sáng mạnh,
thuốc dễ xâm nhập vào cây nhanh, dễ gây cháy lá cây.
– Đặc tính lý hoá của đất: Ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu lực của các
loại thuốc phun vào đất. Khi phun thuốc vào đất, thuốc thường bị keo đất hấp
phụ do trong đất có keo và mùn. Hàm lượng keo và mùn càng cao, thuốc càng
bị hấp phụ vào đất, lượng thuốc được sử dụng càng nhiều; nếu không tăng
lượng dùng, hiệu lực của thuốc bị giảm.
– Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong đất: Có thể làm giảm hay tăng
độ độc của thuốc BVTV.
– Độ pH của đất: Có thể phân huỷ trực tiếp thuốc BVTV trong đất và
sự phát triển của vi sinh vật đất. Thông thường, trong môi trường axit thì nấm
phát triển mạnh; còn trong môi trường kiềm vi khuẩn lại phát triển nhanh hơn.
– Thành phần và số lượng các sinh vật sống trong đất: Đặc biệt là các
vi sinh vật có ích cho độ
phì nhiêu của đất, có ảnh hưởng lớn đến sự tồn lưu
của thuốc trong đất. Thuốc trừ sâu, tác
động nhiều đến các loài động vật sống
trong đất. Ngược lại, các loại thuốc trừ bệnh lại tác động mạnh đến các vi sinh
vật sống trong đất. Các thuốc trừ cỏ, tác động không theo một quy luật rõ rệt.
15
Nhiều loài vi sinh vật có trong đất, có khả năng sử dụng thuốc BVTV
làm nguồn dinh dưỡng. Những thuốc BVTV có thể bị các vi sinh vật này phân
huỷ và sự phân huỷ càng tăng khi lượng vi sinh vật có trong đất càng nhiều.
Người ta dễ dàng nhận thấy một quy luật đối với thuốc trừ cỏ.
Dựa vào các ảnh hưởng trên của các yếu tố thời tiết, đât đai, bà con
nông dân phải chú ý thời điểm và tùy vào đặc điểm đất để có phương thức sử
dụng thuốc cho phù hợp.
2.4.2. Tác động của yếu tố điều kiện canh tác
Trong điều kiện, sâu bệnh phát triển với diễn biến khá phức tạp theo
từng năm. Tuy các cơ quan quản lý đã có khuyến cáo để người dân lưu ý và
có cách xử lý kịp thời. Nhưng do thói quen sản xuất và sự bảo thủ trong tư
tưởng, nên nhiều người sử dụng vẫn lặp lại phương thức của những năm cũ.
Khi không thấy hiệu quả lại tự thay đổi bằng cách tăng liều lượng bừa bãi,
lạm dụng thuốc gây nên hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc ở sâu bệnh, dẫn
đến hậu quả khó lường. Hay một bộ phận người dân, do tiết kiệm chi phí sản
xuất, đã tìm mua và sử dụng những chế phẩm thuốc không rõ nguồn gốc, chất
lượng chưa được kiểm định, có thể dẫn đến mất an toàn cho người sử dụng
mà khả năng diệt trừ sâu bệnh lại không hiệu quả… Do đó để đảm bảo hiệu
quả trong sản xuất, cần thực hiện đúng các chỉ đạo của cơ quan khuyến nông
về chủng loại thuốc, thời điểm, phương thức sử dụng…
Mặt khác, cần chuẩn bị điều kiện canh tác tốt, vệ sinh đồng ruộng tốt sẽ
hạn chế được nguồn dịch hại nên giảm được sự gây hại của dịch hại.
2.5. Lịch sử phát triển và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên
thế giới và Việt Nam
2.5.1. Lịch sử phát triển và sử dụng thuốc BVTV trên thế giới
2.5.1.1. Lịch sử phát triển của biện pháp hoá học trên thế giới
Theo PGS.TS.Nguyễn Trần Oánh và cs (2007) [7] Quá trình phát triển
của thuốc BVTV trên thế giới có thể chia thành một số giai đoạn như sau:
16
Giai đoạn 1 (Trước thế kỷ 20): Với trình độ canh tác lạc hậu, các giống
cây trồng có năng suất thấp, tác hại của dịch hại còn chưa lớn. Để bảo vệ cây,
người ta dựa vào các biện pháp canh tác, giống sẵn có. Sự phát triển nông
nghiệp trông chờ vào sự may rủi. Tuy con người đã phát hiện ra cách sử dụng
một số chất hóa học để diệt trừ sâu bệnh như lưu huỳnh trừ bệnh phấn trắng
(1848); lưu huỳnh vôi dùng trừ rệp sáp hại cam (1881); dùng HCN trừ rệp vảy
(1887); aseto asenat đồng dùng trừ sâu hại khoai tây (1889); asenat chì trừ sâu
rừng, sâu ăn quả; hay nửa cuối thế kỷ 19, dùng cacbon disulfua (CS2) để
chống chuột đồng và các ổ rệp hại nho… Nhưng những biện pháp hoá học lúc
này vẫn chưa có một vai trò đáng kể trong sản xuất nông nghiệp.
Giai đoạn 2 (Từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1960): Các thuốc trừ dịch hại
hữu cơ ra đời, làm thay đổi vai trò của biện pháp hoá học trong sản xuất nông
nghiệp. Lúc này người ta cho rằng: Mọi vấn đề BVTV đều có thể giải quyết
bằng thuốc hoá học. Biện pháp hoá học bị khai thác ở mức tối đa, thậm chí
người ta còn hy vọng, nhờ thuốc hoá học để loại trừ hẳn một loài dịch hại
trong một vùng rộng lớn. Từ cuối những năm 1950, những hậu quả xấu của
thuốc BVTV gây ra cho con người, môi sinh và môi trường được phát hiện.
Giai đoạn 3 (những năm 1960 – 1980): Việc lạm dụng thuốc BVTV đã
để lại những hậu quả rất xấu cho môi sinh môi trường dẫn đến tình trạng
nhiều chương trình phòng chống dịch hại của nhiều quốc gia và các tổ chức
quốc tế dựa vào thuốc hoá học đã bị sụp đổ; tư tưởng sợ hãi, không dám dùng
thuốc BVTV xuất hiện.
Giai đoạn 4 (từ những năm 1980 đến nay): Vấn đề bảo vệ môi trường
được quan tâm hơn bao giờ hết. Nhiều loại thuốc BVTV mới, trong đó có
nhiều thuốc trừ sâu bệnh sinh học, có hiệu quả cao với dịch hại, nhưng an
toàn với môi trường ra đời. Vai trò của biện pháp hoá học đã được thừa nhận,
tư tưởng sợ thuốc BVTV cũng bớt dần, quan điểm phòng trừ tổng hợp được
phổ biến rộng rãi.
17
2.5.1.2. Tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV trên thế gi
ớ
i
Mặc dù sự phát triển của biện pháp hoá học có nhiều lúc thăng trầm,
song tổng giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới và số hoạt chất tăng lên
không ngừng, số chủng loại ngày càng phong phú. Nhiều thuốc mới và dạng
thuốc mới an toàn hơn với môi sinh môi trường liên tục xuất hiện.
Trong 10 năm gần đây tổng lượng thuốc BVTV tiêu thụ có xu hướng
giảm, nhưng giá trị của thuốc tăng không ngừng. Nguyên nhân là cơ cấu
thuốc thay đổi, nhiều loại thuốc cũ, giá rẻ, dùng với lượng lớn, độc với môi
sinh môi trường được thay thế dần bằng các loại thuốc mới hiệu quả, an toàn
và dùng với lượng ít hơn, nhưng lại có giá thành cao. Tuy vậy, mức đầu tư về
thuốc BVTV và cơ cấu tiêu thụ các nhóm thuốc tuỳ thuộc trình độ phát triển
và đặc điểm canh tác của từng nước.
Sản lượng thuốc BVTV sản xuất và tiêu thụ hàng năm lên tới hàng triệu
tấn, tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới năm 1992 là 22,4 tỷ USD, tăng 27,8 tỷ
USD năm 1998 và đạt 29,2 tỷ USD năm 2000. Trong chục năm trở lại đây do
quá trình thâm canh tăng vụ, mức độ sâu hại ra tăng kéo theo nhu cầu sử dụng
thuốc BVTV cũng tăng theo (Chu Thị Thơm và cs, 2006) [4]
Ngày nay trên thế giới khuyến khích dùng các biện pháp sinh học và
các biện pháp phòng trừ dịch tổng hợp để bảo vệ cây trồng nhằm hạn chế sử
dụng các loại thuốc BVTV có hại cho môi trường. Các thuốc trừ sâu vi sinh
như các chế phẩm của: Bacilus thuringiensis (BT), Nosema locustae và
heliothis nuclear polyhedrosis virus (NPV) đang được sử dụng ngày một rộng
rãi vì tính chọn lọc cao và khả năng ít gây hại cho môi trường của nó.
2.5.2. Lịch sử phát triển của biện pháp hoá học, tình hình sản xuất và sử
dụng thuốc BVTV ở Việt nam
Theo PGS.TS.Nguyễn Trần Oánh và cộng sự (2007) [7], có thể chia
thành ba giai đoạn như sau:
Giai đoạn trước năm 1957: Biện pháp hoá học hầu như không có vị trí
trong sản xuất nông nghiệp. Một lượng rất nhỏ sunfat đồng được dùng ở một
18
số đồn điền do Pháp quản lý để trừ bệnh rỉ sắt cà phê và bệnh chảy mủ cao su
và một ít DDT được dùng để trừ sâu hại rau.
Việc thành lập Tổ Hoá BVTV (1/1956) của Viện Khảo cứu trồng trọt
đã đánh dấu sự ra đời của ngành Hoá BVTV ở Việt nam. Thuốc BVTV được
dùng lần đầu trong sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc là trừ sâu gai, sâu cuốn
lá lớn bùng phát ở Hưng yên (vụ đông xuân 1956 – 1957). Ở miền Nam,
thuốc BVTV được sử dụng từ 1962.
Giai đoạn từ 1957 – 1990: Thời kỳ bao cấp, việc nhập khẩu, quản lý và
phân phối thuốc do nhà nước độc quyền thực hiện. Nhà nước nhập rồi trực
tiếp phân phối thuốc cho các tỉnh theo giá bao cấp, rồi qua HTX nông nghiệp
đến tay xã viên để phòng trị dịch hại. Lượng thuốc BVTV dùng không nhiều,
khoảng 15000 tấn thành phẩm/năm với khoảng 20 chủng loại thuốc trừ sâu
(chủ yếu) và thuốc trừ bệnh. Đa phần là các thuốc có độ tồn lưu lâu trong môi
trường hay có độ độc cao.
Giai đoạn từ 1990 đến nay: Thị trường thuốc BVTV đã thay đổi cơ
bản: nền kinh tế từ tập trung bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường. Nguồn
hàng phong phú, nhiều chủng loại được cung ứng kịp thời, nông dân có điều
kiện lựa chọn thuốc, giá cả khá ổn định có lợi cho nông dân. Lượng thuốc
BVTV tiêu thụ qua các năm đều tăng. Nhiều loại thuốc mới và các dạng thuốc
mới, hiệu quả hơn, an toàn hơn với môi trường được nhập. Một mạng lưới
phân phối thuốc BVTV rộng khắp cả nước đã hình thành, việc cung ứng
thuốc đến nông dân rất thuận lợi. Công tác quản lý thuốc BVTV được chú ý
đặc biệt và đạt được hiệu quả khích lệ.
Theo cục BVTV (2012), trong giai đoạn 1981 – 1986 số lượng thuốc
BVTV được sử dụng là 6,5 – 9 nghìn tấn thương phẩm, tăng lên 20 – 30
nghìn tấn trong giai đoạn 1991 – 2000 và từ 36 – 75,8 nghìn tấn trong giai
đoạn 2001 – 2010. Lượng chất tính theo đầu diện tích canh tác (kg/ha) cũng
tăng từ 0,3 kg (1981 – 1986) lên 1,24 – 2,54 kg (2001 – 2010). Số loại thuốc
BVTV cũng tăng nhanh, lượng thuốc BVTV được phép sử dụng năm 2012 là
1418 hoạt chất với 3520 tên thương phẩm (VINANET,2013)[13]
19
Bảng 2.2. Số liệu thống kê sơ bộ của tổng cục hải quan về thị trường nhập
khẩu thuốc BVTV 10 tháng năm 2013 – ĐVT: USD
Thị trường
KNNK
11T/2013
KNNK
11T/2013
Tốc độ tăng
trưởng (%)
Tổng KNNK 695.526.448 626.650.202 19,99
Trung Quốc 346.282.514 288.888.561 19,87
Xingapo 57.705.246 55.974.043 3,09
Đức 41.343.592 32.724.362 26,34
Ấn Độ 40.240.427 34.78.496 15,69
Thái Lan 36.104.556 28.089.365 28,53
Anh 35.397.351 41.401.190 –14,50
Nhật Bản 28.976.291 27.212.963 6,48
Hàn Quốc 24.477.173 26.106.079 –6,24
Pháp 17.936.784 16.698.178 7,42
Indonesia 12.004.093 11.566.406 3,78
Hoa Kỳ 10.386.337 11.654.433 –10,88
Malaixia 6.802.595 6.775.291 0,40
Đài Loan 5.626.950 4.302.505 30,78
Thụy Sỹ 4.386.888 10.077.102 –56,47
Bỉ 3.826.431 4.597.956 –16,78
Ghi chú: KNNK (Kim nghạch nhập khẩu)
(Nguồn:
VINANET,2013
)[13]
Việt Nam nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu từ 15 thị trường trên
thế giới, trong số đó thì Trung Quốc là thị trường chính, chiếm gần 50%, đạt
kim ngạch 313 triệu USD, tăng 22,88% so với cùng kỳ. Đứng thứ hai về kim
ngạch là thị trường Singapo, tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này
lại có tốc độ giảm, giảm 0,44% với kim ngạch là 48,9 triệu USD. Ngoài hai
thị trường chính kể trên, thì Việt Nam còn nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên
liệu từ các thị trường như Đức, Ấn Độ, Anh, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc.