Dự án trồng rau an toàn
Danh sách Sinh Viên nhóm 7:
1: Nguyễn Văn Hiện
2: Nguyễn Văn Hùng
3: Phan Trọng Thịnh
4: Nguyễn Đình Quang
5: Nguyễn Dự Sơn Lâm
6: Nguyễn Đăng Quyết
7: Bùi Minh Sáng
8: Nguyễn Thị Hằng
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Giáo viên: Th.s Vũ Đình Khoa
1
Dự án trồng rau an toàn
1.1 Căn cứ pháp lý 5
1.2 Căn cứ thực tế 6
2.2.2. Xác định mức êu thụ dự kiến hàng năm 10
2.2.3. Giải pháp về thị trường 12
2.2.4. Kế hoạch xúc ến bán hàng 12
2.2.5. Xác định về giá cả 14
2.2.6. Xác định kênh phân phối sản phẩm 14
3.1.Nhiệm vụ 16
3.2.Quy trình công nghệ trồng rau sạch 16
3.2.1.Quy trình trồng rau sạch 16
3.2.2.Đặc điểm và kỹ thuật trồng một số loại rau 16
37
CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN 38
4.1. Địa điểm đặt dự án 38
4.2. Phân Ech về địa điểm 38
4.2.1 Điều kiện tự nhiên 38
4.2.3 Khí hậu 39
4.2.4 Thổ nhưỡng 39
4.2.5 Sông ngòi 40
4.2.6.Điều kiện kinh tế - xã hội 40
CHƯƠNG VII: CƠ CẤU NHÂN VIÊN VÀ TIỀN LƯƠNG 54
7.1.1 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận: 54
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Giáo viên: Th.s Vũ Đình Khoa
2
Dự án trồng rau an toàn
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Giáo viên: Th.s Vũ Đình Khoa
3
Dự án trồng rau an toàn
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, khi đời sống của con người ngày càng nâng cao thì nhu cầu
về rau sạch trở nên rất cần thiết. Trong những năm gần đây, tình trạng ngộ
độc thực phẩm ngày càng gia tăng đã và đang được đề cập đến như một mối
nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.
Nhiều cảnh báo về tình trạng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm của các phương tiện thông tin đại chúng đủ cho thấy chúng ta đang
sống trong một môi trường đầy những mối nguy: ăn bún sợ formol, ăn thịt
sợ ướp nitrat/nitrit…và đặc biệt là ăn rau quả lại sợ ngộ độc bởi kim loại
nặng nitrat, vi sinh và thuốc sâu. Sở dĩ, ngộ độc thực phẩm trên rau được xếp
vào hàng đặc biệt bởi vì rau là loại thực phẩm thiết yếu hàng ngày nhưng
cũng chính là loại nông sản dễ bị ôi nhiễm nhất.
Trên thực tế, một số lượng lớn rau trên thị trường có rất chứa rất nhiều
hàm lượng độc tố do quy trình trồng rau sử dụng nhiều thuốc kích thích và
thuốc trừ sâu. Đồng thời, thải ra môi trường đất và nguồn nước của chúng ta
những chất độc hại đó gây nên ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường.
Dựa trên nhu cầu cấp thiết trên, chúng tôi đã tiến hành thành lập dự án
“sản xuất rau sạch” với quy mô là 5 ha tại Xã Minh Tân Huyện Sóc Sơn,
Tp Hà Nội. Ngoài mục tiêu kinh tế, giải quyết việc, góp phần vào sự phát
triển kinh tế địa phương mà dự án còn góp phần giữ gìn môi trường trong
sạch.
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Giáo viên: Th.s Vũ Đình Khoa
4
Dự án trồng rau an toàn
CHƯƠNG I: CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
*GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ
-Tên công ty: DNTN Minh Tân
-Trụ sở chính: Xã Minh Tân, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội
Điện thoại: 84-4-9199768
-Người đại diện theo pháp luật của công ty:
Ông : Nguyễn Trọng Duy
Chức vụ: Giám đốc công ty
-Nghành nghề kinh doanh: Chuyên sản xuất và cung cấp rau an toàn
1.1 Căn cứ pháp lý
Hiện nay Đảng và Nhà nước có những chính sách động viên mọi
thành phần kinh tế trong nước đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo
môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các thành phần kinh tế.
Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu đang phấn đấu để trở thành một
nước công nghiệp năm 2012. Trong tình hình hiện nay , phát triển nông
nghiệp vẫn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của đất nước, hàng
năm hàng nông nghiệp xuất khẩu vẫn đem lại cho đất nước một khoản thu
ngoại tệ không nhỏ nên trong các chính sách của mình Nhà nước luôn
khuyến khích phát triển nông nghiệp và tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát
triển các dự án về nông nghiệp. Cụ thể là các văn bản kinh tế kỹ thuật có liên
quan sau :
• Các văn bản:
- Quyết định số 67/1998/QĐ-BNN_KHKT ngày 28/04/1998 của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn về quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn.
- Pháp lệnh VSATTP ngày 26/7/2003.
+ Quyết định số 15 ngày 14/4/2004 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn quy định 4 tiêu chuẩn về rau an toàn :Hàm lượng kim loại nặng được
khống chế ở mức cho phép phụ thuộc vào nước tưới, chất đất và phân bón.
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Giáo viên: Th.s Vũ Đình Khoa
5
Dự án trồng rau an toàn
+ Hàm lượng Nitrat chủ yếu là do phân bón bằng đạm Ure, nếu phân bón
quá gần ngày thu hoạch thì hàm lượng sẽ vượt quá chỉ tiêu.
+ Hàm lượng vi sinh vật được quyết định do nước tưới và phân bón nên chỉ
được dùng nước giếng khoan hoặc sông lớn, không bón phân chưa qua xử lý.
+ Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
- Quyết định số 03/2007/QĐ_BNN quy định về công bố tiêu chuẩn, chất
lượng sản phẩm ,hàng hóa đặc thù chuyên ngành nông nghiệp.
- Quy định số 04/2007/QĐ-BNN ban hành quyết định về quản lý sản xuất và
chứng nhận rau an toàn.
- Văn bản chính thức VIETGAP của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn.
Tiêu chuẩn GAP do chi cục bảo vệ thực vật công bố.
• Các văn bản của khối kinh tế và quản lý nhà nước :
- Thông tư số 09/BKH/VPKT ngày 21/09/1996 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
hướng dẫn lập và thẩm định dự án đầu tư.
- Đại hội Đảng lần thứ XI đã quyết định đường lối, chiến lược phát triển kinh
tế xã hội đất nước giai đoạn 2001-2010 là đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, đặc biệt là CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển
toàn diện nông, lâm ,ngư nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
1.2 Căn cứ thực tế
Theo tính toán của Viện Dinh dưỡng, hiện nay mỗi người cần trung
bình 250-300 gam rau/ngày, tương đương 90-110 kg rau/năm. Khi mức sống
được nâng lên, nhu cầu thịt cá sẽ giảm, thay vào đó là nhu cầu về các loại rau
an toàn, rau cao cấp.
Hiện nay tổng diện tích trồng rau của thành phố Hà Nội là gần 3255
ha trồng rau an toàn. Mỗi năm thành phố đã tự sản xuất được khoảng
570.000 tấn rau, đáp ứng được 60% nhu cầu về rau xanh trên địa bàn, còn
40% vẫn phải nhập từ các địa phương khác. Riêng về sản xuất rau an toàn ở
Hà Nội mới chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu. Bởi vậy nhu cầu về rau sạch ở
Hà Nội là rất lớn. Với điều kiện kinh tế -xã hội hiện nay tại Hà Nội, thu nhập
của người dân ngày càng tăng lên, đời sống ngày càng ổn định thì nhu cầu về
rau sạch là rất lớn. Thực trạng là rau quả tại nhiều chợ rau không đáp ứng
được chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đang khiến người tiêu dùng
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Giáo viên: Th.s Vũ Đình Khoa
6
Dự án trồng rau an toàn
hoang mang lo lắng thì sản phẩm rau sạch trở thành sự lựa chọn của nhiều bà
nội trợ muốn đảm bảo sức khỏe cho gia đình và người thân. Hơn nữa,
chúng tôi chọn làm dự án này là vì: quỹ đất canh tác lớn, nguồn thủy lợi
thuận lợi nhờ gần 2 nguồn nước tưới có trữ lượng lớn là Hồ Đại Lải và đập
nước Đồng Đò phù hợp cho trồng rau màu như: các loại cải, các loại quả củ
(bí xanh, xu hào, cà rốt)…Ngoài ra, ở đây cũng thuận lợi cho việc vận
chuyển rau sạch vào thành phố cung cấp cho các siêu thị trong địa bàn Hà
Nội: Metro, BigC… Sóc Sơn thuận lợi cho vận chuyển sẽ giảm chi phí vận
chuyển và thời gian vận chuyển ngắn giữ được rau tươi .
Căn cứ vào thực tế này dự án trồng rau sạch của công ty Minh Tân có
thể đem lại doanh thu và lợi nhuận cao trong mỗi năm, đồng thời đáp ứng
được nhu cầu bức thiết về rau sạch cho người dân thủ đô cũng như giải quyết
được công ăn việc làm cho nhiều người dân ở xã Minh Tân.
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Giáo viên: Th.s Vũ Đình Khoa
7
Dự án trồng rau an toàn
CHƯƠNG II: SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG
2.1. Các loại sản phẩm
Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới, và nằm ở rìa phía đông nam
của phần châu Á lục địa, giáp với biển Đông nên chịu ảnh hưởng trực tiếp
của kiểu khí hậu gió mùa.
Việt Nam có ba miền khí hậu chủ yếu, bao gồm: miền khí hậu phía
Bắc, miền khí hậu phía Nam, miền khí hậu Trung và Nam Trung Bộ.
Miền Bắc có khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa xuân, hè, thu,
đông rõ rệt. Mùa xuân miền Bắc bắt đầu từ tháng 2 cho đến hết gần tháng 4,
là mùa đẹp nhất trong năm.
Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9, vào mùa này thì nhiệt độ trong ngày
khá nóng và mưa nhiều. Tháng nóng nhất thường là vào tháng 7. Tháng 5
đến tháng 8 là tháng có mưa nhiều nhất trong năm. Mùa thu chỉ vỏn vẹn
trong hai tháng 9 và 10. Thu miền Bắc rất đẹp, trời trong xanh, không khí
mát mẻ. Mùa đông thường vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau, mùa này khí
hậu lạnh và hanh khô.
Chính vì điều kiên tự nhiên và khí hậu trên, Sản phẩm rau an toàn
( RAT ) được trồng với nhiều chủng loại và có điều kiện tăng trưởng rất tốt.
Chúng được chia thành 2 vụ chính : vụ Đông-Xuân và vụ Hè- Thu . Dưới
đây là 1 số loại RAT của công ty chúng tôi
Vụ Hè - Thu Vụ Đông - Xuân
Cà chua
Bí xanh
Cà rốt
Mướp đắng
Cải ngọt
Dưa chuột
Cà chua
Khoai tây
Su hào
Súp lơ
Xà lách
Cà rốt
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Giáo viên: Th.s Vũ Đình Khoa
8
Dự án trồng rau an toàn
2.2.Kế hoạch về thị trường
2.2.1 Phân tích nhu cầu về thị trường
Trong những năm qua, quá trình đô thị hóa đã làm diện tích đất nông
nghiệp bị thu hẹp với tốc độ rất nhanh. Do đó, việc sản xuất nông nghiệp của
nông dân ở các vùng này ngày càng khó khăn. Đứng trước thách thức này
đòi hỏi họ phải vận động để thay đổi hoạt động sản xuất như chuyển dần một
phần lao động trong nông hộ sang tham gia hoạt động phi nông nghiệp,
chuyên môn hóa các loại cây đặc sản (cây ăn quả, cây cảnh…) hay chuyển từ
sản xuất rau truyền thống sang sản xuất rau an toàn. Đi cùng với quá trình
thay đổi hình thái canh tác là sự thay đổi về tổ chức sản xuất như sự ra đời
của các nhóm, hợp tác xã chuyên ngành kiểu mới, công ty trách nhiệm hữu
hạn chuyên sản xuất và phân phối rau an toàn… Tuy nhiên, đối với mỗi địa
phương cũng có những đặc thù riêng về phát triển nghề trồng rau an toàn.
Nhu cầu thực phẩm sạch và an toàn, trong đó có rau quả đang là một
đòi hỏi cấp bách của đời sống người dân. Trước thực tế Hà Nội mới chỉ tự
cung cấp khoảng 50 - 60% nguồn rau sạch cho thị trường Hà Nội đã đặt ra
vấn đề cần phải hình thành một vùng sản xuất rau an toàn đảm bảo đầy đủ
các điều kiện tự nhiên, môi trường, vừa bảo tồn các hệ sinh thái đa dạng, các
nguồn gen quý. Vùng nào của Hà Nội có thể đảm bảo và hội tụ đầy đủ các
yếu tố này ?
Theo thống kê, hiện nay Việt Nam sản xuất 11,5 triệu tấn rau các loại
với 43 tỉnh, thành phố đã quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn (RAT). Tuy
nhiên, diện tích đất đủ điều kiện trồng RAT mới chỉ đạt 8,5% tổng diện tích
rau cả nước, diện tích trồng cây ăn quả an toàn đạt khoảng 20%, số còn lại
do sản xuất nhỏ lẻ, không trong vùng quy hoạch nên khó kiểm soát về chất
lượng. Một số mô hình sản xuất quả an toàn được chứng nhận đạt tiêu chuẩn
Global GAP, rau quả Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường Châu Âu và
một số nước khác.
Vẫn đề thực phẩm an toàn nói chung và cung cung cấp rau sạch nói
riêng đã trở nên bức xúc nhưng nếu không được quy hoạch, không chú ý các
điều kiện tự nhiên về nguồn nước, thổ nhưỡng, không khí thì sẽ rất khó
giải quyết được vấn đề rau sạch. Cùng với nguồn rau an toàn là loại rau sạch
lấy từ trong thiên nhiên có sẵn. Cả 2 loại rau này cần phải được đẩy mạnh
phát triển thành hàng hoá, với quy mô lớn. Hà Nội hiện có một số vùng rau
nhưng ngay cả những vùng rau ở huyện ngoại thành với hơn 2.000 ha cũng
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Giáo viên: Th.s Vũ Đình Khoa
9
Dự án trồng rau an toàn
không đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn; xung quanh các vườn rau mọc lên rất
nhiều lò gạch, các nhà máy, đô thị. Như vậy, vùng còn lại có thể kiểm soát
được chính là vùng Ba Vì, Đông Anh, Sóc Sơn … có những điều kiện tự
nhiên và những tiêu chuẩn phù hợp có thể quy hoạch làm vùng RAT …
Theo thống kê gần nhất, tổng số 497 vùng trồng rau ở Hà Nội . Tại hà
nội, nhu cầu rau an toàn khoảng 1.500 tấn/ngày. Không những thế người tiêu
dùng còn sẵn sàng mua rau với giá cao gấp 4-5 lần rau thông thường để được
dùng rau an toàn. Như vậy nhu cầu về RAT ở hà nội là rất lớn. nhu cầu RAT
đã mang tính cấp thiết, nhưng có đến gần 60% lượng rau sản xuất theo quy
trình an toàn phải bán trên thị trường , chỉ có 40% bán trên siêu thị, cửa hàng
RAT. Sau khi mở rộng diện tích đất nông nghiệp của hà nội lên đến hơn
300.000ha, trong đó có gần 8.000ha rau xanh. Nhưng cho đến nay, hà nội
vẫn chỉ tự đáp ứng được khoảng 590.000tấn rau/năm, đáp ứng đc 60% nhu
cầu, còn hơn 40% vẫn phải nhập khẩu từ địa phương khác. Vì vậy thị trường
RAT ở hà nội là một trong những thị tường tiềm năng tiêu thụ lớn và là thị
trường tiêu thụ chính của doanh nghiệp.
2.2.2. Xác định mức tiêu thụ dự kiến hàng năm
Hà Nội có diện tích trồng rau 8.000ha phân bổ ở 22 quận, huyện, thị
xã. Trong đó rau chuyên canh khoảng 50%, hệ số quay vòng 3,5 vụ/năm,
diện tích rau không chuyên 50% hệ số quay vòng 1,5 vụ/năm. Sản lượng rau
toàn TP khoảng: 590 nghìn tấn/năm, đáp ứng được 60% nhu cầu.
Diện tích sản xuất đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận sản xuất RAT là
3.255ha sản lượng 227.800 tấn phân bổ ở 95 vùng thuộc 74 xã, tại đây có
cán bộ kỹ thuật của Chi cục Bảo vệ thực vật, Khuyến nông hướng dẫn giám
sát. Rau sản xuất được cấp giấy chứng nhận VietGap diện tích là 115ha. Sản
lượng khoảng 8 nghìn tấn, phân bổ ở 6 điểm. Rau hữu cơ được sản xuất theo
quy trình hữu cơ diện tích là 10,2ha, sản lượng khoảng 510 tấn.
Chính vì vậy với cơ sở sản xuất tại vùng Sóc Sơn với diện tích khoảng
5 ha được áp dụng công nghệ sản xuất đủ tiêu chuẩn Global Gap với các
chuyên gia khuyến nông … hướng dẫn giám sát chúng ta có thể đóng góp
vào sản lượng tiêu thụ toàn thành phố khoảng 500 tấn RAT/năm.Với nhu cầu
hiện tại của thị trường DN sẽ không có gì đáng lo ngại với việc tiêu thụ sản
lượng rau trên với những biện pháp Marketing hơp lý.
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Giáo viên: Th.s Vũ Đình Khoa
10
Dự án trồng rau an toàn
Về hiện trạng kinh doanh, RAT được tiêu thụ qua 122 cửa hàng bán
lẻ, 8 chợ đầu mối; 395 chợ dân sinh. Ngoài ra còn một lượng không nhỏ
RAT được bán trực tiếp tới các khách hàng tập thể là các bếp ăn tập thể,
trường học, bệnh viện, DN, khách sạn Ngoài lượng rau Hà Nội tự sản xuất
còn có 5 tỉnh phía Bắc là Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh
Phúc (đáp ứng 40%).
Năm 2009, thành phố phê duyệt đề án phát triển rau an toàn đến năm
2015 với mục tiêu sẽ có khoảng 5.000 - 5.500 ha rau an toàn. 96 vùng rau an
toàn trọng điểm tại 56 xã đã được lựa chọn để tập trung thực hiện. Hiện, toàn
thành phố có hơn 3.200 ha rau an toàn được trồng ở các huyện Chương Mỹ,
Đông Anh, Thanh Trì, Sóc Sơn , đáp ứng hơn 20% nhu cầu tiêu thụ rau của
người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, điều đáng nói là diện tích rau an toàn
được phát triển từ thời điểm phê duyệt dự án là rất thấp.
Sau khi được phê duyệt, ngay trong năm 2009, các đơn vị đã bắt tay
vào xây dựng các dự án vùng trồng rau an toàn tại những khu vực được lựa
chọn nói trên. Nhưng đến nay, mới chỉ có 8/21 dự án được phê duyệt. Hầu
hết các dự án khi xây dựng không có hợp phần 2 - hợp phần quản lý tổ chức
sản xuất và tiêu thụ. Do vậy, nhiều dự án như ở các xã Yên Mỹ, Duyên Hà
(huyện Thanh Trì); Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn); Tây Đằng, Chu Minh
(huyện Ba Vì) , sau khi xây dựng xong cơ sở hạ tầng, thì không triển khai
được khâu sản xuất và tiêu thụ. Một số doanh nghiệp cũng đã có nhiều cố
gắng để đi vào sản xuất nhưng gặp khó khăn do không được người nông dân
ủng hộ về phương án thực hiện.
Không chỉ chậm trễ, vướng mắc trong triển khai các dự án mới, mà tại
những khu vực đã phát triển trồng rau an toàn từ nhiều năm trước nay cũng
đang chững lại do người trồng rau thiếu vốn sản xuất và gặp khó khăn trong
tiêu thụ. Do khả năng tiêu thụ thấp nên người nông dân thiếu vốn để quay
vòng sản xuất. Vì vậy, nhiều người đã bỏ sản xuất rau an toàn, quay về trồng
rau thường bởi chi phí thấp và dễ bán. Xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì là một
trong những vùng trồng rau được thành phố chọn làm điểm xây dựng mô
hình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGap (Thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt đối với sản phẩm rau và quả Việt Nam). Mỗi ngày, người trồng
rau Yên Mỹ cung cấp cho thị trường Thủ đô khoảng 20 tấn rau sạch các loại.
Nhưng lượng rau này được tiêu thụ ổn định tại các siêu thị chỉ chiếm khoảng
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Giáo viên: Th.s Vũ Đình Khoa
11
Dự án trồng rau an toàn
hơn 30%, còn lại bà con vẫn phải tự lo chạy bán ngoài thị trường. Khâu tiêu
thụ manh mún nên rau ế là chuyện thường ngày.
Sau khi mở rộng, Hà Nội có khoảng hơn 2.000 vùng trồng rau, tập
trung ở các huyện Đông Anh, Mê Linh, Chương Mỹ, Thanh Oai Tuy
nhiên, hiện các vùng rau này cũng chỉ cung cấp được 60% nhu cầu rau xanh
của cả thành phố. Số còn lại phải nhập từ các địa phương khác. Để phát triển
rau an toàn. để từng bước chủ động nguồn rau sạch cung cấp cho người tiêu
dùng, bên cạnh nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ và khuyến khích đầu tư, Uỷ
ban nhân dân thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp
tác xã và hộ nông dân trồng rau xây dựng vùng trồng rau tập trung và lựa
chọn khu chế biến, kinh doanh rau an toàn, thực phẩm sạch. Với một quy
trình khép kín đó sẽ có 100% sản phẩm rau sạch được bán trực tiếp đến
người tiêu dùng, góp phần hạn chế tối đa tình trạng ngộ độc thức ăn do rau
xanh và thực phẩm gây ra, giữ gìn sức khoẻ và nguồn thực phẩm an toàn cho
cuộc sống người dân.
2.2.3. Giải pháp về thị trường
Toàn bộ sản phẩm Rau an toàn của dự án sẽ được xác định tiêu thụ tại thị
trường Hà nội. Thị trường mục tiêu và khách hàng tiềm năng của dự án sẽ là
các siêu thị lớn như BigC, Metro, các siêu thị nhỏ như T-Markt, Hapro , cửa
hàng trên địa bàn Hà Nội do người sản xuất rau mở ra hoặc các công ty
chuyên về rau an toàn, các bếp an tập thể ở các khu công nghiệp có vị trí
quanh địa điểm đặt dự án như: khu công nghiệp Nội Bài, Quang Minh, Bình
Xuyên…và đặc biệt phục vụ khách hàng mục tiêu là các hộ gia đình ở các
khu đô thị phát triển như : Mỹ Đình, Linh Đàm, … ngoài ra còn cung cấp
cho những hộ gia đình có thu nhập từ trung bình trở lên dựa vào các chợ đầu
mối.
2.2.4. Kế hoạch xúc tiến bán hàng
a. Kế hoạch quảng cáo
Bất cứ một sản phẩm nào, dù bình dân hay đắt tiền thì chiến lược quảng
cáo vẫn luôn luôn cần thiết đối với doanh nghiệp. Quảng cáo có ý nghĩa rất
quan trọng: giới thiệu sản phẩm của công ty tới tay người tiêu dùng, tuyên
truyền những ưu việt của sản phẩm về chất lượng, giá cả. Quảng cáo sẽ được
thực hiện dựa vào những yếu tố như: giai đoạn phát triển của dự án, khả
năng chi phí, đặc điểm của khách hàng …
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Giáo viên: Th.s Vũ Đình Khoa
12
Dự án trồng rau an toàn
Giai đoạn đầu tiên: Đi các chợ đầu mối, siêu thị trung tâm thành phố giới
thiệu sản phẩm và các bếp ăn tập thể ở khu công nghiệp và các trường học
trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cân.
Khi dự án đã phát triển chúng tôi sẽ quảng cáo thông qua các phương tiện
khác như: Đài phát thanh; Báo chí: chủ yếu là các báo liên quan đến vấn đề
an toàn, vệ sinh, sức khỏe cộng đồng
b. Kế hoạch khuyến mại
Tùy vào từng giai đoạn phát triển lượng tiêu thụ của dự án, công ty sẽ
đưa ra các chương trình khuyến mại khác nhau. Ví dụ như: Đối với những
trung gian quan hệ hợp tác lâu dài thường xuyên( mua sản phẩm với số
lượng lớn và thường xuyên), sẽ chiết khấu với giá ưu đãi và miễn phí các
chi phí ngoài sản xuất. Đối với những mối làm ăn mới, chúng tôi sẽ ưu ái
mức đãi ngộ về số lượng và giá cả.
c. Kế hoạch quan hệ công chúng
Duy trì quan hệ tốt đẹp với những mối làm ăn sẵn có và xây dựng thêm
hình tượng của công ty thông qua quan hệ với báo chí truyền thông cũng như
các phương tiện thông tin đại chúng.
Những năm gần đây, công tác xúc tiến thương mại RAT đã bước đầu được
thành phố và các sở, ngành, các địa phương quan tâm. Hoạt động xúc tiến
thương mại tập trung vào việc tổ chức phiên chợ RAT và tham gia các hội
chợ triển lãm
Hàng năm, sở Nông nghiệp & PTNT và các huyện tổ chức hội chợ
RAT nhằm giới thiệu thành tựu và các sản phẩm RAT đến người tiêu dùng
Hà Nội, tạo điều kiện cho người sản xuất, các doanh nghiệp tiếp cận với
người tiêu dùng, mở rộng giao lưu học tập kinh nghiệm sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm RAT. Cụ thể là, sở nông nghiệp & PTNT, trung tâm khuyến nông:
tổ chức 1-2 phiên chợ/ năm. Đồng thời ban tổ chức phát hành sách báo, tờ
rơi tài liệu kỹ thuật tuyên truyền cho phiên chợ và giới thiệu kỹ thuật sản
xuất rau an toàn.
Ngoài ra hàng năm các đơn vị hợp tác xá đã tham gia nhiều hội chợ do
các cơ quan trung ương, các tổ chức khác và các tỉnh bạn đứng ra tổ chức
như: hội chợ Agroviet, phiên chợ giống cây trồng vật nuôi và vật tư nông
nghiệp.
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Giáo viên: Th.s Vũ Đình Khoa
13
Dự án trồng rau an toàn
Một số tổ chức nước ngoài các cơ quan trung ương Hà Nội đã mở các lớp
tập huấn cho cán bộ các doanh nghiệp nông nghiệp và HTX về tiếp cận thị
trường, maketting sản phẩm nông nghiệp nhất là RAT.
2.2.5. Xác định về giá cả
Kết quả khảo sát và so sánh giá bán rau thường và giá bán RAT bình
quân tại 30 cửa hàng/ quầy hàng, bán rau an toàn đã được cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh rau an toàn cho thấy giá bán rau an toàn cao
hơn từ 7,8% đến 25.5% tùy từng chủng loại. tuy nhiên mức độ chênh lệch
này không ổn định ở từng chủng loại rau và có xu hướng giảm đần đối với
loại rau thường và tăng đối với rau cao cấp.
Thực tế khảo sát trên thị trường giá bán rau an toàn tại siêu thị cao hơn
rau an toàn ngoài thị trường tuy nhiên mức chênh không quá 20%. Giá RAT
tại các bếp ăn tập thể thường thấp hơn giá bán ở các siêu thị. Giá RAT bán
đến các hộ gia đình do các nhà cung cấp mang đến thường cao hơn giá RAT
được niêm yết tại các siêu thị đến 20% do có cộng thêm cả các chi phí nhỏ
lẻ.
2.2.6. Xác định kênh phân phối sản phẩm
Trong tiêu thụ sản phẩm: Các hình thức liên kết trong tiêu thụ RAT tại
Hà Nội khá đặc thù, đa dạng, phong phú, song đầy phức tạp khó khăn cho
công tác quản lý. Thể hiện qua 5 hình thức chính: Nông dân sản xuất trực
tiếp bán hàng tới kênh bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng; Nông dân thông
qua nhóm sản xuất cung cấp cho thương lái để từ đó được cấp tới kênh phân
phối; Nông dân thông qua HTX, cung cấp cho thương lái để đưa ra thị
trường vào các kênh phân phối; Nông dân thông qua HTX cung cấp cho DN
từ đó DN thông qua kênh bán lẻ để đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ,
Nông dân thông qua HTX cung cấp cho DN có các kênh bán lẻ để đưa sản
phẩm ra thị trường tiêu thụ. Do nhu cầu tiêu thụ rau của người dân Hà Nội
rất lớn mà hệ thống phân phối rau an toàn của Hà Nội khá phong phú và phù
hợp với cầu rau an toàn.
Chiến lược bán hàng của DN thông qua các kênh phân phối của Hà
Nội được thực hiện dưới hình thức: kênh phân phối 1 cấp. Đối với loại kênh
phân phối, thì rau an toàn được đưa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng
thông qua các siêu thị và qua các cửa hàng bán rau an toàn
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Giáo viên: Th.s Vũ Đình Khoa
14
Dự án trồng rau an toàn
Các cửa hàng,các siêu thị đây là loại hình bán lẻ hiện đại. số lượng các
điểm bán RAT tăng nhanh trong những năm qua có hơn 150 điểm bán rau an
toàn trong thành phố.Ngoài ra một số lượng nhỏ RAT được cung ứng theo
hợp đồng đến các khách sạn, nhà hàng bếp ăn tập thể trường mầm non và hộ
gia đình
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Giáo viên: Th.s Vũ Đình Khoa
15
Dự án trồng rau an toàn
CHƯƠNG III: QUY TRÌNH SẢN XUẤT
3.1.Nhiệm vụ
Mục tiêu kinh doanh của công ty là trồng và cung cấp rau sạch với sản
lượng khoảng tăng dần theo các năm đáp ứng một phần nhu cầu rau sạch của
thành phố Hà Nội
3.2.Quy trình công nghệ trồng rau sạch
3.2.1.Quy trình trồng rau sạch
Chọn dất ( Cày bừa và lên luống )
3.2.2.Đặc điểm và kỹ thuật trồng một số loại rau
3.2.2.1. Quy trình trồng xà lách
1) Chuẩn bị đất:
- Cải xà lách trồng được nhiều loại đất khác nhau miễn là tưới tiêu thuận lợi.
Trồng mùa mưa nhất thiết phải dùng giống chịu mưa và nếu có thể được, nên
dùng rơm phủ hoặc lưới nylon che để hạn chế đất cát bắn lên lá và hạn chế
sâu bệnh cỏ dại.
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Giáo viên: Th.s Vũ Đình Khoa
Chọn và xử lý hạt giống trước khi gieo
Chăm sóc
Kiểm tra
và phòng
trừ sâu
bệnh
Bón phân
và tưới nước
Thu hoạch
16
Dự án trồng rau an toàn
- Chuẩn bị đất kỹ tươi xốp, nhặt sạch cỏ dại tàn dư cây trồng vụ trước, nếu
có điều kiện phơi khô khoảng một tuần và đảo lớp đất mặt xuống dưới để
thoáng khí cho cây trồng sinh trưởng tốt đồng thời hạn chế các sâu bệnh cư
trú trong đất.
- Làm luống rộng 1 m, cao 7 - 10 cm trong mùa mưa để chống rễ bị
úng và lá cũng không bị đất cát dính vào và dễ nhiễm các bệnh thối gốc và
phỏng lá.
2) Thời vụ:
Có thể trồng quanh năm, tốt nhất là từ tháng 8 năm nay đến tháng 4
năm sau.
- Xà lách trứng: gieo từ tháng 7 đến tháng 2.
- Xà lách li ti: gieo từ tháng 3 - 4 để ăn trong mùa hè.
3) Gieo trồng:
Trồng cách cách nhau 15 -18 cm, đảm bảo mật độ 10.000 - 15.000
cây/500m2
4) Bón phân chăm sóc:
Tổng lượng phân bón cho 500 m2 ruồng trồng khoảng 1.000 kg phân
chuồng hoai (phân heo gà đã ủ hoai), 2 kg Urea, 2 kg KCL.
Bón phân dựa theo sự sinh trưởng của cây, do cải xà lách rất ngắn
ngày nên chia ra nhiều lần tưới sẽ có hiệu quả hơn. Khi tưới xong rửa lá
ngay.
Sử dụng thêm các loại phân bón qua lá để tăng cường sức sinh trưởng
của cây.
5) Tưới nước:
Mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng sớm hay chiều mát. Lúc cây bị
bệnh nên hạn chế tưới vào buổi chiều tối. Có thể che lưới cho để bảo vệ lá
cải khỏi bị không bị tổn thương khi tưới hoặc khi trời mưa lớn
6) Quản lý dịch hại:
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Giáo viên: Th.s Vũ Đình Khoa
17
Dự án trồng rau an toàn
Trồng cải xà lách thường gặp dịch hại chủ yếu như: Sâu ăn tạp
(Spodoptera litura), sâu tơ (Plutella xylostella), sâu đục ngọn (Hellula
undalis.), bệnh chết cây con (do Pythium sp., Rhizoctonia sp., Sclerotium
sp.), bệnh thối bẹ (Slerotium rolfsii, Rhizoctonia solani.), bệnh thối nhũn vi
khuẩn (Erwinia carotovora). Phòng trị các loại sâu hại trên như cải bẹ xanh.
7)Thu hoạch:
Trồng được 30 - 40 ngày thì thu hoạch, năng suất xà lách ở nước ta
hiện nay từ 3.000 - 4.500 kg/ha.
3.2.2.2 Kỹ thuật gieo trồng súp lơ
1) Thời vụ gieo trồng:
- Vụ sớm: gieo tháng 7, tháng 8, trồng tháng 8 - 9.
- Vụ chính: gieo tháng 10 - tháng 12, trồng tháng 11 - 12.
Trước khi đem gieo, ngâm hạt vào nước nóng 50
0
C trong 25 - 30 phút
để diệt các nấm bệnh bám ở vỏ hạt giống, đồng thời tăng tỷ lệ mọc của hạt
khi gieo. Lượng hạt gieo trên 1m
2
khoảng 3,5 - 4g (1 ha gieo 400g đến
600g). Sau khi gieo hạt phải tưới giữ ẩm từ 65 - 70%. Chú ý che mưa nắng
cho cây giống.
Riêng đối với súp lơ vụ sớm sau khi cây con mọc được 15 - 18 hôm thì
phải đem giâm. Đất giâm súp lơ vụ sớm cũng làm luống như lúc gieo hạt,
cây cách cây 5 - 6 cm theo hình nanh sấu.
Chú ý: Nên giâm vào buổi chiều để cây đỡ héo, mau bén rễ. Giâm xong
tưới nước giữ ẩm ngay. Cây giống giâm được 20 - 25 ngày thì nhổ đem
trồng.
2) Làm đất bón phân lót:
Luống rộng 0,90 - 1m: vụ sớm làm luống cao, hình mui luyện, vụ muộn
và chính làm luống thấp và phẳng.
Bón lót cho 1 ha: phân chuồng ủ hoai 40 tấn.
Phân đạm urê 50 kg.
Phân lân 25kg.
Phân kali 70kg.
Phân chuồng, phân lân và kali trộn đều nhau rồi theo hốc trồng là tốt
nhất. Mỗi hốc bón từ 800g đến 1.000g. Bón xong đảo đất cho đều.
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Giáo viên: Th.s Vũ Đình Khoa
18
Dự án trồng rau an toàn
3) Trồng súp lơ:
Trồng hàng kép nanh sấu trên luống với khoảng cách 60 x 50cm hoặc
40 x 50 cm (21.000 - 23.000 cây trên 1 ha); khoảng 750 - 820 cây/sào). Tuổi
cây giống khoảng 40 - 50 ngày (khi cây giống có 5 - 6 lá). Chọn cây to, mập,
lá xanh, gốc đỏ, không bị dị hình để đem trồng.
4) Chăm sóc súp lơ:
Xới vun và tưới nước: Sau khi trồng phải được tưới nước mỗi ngày 2
lần vào buổi sớm và chiều mát, trong 7 - 8 ngày liền (dùng ô doa có lỗ nhỏ,
tưới nhẹ và đều). Sau đó cứ hai ngày tưới một lần để giữ độ ẩm điều hòa
khoảng 70- 80%.
Khi thấy cây đã chéo nõn (các lá nõn cụp lại) thì không tưới bằng ô doa
nữa mà tưới vào gốc để tránh làm hỏng hoa. Tưới đậm, 1 - 2 ngày một lần.
Gặp tiết trời nồm không được tưới nước.
Khi xới phải xới tơi đất rồi mới vun. Giống sớm chỉ vun cao một lần
sau khi trồng khoảng 12 - 15 ngày, giống muộn vun lần thứ hai sau đó 10 -
12 ngày.
Bón phân thúc: thường dùng nước giải, phân bắc, phân nước và phân
đạm pha loãng để thúc 2 - 3 lần.
Lượng phân để bón thúc cho 1 ha như sau:
Phân bắc, phân đạm urê 80 - 100kg. Các kỳ bón thúc:
Kỳ 1: Sau khi trồng độ 15 ngày, dùng phân bắc pha 1/10 phân đạm cho
20 kg urê để tưới.
Kỳ 2: Sau đó 10 - 12 ngày, cũng thúc như vậy.
Kỳ 3: Khi cây đã chéo nõn, lúc này tập trung số phân còn lại bón nốt để
thúc cây ra ngù nhanh, chắc.
Kỳ này có thể rắc phân đạm và rải phân bắc, phân mục vào giữa luống,
rồi cho nước vào rãnh, lấy gáo té lên mặt luống.
Che đậy hoa: Sau khi trồng được 45 ngày (giống sớm) đến 60 - 70 ngày
(giống chính vụ và muộn) thấy có ngù hoa ở trong lá nõn thì phải che đậy
ngay. Việc che đậy này phải làm cho tới khu thu hoạch hoa lơ. Lúc đầu hoa
lơ còn bé, có thể bẻ gập 1 - 2 lá trong lại để đậy (chú ý không bẻ rời hẳn mà
chỉ bẻ gẫy chân chính của lá); khi hoa đã lớn thì ngắt bỏ các lá ngoài (lấy
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Giáo viên: Th.s Vũ Đình Khoa
19
Dự án trồng rau an toàn
khoảng 1/3 phiến lá phần đầu lá) để đậy cho hoa, cứ thấy lá đậy hoa hơi héo
là phải thay đổi lá đậy khác ngay để nước khỏi dột vào ngù làm thối rữa hoa.
5) Phòng trừ sâu bệnh:
Ngoài những sâu bệnh hại cây súp lơ thường bị bệnh thối cổ rễ và bệnh
gối đen. Nguồn bệnh chủ yếu lây lan qua hạt giống và phát triển mạnh mẽ
trong điều kiện độ ẩm của đất quá cao (trên 90%).
Vì vậy, nhất thiết phải xử lý hạt giống trước khi gieo và tránh tưới nước
quá ẩm gây độc hại cho bộ rễ súp lơ.
6) Thu hoạch súp lơ:
Cần thu hoạch đúng lúc mới đảm bảo được năng suất và phẩm chất của
hoa lơ.
Sau khi ngù hoa xuất hiện 15 - 20 ngày thu là vừa. Lúc này mặt hoa lơ
bắt đầu gồ ghề, có hiện tượng rão ở xung quanh hoa thì phải thu hoạch ngay.
Dùng dao sắc, chặt một lá sát gốc, tỉa bỏ một vài lá chân, xếp đứng cuống
hoa hoặc xếp chụm cuống hoa vào nhau để dễ vận chuyển. Năng suất súp lơ
có thể đạt từ 18 - 22 tấn/ha (6 - 8 tạ/sào).
3.2.2.3 Kỹ Thuật trồng Su Hào
1) Thời vụ gieo trồng:
- Vụ chính: gieo tháng 9 đến hết tháng 10. Dùng các giống su hào nhỡ
và su hào dọc đại để thu hoạch được dài ngày. Tuổi cây giống 30 - 35 ngày.
- Vụ muộn: gieo tháng 11, chủ yếu dùng loại su hào dọc tăm và một
phần loại dọc nhỡ để có thể kéo dài thu hoạch tới tận cuối tháng 4 năm sau.
Tuổi cây giống 25 - 30 ngày.
2) Trồng su hào.
Trước khi nhổ cấy 4 - 5 hôm không tưới nước, tưới phân nữa để rèn
luyện cây giống, bắt chúng phát triển bộ rễ mới và sau này cấy ra cây mau
bén rễ.
Đến lúc nhổ cấy nên tưới nước trước một buổi cho dễ nhổ.
- Dọc nhỡ với khoảng cách 30 x 35 cm (2.700 - 2.800 cây/sào).
- Dọc đại trồng với khoảng cách 35 x 40 cm (2.000 - 2.100 cây/sào).
Đảm bảo mật độ từ 55.000 đến 75.000 cây/ha.
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Giáo viên: Th.s Vũ Đình Khoa
20
Dự án trồng rau an toàn
Rễ cái cây giống dài có thể cắt bớt đi cho mau ra rễ mới. Dùng giằm
(xén) hay cuốc con bới đất ra, đặt cây giống theo chiều tự nhiên của nó, lấy
tay hay giằm hoặc cuốc con khẽ nhấn đất vào gốc là được.
3) Bón lót:
Yêu cầu bón lót cho 1 ha su hào như sau: Phân chuồng đã hoai mục: 15
- 20 tấn. Phân lân: 90 - 120 kg. Phân kali: 40 - 50 kg.
Trộn đều lại với nhau rồi bón rải lên mặt luống khi làm đất; đảo kỹ
phân với đất rồi trồng.
4) Chăm sóc:
- Tưới nước: Sau khi trồng xong phải tưới nước ngay, sau đó ngày tưới
2 lần vào buổi sớm và chiều mát. Tưới như thế trong 5 - 6 ngày. Bảy ngày
sau khi cấy thì bón thúc kết hợp tưới. Tưới sao giữ được độ ẩm cho đất trong
suốt thời gian sinh trưởng.
- Bón thúc: Thúc lần đầu sau khi cây đã bén rễ bằng phân chuồng pha
loãng 20%. Sau đó cứ một tuần lại thúc một lần. Lượng phân đạm để thúc
suốt quá trình sinh trưởng từ 150 - 200 kg urê cho 1 ha. Chú ý, su hào càng
lớn lượng phân thúc càng tăng. Thúc lần cuối trước khi thu hoạch một tuần
để củ nẩy đều, mỏng vỏ.
- Vun xới: Xới xáo làm hai lần: lần đầu vào sau khi ra ngôi được 15 -
20 ngày, lần thứ hai sau lần trước khoảng 15 ngày.
5) Phòng trừ sâu bệnh:
Tất cả các loại sâu bệnh hại cải bắp cũng đều hại su hào, đặc biệt là rệp
rau: chúng tập trung ở phần nõn củ và lá non mới nhú để chích hút làm cho
các bộ phận này bị teo đi, su hào không lớn được. Phải phát hiện kịp thời và
dùng dipterêc pha 1/1600 để phun trừ.
6) Thu hoạch:
Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng giống, từng vụ và thấy mặt
củ đã bằng, lá non ngừng sinh trưởng thì thu hoạch: kéo dài thêm sẽ già,
nhiều xơ, giảm phẩm chất. Năng suất su hào của ta hiện nay từ 16 - 30 tấn/ha
(6 - 10 tạ/sào).
3.2.2.4 Kỹ thuật trồng mướp đắng:
1)Thời vụ
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Giáo viên: Th.s Vũ Đình Khoa
21
Dự án trồng rau an toàn
Mướp đắng gieo từ đầu tháng 3 đến tháng 9, thu hoạch từ tháng 5-12.
Tuy nhiên, nếu gieo càng muộn, năng suất giảm và sâu bệnh hại tăng lên.
2) Giống
- Giống quả xanh: của thành phố Hồ Chí Minh;.
- Giống quả trắng: là những giống nhập nội, cho năng suất cao hơn,
nhưng kém chịu rét.
3) Làm đất
- Nên chọn loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, tơi xốp, mặt ruộng bằng phẳng,
dễ tưới và thoát nước, có độ pH từ 5.5-6.5. Đất trồng xa khu công nghiệp,
nghĩa trang, bệnh viện, nguồn nước thải, cách đường quốc lộ 100m.
- Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo.
- Lên luống 1,3-1,4m, mặt luống rộng 1,0-1,1m, cao 30cm.
4) Mật độ, khoảng cách.
Khoảng cách: 75-80cm x 25 cm/1 cây - mật độ: 5-5,7 vạn cây/ha.
75-80cm x 45 cm/2 cây - mật độ: 6-6,3 vạn cây/ha.
* Chú ý: mướp đắng cần phải làm giàn, tiến hành cắm giàn khi cây cao
25-30 cm (cần 1000-1100 cây/sào).
5) Phân Bón:
Tuyệt đối không dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi và nước phân
tươi để bón hoặc tưới.
Liều lượng phân chuồng: Bón lót 15-20 tấn/ha (550-740 kg/sào), cũng
có thể dùng phân hữu cơ sinh học hoặc phân rác chế biến thay thế phân
chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng.
Liều lượng và phương pháp bón phân hoá học.
- Bón thúc: + Lần 1: cây có 4-5 lá thật.
+ Lần 2: bắt đầu nở hoa;.
+ Lần 3: thu quả đợt 1;.
+ Lần 4: thu quả đợt 3.
- Có thể dùng nitrat amôn, sulfat amôn thay cho urê, cloruakali thay cho
kali sunphat hoặc các dạng phân hỗn hợp, phức hợp NPK để bón với liều
nguyên chất tương ứng. Ngoài biện pháp bón vào đất, có thể phun qua lá các
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Giáo viên: Th.s Vũ Đình Khoa
22
Dự án trồng rau an toàn
dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử
dụng của hãng sản xuất.
Sử dụng nước phân ủ hoai mục tưới xen kẽ các đợt bón phân hoá học
để duy trì sinh trưởng của cây.
- Làm cỏ, xới, vun kết hợp với 2 lần bón thúc dầu - chủ yếu xới đất và
vun cao trước khi cắm giàn.
Chỉ thu hoạch sau khi bón đạm ít nhất 10 ngày.
6) Tưới nước
- Dùng nguồn nước tưới sạch (nước sông, giếng khoan) không dùng
nguồn nước thải chưa qua xử lý để tưới.
- Cần giữ độ ẩm đất 80-85% vào các đợt hoa cái nở rộ.
7) Phòng trừ sâu bệnh
Sâu hại chính thường có.
+ Giòi đục quả: phải chú ý phòng trừ sớm khi ruồi mới đẻ trứng,
thường vào giai đoạn quả mới đậu hoặc còn non. Các loại thuốc có thể dùng:
Sherpa 20 EC, Sumicidin 10 EC, Cyperan 25 EC. Thời gian cách ly tối thiểu
7 ngày.
+ Sâu xanh: Sâu hại hoa và quả ở tất cả các thời kỳ. Có thể phòng trừ
bằng các loại thuốc: Cyperan 25 EC, Mimic 20F, Sherpa 20EC. Thời gian
cách ly tối thiểu là 7 ngày.
+ Giòi đục lá: làm trắng lá, ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng của cây.
Phòng trừ bằng các thuốc: Baythroid 50EC, Confidor 100SL, Ofatox 400
EC.
Bệnh hại: Bệnh phấn trắng: hại chủ yếu trên lá, cần phòng trừ sớm
bằng các thuốc: Anvil 5SC, Score 250EC, Bayfidan 25EC. Thời gian cách ly
tối thiểu 10 ngày.
Khi sử dụng thuốc đều phải tuân theo hướng dẫn trên nhãn bao bì của
từng loại thuốc.
8) Thu hoạch
- Sau khi gieo 48-50 ngày (giống địa phương) và 45-50 ngày (giống
nhập nội) thì bắt đầu được thu quả (sau khi thụ phấn khoảng 7-10 ngày).
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Giáo viên: Th.s Vũ Đình Khoa
23
Dự án trồng rau an toàn
- Cần chú ý thu đúng thời kỳ chín thương phẩm để đạt cả năng suất và
chất lượng.
- Cần tỉa bỏ quả bị sâu hại và quả nhỏ trong quá trình chăm sóc.
Nếu thực hiện đầy đủ qui trình này, năng suất có thể đạt từ 15,0-21,.l4
tấn/ha.
3.2.2.5 Kỹ thuật trồng khoai tây
1) Thời vụ và tiêu chuẩn củ giống:
Mùa vụ thích hợp là 5/10-5/11.
Tiêu chuẩn khoai giống: không bị sâu bệnh, mầm phát triển bình
thường (mập, khoẻ, nhiều đốt).
2) Làm đất trồng:
Chọn đất thịt nhẹ, cát pha, đất bãi bồi, không quá chua (độ pH khoảng
5,6-6,7), mùn tổng số 1,5%, chủ động tưới tiêu. Đất được cày bừa kỹ và luân
canh triệt để.
Lên luống:
+ Luống đơn rộng 50-60 cm, cao 25-30 cm, trồng 1 hàng.
+ Luống kép: 1,1-1,2 m, cao 25-30 cm, trồng 2 hàng.
Khoảng cách trồng: 20-25x55 cm, đảm bảo mật độ 55 - 65 nghìn
cây/ha. Trong trường hợp thiếu củ giống có thể tách miếng trồng bằng mầm.
3) Phân bón
Không dùng phân tươi bón cho khoai tây.
- Lượng phân bón:
+ Phân chuồng 25-30 tấn/ha.
+ Phân hoá học.
Lượng phân bón:
Loại phân Tổng lượng phân bón Bón lót Bón thúc (%)
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Giáo viên: Th.s Vũ Đình Khoa
24
Dự án trồng rau an toàn
kg nguyên chất/ha kg/sào quy đổi (%) Lần 1 Lần 2
Đạm 120 9 urê 30 30 40
Lân 150 33 supe lân 100 0 0
Kali 180 13 kali clorua 30 30 40
- Cách bón:
+ Bón lót: Toàn bộ lượng phân chuồng + phân lân + 30% kali + 30%
đạm.
+ Bón thúc.
Lần 1: Sau khi trồng 15-20 ngày, bón 30% kali + 30% lượng đạm.
Lần 2: Sau lần 1 từ 15-20 ngày với số phân đạm còn lại.
4) Tưới nước, chăm sóc
+ Nguồn nước tưới phải dùng nước sạch (nước sông không bị ô nhiễm
hoặc nước giếng khoan). Không được dùng nước ao tù, nước thải công
nghiệp chưa được xử lý, nước sinh hoạt, nước bị ô nhiễm để tưới.
+ Khoai tây cần nhiều nước nhất là ở thời kỳ phình củ và thời kỳ củ
lớn nhanh. Trong giai đoạn này có thể tưới nước vào rãnh cho ruộng thấm
đều nước sau đó tháo hết nước thừa đi. Khoai tây không chịu được úng, do
đó tránh để nước đọng trong luống. Tưới nước cho khoai tây nên tập trung
vào các thời gian sau.
Tưới lần 1: Sau khi mọc 15-20 ngày, tưới ngập rãnh.
Tưới lần 2: Sau lần 1 từ 15-20 ngày.
Tưới lần 3: Sau khi trồng 60-65 ngày.
+ Vun xới.
Lần 1: Sau trồng 7-10 ngày vun xới nhẹ lấp củ khoai kết hợp với tỉa
mầm (chỉ để lại 3-5 thân/khóm).
Lần 2: Sau trồng 20-25 ngày, xới sâu, vun cao kết hợp với bón thúc.
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Giáo viên: Th.s Vũ Đình Khoa
25