Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

De cuong co so van hoa Viet Nam nguyen duy thanh ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.71 KB, 8 trang )

Khái niệm văn hoá
Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo ra và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội.
Tiến trình văn hoá Việt Nam
1. Giai đoạn
tiền sử
2 Giai đạn Văn
Lang Âu Lạc
3 Giai đoạn
chống bắc
thuộc
4 Giai đoạn Đại
Việt
5 Giai đoạn Đại
Nam
I. Lớp văn hoá bản địa II. Lớp văn hoá giao lưu với
Trung Hoa Và Khu Vực
III. Văn hoá giao
lưu với phương
tây
I. Lớp văn hoá bản địa
1. Giai đoạn tiền sử
- Thời gian
+ Từ buổi đầu đến cuối thời đại đồ đá mới.
- Không gian
+ Vùng núi Đọ (huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa)
+ Văn hoá Sơn Vi (xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ).
+ Văn hoá Hoà Bình: các hang động ở Hoà Bình
+ Văn hoá Bắc Sơn: gồm Lạng Sơn, Ninh Bình, Thái Nguyên
- Thành tựu


+ Kinh tế:
.Sự hình thành nghề nông nghiệp lúa nước
. Nghề trồng dâu nuôi tằm.
. Thuần dưỡng gia súc như: Trâu, gà
. Biết làm nhà sàn và dùng cây thuốc
+ Kỹ thuật
. Chế tác đá
. Làm đồ gốm
+ Phong tục, tín ngưỡng
. Tục uống chè
. Tục chôn người chết
2 Giai đoạn văn hoá văn lang âu lạc
Kế tục giai đoạn tiền sử cả về không gian thời gian và thành tựu văn hoá.
Không gian
- Từ Bắc Trung Bộ đến Hồ Động Đình
Thời gian
- Thiên niên kỷ thứ III (truyền thuyết là 2879)
Thành Tựu
Chủ yếu ở giai đoạn này là nghề luyện kim đồng.
 Chính những thành tựu của thế giới Đông Nam Á cổ dại mà trong đó có phần
đóng góp cuả tổ tiên các dân tộc Việt Nam ấy đã làm nên cái nền vững chắc cho
sự phát triển của văn hoá Việt Nam sau này.
1
II. Lớp văn hoá giao lưu với trung hoa và khu vực
1. Giai đoạn văn hoá thời chống bắc thuộc
- Thời gian: Từ trước công nguyên và kéo dài đến khi Ngô Quyền dành lại được đất
nước.
- Đặc điểm:
+ Ý thức đối kháng bất khuất và thường trực trước nguy cơ xâm lăng từ Phương Bắc.
Tinh thần đó được thể hiên qua k/n Bà Trưng, Bà Triệu, Lí Bí,…

+ Sự suy tàn của nền văn minh Âu Lạc do: sự suy thoái mang tính quy luật của tự nhiên,
sự tàn phá và âm mưu đồng hoá của Phương Bắc.
+ Mở đàu cho quá trình giao lưu tiếp nhận văn hoá Trung Hoa và khu vực, cũng là mở
đầu cho văn hoá Việt Nam hội nhập vào văn hoá khu vực.
- Như vậy, nhìn tổng thể có thể kết luận rằng, đã diễn ra hai khuynh hướng đối lập:
+ Khuynh hướng Hán hoá là mưu đồ có ý thức của bọn đô hộ và tay sai.
+ Khuynh hướng Việt hoá nhằm gìn giữ và phát huy những tinh hoa văn hoá cổ truyền từ
đã có từ thời Văn Lang - Âu Lạc, mặt khác còn tiếp thu, hội nhập những yếu tố văn hoá
bên ngoài để làm phong phú văn hoá Việt; sắp xếp, cấu trúc lại nền tảng văn hoá Việt.
Khuynh hướng này là chủ đạo.
2. Giai đoạn văn hoá Đại Việt
- Thời gian: từ 938 đến 1802 với hai cột mốc lí trần và lê.
+ Văn hoá lí trần chứng kiến thời kì hưng thịnh nhất của Phật Giáo, chính thức tiếp nhận
Nho Giáo Và Đạo Giáo. Tam Giáo Đồng Quy trên cở sở truyền thống dân tộc đả khiến
văn hoá VN thời Lí Trần phát triển mạnh mẽ mọi phương diện.
+ Văn hoá thời Lê Nho Giáo đạt đến đỉnh cao, trở thành quốc giáo, xu hướng tiếp nhận
văn hoá trung hoa trở thành chủ đạo. Văn hoá thời này chuyển sang đỉnh cao kiểu
khác:”Văn Hoá Nho Giáo”
Thành tựu
- Thành tựu văn hoá lớn nhất của thời Hậu Lê là sự ra đời của bộ luật Hồng Đức / Lê
triều hình luật.
- Giáo dục: giáo dục thời Hậu Lê được chú trọng mở mang. Giáo dục lấy Nho giáo làm
chuẩn mực
- Văn hoá ngôn từ, nhiều tác phẩm chữ Nôm vẫn không ngừng ra đời và phát triển. Với
Quốc Âm thi tập (254 bài), Nguyễn Trãi được khẳng định là người mở đầu nền thơ cổ
điển Việt Nam.
- Ở phương diện khoa học cũng có những tác phẩm tiêu biểu, như Lập thành toán pháp
(Lương Thế Vinh), Đại thành toán pháp (Vũ Hữu).
- Nghệ thuật: hai thể loại sân khấu là tuồng và chèo, đã đạt đến sự ổn định về mặt nghệ
thuật, được thể hiện trong cuốn Hý phường phả lục (Lương Thế Vinh) - tác phẩm lý luận

đầu đến thời
=> Bước sang văn hoá Đại Việt văn hoá Việt Nam đả khôi phục và thăng hoa nhanh
chóng trở thành đỉnh cao thứ hai trong lịch sử văn hoá Việt Nam
III. Lớp văn hoá giao lưu với văn hoá phương Tây
1. Giai đoạn văn hoá Đại Nam
- Thời gian: Thời chúa Nguyễn đến hết thời Pháp thuộc và chống Pháp thuộc
2
- Đặc điểm:
+ Thống nhất lãnh thổ
+ Nho giáo được phục hồi nhưng suy tàn
+ Văn hoá Việt Nam hội nhập với văn hoá nhân loại.
2. Giai đoạn văn hoá hiện đại
- Thời gian: chuẩn bị từ trong lòng văn hoá Đại Nam.
- Đây là giai đoạn văn hoá đang định hình, tuy nhiên có thể dự đoán chắc chăn là văn hoá
Việt Nam không những phục hưng mà còn phát triển mạnh mẽ về mọi phương diện đạt
tới đỉnh cao mới.
Đô Thị Việt Nam Truyền Thông Và Hiện Đại
Trong quan hệ quốc gia đô thị Việt Nam có ba đặc điểm chính
1. Xét về nguồn gôc phần lớn đo thị Việt Nam là do nhà nước sản sinh.
2. Về chắc năng đô thị Việt Nam thức hiện chức năng hành chính là chủ yếu. Trong
đô thị có bộ phận quản lí và bộ phận làm kinh tế.
3. Về mặt quản lí do thị Việt Nam đều do nha nước quản lí.
Sự khác nhau giữa đô thị Việt Nam và phương tây
- Đô thị của ta do nhà nước khai sinh ra thì hầu hết đô thị phương tây hình thành
một cách tự phát nếu có một trong ba điều kiện: tập trung đông dân, nơi tập trung
buôn bán, sản xuất công nghiệp.
- Về chức năng đô thị ta thực hiện chức năng hành chính là chủ yếu thì đô thị
phương tây thực hiện chức năng kinh tế là chủ yếu.
- Về mặt quản lí trong khi đô thị của ta do nhà nước quản lí thì đô thị phương tây tự
trị.

Những đặc điểm của đô thị ở Việt Nam hiện nay (tham khảo)
Một là, các đô thị là trung tâm chính trị, trung tâm kinh tế, hoặc trung tâm văn
hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, của khu
vực, của một tỉnh, một huyện. Đô thị cũng là nơi tập trung các cơ quan nhà nước từ trung
ương xuống địa phương, là đầu mối của nhiều cấp, nhiều ngành quản lý đồng thời tồn tại
nhưng thiếu sự phối hợp trong hoạt động quản lý nhà nước và chưa đáp ứng được yêu cầu
và phương thức quản lý hành chính đô thị.
Hai là, đô thị là nơi tập trung dân cư đông đúc hơn so với khu vực nông thôn và
dân đô thị là dân tứ xứ được tụ tập từ nhiều vùng, miền khác nhau vì những mục tiêu
khác nhau, có cuộc sống khá độc lập với nhau, điều này khác với nông thôn.
Ba là, dân cư phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ không lớn lắm;
Bốn là, đô thị là nơi tập trung các cơ sở hạ tầng vật chất quan trọng, như giao thông,
liên lạc, viễn thông, điện nước, công trình xây dựng Tuy nhiên, so với sự phát triển của
đô thị hiện đại trên thế giới thì cơ sở hạ tầng của nhiều thành phố, thị xã vẫn chưa ngang
tầm với các đô thị trên thế giới.
Năm là, lối sống đô thị là lối sống hợp cư, luôn biến động, hầu như không có sự liên
kết về huyết thống, tập quán, truyền thống luôn tôn trọng những chuẩn mực có tính
3
pháp lý hơn là những quy tắc có tính cộng đồng.
Sáu là, người dân đô thị có trình độ chuyên môn cao hơn nông thôn;
Bẩy là, phân chia địa giới hành chính trong các đô thị không có ý nghĩa lớn đối với
dân cư, người dân có thể ở một nơi làm việc ở nơi khác.
Tám là, bên cạnh đó, đô thị cũng là nơi phát sinh nhiều vấn đề xã hội, thất nghiệp,
tình trạng tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội và hàng loạt vấn đề xã hội khác luôn nảy sinh,
luôn quá tải của các trường học, bệnh viện, giao thông đô thị
Tín Ngưỡng Phồn Thực
Theo từ điển tiếng Việt: ''Tín ngưỡng là tin theo một tôn giáo nào đó''.
Phồn thực: Phồn (nhiều), thực (nảy nở) à''Phồn thực'' là sinh sản để duy trì và phát triển
giống nòi.
Nội dung

Ở Việt Nam tín ngưỡng phồn thực từng tồn tại suốt chiều dài lịch sử với hai dạng
biểu hiện: thờ cơ quan sinh dục và hành vi giao phối.
Việc thờ cơ quan sinh dục nam nử được gọi là thờ sinh thực khí
Thể hiện ở việc thờ các loại cột đá, cột đá đó có thể là tự nhiên hoặc được tạc ra, và
các loại hốc cây, hốc đá, kẽ nứt trên đá. Ở chùa Dạm - Bắc Ninh có một cột đá hình
sinh thực khí nam nổi hình rồng - thời Lý.
Bên cạnh việc thờ sinh thực khí, còn có tục thờ hành vi giao phối - tạo nên một tín
ngưỡng phồn thực độc đáo
Ở làng Đào Thịnh (Yên Bái) người ta tìm được một nắp đồng ở khoảng 500 năm
trước Công Nguyên, xung quanh hình mặt trời là tượng bốn đôi nam nữ đang giao
phối. Một số trò chơi như ném còn, đánh đáo cũng là ước mong phồn thực, cầu may,
cầu hạnh phúc.
- Vai trò của tín ngưỡng phồn thực lớn tới mức ngay cả chiếc trống đồng, một biểu
tượng sức mạnh của quyền lực, cũng là biểu tượng toàn diện của tín ngưỡng phồn
thực:
• Hình dáng của trống đồng phát triển từ cối giã gạo
• Cách đánh trống theo lối cầm chày dài mà đâm lên mặt trống mô phỏng động tác
giã gạo
• Tâm mặt trống là hình Mặt Trời biểu trưng cho sinh thực khí nam, xung quanh là
hình lá có khe rãnh ở giữa biểu trưng cho sinh thực khí nữ
• Xung quanh mặt trống đồng có gắn tượng cóc, một biểu hiện của tín ngưỡng phồn
thực
4
Văn hóa ăn uống Việt Nam
Đặc Trưng Của Văn Hoá Ăn Uống Việt Nam (9 đặc trưng)
1. Hòa đồng đa dạng
Người Việt dễ dàng tiếp thu văn hóa ẩm thực của các dân tộc khác, vùng miền khác để từ
đó chế biến thành của mình. Đây cũng là điểm nổi bật của ẩm thực của nước ta từ Bắc
chí Nam.
2. Ít mỡ

Các món ăn Việt Nam chủ yếu làm từ rau, quả, củ nên ít mỡ, không dùng nhiều thịt như
các nước phương Tây, cũng không dùng nhiều dầu mỡ như món của người Hoa
3. Đậm đà hương vị
Khi chế biến thức ăn người Việt Nam thường dùng nước mắm để nêm, lại kết hợp với rất
nhiều gia vị khác …nên món ăn rất đậm đà. Mỗi món khác nhau đều có nước chấm
tương ứng phù hợp với hương vị.
4. Tổng hoà nhiều chất, nhiều vị
Các món ăn Việt Nam thường bao gồm nhiều lọai thực phẩm như thịt, tôm, cua cùng với
các loại rau, đậu, gạo. Ngoài ra còn có sự tổng hợp của nhiều vị như chua, cay, mặn,
ngọt, bùi béo
5. Ngon và lành
Cụm từ ngon lành đã gói ghém được tinh thần ăn của người Việt. Ẩm thực Việt Nam là
sự kết hợp giữa các món, các vị lại để tạo nên nét đặc trưng riêng. Những thực phẩm mát
như thịt vịt, ốc thường được chế biến kèm với các gia vị ấm nóng như gừng, rau răm…
Đó là cách cân bằng âm dương rất thú vị, chỉ có người Việt Nam mới có…
6. Dùng đũa
Gắp là một nghệ thuật, gắp sao cho khéo, cho chặt đừng để rơi thức ăn…Đôi đũa Việt có
mặt trong mọi bữa cơm gia đình, ngay cả khi quay nướng, người Việt cũng ít dùng nĩa để
xiên thức ăn như người phương Tây
7. Cộng đồng
Tính cộng đồng thể hiện rất rõ trong ẩm thực Việt Nam, bao giờ trong bữa cơm cũng có
bát nước mắm chấm chung, hoặc múc riêng ra từng bát nhỏ từ bát chung ấy.
8. Hiếu khách
Trước mỗi bữa ăn người Việt thường có thói quen mời. Lời mời thể hiện sự giao thiệp,
tình cảm, hiếu khách, mối quan tâm trân trọng người khác…
9. Dọn thành mâm
Người Việt có thói quen dọn sẵn thành mâm, dọn nhiều món ăn trong một bữa lên cùng
một lúc chứ không như phương Tây ăn món nào mới mang món đó ra
5
Dấu Ấn Nông Nghiệp Trong Cơ Cấu Bữa Ăn Thể Hiện

Tính tổng hợp trong nghệ thuật ẩm thực Việt Nam
- Tính tổng hợp trước hết được thể hiện trong cách chế biến đồ ăn. Hầu hết các món
ăn đều là sản phẩm của pha chế tỏng hợp: rau này với rau khác, rau quả với cá
tôm.
- Tính tổng hợp còn được thể hiện ngay trong ăn uống. Mâm cơm lúc nào cúng
đồng thời nhiều món: cơm canh, rau dưa, cá thịt,
- Cách ăn tổng hợp của người việt tác động vào đủ mội giác quan: mũi ngửi, mắt
nhìn, lưỡi lếm, tay nghe
- Cái ngon của bữa ăn là tổng hợp cẩ ngon của mọi yếu tố: thời tiết, không gian ăn,
bạn ăn, không khí bữa ăn.
Tính cộng đòng và tính mực thước trong nghệ thuật ẩm thực Việt Nam
- Tính tổng hợp kéo theo tính cộng đồng ăn tổng hợp ăn chung, khi ăn các thành
viên thích trò chuyện.
- Tính cộng đồng đòi hỏi con người có thứ văn hoá cao trong ăn uống. Tính cộng
đồng đòi hỏi phải có tính mực thước khi ăn ăn trong nồi ngồi trông hướng
- Tính cộng đồng và tính mực trong bữa ăn thể hiện tập trung qua nồi cơm và chén
nước chấm ( xơi cơm cho khách phải vừa phải, mọi ngườ cùng dùng chung một
chén nước chấm)
Tính biện chứng linh hoạt trong nghệ thuật ẩm thưc của người việt
- Thể hiện rõ trong cách ăn là nói đến có nhiều khả năng lựa chọn cách ăn khác
nhau
- Tính linh hoạt còn thể hiện trong dụng cụ ăn. Đôi đũa việt nam cực kì linh hoạt
nhiều chức năng như: gắp, và, xẻ, dầm…
- Tính biện chứng trong việc ăn thể hiên ỏ chổ người việt nam đặc biệt chú trọng
đến quan hệ âm dương thê hiện
- Sự hài hoà âm dương của thức ăn (vd)
- Sự quân bình âm dương trong cơ thể (vd)
- Sự cân bằng âm dương giữa von người với môi trường tự nhiên (vd)
Kiến trúc xây dựng nhà Việt Nam
- Do khu vực cư trú là sông nước cho nên ngôi nhà cuả Việt Nam gắn liền với môi

trường sông nước:(nhà thuyền, nhà bè, nhà sàn, nhà mái cong hình thuyền)
- Tiêu chuẩn ngôi nhà Việt Nam về mặt cấu trúc là nhà cao cửa rộng. Kiến trúc
mở( thoáng mát giao hoà với tự nhiên) phương tây kiến trúc đóng ( giữ hơi ấm)
- Trong xây dựng việc chọn hướng nhà hướng đất là biện pháp quan trọng để ứng
phó với môi trường tự nhiên.( xem phong thuỷ, chọn láng giềng, vị trí giao thông
thuận tiện)
- Về cách thức kiến trúc thì đặc điểm ngôi nhà việc nam rất động và linh hoạt (thể
hiện ở lối kết cấu khung, các chi tiết liên kết bằng mộng, cách đo đếm “ thước
tầm”)
- Về hình thức kiến trúc thì ngôi nhà là tấm gương phản ánh đặc điểm của truyền
thống văn hoá dân tộc ( môi trường sông nước thể hiện qua việc làm nhà sàn,
mái cong. Đặt bàn thờ tổ tiên (truyền thống thờ cúng tổ tiên) tiếp khách ( hiếu
khách) ở gian giữa. Đòn nóc nhà ở phía đông (coi trọng bên trái), nhà cócổng tam
6
quan, bậc tam cấp, nàh có 3 gian, 5 gian (coi trọng số lẻ) và tuân thủ theo nguyên
lí hài hoà âm dương.
Nho – Phật – Đạo Ở Việt Nam
Đặc điểm của phật giáo Việt Nam
Tính tổng hợp, đặc trưng của lối tư duy nông nghiệp, cũng là đặc trung nổi bật
nhất của phật giáo Việt Nam
- sự tiếp xúc với các tính ngưỡng truyền thống ( kiến trúc phổ biến của chùa Việt
Nam là “ tiền phật hậu thần” đưa thần thanh, thành hoàng, thổ địa, anh hùng dân
tộc vào thờ trong chùa)
- tổng hợp các tông phái với nhau: phối hợp thiền tông và tịnh độ tông
- phật giáo Việt Nam tổng hợp chặt chẽ với các tôn giáo khác phật vơi nho vơi đạo
Đặc trưng nổi bật thứ hai của phật giáo Việt Nam là khuynh hướng thiên về nữ
tính – đặc trung vủa bản chất văn hoá nông nghiệp.
Các vị phật Ấn Độ sang Việt Nam biến thành phật ông phật bà, phật bà quan âm,
phật mẫu, quan âm nam hải….Nhiều chùa chiền mang tên các bà: Chùa Dâu, Chùa
Bà Đậu, Chùa Bà Đanh…

Phật Giao Việt Nam có tính linh hoạt
- Tạo lich sử phật giao riêng cho mình ( phật tổ với ngày sinh là ngày phật đảng)
- Coi trọng việc sống phúc đức hơn là đi chùa
- Đồng nhất dức phật với những vị thần truyền thống có khả năng giúp mọi người
- Muốn giữ phật ben mình người việt nam có khị phá cả luật giới phật giáo ( tục
cưới vợ cho sư)
- Tượng phật việt nam mang dáng dấp hiền hoà với những tên gọi rất dân gian
(ông nhịn ăn mà măc, ông nhin mặc mà ăn)
- Ngôi chùa việt nam được thiết kế theo phong cách ngôi nhà cổ truyền
- Sự cải biến linh hoạt trên cơ sở tổng hợp đạo phật với đạo thờ ông bà tạo nên đạo
phật giáo hoà hảo.
Những Cải Biến Của Nho Giáo Khi Vào Việt Nam
- Ở Trung Hoa các triều đại phong kiến để giửu yên ngai vàng, chủ trương bành
chướng xâm lăng ra bên ngoài đối với việc nam là nhu cầu duy trì ổn định (cả dân
và triều đình, đối noi và đối ngoại) các cuộc chiến tranh của Việt Nam chỉ mang
tính chất tự vệ. Để duy trì ổn định Việt Nam tạo nên sự lệ thuộc cá nhân vào tập
thể: phân biệt dân chính cư và ngụ cư, cộng đồng hoá lĩnh vực hôn nhân
- Yếu tố thứ hai là trọng tình người. Thể hiện bằng chử “ nhân” và truyền thống dân
chủ. Vì thế Nho Giáo việc nam không quá hà khắc như Trung Hoa.
- Thứ ba là tư tưởng trung quân. Người Việt Nam tiếp thu tư tưởng trung quân Nho
Giáo trên cơ sở tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sẵn có. Khiến cho trung
quân biến đổi gắn liền với ái quốc.
- Thứ tư là xu hướng trọng văn. Ở trung hoa có trọng thì quan văn cũng ngang hàng
quan võ. Ở Việt Nam văn được coi trọng hơn hẳn võ.
- Thứ năm là thái độ đối với nghề buôn. Nho giáo trung hoa khuyến khích làm giàu
nếu không trái với lễ. Trong khi đó ở Việt Nam lại có truyền thống khinh rẻ nghề
buôn.
7
Mối Quan Hệ Của Nho Phật Đạo Khi Vào Việt Nam
- Sự dung hợp giữa phật giáo với đạo giáo là mối quan hệ bền chặt lâu đời nhất.

Ngày từ khi vào Việt Nam hai tôn giáo này đả hoà hiện với nhau trong cuộc sống
người dân. Có những nơi như đền Ngọc Sơn ở Hà Nội lúc là chùa (phật) lúc là
đền (đạo). Nhiều chùa phật thờ thần đạo nhiều nhà sư đồng thời là đạo sĩ. Thiền
phái Trúc Lâm dung hợp với triết lí sống tìm về thiên nhiên của Lão Tử.
- Phật và nho giáo khi vào Việt Nam cúng có quan hệ mật thiết. Do việc truyền đạo
phải biết chữ hán nên có khá nhiều nhà sư tinh thông nho học.Thiền Phái Thảo
Đường dung hợp triết lí phật giáo với tư tưởng Nho Gia
- Quan niệm tam giáo đồng nguyên ( ba tôn giáo cùng phát nguyên từ một gốc). Ba
tôn giáo chỉ là cách diễn đạt khác nhau trong 1 khái niệm Nho Giáo lo tổ chức xã
hội sao cho quy cũ, Đạo Giáo lo thể xác con người sao cho mạnh khoẻ, Phật Giáo
lo cho tâm linh con người sao cho thoát khổ => người Việt Nam đả hoà chung tất
cả tôn giáo với nhau thành một khối.
Câu hỏi tham khảo
Trình bày tổng quát các cuộc giao lưu tiếp biến của văn hoá VN trong lịch sử.
Phân tích những biến đổi quan trọng của văn hoá dân tộc trong giao lưu với văn
hoá Trung Hoa.?
Phân tích những nét đặc sắc trong văn hoá ẩm thực truyền thống của người Việt
Chứng minh tính sáng tạo của nhân dân ta trong quá trình tiếp thu những thành
tựu của văn hóa Trung Hoa.?
Nêu những đặc điểm của tổ chức đô thị Việt Nam truyền thống.?
Hãy trình bày những ưu điểm và nhược điểm trong tính cách Việt Nam bắt
nguồn từ tính cộng đồng và tự trị.?
Trình bày về tín ngưỡng phồn thực ở VN và hệ quả của nó.?
Những đặc điểm cơ bản của kiến trúc VN truyền thống.?
Cơ cấu bữa ăn truyền thống và các đặc trưng cơ bản trong văn hóa ăn uống của
ngườiViệt?
Tại sao nói bữa ăn người Việt đậm tính nông nghiệp?
Những tác động của Phật giáo đối với văn hóa Việt Nam.?
Nêu những đặc điểm Nho giáo Việt Nam.?
Những tác động của Nho giáo đối với văn hóa Việt Nam.?

Đặc điểm của sự kết hợp các tôn giáo (Nho giáo, Phật giáo, Kito giáo) và tín
ngưỡng bản địa.?
=> Đây chỉ là những nội dung ôn mà cô đặc biệt nhấn mạnh ngoài ra còn các
phần khác nằm trong nội dung ôn như: tính ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín
ngưỡng sùng bái con người, phong tục, lễ hội, ứng phó với khoảng cách giao
thông và cả chương 6.
8

×