Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học " Cơ chế thăng tiến : lý giải về động lực tăng trưởng của Trung Quốc thời kỳ cải cách mở cửa " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.64 KB, 19 trang )

Phạm sĩ thành


Nghiên cứu Trung Quốc

số 1(89) - 2009

26










TS. phạm sĩ thành
Đại học KHXH và Nhân văn


o với các nớc có nền kinh tế
chuyển đổi, có thể nhận thấy
trong thời gian 30 năm qua,
Trung Quốc đã đạt đợc những chuyển
biến vô cùng mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực.
Đặc biệt, với tốc độ tăng trởng kinh tế
trung bình đạt 10% kể từ thập niên 90
đến nay, thực tiễn cải cách kinh tế ở
Trung Quốc đã đóng góp cho thế giới


những kinh nghiệm và lý thuyết chuyển
đổi quý báu. Vậy những nguyên nhân
nào đã tạo nên sự tăng trởng đợc coi là
"thần kỳ" này?
Theo lý thuyết kinh tế học chính
thống, sự tăng trởng kinh tế của một
quốc gia đợc hình thành bởi các nhân tố
nh K (t bản), L (lao động) và kỹ thuật.
Nếu theo lý thuyết này, sự tăng trởng
kinh tế của Trung Quốc trở thành một
"câu đố" với nhiều nhà kinh tế, bởi không
khó để nhận ra rằng xét cả về t bản,
nguồn vốn con ngời và khoa học kỹ
thuật, Trung Quốc khi tiến hành cải cách
mở cửa năm 1978 luôn phải đối diện với
nhiều khó khăn và thể hiện sự yếu kém,
thiếu thốn ở các lĩnh vực này. Do vậy, chỉ
đơn thuần sử dụng lý thuyết tăng trởng
chính thống khó có thể giải thích về
"hiện tợng" Trung Quốc. Cùng với sự
hình thành và phát triển của trờng phái
Tân kinh tế học Định chế (New
Institutional Economics), các nhà kinh tế
học ngày càng có nhiều hơn những công
cụ lý thuyết và mô hình để giải thích sự
tăng trởng kinh tế của một quốc gia.
Theo các lý thuyết của Tân kinh tế học
Định chế, sự tăng trởng không chỉ đơn
thuần bao gồm các yêu tố t bản, lao
động và kỹ thuật, mà quan trọng hơn, có

vai trò then chốt hơn cả là các thể
S

Cơ chế thăng tiến:
Nghiên cứu Trung Quốc

số 1(89) - 2009

27

chế/định chế/chế độ (institution) (W.
Kasper et al., 2000). Chẳng hạn, những
nghiên cứu của Shleifer (1993), La Porta
và các đồng nghiệp (1998) chỉ ra rằng,
chế độ t pháp của một quốc gia có ảnh
hởng rõ rệt đến sự phát triển của thị
trờng tài chính và nền kinh tế, ngoài ra,
kết cấu của chính phủ cùng với quyền lực
chịu ớc thúc đều có ảnh hởng đến sự
tăng trởng của kinh tế. Tuy nhiên, ngay
cả việc sử dụng những lý thuyết mới này
để lý giải sự tăng trởng của kinh tế
Trung Quốc cũng khiến các nhà kinh tế
vấp phải nhiều khó khăn. Bởi lẽ, thực
tiễn Trung Quốc cho thấy, trình độ phát
triển của hệ thống t pháp, sự hợp lý về
mặt cơ cấu của bộ máy công quyền, đặc
biệt là sự bảo hộ của luật pháp đối với các
quyền về tài sản (property rights) cá
nhân đều tơng đối yếu kém (Allen et al.,

2005; Stiglitz, 1994). Thậm chí, Trung
Quốc cho đến năm 2007 mới xây dựng
đợc bộ luật bảo hộ tài sản cá nhân (


)
(1)
. Cùng với sự phát triển của lý
thuyết về "Sự thay đổi thể chế" (Theory
of Institutional Change), D. C. North
đã chỉ ra rằng kỹ thuật và nguồn vốn
con ngời là sự thể hiện của tăng
trởng kinh tế chứ không phải là
nguồn gốc của tăng trởng kinh tế (D.
C. North et al., 1973). Điều đó có nghĩa
những yếu tố vốn đợc coi là nguồn gốc
của tăng trởng nay trở thành hiện
thân/sản phẩm của sự tăng trởng. Điều
này buộc chúng ta phải tìm hiểu về sự
tăng trởng nền kinh tế và sự chuyển
biến của thể chế/định chế ở các nguyên
nhân bản chất và sâu xa hơn. Xuất
phát từ lý do đó, bài viết này chủ yếu sử
dụng các lý thuyết của Kinh tế học
Thông tin nh: lý thuyết về ủy thác - đại
diện (Theory of Agency); mô hình Bại
hoại đạo đức (Moral hazard Model), v.v
để tìm hiểu về cơ chế khích lệ mà chính
quyền trung ơng Trung Quốc đã sử
dụng, phân tích hành vi của chính quyền

địa phơng dới tác động của cơ chế đó,
và chỉ ra ảnh hởng của các hành vi này
đối với sự tăng trởng kinh tế.
1. Lý thuyết chung về Kinh tế học
Thông tin
Xung quanh vấn đề vì sao thể chế
kinh tế kế hoạch ở các nớc xã hội chủ
nghĩa lại vận hành kém hiệu quả, các
nhà kinh tế học nổi tiếng thế giới đã triển
khai nhiều đợt tranh luận sôi nổi (Ngô
Kính Liên, 2004). Trong đó, có thể kể đến
những phê phán xuất sắc của L.von
Misses (1881 - 1973), F. von Hayek (1899
- 1992) hay những phản biện của các nhà
kinh tế bênh vực cho kinh tế kế hoạch
nh M. Dobb (1900 - 1976), M. Taylor
(1855 - 1932), P. Lerner (1903 - 1982) và
O. Lange (1904 - 1965). Những tranh
luận của các nhà kinh tế nêu trên chủ
yếu xoay quanh vấn đề chính phủ có thể
thay thế thị trờng để cung cấp tín hiệu
quan trọng bậc nhất (là giá cả) trong việc
điều phối và phân bổ các nguồn lực hay
không? Câu trả lời của các nhà phê phán
kinh tế kế hoạch hiển nhiên mang tính
phủ định. Bởi lẽ, để có thể quyết định
Phạm sĩ thành


Nghiên cứu Trung Quốc


số 1(89) - 2009

28

đợc mức giá của hàng ngàn, thậm chí
nhiều hơn thế các hàng hóa, chính phủ
cần phải nắm bắt lợng thông tin khổng
lồ về cung và cầu của hàng hóa đó. Đây
là việc mà không chính phủ (hay bất kỳ
cơ quan hành chính) nào có thể đảm
đơng. Thiếu thông tin là lý do nổi trội
nhất (nhng không phải là lý do duy
nhất) khiến cho trong thể chế kinh tế kế
hoạch hầu hết các nguồn lực phục vụ sản
xuất và tiêu dùng đều bị phân bổ kém
hiệu quả (Ngô Kính Liên, 2004). F. von
Hayek trong hàng loạt tác phẩm kinh
điển của mình đã chỉ rõ tính u việt của
việc trao cho các đơn vị/tổ chức cấp cơ sở
quyền ra quyết sách, bởi lẽ các tổ chức
này có u thế về thông tin:
Nếu chúng ta nhất trí thì vấn đề
kinh tế chủ yếu của xã hội là làm sao để
nhanh chóng thích ứng/thích nghi với
thời gian và địa điểm đặc biệt nào đó
Nh vậy, các quyết sách cuối cùng phải
do những ngời - những ai thông thuộc
với những tình hình này, trực tiếp hiểu
biết về những thay đổi, đồng thời cũng là

ngời biết đợc các nguồn lực nào có thể
nhanh chóng thỏa mãn yêu cầu của họ -
tự quyết định. Chúng ta không thể hy
vọng giải quyết vấn đề này bằng cách
trớc khi xuất hiện những thay đổi bất
chợt, lại có thể truyền toàn bộ thông tin
đến một bộ ngành hoặc cơ quan trung
ơng toàn năng nào đó để tổ chức này ra
quyết sách. Chúng ta bắt buộc phải giải
quyết bằng cách phân tán hóa quyền
lực
(2)
.
Những tranh luận nêu trên đã đề cập
đến một vấn đề tồn tại phổ biến trong đời
sống hiện đại: vấn đề ủy thác - đại diện.
Theo lý thuyết ủy thác - đại diện, chính
quyền và quan chức ở cấp cao hơn là bên
ủy thác, ở vào thế bị động, thế yếu trong
việc nắm bắt thông tin (

),
còn chính quyền và quan chức ở cấp thấp
hơn là bên đại diện, ở vào thế chủ động
và nắm u thế trong việc thu thập thông
tin (

). Đặc tính này cho
thấy giữa bên ủy thác và bên đại diện tồn
tại mối quan hệ thông tin bất cân

xứng (asymmetric information). Chính
tính bất cân xứng đó khiến quan hệ ủy
thác - đại diện luôn tồn tại một chi phí
đại diện (agency cost) (Jensen, Meckling,
1976)
(3)
. Một cơ chế/thể chế ủy thác - đại
diện vận hành hiệu quả nhất là cơ
chế/thể chế giảm đợc chi phí này xuống
mức thấp nhất trong các điều kiện ràng
buộc cho trớc. Suy rộng ra, trong mối
quan hệ giữa chính quyền trung ơng và
chính quyền địa phơng, điều quan trọng
là làm sao để chính quyền trung ơng có
thể khiến hành vi của chính quyền địa
phơng đạt đợc hiệu quả cao với một chi
phí đại diện thấp.
Từ đây, Kinh tế học Thông tin đặt ra
vấn đề thứ hai, vấn đề khích lệ
(incentives). Làm thế nào để bên đại diện
thực hiện nhiều nhất các hành vi phù
hợp với mong muốn hoặc yêu cầu định
trớc của bên ủy thác? Làm thế nào để
lợi ích của bên đại diện không phải hình
thành từ thiệt hại của bên ủy thác? Câu
Cơ chế thăng tiến:
Nghiên cứu Trung Quốc

số 1(89) - 2009


29

trả lời là, với các mục tiêu đã đợc xác
định trớc (ví dụ nh chỉ tiêu tăng
trởng hàng năm, chỉ tiêu việc làm tạo ra
hàng năm, chỉ tiêu về nguồn thu từ xuất
khẩu, v.v ), chính quyền trung ơng cần
phải tìm đợc những phơng thức khích
lệ tối u để khuyến khích chính quyền
cấp cơ sở
(4)
. Đặc biệt, quyền lực trong tay
giới quan chức nếu không đợc sử dụng
một cách chính đáng hoặc nếu thiếu các
cơ chế kiểm soát - ớc thúc chặt chẽ sẽ
dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho
xã hội. Bởi nhà nớc có những quyền lực
đặc thù mang tính ớc thúc cao đối với
mọi công dân mà không một dạng tổ chức
xã hội nào có thể có đợc (thông qua hình
thức lập pháp), nên khi những quyền lực
pháp định ấy bị bóp méo có thể biến nhà
nớc từ "bàn tay trợ giúp" trở thành "bàn
tay cớp đoạt" (Frye, Shleifer, 1993). Đối
với Trung Quốc, việc khích lệ quan chức
cấp dới hành động phù hợp với những
chính sách của trung ơng và việc kiểm
soát quyền lực của họ đặc biệt quan
trọng. Bởi lẽ, trớc hết, do ảnh hởng của
truyền thống văn hóa, trong đó luật pháp

không thực sự tạo nên đợc sự ớc thúc
có hiệu quả và liên tục lên mọi công dân,
cộng thêm ảnh hởng của thể chế kinh tế
kế hoạch, cho đến nay, quyền lực hành
chính vẫn là dạng quyền lực có sức ảnh
hởng mạnh mẽ và ít chịu ớc thúc
(Châu Lê An, 2007). Mặc dù quá trình
chuyển đổi nền kinh tế đã phần nào làm
thay đổi phơng thức và các công cụ
chính phủ có thể sử dụng để phân bổ các
nguồn lực, nhng khả năng chi phối của
chính quyền các cấp đến các nguồn lực
kinh tế quan trọng (nh đất đai, vốn vay,
chính sách ngành kinh tế) vẫn còn rất
lớn. Thứ hai, phơng thức quản lý hành
chính theo kiểu khoanh vùng phân cấp
đợc thực hiện trong một thời gian dài
khiến giới quan chức hầu nh không
phải đối diện với sự giám sát và ớc thúc
theo chiều ngang. Chẳng hạn, đối tợng
trực tiếp đợc nhận các dịch vụ của chính
phủ nh công dân và doanh nghiệp lại
không thể trực tiếp tác động đến việc bổ
nhiệm hoặc bãi nhiệm quan chức chính
phủ (Châu Lê An, 2007). Mặc dù, đây
mới thực sự là những đối tợng nắm đợc
nhiều thông tin nhất để giám sát và
đánh giá năng lực của quan chức địa
phơng. Do đó, việc quản lý quan chức
cấp khu vực phụ thuộc vào cơ quan

hành chính cấp cao hơn. Mô hình
"cạnh tranh hàng ngang, kiểm soát hàng
dọc" khiến cho việc kiềm chế và khích lệ
quan chức cấp cơ sở trở thành then chốt
của vấn đề quản trị chính quyền
(5)
.
2. Cơ chế thăng tiến: mô hình và đặc
tính
Cơ chế thăng tiến đợc áp dụng ở
Trung Quốc từ cải cách đến nay là cơ chế
theo mô hình cạnh tranh giành "cúp vô
địch chính trị" (political tournaments/


). Kết cấu của bộ máy hành
chính là hình kim tự tháp. Cơ chế thăng
tiến cho phép quan chức cấp cơ sở dựa
vào thành tích tốt của mình có thể nắm
Phạm sĩ thành


Nghiên cứu Trung Quốc

số 1(89) - 2009

30

giữ các vị trí quan trọng hơn ở cấp trên,
cứ nh vậy cho đến tận cấp cao nhất. Tuy

nhiên, để lên đợc vị trí lãnh đạo ở cấp
cao hơn, quan chức cấp cơ sở phải cạnh
tranh với nhiều quan chức địa phơng
khác. Trong sự cạnh tranh này, để cơ chế
thăng tiến phát huy tác dụng, chính
quyền trung ơng cần xếp loại các nhóm
cạnh tranh tơng ứng. Chẳng hạn, khi
chỉ tiêu tăng trởng GDP đợc sử dụng
làm tiêu chí bình xét thăng tiến thì
không phải tất cả các địa phơng ở cùng
một cấp đều là đối thủ cạnh tranh của
nhau. Nếu cạnh tranh theo tiêu chuẩn
này thì quan chức ở các địa phơng có
điều kiện tốt sẽ không cần tốn nhiều
công sức vẫn có lợi thế lớn, trong khi
quan chức ở những nơi điều kiện khó
khăn sẽ không còn tích cực tham gia vào
quá trình cạnh tranh. Ngoài ra, do chức
vụ thăng tiến cố định và có hạn, nên khi
số lợng quan chức tham gia cạnh tranh
càng nhiều, tỷ lệ chiến thắng càng thấp,
tính tích cực của các bên tham gia càng
giảm, do đó, trong quá trình vận hành
của cơ chế thăng tiến, quy mô cạnh tranh
cũng bị khống chế rất chặt chẽ.
Những lợi ích của việc áp dụng cơ chế
thăng tiến nếu xét từ góc độ Kinh tế học
Khích lệ bao gồm:
Thứ nhất, cơ chế thăng tiến là một cơ
chế có chi phí thấp - thu lợi cao.

Malcomson (1984) chỉ ra rằng, u thế
của cơ chế cạnh tranh theo mô hình
giành cúp vô địch chính trị là việc đề bạt,
bổ nhiệm những ngời chiến thắng trong
cuộc đua đó không đòi hỏi "ban tổ chức"
phải tiêu hao nhiều nguồn lực. Vị trí
("ghế") để thăng tiến - đồng thời cũng là
"cúp" của ngời tham gia cạnh tranh - là
cố định và có từ trớc khi quá trình cạnh
tranh bắt đầu. Khi vị trí đó khuyết ngời
hoặc mãn nhiệm thì bất luận thế nào
cũng cần có một ngời mới đảm nhận vị
trí còn bỏ trống đó. Do vậy, sau khi
đã chọn ra đợc ngời chiến thắng trong
quá trình cạnh tranh, ngời ủy thác
(chính quyền và quan chức cấp cao hơn)
không xuất hiện động cơ khiến họ
muốn thay đổi lời hứa) trớc đấy. Vấn đề
mà ngời ủy thác quan tâm chỉ là tìm ra
một cơ chế để bên đại diện bộc lộ nhiều
nhất những thông tin thật về tố chất,
năng lực cá nhân để có thể chọn "đúng"
ngời hơn cả.
Thứ hai, cơ chế này sử dụng phơng
pháp đánh giá thành tích tơng đối. Với
việc Đặng Tiểu Bình chuyển trọng tâm
công tác của chính phủ từ đấu tranh giai
cấp sang "một trung tâm" là phát triển
kinh tế (với khẩu hiệu "cải cách là chân
lý bất di bất dịch), nhiệm vụ phát triển

kinh tế đơng nhiên trở thành mối quan
tâm hàng đầu của toàn Trung Quốc.
Phơng thức khích lệ bằng cơ chế thăng
tiến do vậy cũng gắn sự thăng tiến về địa
vị chính trị của quan chức với thành tích
kinh tế của địa phơng. Đồng thời khi
khảo hạch thành tích thì sử dụng phơng
pháp đánh giá thành tích tơng đối
(Châu Lê An et al., 2005). Theo Lý thuyết
Cơ chế thăng tiến:
Nghiên cứu Trung Quốc

số 1(89) - 2009

31

ủy thác - đại diện, phơng thức so sánh
tơng đối cho phép bên ủy thác loại bỏ
đợc các nhân tố chung "gây nhiễu"
trong quá trình đánh giá cùng lúc về
nhiều bên đại diện khác nhau (Lazear,
Rosen, 1981). Chẳng hạn các nhân tố đặc
thù của một tỉnh (nh quan hệ đối ngoại
rộng rãi với bên ngoài, có thành phần
kinh tế t nhân giàu có và năng động,
v.v ) đều có thể ảnh hởng đến tính
tăng trởng liên tục của GDP tỉnh đó.
Nhng nếu lấy thành tích phát triển
kinh tế của quan chức hiện tại với quan
chức đã mãn nhiệm của tỉnh đó, lấy đây

làm cơ sở xét thăng tiến thì sẽ tránh đợc
ảnh hởng của các nhân tố đặc thù nêu
trên. Tơng tự nh vậy, thành tích kinh
tế của các tỉnh khác nhau đều có thể bị
chi phối bởi các nhân tố chung nh chính
sách kinh tế vĩ mô, nếu dùng thành tích
của quan chức địa phơng so sánh với chỉ
số trung bình của cả nớc có thể loại bỏ
đợc tác động của chính sách kinh tế vĩ
mô.
Thứ ba, chỉ số/chỉ tiêu để đánh giá
khá rõ ràng, các bên tham gia cạnh tranh
đều có thể trực tiếp quan sát đợc thành
tích tơng đối của đối thủ, từ đó đối chiếu
xem chính quyền cấp trên có thực hiện
lời hứa hay không. Nếu quan chức cấp
trên xét việc bổ nhiệm hoàn toàn dựa vào
cảm giác chủ quan (tình cảm cá nhân)
hoặc dựa vào các chỉ tiêu đánh giá mơ hồ
(nh "có đợc lòng dân hay không", v.v )
thì tác dụng khích lệ với quan chức cấp
cơ sở sẽ suy giảm đáng kể. Mỗi quan chức
cấp cơ sở đều phải cùng lúc đảm trách
nhiều nhiệm vụ mà chính quyền cấp trên
giao phó (nh phát triển kinh tế, ổn định
trật tự, tạo việc làm, thu hút vốn đầu t
nớc ngoài, xây dựng mạng lới an sinh
xã hội, v.v ). Nếu cơ chế thăng tiến đợc
bình xét dựa trên một hệ đa chỉ tiêu,
tức áp dụng phơng thức khích lệ yếu

(

)
(6)
tách cơ chế thăng tiến
khỏi các chỉ tiêu có thể "quan sát" đợc
thì kết quả cuối cùng rất có thể là biến
quyền tự do quyết sách trong tay chính
quyền địa phơng trở thành một thứ đặc
quyền "đặt tô - tìm tô" (rent-
arrangement/

rent-seeking/

)
hoặc khiến quan chức mất hết tính tích
cực, động cơ làm việc. Ngợc lại, với t
cách là một hình thức khích lệ mạnh
(high-powered incentives), việc lấy "tăng
trởng kinh tế" làm chỉ tiêu đánh giá
giúp cho quan chức địa phơng có thể tập
trung vào những mục tiêu rõ ràng. Tuy
nhiên, nh lý thuyết ủy thác - đại diện
đa nhiệm vụ (Theory of Multi-Task
Principal Agent) đã chỉ ra, nếu việc đặt
ra các cơ chế khích lệ chỉ dựa trên một số
các nhiệm vụ có thể quan sát đợc, thì nó
sẽ dễ khiến bên đại diện chỉ tập trung
vào các nhiệm vụ đó mà sao nhãng các
nhiệm vụ không kém phần quan trọng

khác (nhng không trực tiếp tạo ra tác
dụng khích lệ) (Holmstrom, Milgrom,
1991).
Các đặc tính của thể chế thăng tiến
theo mô hình giành "cúp vô địch" ở Trung
Quốc chủ yếu bao gồm:
Phạm sĩ thành


Nghiên cứu Trung Quốc

số 1(89) - 2009

32

Cơ chế khích lệ có độ tin cậy cao.
Tiền Dĩnh Nhất (2003) trong các phân
tích của mình về tính tiêu cực của thể
chế tập quyền, đặc biệt là các quốc gia có
truyền thống ngời đứng đầu có quyền
lực tuyệt đối nh Trung Quốc, luôn tồn
tại một hạn chế cố hữu là tính thiếu ổn
định của các lời hứa): tổ chức hay cá
nhân nào có thể quyết định khích lệ thì
cũng có quyền lập tức thu hồi quyết định
đó, việc khích lệ hay xử phạt đều thiếu
một cơ chế đánh giá minh bạch. Chính
điều này khiến cơ chế khích lệ và ớc
thúc không thể vận hành một cách bình
thờng, thậm chí phản tác dụng. Ngay cả

khi áp dụng mô thức phân quyền, thì
không gian dao động của các chính sách
(lời hứa) giữa trung ơng với địa phơng
vẫn rất lớn. Điển hình là thực tiễn cải
cách phân quyền trong lĩnh vực tài
chính và thuế. Các nghiên cứu uy tín
trong lĩnh vực này đều chỉ ra rằng, cơ chế
phân quyền tài chính và cải cách thuế
theo chế độ phân cấp (

) giữa
trung ơng với địa phơng không hề phát
huy tác dụng khích lệ lớn và ổn định nh
những nhận định ban đầu (Trần Kháng
et al, 2002; Frye, Shleifer, 1997; Trơng
Yến et al., 2005; Phụ Dũng et al, 2007;
Wong et al.,1995; Wong et al., 2003).
Chính quyền trung ơng nếu không phải
liên tục điều chỉnh mức phân chia với địa
phơng để mở rộng nguồn thu của mình
thì cũng đặt ra nhiều thể chế/định chế
hoặc chính sách khác để bào mòn nguồn
thu này của chính quyền địa phơng
(Wong et al., 2003)
(7)
. Cơ chế thăng tiến
với hệ thống chỉ tiêu đánh giá có tính
minh bạch cao khiến nó trở thành một
cơ chế khích lệ có độ ổn định cao và đáng
tin cậy.

Bao gồm cả "khích lệ" và "kiểm
soát". Đối với quan chức trong bộ máy
công quyền, việc duy trì đợc địa vị đang
có và có cơ hội thăng tiến lên cấp cao hơn
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ, ở
Trung Quốc, quyền lực quyết định danh
vọng và thậm chí là cả tiền tài của cá
nhân. Khi giới quan chức còn quyền lực,
họ có nhiều lợi ích. Những lợi ích này có
thể gồm những lợi ích chính đáng nh
danh vọng, sự kính trọng, thu nhập hợp
pháp và "năng lực chống lại việc bị kiểm
soát" (

), cũng có thể là các
khoản thu nhập bất hợp pháp hình
thành từ việc "đặt tô" (rent-arrangement/

). Việc quan chức sử dụng quyền lực
để tìm kiếm loại lợi ích nào không chỉ
phụ thuộc vào tố chất đạo đức cá nhân,
mà phần lớn phụ thuộc vào khả năng
kiểm soát và ớc thúc của các cơ quan
giám sát. Vận dụng các khái niệm của Lý
thuyết về quyền tài sản (Theory of
Property Rights) nh "quyền chiếm dụng
thặng d" (residual claim) và "quyền
khống chế thặng d" (residual rights of
control)
(8)

, chúng ta có thể nhận thấy sở
dĩ giới quan chức coi trọng và khát vọng
nắm đợc quyền lực, cũng nh muốn
thăng tiến lên các cấp hành chính cao
hơn là bởi thể chế hành chính phân
quyền không trao cho giới quan chức
Cơ chế thăng tiến:
Nghiên cứu Trung Quốc

số 1(89) - 2009

33

các "quyền chiếm dụng thặng d" mà chủ
yếu chỉ có "quyền khống chế thặng d"
(9)
.
Rõ ràng, khi nguồn lợi khổng lồ từ tăng
trởng kinh tế hoặc ổn định xã hội không
thể biến thành "thu nhập cá nhân" dới
bất cứ hình thức nào, thì việc nắm lấy
các quyền quyết sách (quyền định đoạt)
trở thành lực hấp dẫn mạnh nhất đối với
quan chức cấp cơ sở. Một khi mất đi
quyền lực, giới quan chức sẽ "mất sạch"
(Trơng Duy Nghinh)
(10)
. Đó là lí do lí
giải vì sao đối với giới quan chức, việc sở
hữu các quyền lực lại có sức hấp dẫn đặc

biệt, cũng nh tại sao việc vơn lên các
cấp cao hơn để nắm nhiều quyền "khống
chế thặng d" hơn lại có thể tạo ra sự
"khích lệ dơng" (

)
(11)
. Thậm
chí, một số nhà kinh tế cho rằng, tác
dụng khích lệ của cơ chế thăng tiến ở
Trung Quốc còn mạnh hơn tác dụng
khích lệ của cơ chế bầu cử vào các cơ
quan công quyền ở phơng Tây
(12)
. Tính
chính xác của luận điểm này còn cần
kiểm nghiệm, nhng rõ ràng tác dụng
khích lệ của cơ chế thăng tiến ở Trung
Quốc đối với việc để quan chức cơ sở
"cung cấp thông tin thật" về năng lực bản
thân là không thể nghi ngờ. Với việc cơ
chế đánh giá năng lực của bộ máy công
quyền chuyển từ đơn thuần dựa vào
thành tích chính trị sang việc đánh giá
tổng hợp tố chất cá nhân với hiệu quả
kinh tế của địa phơng (Châu Lê An,
2007), cơ chế thăng tiến với t cách một
cơ chế so sánh/khảo hạch tơng đối
đã thực hiện gắn sự thăng tiến của cá
nhân với thành tích tăng trởng kinh tế

của địa phơng. Cơ chế này khích lệ
quan chức địa phơng dốc sức phát triển
kinh tế của địa phơng mình, lấy đó làm
cơ sở để cạnh tranh với quan chức của các
địa phơng khác để giành đợc cơ hội
thăng tiến cuối cùng. Con đờng làm
chính trị ở Trung Quốc do đặc tính lãnh
đạo tập quyền trong Đảng và u thế
tuyệt đối của đảng cầm quyền khiến nó
mang đậm hiệu ứng "khóa chặt" (lock-in)
đối với bất cứ ai bớc vào. Điều này có
nghĩa là, trừ khi một cá nhân không
muốn tiếp tục hoạt động chính trị, nếu
không, để có đợc các thành tích chính
trị tốt hơn, có độ thỏa dụng cao hơn đối
với bản thân thì cá nhân đó bắt buộc phải
tìm cách thăng tiến chứ không thể lựa
chọn thành lập hay tham gia vào các
đảng phái đối lập với đảng cầm quyền
nh thể chế chính trị đa đảng ở nhiều
quốc gia khác. Hiệu quả mà hiệu ứng
"khóa chặt" này tạo ra rất giống với
những gì mà chế độ làm việc suốt đời (


) trong các công ty Nhật Bản
tạo ra đối với công nhân viên chức trong
công ty. Do hầu hết các công ty lớn của
Nhật đều áp dụng chế độ làm việc suốt
đời, nên việc một viên chức tự động xin

chuyển sang làm ở công ty khác sẽ bị thị
trờng lao động bên ngoài coi là một tín
hiệu xấu (ví dụ năng lực của cá nhân đó
không đủ nên bị công ty cũ sa thải hay có
vấn đề về đạo đức, v.v ), điều này khiến
công nhân viên chức của công ty không
có tính lu động cao, và họ buộc phải tìm
Phạm sĩ thành


Nghiên cứu Trung Quốc

số 1(89) - 2009

34

kiếm các cơ hội thăng tiến bên trong công
ty (Aoki, 1988). Do vậy, việc tồn tại một
cơ hội thăng tiến đáng tin cậy đã tạo ra
động lực/động cơ để quan chức cấp cơ sở
chấp hành các quyết sách của cấp trên.
Động lực này chính là tác dụng khích lệ
của cơ chế thăng tiến: làm tốt sẽ đợc
thăng tiến.
Giống nh cách giải quyết mối quan
hệ ủy thác - đại diện mà chủ sở hữu áp
dụng với đội ngũ giám đốc trong công ty,
để khích lệ quan chức cấp cơ sở, chính
quyền trung ơng cũng kí với "ngời đại
diện" của mình những "hợp đồng" mang

tính khích lệ (

). Đó là các
quyết định bổ nhiệm. Mặc dù các quyết
định này giống nh các hợp đồng kinh tế
khác đều có thời hạn (nhiệm kì) nhng
khác với các hợp đồng kinh tế, trong các
"quyết định bổ nhiệm" không quy định rõ
trong nhiệm kì của mình ngời đợc bổ
nhiệm phải thực hiện những gì. Những
"nhiệm vụ" mà quan chức cấp dới phải
làm hoặc tồn tại một cách mặc định
(default) và truyền tiếp theo thời gian (ví
dụ phát triển kinh tế và ổn định đời sống
chính trị - xã hội của địa phơng), hoặc
đợc cấp hành chính cao hơn ban hành
đột xuất trong trờng hợp xuất hiện các
tình huống "bất thờng" (nh: cứu trợ
khẩn cấp khi có thiên tai, địch họa). Mặc
dù vẫn phát huy đợc vai trò khích lệ và
ràng buộc cần thiết, nhng chính sự
khác biệt nêu trên của các quyết định bổ
nhiệm khiến vai trò khích lệ và ràng
buộc của cơ chế thăng tiến ở Trung Quốc
chủ yếu mang tính ẩn (

) hơn là tính
hiển hiện (

) (Trơng Quân, Châu

Lê An, 2008).
Tuy nhiên, khác với nhiều nớc
phơng Tây, tại Trung Quốc, việc bãi
nhiệm hoặc ra quyết định xét xử đối với
hàng ngũ quan chức chỉ xuất hiện khi
những ngời này mắc sai lầm lớn hoặc
gây ra những hậu quả nghiêm trọng về
mặt kinh tế - xã hội (tham ô, hối lộ, làm
hoen ố hình ảnh đảng viên và làm sụt
giảm uy tín của Đảng Cộng sản, v.v ).
Đồng thời nó chỉ có thể đợc quyết định
bởi hai tổ chức song hành và gắn bó chặt
chẽ: tổ chức đảng và chính quyền cấp cao
hơn
(14)
. Công dân và doanh nghiệp không
thể tác động thực sự mạnh đến quá trình
bổ nhiệm, bãi nhiệm trong khi chính
quyền trung ơng và cơ sở đảng các cấp
luôn duy trì đợc việc nắm lấy các quyền
lực này. Sự tập quyền nh vậy buộc quan
chức cấp cơ sở khi ra quyết sách luôn
phải chú ý đến "ý kiến" của tổ chức cấp
cao hơn. Khác với phơng Tây, một quan
chức trong bộ máy công quyền nếu không
thỏa mãn đợc "thị hiếu" (

) đa dạng
của cử tri (cá nhân và các tập đoàn lợi ích)
và dân chúng địa phơng thì đều khó có

thể tái nhiệm. Nhng ở Trung Quốc, việc
một quan chức tiếp tục đảm đơng thêm
một nhiệm kì hoặc duy trì đợc vị trí của
mình hết 5 năm của nhiệm kì đầu cũng
là một "tín hiệu" cho thấy năng lực của
quan chức đó là "có hạn" (Châu Lê An,
2007). Xét ở khía cạnh chính quyền
trung ơng bên cạnh việc có quyền bổ
Cơ chế thăng tiến:
Nghiên cứu Trung Quốc

số 1(89) - 2009

35

nhiệm cũng nắm luôn quyền bãi nhiệm,
cơ chế thăng tiến do đó cũng mang cả
hàm nghĩa "khích lệ ngợc" (

)
- tức là ớc thúc, kiểm soát và xử phạt.
Tính cạnh tranh. Với t cách là một
cơ chế khích lệ nội tại, lợi ích lớn nhất
của cơ chế thăng tiến áp dụng theo mô
hình "cúp vô địch chính trị" là nó đa
đợc cơ chế cạnh tranh vào trong thực
tiễn quản trị chính quyền. Cơ chế cạnh
tranh không ngừng nâng cao hiệu suất.
Trong quá trình cạnh tranh để thăng
tiến, yếu tố tích cực này của cơ chế cạnh

tranh còn đợc phát huy triệt để bởi hai
nhân tố. Thứ nhất, quá trình cạnh tranh
này có sự đào thải (điều này đặc biệt
khác với những gì chúng ta bắt gặp trong
cải cách doanh nghiệp nhà nớc). Các lý
thuyết kinh tế và thực tiễn cũng chứng
minh rằng, nếu thiếu cơ chế đào thải,
cạnh tranh sẽ trở thành một cơ chế
vô nghĩa, thậm chí làm nảy sinh các
hậu quả tiêu cực (Tiền Dĩnh Nhất,
2003). Đối với giới quan chức Trung Quốc,
để "đi" từ cấp cơ sở lên cấp trung ơng, do
mỗi nhiệm kỳ công tác là 5 năm, nên
thông thờng một quan chức phải trải
qua quãng thời gian 20 năm (Châu Lê An,
2007). Cùng với việc trung ơng khống
chế độ tuổi lãnh đạo, cơ chế thăng tiến
dần theo từng cấp đồng nghĩa với việc
đến một độ tuổi nhất định, một quan
chức phải đạt đợc một vị trí lãnh đạo
nào đó, nếu bỏ lỡ rất có thể sẽ không còn
cơ hội đợc bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo
này ở lần bổ nhiệm tiếp sau. Thêm vào đó,
khác với thể chế bầu cử của phơng Tây,
ở Trung Quốc, thờng ít có trờng hợp
thăng tiến nào trong bộ máy công quyền
mà ngời đợc bổ nhiệm trớc đó cha
từng công tác ở các cơ quan hành chính
hoặc "chuẩn hành chính" cấp cơ sở. Cơ
chế "đào thải" khắc nghiệt này khiến

quan chức cấp cơ sở (nếu có tham vọng
thăng tiến) phải đối mặt với một áp lực
cạnh tranh ngày càng mạnh. Thứ hai, cơ
chế cạnh tranh của mô hình thăng tiến
giành "cúp vô địch" còn khốc liệt hơn khi
cùng với những cải cách theo hớng thị
trờng hóa và mở cửa dần nền kinh tế,
các nguồn lực cơ bản (nh vốn, sức lao
động, kỹ thuật, đầu t nớc ngoài, v.v )
ngày càng có tính lu động mạnh mẽ.
Nếu trớc đây, do tính khép kín của
Trung Quốc với thế giới, và tính tập
quyền cao độ của thể chế hành chính
cũng nh thể chế kinh tế khiến các địa
phơng gần nh tồn tại trong trạng thái
biệt lập, sự phát triển kinh tế của mỗi
vùng phụ thuộc phần nhiều vào sự u
đãi về tài nguyên hoặc truyền thống của
từng địa phơng, thì hiện tại, tính lu
động cao của các nguồn lực đòi hỏi giới
quan chức phải có nhiều quyết sách mang
tính sáng tạo mới có thể thu hút đợc các
nguồn lực cho địa phơng mình. Trờng
hợp lao động Chiết Giang đổ về Thợng
Hải làm việc, hay nguyên vật liệu ở
Quảng Tây đợc vận chuyển sang bán
với giá cao hơn ở Quảng Đông không phải
là trờng hợp hiếm hoi trong bức tranh
kinh tế vùng ở Trung Quốc hiện nay.
Phạm sĩ thành



Nghiên cứu Trung Quốc

số 1(89) - 2009

36

3. ảnh hởng của cơ chế thăng tiến
đối với sự tăng trởng
Là điều kiện và đảm bảo về mặt
chính trị cho sự tăng trởng kinh tế.
Nh đã phân tích ở trên, do việc thăng
tiến đợc gắn chặt với chỉ tiêu tăng
trởng GDP của địa phơng, nên trong
cơ chế mang tính khích lệ mạnh này,
quan chức chính phủ sẽ tập trung vào
những chỉ tiêu mà bên ủy thác dễ quan
sát, cụ thể là tìm mọi cách để tạo đợc
diện mạo kinh tế phát triển mạnh mẽ
cho địa phơng mình. Trên cơ sở đó,
quan tâm và u tiên hàng đầu của quan
chức địa phơng là tạo thuận lợi về mặt
chính sách (nh cho vay vốn u đãi,
chính sách "giá thuê đất bằng không")
cho doanh nghiệp của địa phơng phát
triển. Thậm chí, sự hậu thuẫn của địa
phơng còn gồm cả những hành động
tiêu cực nh làm ngơ để mặc doanh
nghiệp địa phơng làm hàng giả, hàng

nhái, thực thi chính sách bảo hộ địa
phơng, v.v Nhng không thể phủ
nhận vai trò tích cực của sự hậu thuẫn
này của chính quyền địa phơng đối với
sự phát triển kinh tế. Trơng Quân trong
một số nghiên cứu gần đây (Trơng
Quân et al., 2007) đã chỉ ra lý do vì sao
Trung Quốc lại có cơ sở hạ tầng phát
triển cao và nhanh chóng. Quan chức địa
phơng Trung Quốc dới sự kích thích
của cơ chế thăng tiến đã tập trung nhiều
thời gian và công sức để "thiết kế" các
chính sách phát triển kinh tế hơn, đồng
thời, mức tập quyền trong quyền quyết
sách của quan chức địa phơng ở Trung
Quốc đối với cấp dới luôn đảm bảo duy
trì đợc tính "quyền uy" rất ổn định. Một
vấn đề không nên bỏ qua khi xem xét về
tác dụng của cơ chế thăng tiến đối với
tăng trởng kinh tế, đó là "hiệu ứng
khuyếch đại". Cơ hội thăng tiến tạo ra
một loạt cúp vô địch chính trị tơng ứng
ở mọi cấp, quan chức cấp huyện thì phấn
đấu lên tỉnh, tỉnh phấn đấu vào trung
ơng. Bất cứ ai muốn giành đợc những
cơ hội thăng tiến đều phải đảm bảo địa
phơng mình có một kết quả tốt, sau đó
mới tính đến việc so sánh với địa phơng
khác hoặc với quan chức tiền nhiệm. Nh
vậy, khi có một chỉ tiêu đối với tỉnh, quan

chức cấp tỉnh sẽ cố gắng thực hiện vợt
mức chỉ tiêu đó bằng cách yêu cầu các
cấp cơ sở thực hiện chỉ tiêu cao hơn. Đến
lợt mình, quan chức cấp huyện/thành
phố để cạnh tranh vị trí lãnh đạo ở tỉnh
sẽ tự động hoàn thành và làm vợt mức
chỉ tiêu tỉnh đề ra. Cứ nh vậy lan tỏa
đến cấp thấp nhất. Chỉ cần cơ chế thăng
tiến gắn chặt với chỉ tiêu tăng trởng còn
tồn tại thì "hiệu ứng khuyếch đại" này sẽ
vẫn phát huy tác dụng.
Là cơ chế thay thế bên ngoài cho
những khiếm khuyết của hệ thống
t pháp. Sự bảo hộ về mặt t pháp đối
với các quyền về tài sản ở Trung Quốc
vẫn còn nhiều khiếm khuyết, hệ thống
doanh nghiệp t nhân vẫn chịu sự đối xử
bất bình đẳng trong các chính sách tín
dụng hay khi gia nhập vào thị trờng
sản phẩm đặc thù, các nhà đầu t nớc
Cơ chế thăng tiến:
Nghiên cứu Trung Quốc

số 1(89) - 2009

37

ngoài vẫn hay e ngại về mức độ ổn định
của các chính sách kinh tế mà chính
quyền trung ơng ban hành (Châu Lê An,

2007). Nhng trên thực tế, chính quyền
các địa phơng lại triển khai nhiều hình
thức cạnh tranh (gồm cả các hình thức
không lành mạnh) để thu hút vốn đầu t
("giá thuê đất bằng không", chủ nghĩa
bảo hộ địa phơng, v.v ) khiến cho kinh
tế t nhân và nớc ngoài nhận đợc
những sự bảo trợ và ủng hộ từ phía chính
quyền. Xét từ ý nghĩa này, cơ chế thăng
tiến là nền tảng hành chính giúp cho các
quyền về tài sản đợc bảo hộ, giúp cho
môi trờng chính sách đợc cải thiện. Do
đó, có thể coi cơ chế thăng tiến nh là
một dạng hàng hóa công cộng (public
goods) thay thế cho thể chế t pháp và sự
bảo hộ đối với các quyền tài sản.
Tuy nhiên, dới tác động của cơ chế
thăng tiến, quyết sách của chính quyền
địa phơng cũng để lại nhiều hậu hoạ đối
với sự tăng trởng bền vững của địa
phơng. Cụ thể, cơ chế thăng tiến có thể
giải thích nguyên nhân vì sao bấy lâu
nay kinh tế Trung Quốc xuất hiện tình
trạng tăng trởng quá nóng; những
trùng lặp về mặt đầu t hay sự hình
thành của chủ nghĩa bảo hộ địa phơng.
Cơ chế khích lệ quan chức cấp cơ
sở bị khúc xạ. Với đặc trng khích lệ
mạnh (high-powered) của mình, cơ chế
thăng tiến hiện hành khiến quan chức

các cấp cơ sở phần lớn tập trung vào các
hạng mục công tác trực tiếp liên quan
đến phát triển kinh tế mà xem nhẹ các
công việc khác. Khi kinh tế Trung Quốc ở
vào giai đoạn mới chuyển đổi, điều này
nhận đợc sự ủng hộ cao độ của ngời
dân, nhng khi đời sống nhân dân đợc
nâng cao đến một mức nhất định, thì các
mặt khác của đới sống ngày càng đợc
chú trọng hơn. Chẳng hạn, việc tập trung
cho tăng trởng theo mô hình tăng
trởng thô khiến các nguồn tài nguyên
thiên nhiên bị khai thác ở mức quá tải,
mức hao phí nguyên nhiên liệu cao, môi
trờng ngày càng bị ô nhiễm. Hoặc vấn
đề công bằng trong việc tái phân phối của
cải xã hội cũng ít đợc chú ý. Tất cả
những tác dụng phụ này đều trực tiếp
hoặc gián tiếp liên quan đến cơ chế thăng
tiến. Minh chứng rõ nhất cho việc tập
trung vào tỉ lệ tăng trởng GDP mà xem
nhẹ các hạng mục đầu t khác, có thể
xem kết cấu chi tài chính của Trung
Quốc năm 2005. Tổng mức chi tài chính
của Trung Quốc trong năm này là 3400
tỷ Nhân dân tệ (NDT), trong đó, khoản
chi lớn nhất là kinh phí xây dựng các
hạng mục kinh tế (931,7 tỷ NDT, chiếm
27,5%). Trong khi đó, chi phí cho phúc lợi
chỉ có 71,6 tỷ NDT (chiếm 2,1%), các

khoản chi cho trợ cấp an sinh xã hội
181,7 tỷ (chiếm 5,4%), chi cho các loại trợ
giá cha đến 100 tỷ NDT (chiếm 2,9%).
Cả ba hạng mục chi phi kinh tế trên
mới chỉ bằng 38% tổng mức chi cho các
hạng mục xây dựng kinh tế, bằng 54%
tổng mức chi cho quản lý hành chính và
Phạm sĩ thành


Nghiên cứu Trung Quốc

số 1(89) - 2009

38

chỉ chiếm vẻn vẹn cha đến 2% GDP
(14)
.
Đầu t và tăng trởng quá nóng.
Để cạnh tranh với quan chức tiền nhiệm
và quan chức địa phơng khác, quan
chức cấp cơ sở trong quá trình tìm kiếm
cơ hội thăng tiến không còn cách nào
khác phải thực hiện mức tăng trởng cao
vợt mức cấp trên giao. Điều này đẩy
nền kinh tế vào tình trạng phát triển quá
nóng. Chẳng hạn, trong quy hoạch toàn
quốc về Kế hoạch 5 năm lần thứ 11, tỷ lệ
tăng trởng bình quân cả năm dự kiến ở

mức 7,5%, nhng trong bản quy hoạch
Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 mà 31 tỉnh
thành công bố thì tỉ lệ tăng trởng trung
bình đợc dự kiến ở mức 10,1%, cao nhất
là 13%, thấp nhất cũng dự kiến là 8,5%,
khiến cho ủy ban Cải cách Phát triển
quốc gia phải gấp rút ban hành công văn
yêu cầu các tỉnh "giảm tốc độ" tăng
trởng GDP
(15)
.
Chủ nghĩa bảo hộ địa phơng
(Local protectionism). Trong cuộc chơi
thăng tiến, do chức vụ thăng tiến có hạn,
nhng số ngời tham gia cạnh tranh lại
nhiều, nên theo lý thuyết trò chơi
(Theory of Game), mối quan hệ giữa
quan chức các địa phơng mang đặc
trng điển hình của một "cuộc chơi
linh-hòa" (zero-sum game)
(16)
. Tác động
của luật chơi này khiến sự cạnh tranh
giữa các địa phơng trở nên quyết liệt,
trong khi không gian hợp tác để "cùng
thắng" (

) lại bị thu hẹp tối đa. Đó là
nguyên nhân khiến Trung Quốc sau hơn
20 năm cải cách, cho đến cuối những

năm 90 vẫn tồn tại tình trạng bảo hộ địa
phơng nghiêm trọng và cạnh tranh
không lành mạnh phổ biến. Chẳng hạn,
dựa trên công trình nghiên cứu mang
tính gợi mở của Young (2000), Trịnh Dục
Thịnh chỉ ra rằng, chủ nghĩa bảo hộ địa
phơng ở Trung Quốc khiến những tổn
thất về sản xuất lên tới 20% (Trịnh Dục
Thịnh et al., 2003). Mặc dù đã hiệu đính
lại số liệu và phê phán cách lựa chọn
biến số trong các nghiên cứu của Young
(2000), nhng Lu Bồi Lâm (2005) cũng
tính rằng, chủ nghĩa bảo hộ địa phơng
khiến ngành công nghiệp chế tạo của
Trung Quốc mỗi năm thiệt hại về sản
xuất khoảng 5%.
Kết luận
Khi nghiên cứu về cải cách và mở cửa
kinh tế ở Trung Quốc trong thời gian 30
năm qua, chúng ta cần chú ý đến một
nhân tố quan trọng là vai trò của chính
quyền các cấp. Với đặc thù của thể chế
chính trị, quyền lực hành chính ở Trung
Quốc đến nay vẫn có tác động mạnh mẽ
(bên cạnh ảnh hởng ngày càng lớn dần
của "quyền lực thị trờng") đối với sự
phát triển của từng địa phơng. Do vậy,
bên cạnh việc nghiên cứu hành vi của các
đơn vị thực thi cấp cơ sở (cá nhân, hộ gia
đình, doanh nghiệp, chủ đầu t nớc

ngoài, v.v ), cần tìm hiểu và đánh giá về
ảnh hởng của "hành vi chính phủ" đối
với sự tăng trởng của địa phơng. Tiếp
Cơ chế thăng tiến:
Nghiên cứu Trung Quốc

số 1(89) - 2009

39

đến, cần tìm hiểu các động cơ nào dẫn
đến hành vi đó.
Thông qua những phân tích nêu trên,
có thể thấy, cơ chế thăng tiến là một
động lực khiến hành vi của chính quyền
các cấp tập trung vào phát triển kinh tế.
Nó cung cấp một lí thuyết kinh tế chính
trị học để lí giải việc Trung Quốc duy trì
đợc đà tăng trởng liên tục và mạnh mẽ
trong thời gian qua. Khả năng khích lệ rõ
rệt của cơ chế thăng tiến giúp quan chức
cấp trên có thể giảm thiểu chi phí đại
diện (agency cost), hớng hành vi quyết
sách của quan chức cấp dới tuân thủ
theo ý chí đã định.
Xét từ góc độ Kinh tế học Thông tin và
Kinh tế học Khích lệ, cơ chế thăng tiến
đã giải quyết vấn đề quan trọng bậc nhất
của quản trị chính quyền, là làm sao để
đội ngũ quan chức cấp cơ sở tự giác bộc lộ

và bộc lộ những thông tin "chân thực"
nhất về năng lực bản thân. Mọi quá trình
tìm kiếm (search/

) thông tin đều đòi
hỏi những chi phí tìm kiếm, cơ chế thăng
tiến đã cung cấp cho chính quyền trung
ơng và các bên tham gia cạnh tranh
những thông tin khá chính xác với một
chi phí rất thấp. Quan trọng hơn cả, cơ
chế ấy tạo một lực hấp dẫn đủ mạnh để
quan chức cấp cơ sở quán triệt và làm vợt
mức chỉ tiêu mà các quyết sách của cấp
trên đa ra thay vì lựa chọn lời nhác
(băng hoại đạo đức -

) hoặc
trục lợi từ các hoạt động đặt tô (

),
nhận hối lộ của các tập đoàn lợi ích. Chính
thành công trong công tác quản trị chính
quyền này đã tạo ra tiền đề chính trị
quan trọng cho sự tăng trởng kinh tế.
Cùng với thể chế phân quyền thuế thu,
sự hình thành của đặc khu kinh tế Thâm
Quyến, chế độ khoán kinh doanh đến
nông hộ (trong lĩnh vực nông nghiệp),
hay việc thực hiện thể chế thầu khoán ở
các doanh nghiệp nhà nớc, cơ chế thăng

tiến là một trong nhiều minh chứng về
đặc tính của cải cách kinh tế ở Trung
Quốc, đó là sự kết hợp giữa hai yếu tố
tởng nh mâu thuẫn: tính tập quyền
cao độ và sự phân quyền liên tục trong
quá trình cải cách. Trong mối quan hệ
giữa chính quyền trung ơng và địa
phơng, chính quyền trung ơng luôn nắm
quyền quyết sách cao nhất đối với các vấn
đề trọng đại. Tuy nhiên, chính quyền địa
phơng (hoặc doanh nghiệp, nông hộ, v.v )
lại có rất nhiều sự tự chủ và linh hoạt
trong các vấn đề của địa phơng.
Kinh tế kế hoạch từng chủ trơng nhà
nớc (chính phủ) hoạch định và thực thi
mọi quyết sách kinh tế, đồng thời vẽ ra
thần thoại về một mô hình nhà nớc toàn
năng. Thể chế này đã thất bại. Những
nhà kinh tế theo chủ nghĩa tự do
(liberalism) cũng từng kêu gọi xây dựng
mô hình "chính phủ nhỏ, xã hội lớn". Tuy
nhiên, thực tiễn phát triển kinh tế và kết
quả tăng trởng mạnh mẽ của Trung
Quốc cho chúng ta một nhận thức khác
Phạm sĩ thành


Nghiên cứu Trung Quốc

số 1(89) - 2009


40

về vai trò của chính phủ. Trong đó, chính
phủ "càng tốt" không phải là chính phủ
có quy mô càng nhỏ (đặc biệt với những
quốc gia đang ở trong quá trình chuyển
đổi hoặc cất cánh nh Trung Quốc, Nga,
ấn Độ chính phủ càng nhỏ có thể dẫn
đến những bất ổn hoặc sự cạnh tranh
không lành mạnh giữa các địa phơng),
cũng không phải là các chính phủ có quy
mô càng lớn, mà là một chính phủ "hữu
hạn" (

) và "hữu hiệu" (

). Hữu
hạn nghĩa là quyền lực của chính phủ
đợc giới hạn trong các lĩnh vực thích
hợp, chính phủ không nên can thiệp vào
hoạt động kinh tế vi mô của doanh
nghiệp hoặc hộ gia đình. Hữu hiệu nghĩa
là chính phủ có đủ năng lực cung cấp các
hàng hóa và dịch vụ công cộng (public
goods) phục vụ cho sự phát triển kinh tế -
xã hội. Trong trờng hợp này, cơ chế
thăng tiến đã giới hạn hành vi, quyết
sách của quan chức địa phơng trong
việc tập trung phát triển kinh tế, hoàn

thành chỉ tiêu tăng trởng, tránh xa các
các hoạt động "đặt tô", "tìm tô"
(rent-seeking) hoặc lời nhác, bỏ bê việc
công. Đồng thời, tính "hữu hiệu" của
chính quyền đặt trong cuộc đua thăng
tiến là nó hớng chính quyền đến việc
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp và địa phơng mình phát triển
kinh tế. Cơ chế cạnh tranh theo mô hình
giành "cúp vô địch" (

) đã tạo ra
một "hiệu ứng khuyếch đại", tác động
đến các địa phơng khác, cuốn tất cả các
địa phơng vào một cuộc cạnh tranh
khổng lồ về quy mô và chỉ tiêu. Đó là một
trong những động lực kinh tế chính trị
học của sự tăng trởng ở Trung Quốc.


chú thích:
(1) Bộ luật này đợc Hội nghị lần thứ 5
Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa
10 thông qua ngày 16/3/2007 và đợc thực
thi từ ngày 1/10/2007)
(2) Xem F. von Hayek (1960): Nguyên lí
của trật tự tự do, Tam Liên th điếm, 2003,
tr. 10.
(3) Xem Jensen, M. C., and Meckling,
W., 1976 Theory of the Firm: Managerial

Behaviour, Agency cost and Ownership
Structure, Journal of Financial
Economics, 3: 305-360. Đăng trong Trần
Uất (Biên tập) Quyền sở hữu, quyền khống
chế và khích lệ: Các bài viết về Kinh tế học
Đại diện, Thợng Hải Tam Liên th điếm,
NXB Nhân dân Thợng Hải, 1998, tr.
1-84
(4)

Một cơ chế khích lệ tối u phải thỏa
mãn đợc 3 điều kiện: (1) Điều kiện ớc
thúc khích lệ tơng dung; (2) Điều kiện ớc
thúc tham dự; và (3) Độ thỏa dụng mà bên
đại diện thu đợc sau khi ký hơp đồng với
bên ủy thác không có khả năng đợc nâng
cao bởi bất cứ hợp đồng nào khác (Đoàn
Văn Bân, 1998).
(5) R. Coase (1937) chỉ ra rằng, chính
phủ cũng là một dạng tổ chức mang tính cơ
tầng nh công ty, vì thế các quyền lực phân
phối trong đó cần phải chịu sự ớc thúc và
Cơ chế thăng tiến:
Nghiên cứu Trung Quốc

số 1(89) - 2009

41

nhận đợc sự khích lệ nh cách mà công ty

thực thi. Từ đó, bên cạnh khái niệm "quản
trị công ty" (corporate governence) chúng
ta có thể sử dụng khái niệm quản trị chính
phủ/quyền
(6) Mạnh hay Yếu ở đây không chỉ
cờng độ khích lệ, mà chỉ ra rằng hình
thức khích lệ đó đợc quyết định bởi các
tiêu chuẩn đánh giá có rõ ràng, dễ quan sát
hay không Phạm Sĩ Thành.
(7) Là chuyên gia nghiên cứu về quan
hệ giữa trung ơng với địa phơng,
Christine P. W. Wong (Hoàng Bội Hoa) chỉ
ra rằng kể từ khi thực hiện cải cách quan
trọng về thuế năm 1984 đến nay, chính
quyền trung ơng đã liên tục "vi phạm" các
"khế ớc" đã kí kết với chính quyền địa
phơng bằng cách ban hành thêm các
chính sách bòn rút phi thuế (Wong et al.,
1995; Wong et al., 2003)
(8) Khái niệm "thặng d" ở đây hoàn
toàn không liên quan đến khái niệm
"thặng d" mà các nhà kinh tế học Mác-xít
vẫn hay sử dụng. "Thặng d" trong hai
khái niệm này đều chỉ những tình huống
nằm ngoài dự kiến ban đầu của các chủ thể
hành vi, nó hình thành do sự tồn tại của
các nhân tố "không xác định đợc trớc"
(uncertainty). Mặc dù là những khái niệm
kinh tế chuyên dùng để phân tích về chế độ
sở hữu doanh nghiệp, tuy nhiên, hai khái

niệm này cũng thích hợp để phân tích về
"Quyền - Lợi" mà hệ thống quan chức thu
đợc từ quyền lực hành chính có trong tay
Phạm Sĩ Thành.
(9)

Quyền chiếm dụng thặng d chỉ ra
rằng, khi xuất hiện những kết quả ngoài
dự liệu ban đầu của các chủ thể hành vi
hoặc chủ thể quyết sách (ở đây gồm chính
quyền cấp cao hơn, quan chức ở cấp cao
hơn và chính quyền bên dới cùng với hàng
ngũ quan chức tơng ứng) thì đối tợng
nào đợc hởng các lợi ích hoặc phải gánh
chịu tổn thất từ kết quả đó. Tơng tự,
quyền khống chế thặng d có nghĩa là khi
xuất hiện tình huống "không xác định"
(uncertainty), đối tợng nào có quyền ra
quyết sách để giải quyết các kết quả ngoài
dự liệu đó Phạm Sĩ Thành.
(10) Xem Trơng Duy Nghinh: "Tính
không thể bồi hoàn của việc mất đi quyền
khống chế thặng d và những trở ngại về
quyền tài sản trong quá trình sáp nhập của
doanh nghiệp nhà nớc", đăng trong Trần
Quốc Phú (chủ biên): ủy thác - đại diện và
thiết kế cơ chế: Chuyên đề về những vấn đề
mới nhất của Lí thuyết khích lệ, NXB Đại
học Nam Khai, 2003, tr. 151 - 170
(11) Khái niệm "khích lệ dơng" và

"khích lệ âm" do Tiền Dĩnh Nhất đa ra.
Xem thêm (Tiền Dĩnh Nhất, 2003).
(12) Trơng Quân, Cao Viễn: Nhiệm kì,
nhậm chức chéo giữa các địa phơng và
tăng trởng kinh tế ở Trung Quốc từ cải
cách đến nay - Dẫn chứng từ số liệu cấp
tỉnh (Xem Trơng Quân, Châu Lê An, 2008,
tr. 73-110)
(13) Về đặc tính kết hợp chặt chẽ giữa
đảng chấp chính với nhà nớc để hình
thành nên cái gọi là hệ thống đảng - nhà
nớc (Party-States System) ở các nớc
xã hội chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
chuyển đổi, có thể xem thêm các nghiên
cứu mang tính khai mở nhng hết sức sâu
sắc của Csanasdi (2006).
(14) Báo Quan sát Kinh tế, số ngày 20
tháng 8 năm 2007.
(15) "Nhật báo Tài chính Kinh tế số
một" ngày 14 tháng 4 năm 2006.
(16) Nghĩa là, lợi ích của ngời chơi này
chỉ đợc hình thành từ thiệt hại của ngời
chơi khác - PST.
Phạm sĩ thành


Nghiên cứu Trung Quốc

số 1(89) - 2009


42

Tài liệu tham khảo

Tiếng Trung:
1. Châu Lê An (2004): Khích lệ và hợp
tác trong cuộc chơi thăng tiến của quan
chức chính phủ - Kiêm bàn về nguyên nhân
tồn tại lâu dài của chủ nghĩa bảo hộ địa
phơng và trùng lặp xây dng ở nớc ta,
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 6.
2. Châu Lê An, Lý Hồng Bân, Trần Hoa
(2005): Khảo hạch thành tích tơng đối:
Một nghiên cứu thực chứng về cơ chế thăng
tiến của quan lại địa phơng Trung Quốc,
Kinh tế học báo, quyển 1 kỳ 1.
3. Châu Lê An (2007): Nghiên cứu về
phơng thức thăng tiến giành cúp vô địch
của quan chức địa phơng Trung Quốc,
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 7.
4. Đoàn Văn Bân (1998): Phân công, thù
lao tăng dần và chế độ doanh nghiệp - Một
khung lý luận và những phân tích về
doanh nghiệp nhà nớc, Nxb Nhân dân
Thiên Tân.
5. Trần Chiêu (2005): Thông tin và
Kinh tế học Khích lệ, Thợng Hải Tam
Liên th điếm, Nxb Nhân dân Thợng Hải.
6. M. Csanasdi (2006): Diễn tiến theo
phơng thức tự cạn kiệt - Mô hình và thực

chứng về thể chế Đảng - Nhà nớc, Nxb
Biên dịch Trung ơng, 2008.
7. Phụ Dũng, Trơng Yến (2008):
Phân quyền theo mô thức Trung Quốc và
những thiên lệch trong kết cấu chi tài
chính - Cái giá của sự cạnh tranh phục vụ
tăng trởng, đăng trong Trơng Quân,
Châu Lê An (chủ biên), Cạnh tranh để tăng
trởng: Kinh tế chính trị học trong sự tăng
trởng của Trung Quốc, Nxb Cách Chí,
NXB Nhân dân Thợng Hải.
8. F. von Hayek (1960): Nguyên lý của
trật tự tự do, Tam Liên th điếm, 2003.
9. W. Kasper, E., Streit (2000): Kinh tế
học Định chế: Trật tự xã hội và chính sách
công, Thơng vụ ấn th quán, 2004.
10. Trần Kháng, Arye L. Hillman, Cố
Thanh Dơng (2002): Thể chế tài chính tập
quyền và những biến đổi trong hành vi của
chính quyền địa phơng - Từ bàn tay trợ
giúp đến bàn tay cớp đoạt, Kinh tế học
(Tạp chí theo quý), kỳ 1 quyển 2.
11. Lu Bồi Lâm (2005): Thiệt hại của
bảo hộ địa phơng và chia cắt thị trờng,
Kinh tế công nghiệp Trung Quốc, số 4.
12. Ngô Kính Liên (2004): Cải cách
kinh tế Trung Quốc đơng đại, NXB Viễn
đông Thợng Hải.
13. Trơng Duy Nghinh (2004): Lý
thuyết trò chơi và Kinh tế học Thông tin,

Thợng Hải Tam Liên th điếm, NXB
Nhân dân Thợng Hải.
14. Tiền Dĩnh Nhất (2003): Kinh tế
học hiện đại và cải cách kinh tế ở Trung
Quốc, NXB Đại học Nhân dân Trung Quốc,
2004.
15. D. C. North, P., Thomas (1973): Sự
trỗi dậy của thế giới phơng Tây, NXB Hoa
Hạ, 1999.
16. Trần Quốc Phú (chủ biên) (2003):
ủy thác - đại diện và thiết kế cơ chế:
Chuyên đề về những vấn đề mới nhất của
Lý thuyết khích lệ, NXB Đại học Nam
Khai.
17. Trơng Quân, Cao Viễn, Phụ Dũng,
Trơng Hoằng (2007): Vì sao Trung Quốc
lại có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển? -
Cạnh tranh phân quyền, quản trị chính
quyền với các quyết định về đầu t cơ sở hạ
tầng, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 3.
18. Trơng Quân, Châu Lê An (chủ biên)
(2008), Cạnh tranh để tăng trởng: Kinh tế
chính trị học trong sự tăng trởng của
Trung Quốc, NXB Cách Chí, NXB Nhân
dân Thợng Hải.
Cơ chế thăng tiến:
Nghiên cứu Trung Quốc

số 1(89) - 2009


43

19. J. E. Stiglitz (1994), Chủ nghĩa
xã hội đi về đâu?, NXB Nhân dân Cát Lâm,
1999.
20. Trịnh Dục Thịnh, Lý Sùng Cao
(2003): Tổn thất hiệu suất do chia cắt địa
phơng ở Trung Quốc, Tạp chí Khoa học
xã hội Trung Quốc, số 1.
21. Trần Uất (biên tập) (1998): Quyền sở
hữu, quyền khống chế và khích lệ: Các bài
viết về Kinh tế học Đại diện, Thợng Hải
Tam Liên th điếm, NXB Nhân dân
Thợng Hải.
22. Christine P. W. Wong, D. Bhattasali
(2003): Trung Quốc phát triển quốc gia và
tài chính địa phơng, NXB Trung Tín.
23. Trơng Yến, Cung Lục Đờng (2005):
Cải cách thể chế phân chia thuế, phân
quyền tài chính và tăng trởng kinh tế của
Trung Quốc, Kinh tế học (Tạp chí theo quý),
kỳ 1 quyển 5.
Tiếng Anh:
1. Allen F., Jun Qian & Meijun Qian,
2005, Law, Finance, and Economic Growth
in China, Journal of Financial Economics,
77: 57 - 116.
2. Aoki M., 1988, Information,
Incentives and Bargaining in the Japanese
Economy, Oxford University Press.

3. Coase R. H., 1937, The Nature of the
Firm, Economica, November 4, pp. 386 -
405.
4. Frye, A., Shleifer, 1993, The
Invisible Hand and the Grabbing Hand,
American Economic Review, 87: 354 - 358.
5. Holmstrom B., and P. Milgrom,
1991, Multi-Task Principal Agent Analyses,
Journal of Law, Economics and
Organization 7, Special Issue.
6. La Porta, R., Lopez-de-Silanes, F., A.
Shleifer, and R. Vishny, 1998, Law and
Finance, Journal of Political Economy, 106:
1113 - 1155.
7. Lazear E., and S. Rosen, 1981,
Rank-Ordered Tournaments as Optimal
Labor Contracts, Journal of Political
Economy 89: s.841 - 864.
8. Malcomson J., 1984, Work
Incentives, Hierachy, and Internal Labor
Markets, Journal of Political Economy, 92:
486 - 507.
9. Shleifer A., and R., Vishny, 1993,
Corruption, Quarterly Journal of
Economics, 108: 599 - 618.
10. Wong C., C. Heady, and W. Woo,
1995, Fiscal Management and Economic
Reform in the People's Republic of China,
Hong Kong: Oxford University Press.
11. Yingyi Qian, B., Weingast, 1997,

Federalism As a Commitment to
Preserving Market Incentives, , Journal of
Economic Perspectives, 11(4): 83-92.
12. Yingyi Qian, E., Maskin, and
Chenggang Xu, 2000, , Review of Economic
Studies, 67(2): 359-378.
13. Yingyi Qian, Hehui Jin, and B.,
Weingast, 2005, Error! Bookmark not
defined. Regional Decentralization and
Fiscal Incentives: Federalism, Chinese
Style,, Journal of Public Economics,
89(9-10): 1719-1742.
14. Yingyi Qian, G Roland, and
Chenggang Xu, 2006, Coordination and
Experimentation in M-form and U-form
Organizations, Journal of Political
Economy, 114(2): 336-402.
15. Young A., 2000, The Razor's Edge:
Distortions and Incremental Reform in the
People's Republic of China, Quarterly
Journal of Economics, Vol CXV, 1091 -
1135.
Ph¹m sÜ thµnh


Nghiªn cøu Trung Quèc

sè 1(89) - 2009

44





×