Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Giải pháp nâng cao khả năng tìm việc của người dân ở huyện Châu Thành - Trà Vinh potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.02 KB, 69 trang )

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trước yêu cầu mới của sự phát triển đất nước, nhất là khi nước ta ngày càng hội nhập
sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và là thành viên của WTO, nông nghiệp, nông dân, nông
thôn Việt Nam cũng đang bộc lộ nhiều yếu kém, khó khăn và đứng trước những thách thức
to lớn cần được khắc phục, vượt qua. Cụ thể là:
+ Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn hoạt động chưa mang lại hiệu quả
cao; thiếu tổ chức có đủ khả năng "kết dính" và năng lực dẫn dắt trong quá trình phát
triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
+ Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn còn thấp so với khu vực thành thị.
Theo điều tra, hơn 90% số người nghèo của cả nước là nông dân. Chính vì đời sống,
quyền lợi của nông dân hiện nay chưa được bảo đảm.
( />hien-nay-va-mot-so-van-de-dat-ra/)
+ Hiện nay tỷ lệ nông dân và lao động nông nghiệp ở nước ta còn chiếm quá cao:
73,7% cư dân, chiếm 55% lực lượng lao động của cả nước, với 13,2 triệu hộ trong đó có
11 triệu hộ chuyên sản xuất nông nghiệp đang làm chủ 70 triệu thửa ruộng manh mún và
nhỏ bé. Bình quân mỗi hộ nông dân hiện chỉ có 2,5 lao động và khoảng 0,7 ha canh tác.
( />mod=news&act=detail&id=45263175533258560148576116)
+ Đình đốn sản xuất ở các doanh nghiệp trong nước dẫn đến tình trạng mất việc
làm, trực tiếp thu hẹp quy mô việc làm ở cả nông thôn và thành thị.
+ Nhìn từ góc độ chính trị - xã hội, nông dân là những người ít được hưởng lợi từ
đổi mới nhất. Nông dân còn quá nghèo, ít được hưởng phúc lợi xã hội (giáo dục, y tế,…),
thiếu việc làm ở nông thôn và buộc phải di cư ra thành phố làm thuê với giá lao động rẻ
mạt. ( />1
+ Thu nhập thấp, mất đất, không có việc làm. Khoảng cách thu nhập, chênh lệch
mức sống giữa thành thị và nông thôn là rất lớn. Nông dân ở nông thôn không được tiếp
cận rộng rãi với giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, không có tích lũy. Nhà có người ốm đi
viện một lần là của cải mất hết, trắng tay.
- Trà Vinh là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long có nền kinh tế nông nghiệp,
lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn. Vì vậy, vấn đề lao động và việc làm ở
nông thôn vốn tồn tại nhiều khó khăn, nay lại càng trở nên khó khăn hơn do ảnh hưởng


của cuộc khủng hoảng kinh tế. Và chúng ta có thể thấy được tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện
của tỉnh Trà Vinh chiếm tỷ lệ rất cao, đặc biệt là huyện Trà Cú và Châu Thành.
Bảng1: Kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2010
TT Tên đơn vị Tổng số hộ Hộ nghèo
Tổng số hộ nghèo
(ngàn người)
Tỷ lệ hộ nghèo
(%)
1 THỊ XÃ TRÀ VINH 20,971 1,539 7.34
2 HUYỆN CÀNG LONG 36,403 6,976 19.16
3 HUYỆN CẦU KÈ
28,842 7,281 25.24
4 HUYỆN TIỂU CẦN
26,099 5,821 22.30
5 HUYỆN CHÂU THÀNH
34,588 9,303 26.90
6 HUYỆN CẦU NGANG
32,599 8,690 26.66
7 HUYỆN TRÀ CÚ
43,712 14,535 33.25
8 HUYỆN DUYÊN HẢI
23,275 4,223 18.14
TỔNG SỐ 246,489 58,368 23.68
Nguồn: UBND tỉnh Trà Vinh
- Tại một số khu vực như: Tiểu Cần, Càng Long, Trà Cú, Châu Thành,…lực lượng
làm việc trong nông nghiệp đang là vấn đề bức xúc của nông dân mỗi khi đến mùa thu
hoạch lúa hoặc hoa màu thì việc tìm kiếm nhân công rất khó khăn hoặc khi thuê được thì
giá cả đắt đỏ do không có lực lượng lao động nhiều nên nông dân đành chấp nhận chia
lợi nhuận với nhân công.
2

- Chi phí mà người nông dân bỏ ra để thuê mướn lực lượng lao động làm 01 số công
việc được thể hiện cụ thể trong bảng số liệu sau:
Đvt: 1.000đ
Công việc Năm 2005 Năm 2007 Năm 2009
- Cắt lúa 70-90/công 120-140/công 130-150/công
- Gánh lúa 45-70/ngày/người 50-80/ngày/người 70-100/ngày/người
- Xới 50/công 70/công 80/công
- Xịt thuốc 2,5/bình 8lit 3,5/bình 8lit 5/bình 8lit
- Dặm lúa 25-30/ngày/người 35/ngày/người 50/ngày/người
- Suốt 35bao lấy 1 bao 33 bao lấy 1 bao 30 bao lấy 1 bao
Nguồn: Nông dân Phạm Văn Yên
Địa chỉ: Phú Thọ, Thanh Mỹ, Châu Thành, Trà Vinh
- Từ những vấn đề bức xúc của nông dân nếu có giải pháp khắc phục được tình
trạng thiếu nhân công mà vẫn đảm bảo được thu nhập của đôi bên thì đó là giải pháp hiệu
quả và cần thiết nhất trong giai đoạn hiện nay.
+ Thực tế cho thấy, chi phí mà người nông dân bỏ ra năm 2005 khoảng
1.078.000đ/công/năm, năm 2006 khoảng 1.158.000đ/công/năm, năm 2007 khoảng
1.759.000đ /công /năm, năm 2008 khoảng 2.150.000đ/công/năm, năm 2009 khoảng
2.527.000đ/công/năm (Nguồn: Nông dân Nguyễn Thành Trung. Địa chỉ: Ba Trạch B,
Tân Hiệp, Trà Cú, Trà Vinh).
- Thêm vào đó, một lượng lớn thanh niên có trình độ sau khi tốt nghiệp Trung cấp
hoặc Cao đẳng, Đại học lại không muốn trở về làm nông nghiệp và phục vụ nông thôn.
Thực trạng đó dẫn tới lực lượng lao động nông nghiệp vừa yếu về trình độ, kỹ năng, số
lượng người làm nông nghiệp hiện tại giảm rõ rệt, đồng thời lực lượng này yếu cả về thể
lực, vì đa phần còn lại là người lớn tuổi và phụ nữ, những người không thể "ly hương"
được mới buộc phải ở lại nông thôn. Do đó, phải tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao,
đáp ứng kịp thời việc xây dựng một nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại,
chuyên nghiệp, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, nâng cao và
cải thiện đời sống nông dân.
3

- Ở ta, nông thôn thừa khoảng 50% lao động, nhưng lại không phải là kết quả của sự
phát triển công nghiệp, mà do họ làm nông nghiệp thì không có đất, không làm nông
nghiệp thì chẳng biết dùng họ vào việc gì.
( />+ Tiến sĩ Dương Văn Ni, Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm đa dạng sinh học Hòa
An (Đại học Cần Thơ), cũng nhận định: “Chúng ta quá ưu tiên cho công nghiệp. Ở tầm vĩ
mô, cần tính bao nhiêu nguồn lực cho công nghiệp, bao nhiêu cho nông nghiệp là vừa ?”.
+ Tiến sĩ Nguyễn Văn Đệ, Giám đốc Trung tâm Tư vấn phát triển của Viện
Nghiên cứu phát triển ĐBSCL (Đại học Cần Thơ) cho biết, Viện Nghiên cứu phát
triển ĐBSCL hiện đang thực hiện đề tài nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn và
nông dân. Theo ông, để nông nghiệp phát triển, trước hết cần tổ chức lại sản xuất,
trong đó có vấn đề giữ hay bỏ hạn điền. Bởi nếu bỏ hạn điền, lực lượng lao động dôi
ra do không còn đất sẽ làm gì khi công nghiệp chưa phát triển tương xứng để giải
quyết lao động. Tuy nhiên, nông dân cũng không thể ôm đất mãi và duy trì một lực
lượng lao động lớn như vậy trong nông nghiệp.
+ Cũng theo Tiến sĩ Dương Văn Ni, phải tính việc phân phối lao động một cách hợp
lý. “Nếu không khéo, sẽ có chuyện chúng ta dư thừa điện thoại di động mà thiếu gạo ăn”,
ông nói: “Ngoài đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh cho khu vực nông thôn, Nhà nước cũng cần
quan tâm đến việc bổ sung kiến thức cho nông dân. Như hiện tại, một số nông dân ký hợp
đồng bao tiêu với các doanh nghiệp, nhưng khi có tranh chấp thì nông dân luôn bất lợi
bởi thiếu hiểu biết về pháp luật”, Tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ góp
thêm. Ông cho rằng, nếu phát triển tốt nông nghiệp vẫn có thể làm giàu chứ không nhất
thiết chỉ nhờ vào công nghiệp.
+ Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam vẫn ở tình trạng thấp kém. Điều này do nhiều nguyên
nhân, nhưng trong đó có một nguyên nhân quan trọng là sự trì trệ, kém phát triển của hoạt
động kinh tế nông thôn, sự chênh lệch về mức sống của nông thôn so với thành thị. Do đó, để
4
Việt Nam có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững thì chúng ta phải tìm được những giải
pháp để phát triển nông nghiệp - nông thôn.
- Ðất sản xuất bị thu hẹp, lao động dôi dư ở nông thôn ngày càng tăng, thế nhưng
trình độ dân trí thấp, lao động không được đào tạo nên khó kiếm việc làm, chuyển đổi

nghề. Người dân nông thôn mất đất do phát triển công nghiệp và đô thị hóa, nếu
không được đào tạo nghề, sẽ gặp khó khăn trong đời sống, một bộ phận thanh niên
nông thôn thất nghiệp sẽ sa vào tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, ma túy, gây mất
ổn định xã hội.
( />_thuc_hon.html)
- Bên cạnh đó còn giúp cải thiện đời sống cho người lao động như tạo thêm
việc làm giúp người lao động làm trong thời gian rãnh rổi để tăng thêm thu nhập,
ngoài ra còn tăng thêm tay nghề cho người lao động. Từ đó giúp họ có đời sống
ngày càng hoàn thiện và tốt hơn.
- Thêm vào đó, một vấn đề khó khăn nữa mà người nông dân nói chung và nông dân
nghèo nói riêng gặp phải là tìm đầu ra cho nông sản. Như tình trạng “trở quẻ”, “ép giá”,…
của các thương lái. Do họ không đủ kiến thức về nông nghiệp như: cách sử dụng phân bón,
thuốc trừ sâu cũng như việc chọn giống sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và từng loại
đất canh tác, từ đó dẫn đến chất lượng nông sản không cao hoặc là do họ có ít nông sản nên
họ không quan tâm nhiều đến vấn đề giá cả, từ đó lợi nhuận đạt đựơc không cao và có khi họ
phải bị lỗ do bán nông sản với giá quá thấp làm cho cuộc sống của họ ngày càng khó khăn
hơn. Vì vậy, vấn đề tìm đầu ra cho nông sản cũng là một vấn đề bức bách.
- Mặc dù ai cũng nói quan tâm đến nông dân và nông thôn, nhưng thực tế ít ai chịu
tổ chức đồng bộ mọi lực lượng để giúp nông dân và nông thôn đạt mức lợi tức cao. Có
thể thấy việc cân đối lại nhu cầu lao động, giải quyết việc làm, đảm bảo đời sống hay việc
tiêu thụ lúa gạo của nông dân luôn luôn là vấn đề cấp bách và cần thiết vì mọi rủi ro đều
5
trút lên đầu người nông dân nghèo. Những gì đã và đang xảy ra, vẫn tiếp tục xảy ra cho
người nông dân Việt Nam nói chung và nông dân Trà Vinh nói riêng.
Chính vì những lý do trên nên chúng em nghiên cứu đề tài “GIẢI PHÁP VIỆC
LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP NGHÈO Ở HUYỆN CHÂU
THÀNH, TỈNH TRÀ VINH”
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá thực trạng lao động nông nghiệp nghèo ở huyện Châu Thành.
- Xây dựng và đề xuất một số giải pháp việc làm cho người lao động nông nghiệp

nghèo ở huyện Châu Thành.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều tra thực trạng lao động nông nghiệp nghèo ở huyện Châu Thành.
+ Thuận lợi và khó khăn của việc tìm kiếm việc làm.
+ Thu nhập đối với người có (không có) đất canh tác.
+ Công việc họ đang làm và có thể làm (phải qua đào tạo).
+ Trình độ, giới tính, độ tuổi, tay nghề và mối quan tâm của địa phương.
+ Mong muốn và kiến nghị của họ đối với các chính sách của Nhà nước.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của người lao động nông nghiệp
nghèo ở huyện Châu Thành.
- Xây dựng giải pháp việc làm cho người lao động nông nghiệp nghèo ở huyện Châu
Thành.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh với tỷ lệ dân tộc
tương đối cao, mặc dù là huyện Châu Thành nằm gần thành phố Trà Vinh nhưng lại có tỷ
lệ hộ nghèo cao chỉ sau huyện Trà Cú qua nhiều năm liền. Và huyện cũng là nơi có nhiều
làng nghề chiếm 2 trên tổng số 6 làng nghề của tỉnh, đồng thời huyện Châu Thành là
huyện duy nhất có 2 xã Hòa Minh và Long Hòa không tiếp giáp đất liền.
6
Nhóm nghiên cứu chọn 4 xã thực hiện điều tra khảo sát là: xã Đa Lộc, Song lộc,
Hòa Lợi, Mỹ Chánh. Đây là các địa bàn có số lao động nghèo lớn hơn các xã còn lại của
huyện Châu Thành.
Số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Tổng hợp kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2010
Đvt: Hộ gia đình
Xã / Thị trấn Số lượng Xã / Thị trấn Số lượng
TT Châu Thành 115 Xã Nguyệt Hóa 301
Xã Đa Lộc 1.240 Xã Hòa Thuận 497
Xã Thanh Mỹ 510 Xã Hòa Lợi 899

Xã Mỹ Chánh 890 Xã Phước Hảo 774
Xã Lương Hòa A 699 Xã Hưng Mỹ 235
Xã Lương Hòa 879 Xã Hòa Minh 755
Xã Song Lộc 907 Xã Long Hòa 602
Nguồn: UBND tỉnh Trà Vinh
4.2 Phương pháp thu thập số liệu
 Số liệu thứ cấp
- Báo cáo tổng kết tình hình việc làm của Phòng lao động huyện Châu Thành, Sở
Lao động Thương binh Xã hội tỉnh Trà Vinh từ năm 2007 đến năm 2010.
- Niên giám thống kê của huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh từ năm 2005 đến năm
2010.
- Một số đề án, tài liệu khoa học có liên quan.
 Số liệu sơ cấp
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu ngẫu nhiên có chọn lọc để tiến
hành thu thập số liệu sơ cấp. Nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra bằng cách phỏng vấn trực
tiếp 110 hộ lao động nông nghiệp nghèo tại địa bàn nghiên cứu.
7
Số liệu sơ cấp phục vụ cho đề tài được thu thập tại 4 xã: Đa Lộc, Song lộc, Hòa Lợi,
Mỹ Chánh. 10 phiếu sẽ đi điều tra thử; 100 phiếu sẽ khảo sát ở các xã, mỗi xã sẽ chọn ra 5
ấp, mỗi ấp sẽ khảo sát 5 hộ theo hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên.Vì 4 xã này tập trung nhiều
hộ nghèo mang tính đặc trưng và đại diện cho đối tượng nghiên cứu và có tổng số hộ nghèo
3,936 chiếm 42,31% hộ nghèo của toàn huyện (Nguồn: Bảng tổng hợp kết quả điều tra hộ
nghèo, hộ cận nghèo năm 2010 của UBND tỉnh Trà Vinh), nên việc chọn các địa bàn này
làm điểm khảo sát sẽ mang tính đại diện cao.
Nội dung phiếu điều tra nông hộ: Thông tin về hộ gia đình, thông tin về việc làm, chi
phí và thu nhập, diện tích đất canh tác, trình độ tay nghề, mức độ quan tâm của địa
phương, trình độ học vấn.
4.3 Phương pháp phân tích số liệu
Nhằm thoả mãn các mục tiêu nghiên cứu, ứng với từng mục tiêu cụ thể sử dụng một
số phương pháp phân tích như sau:

Đối với mục tiêu 1: Sử dụng công cụ thống kê mô tả SPSS nhằm mô tả thực trạng
và tình hình việc làm của hộ nghèo huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.
Đối với mục tiêu 2: Sử dụng Hàm hồi qui tuyến tính được sử dụng để phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động nghèo huyện Châu Thành.
+ Phương trình hồi quy: Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của lao
động nghèo huyện Châu Thành.
Phương trình hồi quy có dạng: Y = b
1
+ b
2
X
2
+ b
3
X
3
+ … + b
n
X
n
Trong đó: Y là biến phụ thuộc (Thu nhập của người lao động).
X
i
(i = 1,2…. n) là các biến độc lập (trình độ tay nghề, mức độ quan tâm của địa
phương, diện tích đất canh tác, trình độ học vấn).
b
i
( i =1,2……n ) là các hệ số cần ước lượng (được ước lượng bằng chương trình
Regression).
8

Đối với mục tiêu 3: Từ kết quả phân tích mục tiêu 1 và mục tiêu 2 kết hợp với
phương pháp phân tích ma trận SWOT để xây dựng giải pháp mang tính khoa học nhằm
giúp lao động nghèo có việc làm ổn định nâng cao thu nhập ổn định đời sống.
4.4 Phương pháp chuyên gia
Thực hiện nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia trong các lĩnh vực Nông nghiệp, phát
triển kinh tế - xã hội về tính khả thi và thích hợp của các giải pháp đề xuất.
5. ĐỊA CHỈ ÁP DỤNG
- Đề tài được nghiệm thu sẽ áp dụng cho người lao động nông nghệp nghèo ở huyện
Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.
- Kết quả nghiên cứu sẽ trở thành tài liệu tham khảo hữu ích đối với những đơn vị hiện
đang có nhu cầu về lao động, đối với những nhà đầu tư, nhà chuyên môn, chính quyền địa
phương và các nhà hoạch định chính sách trong việc đưa ra các quyết định, chính sách liên
quan đến các vấn đề giải quyết việc làm cho người nghèo thuộc lĩnh vực nông nghiệp ở huyện
Châu Thành.
6. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu tham khảo không chỉ cho nông hộ mà còn
cung cấp những thông tin hữu ích cho chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước để có giải
pháp phù hợp, thực tế và đáp ứng nguyện vọng của nông hộ. Từ đó, đề ra một số giải
pháp việc làm cho những người lao động nông nghiệp nghèo nhàn rỗi ở huyện Châu
Thành góp phần giảm bớt các tệ nạn xã hội do thiếu việc làm ở khu vực này.
7. DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN
- Chủ nhiệm đề tài: Diệp Thị Thùy Trân
9
+ Địa chỉ: Phú Khánh - Song Lộc - Châu Thành - Trà Vinh
- Danh sách cá nhân phối hợp thực hiện
STT Họ tên cá nhân Học vị Đơn vị
1. Phạm Thị Thanh Thảo Cử nhân kinh tế DA07QKDC
2. Lê Thị Hà Phương Cử nhân kinh tế DA07QKDC
3. Trần Phước Hòa Cử nhân kinh tế DA07QKDC
4. Nguyễn Trung Hiệp Cử nhân kinh tế DA07QKDC

8. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Đơn vị tính: Đồng
TT
Nguồn
kinh phí
Tổng số Trong đó
Thuê khoán
chuyên môn
Nguyên
vật liệu,
năng
lượng
Thiết
bị,
máy
móc
Xây
dựng, sửa
chữa nhỏ
Chi khác
1 2 3 4 5 6 7 8
Tổng
kinh
phí
26.640.000 9.140.000 0 0 0 17.500.000
Ngân
sách
NSKH
26.640.000 9.140.000 0 0 0 17.500.000
9. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

TT Nội dung công việc Sản phẩm đạt được
Thời gian bắt đầu,
kết thúc
10
1
Xây dựng đề cương chi
tiết
Đề cương 1 tháng (15/02 - 15/3)
2
Thiết kế mẫu khảo sát, in
ấn tài liệu,
Mẫu khảo sát, tài liệu 1,5 tháng (15/3 - 30/4)
3 Chọn hộ để phỏng vấn. Danh sách 110 hộ 1 tháng (01/5 - 31/5)
4
Tiến hành điều tra, phỏng
vấn khảo sát
Số liệu điều tra sơ cấp. 2 tháng (01/6 - 31/7)
5 Thu thập số liệu thứ cấp
B/c của các tổ chức, ý
kiến chuyên gia
0,5 tháng (01/8 - 15/8)
6
Nhập liệu và tổng hợp số
liệu
Đĩa dữ liệu 0,5 tháng (16/8 - 31/8)
7 Xử lý và phân tích số liệu Kết quả dữ liệu phân tích 1 tháng (01/9 - 30/9)
8 Quyết toán Đúng tiến độ 0,5 tháng (01/10-5/10)
9
Viết báo cáo tổng kết và
nghiệm thu

B/c hoàn chỉnh và đúng
tiến độ
1 tháng (15/10-15/11)
11
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. KHÁI NIỆM LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm lao động
Lao động là một yếu tố sản xuất. Người sản xuất là người có nhu cầu về lao động và
mang mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sẽ tuyển nhiều lao động hơn nếu mức tiền công thực
tế giảm (giả định là quá trình sản xuất cần hai yếu tố là tư bản và lao động đồng thời hai
yếu tố này có thể thay thế cho nhau).
1.1.2. Khái niệm nông nghiệp
Điều 1. Theo mục đích của Công ước này, khái niệm “nông nghiệp” là:
- Những hoạt động nông, lâm nghiệp tiến hành tại các cơ sở nông nghiệp, bao gồm
trồng hoa màu, trồng rừng, chăn nuôi động vật và côn trùng, sơ chế nông sản do cơ sở
hoặc nhân danh cơ sở thực hiện;
- Việc sử dụng và bảo dưỡng máy, thiết bị, công cụ, dụng cụ và các nhà xưởng nông
nghiệp, kể cả quy trình, kho tàng, phương tiện điều hành hoặc vận chuyển trong cơ sở
nông nghiệp nào có liên quan trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp.
Điều 2. Theo mục đích của Công ước này, khái niệm "nông nghiệp" không tính đến:
Việc trồng trọt để ăn (không bán);
Chế biến công nghiệp có sử dụng những sản phẩm nông nghiệp làm nguyên liệu thô
và các dịch vụ có liên quan;
Công nghiệp khai thác rừng.
1.2. KHÁI NIỆM HỘ NGHÈO
Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới chuẩn nghèo. Chuẩn nghèo
hiện hành theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 (có
12

văn bản kèm theo) cụ thể: từ 400 ngàn đồng/người/tháng trở xuống đối với khu vực nông
thôn và 500 ngàn đồng/người/tháng trở xuống đối với khu vực thành thị
1.3. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ NGƯỜI NGHÈO (HỘ NGHÈO) CỦA VIỆT NAM
Chuẩn nghèo là mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người được dùng là tiêu
chuẩn để xác định người nghèo hoặc hộ nghèo. Những người hoặc hộ có thu nhập ( hoặc
chi tiêu) bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo được coi là người nghèo hoặc hộ
nghèo. Chuẩn nghèo ở mỗi quốc gia là khác nhau.
Chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm được xác định bằng giá trị của một rổ hàng
lương thực, thực phẩm thiết yếu đảm bảo khẩu phần ăn duy trì với nhiệt lượng tiêu dùng
một người một ngày là 2100 Kcal.
Chuẩn nghèo chung được xác định bằng chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm cộng
với mức chi tối thiểu cho các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm, gồm nhà ở, quần áo,
đồ dùng gia đình, học tập, văn hóa giải trí, y tế, đi lại,v.v…
Tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm là phần trăm số hộ có mức thu nhập/ chi tiêu
bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm, được tính theo công
thức sau:
Tỷ lệ nghèo lương thực = (số hộ nghèo lương thực, thực phẩm trong kỳ/Tổng
số hộ trong kỳ)*100
Thực phẩm trong kỳ (%)
Tỷ lệ nghèo chung là phần trăm số người có mức chi tiêu bình quân đầu người thấp
hơn chuẩn nghèo chung, được tính theo công thức sau:
Tỷ lệ nghèo chung trong kỳ (%) = (số người nghèo chung trong kỳ/ Tổng số
dân trong kỳ)*100
Quan điểm củ XĐGN phải dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền
vững, đồng thời chủ động tạo ra các nguồn lực cho các hoạt động trợ giúp người nghèo đói.
Về lý thuyết, việc xác định một người nghèo hay hộ nghèo dựa trên các tiêu chuẩn về mặt
hóa sinh như lượng qrotein cần thiết, lượng calo và các vi chất khác cộng với các chỉ tiêu
13
cần thiết khác về y tế, giáo dục và vui chơi giải cách trí để một người có thể đạt được
những phát triển về thể chất và tâm lý một bình thường. Nhưng việc lượng hóa các nhu cầu

này để áp dụng vào trong thực tế có thể thực hiện được do có nhiều trở ngại trong việc tính
toán. Hầu hết các cách tính chuẩn nghèo đều dựa vào cách xác định chi phí để mua một
lượng calo nhất định cộng với chi phí cho các nhu cầu về y tế, giáo dục,…
Tuy nhiên cách xác định chuẩn nghèo còn nhiều hạn chế như nhu cầu về calo cho
mỗi người khác nhau tùy vào độ tuổi, giới tính, cường độ lao động…
Chuẩn nghèo ở mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi quốc gia đều lệ thuộc vào từng thời
điểm phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng. Do đó nghèo ở Việt Nam đã thay đổi
nhiều lần ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Chuẩn nghèo thông qua các giai đoạn
Chuẩn nghèo là một khái niệm động, nó biến đổi theo không gian và thời gian. Về
không gian, nó biến đổi theo trình độ phát triển kinh tế xã hội của từng vùng hay từng
quốc gia. Về thời gian, chuẩn nghèo thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế xã hội của
từng giai đoạn lịch sử.
Căn cứ vào mức sống thực tế của các địa phương, Chính phủ đã 4 lần công bố
chuẩn nghèo trong giai đoạn từ 1993 đến cuối năm 2010. Cụ thể:
Theo Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 9
năm 2001, phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo giai đoạn
2001 – 2005” thì những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người ở:
- Khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo là 80.000 đồng/người/ tháng
(960.000đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
- Khu vực nông thôn đồng bằng từ 100.000đồng/người/tháng
(1.200.000đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
- Khu vực thành thị từ 150.000đồng/người/ tháng (1.800.000 đồng/người/ năm) trở
xuống là hộ nghèo.
14
Theo quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 7
năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010 thì ở:
- Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/
tháng (2.400.000 đồng/người/ năm) trở xuống là nghèo.
- Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/

tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/ năm) trở xuống là hộ nghèo.
Theo quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 1 năm 2011 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 –
2015
Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/
tháng (từ 4.800.000 đồng/người/ năm) trở xuống.
Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/
tháng (từ 6.000.000 đồng/người/ năm) trở xuống.
Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến
520.000đồng/người/ tháng.
Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000đồng đến
650.000 đồng/người/ tháng.
1.4. PHÂN LOẠI HỘ NGHÈO
Để đánh giá đúng mức độ nghèo, người ta chia nghèo thành 2 loại: nghèo tuyệt đối
và nghèo tương đối
- Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thõa mãn
những nhu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống như nhu cầu về ăn, mặc, nhà ở,
chăm sóc y tế,…
- Nghèo tương đối: là tình trạng 1 bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình
của địa phương, ở 1 thời kì nhất định.
15
1.5. ĐẶC ĐIỂM HỘ NGHÈO Ở CHÂU THÀNH
BẢNG TỔNG HỢP ĐẶC TRƯNG HỘ NGHÈO
TT
Xã, thị
trấn
Tổng
số hộ
chung
Tổng

số hộ
nghèo
Tổng
số
nhân
khẩu
trong
hộ
nghèo
Tỷ lệ
hộ
nghèo
(%)
Trong
đó
tổng
hộ
nghèo
Khme
r
Tỷ lệ
hộ
nghèo
Khmer
(%)
Số
hộ

chủ
hộ


nử
Số
đối
tượn
g
diện
chín
h
sách
ncc
Số
đối
tượng
thuộc
diện

67
Số
người
cao
tuổi
(60
tuổi)
Số
đang
đi học
(từ
25
tuổi

trở
xuốn
g)
Hộ

nhà
tạm
hoặc
chưa

nhà

Hộ
đang
sử
dụng
nước
sạch
thiếu

liệu
sx:
vốn,
đất,
phươn
g
tiện
XS
thiếu
lao

động,
đông
người
ăn
theo,
không
việc
làm
Khác:
không
biết
làm
ăn,
ốm
đau,
tệ
nạn
xã hội,
hoặc
chây
lười
Hỗ
trợ

liệu
SX:
vay
vốn
, cấp
đất,

hoặc
phương
tiện
SX
Hỗ trợ
học
nghề,
việc
làm,
XKLĐ
hoặc
hướng
dẫn
cách
làm
ăn
Hỗ
trợ
trợ
giúp

hội
A B 1 2 3 4 5 6=2/5 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19
1 Thị trấn 1406 114 477 8.11 61 53.51 47 0 13 49 73 61 107 51 52 54 59 30 41
2 Đa Lộc 3329 1240 4874 37.25 939 75.73 2266 8 50 469 861 688 935 719 124 30 644 0 4
3
Thanh
Mỹ 1987 510 1921 25.67 20 3.92 179 23 21 87 324 248 427 361 45 10 392 33 118
4
Mỹ

Chánh 2833 891 3462 31.45 532 59.71 241 29 21 224 604 254 763 883 13 872 26
5 Song Lộc 2951 906 3639 30.70 561 61.92 366 43 34 186 471 494 659 804 209 50 817 227 50
6
Nguyệt
Hóa 1590 301 1117 18.93 153 50.83 118 17 19 98 201 135 209 213 66 33 223 50 51
7
Lương
Hòa 2582 879 3324 34.04 603 68.60 380 3 10 191 276 478 522 782 40 53 769 17 50
16
TT
Xã, thị
trấn
Tổng
số hộ
chung
Tổng
số hộ
nghèo
Tổng
số
nhân
khẩu
trong
hộ
nghèo
Tỷ lệ
hộ
nghèo
(%)
Trong

đó
tổng
hộ
nghèo
Khmer
Tỷ lệ
hộ
nghèo
Khmer
(%)
Số
hộ

chủ
hộ

nử
Số
đối
tượng
diện
chính
sách
ncc
Số
đối
tượng
thuộc
diện


67
Số
người
cao
tuổi
(60
tuổi)
Số
đang
đi học
(từ
25
tuổi
trở
xuốn
g)
Hộ

nhà
tạm
hoặc
chưa

nhà

Hộ
đang
sử
dụng
nước

sạch
thiếu

liệu
sx:
vốn,
đất,
phươn
g
tiện
XS
thiếu
lao
động,
đông
người
ăn
theo,
không
việc
làm
Khác:
không
biết
làm
ăn,
ốm
đau,
tệ
nạn

xã hội,
hoặc
chây
lười
Hỗ
trợ

liệu
SX:
vay
vốn
, cấp
đất,
hoặc
phương
tiện
SX
Hỗ trợ
học
nghề,
việc
làm,
XKLĐ
hoặc
hướng
dẫn
cách
làm
ăn
Hỗ

trợ
trợ
giúp

hội
8
Lương
Hòa A 2231 698 2690 31.29 584 83.67 245 5 20 118 479 267 621 649 89 35 639 72 39
9
Hòa
Thuận 3012 499 1898 16.57 223 44.69 225 6 14 117 268 273 321 387 220 142 427 218 72
10 Hòa Lợi 2496 900 3365 36.06 702 78.00 293 4 30 100 566 286 558 748 133 133 796 137 69
11
Phước
Hảo 2729 771 3060 28.25 306 39.69 262 10 33 135 351 387 772 725 80 93 720 54 57
12 Hưng Mỹ 2162 235 819 10.87 1 0.43 116 8 50 74 324 149 218 178 55 38 175 11 45
13 Long Hòa 2337 602 2320 25.76 7 1.16 164 6 20 182 416 283 602 514 83 65 517 102 49
14
Hòa
Minh 2943 755 3125 25.65 3 0.40 56 47 213 486 442 402 594 231 145 436 229 58

Tổng
cộng 34588 9301 36091 26.89 4695 50.48 4902 218 382 2243 5700 4445 7116 7608 1440 881 7486 1206 703
17
1.6. CÁC CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG THỜI KỲ TỪ NĂM 2011
ĐẾN NĂM 2020 CỦA CHÍNH PHỦ
1.6.1. Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung
Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn, gắn với việc
hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao kỹ thuật, công

nghệ vào sản xuất; thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo,
nhất là hộ có người khuyết tật, chủ hộ là phụ nữ.
- Thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động
nghèo; ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở trường, lớp học, thiết bị, đào tạo giáo viên dạy
nghề; gắn dạy nghề với tạo việc làm đối với lao động nghèo. Mở rộng diện áp dụng
chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động đối với lao động nghèo trên cả nước.
Hỗ trợ về giáo dục và đào tạo:
- Thực hiện có hiệu quả chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp
xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học, nhất là bậc mầm
non; tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, nhất là
sinh viên nghèo;
- Thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút đối với giáo viên công tác ở địa bàn khó
khăn; khuyến khích xây dựng và mở rộng “Quỹ khuyến học”; ưu tiên đầu tư trước để
đạt chuẩn cơ sở trường, lớp học ở các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Hỗ trợ về y tế và dinh dưỡng:
- Thực hiện có hiệu quả chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, hỗ trợ
mua thẻ bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ cận nghèo; xây dựng chính sách hỗ trợ
người nghèo mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo. Nghiên cứu chính sách hỗ trợ việc
cung cấp dinh dưỡng cho phụ nữ, trẻ em nghèo ở địa bàn nghèo;
- Tăng cường hơn nữa chính sách ưu đãi, thu hút đối với cán bộ y tế công tác ở
địa bàn nghèo. Ưu đãi đầu tư trước để đạt chuẩn cơ sở bệnh viện, trạm y tế ở các
huyện, xã nghèo.
Hỗ trợ về nhà ở: Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo khu
vực nông thôn, miền núi để cải thiện nhà ở, ưu tiên hộ nghèo ở người cao tuổi, người
khuyết tật. Xây dựng cơ chế, chính sách của địa phương để hỗ trợ nhà ở đối với người
nghèo ở đô thị trên cơ sở huy động nguồn lực của cộng đồng, gia đình, dòng họ. Tiếp tục
thực hiện có hiệu quả chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp.
18
Hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý: Thực hiện có hiệu quả
chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo

hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà
nước, vươn lên thoát nghèo.
Hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thông tin: Tổ chức thực hiện tốt chương
trình đưa văn hóa, thông tin về cơ sở; đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, giúp
người nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo, phổ biến các mô hình giảm nghèo có
hiệu quả, gương thoát nghèo.
1.6.2. Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù
Hộ nghèo, người nghèo dân tộc thiểu số; hộ nghèo, người nghèo sinh sống ở
huyện nghèo, xã nghèo và thôn, bản đặc biệt khó khăn được hưởng các chính sách ưu
tiên sau:
- Hộ nghèo, người nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, xã biên giới
và các thôn, bản đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc
làm, tăng thu nhập theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008
của Chính phủ;
- Hộ nghèo ở các thôn, bản giáp biên giới không thuộc huyện nghèo trong thời
gian chưa tực túc được lương thực được hỗ trợ 15 kg gạo/khẩu/tháng theo Nghị quyết
số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ;
- Có chính sách ưu đãi cao hơn về mức đầu tư, hỗ trợ về lãi suất đối với hộ nghèo
ở các địa bàn đặc biệt khó khăn;
- Mở rộng chính sách cử tuyển đối với học sinh thuộc hộ gia đình sinh sống ở các
địa bàn đặc biệt khó khăn;
- Xây dựng chính sách học bổng cho con em hộ nghèo dân tộc thiểu số ở các địa
bàn đặc biệt khó khăn học đại học;
- Ưu tiên hỗ trợ nhà văn hóa cộng đồng, đưa thông tin về cơ sở, trợ giúp pháp lý
miễn phí đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa bàn đặc biệt khó khăn;
- Xây dựng dự án bảo tồn đối với các nhóm dân tộc ít người, dự án định canh
định cư để hỗ trợ người dân ở các địa bàn đặc biệt khó khăn (núi đá, lũ quét, thường
xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai).
Tiếp tục và mở rộng thực hiện các chính sách ưu đãi đối với huyện nghèo, xã nghèo:
- Huyện nghèo: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo

nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, bao
19
gồm: Chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; chính sách giáo dục, đào
tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí; chính sách cán bộ đối với các huyện nghèo; chính
sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả thôn, bản, xã và huyện.
- Xã nghèo:
+ Ưu tiên đầu tư trước để hoàn thành, đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới đối
với cơ sở trường lớp học, trạm y tế, nhà văn hóa ở các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng
bào dân tộc và miền núi;
+ Ưu tiên đầu tư trước để đạt chuẩn các công trình hạ tầng cơ sở theo tiêu chí
nông thôn mới ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã an
toàn khu;
+ Mở rộng chương trình quân dân y kết hợp; xây dựng mô hình giảm nghèo gắn
với an ninh quốc phòng để hỗ trợ sản xuất, tạo thu nhập cho người nghèo trên địa bàn
biên giới; tăng cường bộ đội biên phòng về đảm nhiệm vị trí cán bộ chủ chốt ở các xã
biên giới.
Các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án sử dụng vốn trái
phiếu Chính phủ, vốn ODA và các chương trình khác phải tập trung các hoạt động và
nguồn lực ưu tiên đầu tư trước cho các huyện nghèo, xã nghèo để đẩy nhanh tiến độ
giảm nghèo ở các địa bàn này.
1.7. CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO CỦA
TỈNH TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
1.7.1. Chính sách chung của Tỉnh
- Giải quyết việc làm cho 222.000 lượt người tương đương 100.000 chỗ làm việc
mới. Trong đó Quỹ quốc gia việc làm tạo ra 10.000 lao động, xuất khẩu 1.000 lao động.
- Đến cuối năm 2015 giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp xuống còn 3,09%. giảm tỷ
lệ lao động thiếu việc làm dưới 5%.
- Hoàn thiện hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về thị trường lao động của tỉnh vào
cuối năm 2013. Nâng tỷ lệ lao động được giới thiệu việc làm thông qua các Trung tâm
giới thiệu việc làm lên 10% trên tồng số lao động được tạo việc làm mới hàng năm.

- Tập huấn 1.800 cán bộ làm công tác Lao động - Việc làm
- Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 45% trong đó qua đào
tạo nghề là 37,5%. Chú trọng đào tạo nghề theo cơ cấu (cao đẳng nghề 10%, trung cấp
nghề 30% và sơ cấp nghề 60%); góp phần nâng dần tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học
cơ sở và đặc biệt là học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông vào học nghề.
20
- Phấn đấu tuyển sinh đào tạo nghề cho 58.000 lao động (Cao đẳng nghề 5.800
người, Trung cấp nghề 17.400, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên 34.800 người).
- Phấn đấu đến năm 2013 xây dựng hoàn chỉnh 17 cơ sở đào tạo nghề trên địa
bàn tỉnh (1 trường cao đẳng nghề, 1 trường trung cấp nghề công lập, 2 trường trung
cấp nghề tư thục, 10 trung tâm dạy nghề công lập và 3 cơ sở dạy nghề khác).
1.7.2. Chính sách riêng của huyện Châu Thành
- Phấn đấu giảm 5.170 hộ nghèo (tương đương 3%/năm so hộ dân cư toàn
huyện), trong đó: xã nghèo giảm 4%, các xã còn lại 3%; đồng thời hạn chế tối đa hộ
tái nghèo và hộ nghèo phát sinh mới;
- Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng 2 xã đặt biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển
(Long Hòa, Hòa Minh) phấn đấu đến năm 2015 các xã này cơ bản có đủ các công trình
cơ sở hạ tầng thiết yếu theo quy định;
- Cho 36.000 lượt hộ được vay vốn tín dụng ưu đãi từ ngân hàng chính sách
xã hội để sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế hộ gia đình (mỗi năm khoản 7.200
lượt hộ);
- Chính sách khuyến nông - lâm - ngư: 5.460 lượt người dự tập huấn về
khuyến nông - lâm - ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật (bình quân mỗi năm 1.092
lượt người);
- Chính sách hỗ trợ về giáo dục đào tạo: 15.625 lượt học sinh nghèo miễn
giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường (bình quân mỗi năm 3.125
lượt học sinh);
- Phấn đấu đảm bảo các điều kiện thiết yếu về nhà ở, nước sinh hoạt, tiếp cận các
dịch dụ đời sống văn hóa, tinh thần, tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý, tăng cường
nâng cao nhận thức của người nghèo, hộ nghèo;

- 100% hộ nghèo được cấp bảo hiểm y tế, hỗ trợ 50% mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế
tự nguyện cho hộ cận nghèo;
- Tập huấn nâng cao năng lực cho 990 lượt cán bộ làm công tác xóa đói giảm
nghèo và các đoàn thể có liên quan cấp xã, thị trấn và trưởng ấp-khóm (mỗi năm
khoảng 198 lượt cán bộ);
- Phối hợp Trường trung cấp nghề tỉnh Trà Vinh và các Trung tâm dạy nghề giới
thiệu việc làm huyện mở 48 lớp dạy nghề lao động nông thôn và người nghèo cho
1.200 lao động (bình quân mỗi năm 240 lượt người);
21
- Phấn đấu từ nay đến năm 2015 đưa 150 lao động đi làm việc ở nước ngoài
(bình quân mỗi năm 30 lao động);
- Phối hợp các Trung Tâm giới thiệu việc làm, Công ty, Xí nghiệp, cơ sở sản xuất
kinh doanh; doanh nghiệp tư nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã trong, ngoài huyện phấn đấu
đến cuối năm 2015 giải quyết việc làm mới cho 10.750 lao động;
- Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%;
- Phấn đấu đến năm 2013 xây dựng hoàn chỉnh trung tâm dạy nghề và giới thiệu
việc làm huyện.
1.8. MỘT SỐ MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO CỦA TỈNH TRÀ VINH GIAI ĐOẠN
12/2009 – 9/2011
Năm 2009, triển khai thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa
bàn 10 xã, 121 hộ tham gia thực hiện Dự án, với 5 loại mô hình: nuôi bò, nuôi heo,
nuôi cá, nuôi vịt, trồng màu, trồng nấm rơm.
Năm 2010, triển khai trên 4 xã, 60 hộ tham gia thực hiện Dự án, với 4 loại mô
hình: nuôi bò, nuôi heo, nuôi gà, trồng màu, trồng nấm rơm với kinh phí hỗ trợ 500
triệu đồng, mức hỗ trợ bình quân từ 6 – 8 triệu đồng/hộ.
Năm 2011, triển khai thực hiện trên địa bàn 4 xã, 55 hộ nghèo tham gia thực hiện
Dự án, với 4 loại mô hình: nuôi bò, nuôi heo, trồng màu, trồng nấm rơm với kinh phí hỗ
trợ 500 triệu đồng. Mức hỗ trợ cho hộ nghèo dân tộc Khmer 8 triệu đồng/hộ, hộ nghèo
dân tộc Kinh 7 triệu đồng/hộ, Dự án mới triển khai chưa đánh giá được hiệu quả.
Tổng số 13 Dự án với tổng kinh phí 02 tỷ đồng hỗ trợ cho 236 hộ nghèo thực

hiện mô hình.
22
1.9. HỒI QUI NHIỀU CHIỀU
1.9.1. Phương trình hồi qui nhiều chiều
Mục tiêu của mô hình này giải thích biến phụ thuộc (y) bị ảnh hưởng bởi nhiều
biến độc lập (x
i
).
- Hệ số xác định R
2
:
R
2
được định nghĩa như là tỷ lệ (hay phần trăm) biến động của biến phụ thuộc (y)
được giải thích bởi các biến độc lập x
i
.
R
2
0
SSE
SSR
SST
- Hệ số tương quan bội R:
R nói lên tính chặt chẽ của mối liên hệ giữa biến phụ thuộc (y) và các biến độc
lập (x
i
).
R (-1
- Hệ số xác định đã điều chỉnh :

(k: biến số độc lập)
Hoặc tính từ R
2
:
Ý nghĩa của giống như R
2
, thường thường giá trị của có sự khác biệt rất ít
so với R
2
. Tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt, hiệu chỉnh khác biệt lớn so với R
2
khi số lượng biến độc lập chiếm tỷ lệ lớn trong 1 mẫu nhỏ. là chỉ số quan trọng để
chúng ta nên them 1 biến độc lập mới vào phương trình hồi qui hay không.
Chúng ta có thể quyết định them 1 biến độc lập nếu tăng lên khi thêm biến đó
vào (điều này thực hiện khá dễ dàng trên phần mềm Excel bằng cách khi chọn vùng số
liệu ta chọn thêm một cột số liệu của chỉ tiêu nào đó mà ta muốn thêm vào).
23
- Tỷ số F = MSR/MSE trong bảng kết quả: dùng để so sánh với F trong bảng
phân phối F ở mức ý nghĩa α. Tuy nhiên, cũng trong bảng kết quả có giá trị
Signìicance F, giá trị này cho takết luận ngay mô hình hồi qui có ý nghĩa khi nó nhỏ
hơn mức ý nghĩa α nào đó (thay vì phải tra bảng phân phối F phía sau sách), và giá trị
Sig. Fcũng là cơ sở để quyết định bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H
0
trong kiểm định
bao quát các tham số của mô hình hồi qui. Nói chung F càng lớn, khả năng bác bỏ giả
thuyết H
0
càng cao - giả thuyết H
0
cho rằng tất cả các tham số hồi qui đều bằng 0,

nghĩa là các biến độc lập (x
i
) không liên quan tuyến tính tới biến phụ thuộc y.
1.9.2. Ước lượng khoảng tin cậy và kiểm định giả thuyết trong hồi qui nhiều chiều
Mô hình hồi qui nhiều chiều cho tổng thể có dạng:
y
Đặt a, b
1
, b
2
, …, b
k
là những tham số được ước lượng cho tổng thể; S
a
, S
b1
, S
b2
,
…, S
bk
là những độ lẹch chuẩn đã ước lượng, và có phân phối chuẩn thì biến ngẫu
nhiên t được tính như sau:

có độ tự do (n-k-1)
Vì vậy, khoảng tin cậy 100(1 – α)% cho các hệ số hồi qui được tính như sau:
là một số sao cho P( > )
1.9.3. Kiểm định giả thuyết cho các tham số hồi qui
Phần kiểm định này giống như trong hồi qui 1 chiều nhưng thay độ tự do t
n-2

bằng t
n-k-1
:
Đặt giả thuyết:
Giá trị kiểm định: t
Quyết định bác bỏ H
0
khi: t > t
n-k-1,α
t < - t
n-k-1,α

24
Trường hợp đặc biệt khi giá trị kiểm định cho những tham số riêng biệt mà bằng
0 thì giá trị của biến phụ thuộc sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của biến độc lập
đó, nếu cố định tất cả các nhân tố khác.
1.9.4. Kiểm định trên tất cả các tham số của 1 mô hình hồi qui
Chúng ta hãy xét mô hình hồi qui nhiều chiều sau:
y
Giả thuyết:
Giả thuyết H
0
có thể được kiểm định dựa trên số thống kê:
F
Bác bỏ giả thuyết H
0
khi: F > F
k,n-k-1,α
F
k,n-k-1,α

là 1 số sau cho P (F
k,n-k-1
> F
k,n-k-1,α
) =
Phần kiểm định ta cũng có thể tính trực tiếp dựa vào hệ số xác định R
2
bởi vì:
F
1.9.5. Dự báo trong phương pháp hồi qui tương quan nhiều chiều
Giả sử ta có 1 mô hình hồi qui tổng thể có dạng tổng quát như sau:
y (i = 1, 2,…, n+1)
Đặt a, b
1
, b
2
, …, b
k
là những tham số được ước lượng của , ,…, theo
phương pháp số bình phương bé nhất. Dựa vào thông tin mẫu ta có:
y x
1
x
2
x
k
y
1
X
11

x
12
x
1k
y
2
X
21
x
22
x
2k
y
3
X
31
x
32
x
3k
……
……
……
……
……
……
……
……
y
n

x
n1
x
n2
x
nk
Tương ứng với giá trị của các biến x
1, n+1
, x
2, n+1
,…, x
k, n+1
được cho trước thì mô
hình tuyến tính dự đoán tốt nhất cho y
n+1
là:
= a + b
1
x
1, n+1
+ b
2
x
2, n+1
+…+ b
k
x
k, n+1
25

×