Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Kiem toan nang luong pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.41 KB, 16 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP QUẢN LÝ
Chuyên đề thực tập : Kiểm toán năng lượng
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
I. Giới thiệu về công ty cổ phần MITO TRÀNG TIỀN
1. cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty
Tên công ty : Công ty cổ phần Mito Việt Nam
Điện thoại : (04) 3688 1448
Địa chỉ: thôn Chùa Nhĩ, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội
Mã số thuế : 0103033303
Giấy phép kinh doanh số : 101476 ngày 12/10/2001
Tài khoản tiền Việt Nam : 802 – 00928 tại sở giao dịch Ngân hàng công
thương Việt Nam.
Với vốn kinh doanh ban đầu là :
Trong đó : Vốn cố định: 280.486.000
Vốn lưu động: 2.919.514.000
Tổng số lao động hiện có 60 người.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ Phần Mito Việt Nam là công ty được thành lập ngày
12/10/2001 căn cứ vào quyết định số 170 của Sở kế hoạch đầu tư thành phố
Hà Nội với tên ban đầu là Công ty Cổ phần Mito Việt Nam, là công ty có tư
cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu riêng. Cơ chế hoạt động của
công ty theo pháp luật theo điều lệ của công ty.
Từ khi thành lập đến nay Công ty Cổ Phần Mito Việt Nam đã không
ngừng mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh trọng điểm nhất của công
ty là sản xuất và mua bán các loại kem, bánh ngọt, sữa chua, các loại hàng
lương thực, thực phẩm, đồ ăn nhanh, phuc vụ rất nhiều cho nhu cầu của
người tiêu dùng trong nước đặc biệt cho khu vực phía bắc.
Quá trình phát triển của công ty được thể hiện qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn đầu năm 2001, do mới được thành lập nên hoạt động sản xuất


kinh doanh của công ty còn có nhiều hạn chế do thị trường kinh doanh trong
nước chưa được mở rộng nên công ty chưa được biết đến nhiều chất lượng
mẫu mã sản phẩm chưa cao. Do vậy thời gian này doanh thu của công ty con
chưa cao.
Đến những năm tiếp theo do biến động nền kinh tế chung của cả nước
công ty đã dần mở rộng sản xuất hợp tác với nhiều doanh nghiệp và cơ quan
tổ chức trong nước. Sản phẩm ngày càng được nâng cao về chất lượng mẫu
mã,phong phú về chủng loại, công ty đã ký thêm nhiều hợp đồng và tạo
công ăn việc làm cho công nhân đông thời luôn quan tâm đào tạo cán bộ
công nhân viên tạo điều kiện để họ phát huy hết khả năng làm việc của
mình, chấp hành nghĩa vụ với Nhà Nước. Công ty bắt đầu hoạt động với tư
cách công ty cổ phần từ ngày 12/10/2001 với vốn điều lệ chỉ vẻn vẹn 3,2 tỷ
đồng. Số vốn này được hình thành thông qua việc góp cổ phần và phát hành
cổ phiếu, với 32.000 cổ phần là 100 nghìn đồng và đều được cán bộ công
nhân công ty mua hết. Sau hơn một năm hoạt động dù công tác quản lý có
nhiều vấn đề, nhưng doanh thu tăng 127%, hoạt động sản xuất khá ổn định.
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua
bảng sau:
Bảng 01: Tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm gần đây:
Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2010
1.Tổng vốn
Vốn lưu động
Vốn cố định
16.408.908.400
15.156.480.333
341.628.270
19.601.755.795
19.208.834.399
392.921.396
19.765.456.860

19.155.347.936
610.108.924
2.Số lượng LĐ 55 58 60
3.Doanh thu bán hàng 15.632.133.910 16.752.217.353 17.270.330.250
4.Lợi nhuận trước thuế 653.353.455 631.133.689 755.414.536
5.Thuế nộp cho NSNN
Thuế nhập khẩu
Thuế TNDN
491.717.630
237.153.234
182.938.967
925.636.731
936.677.814
176.717.433
699.853.760
834.611.683
188.853.634
Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng vốn hoạt động của công ty qua 3
năm liên tiếp gia tăng : tăng nhanh ở năm 2008 với tốc độ tăng 19,5%, tăng
chậm lại ở năm 2010 với tốc độ tăng 0,84% kèm theo đó là số lượng lao
động tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ công ty đang mở rộng quy mô
sản xuất thuê thêm lao động để đáp ứng công việc gia tăng.
1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Bộ máy quản lý của công ty cổ phần Mito Việt Nam gồm: Đại hội đồng Cổ
đông, Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc.
Đại hội đồng Cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty,
gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông thông
qua các các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc
họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty, nhân danh công ty

quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty.
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức
Bộ máy quản lý của công ty được thành lập và hoạt động chặt chẽ, hợp lý
và hiệu quả.
Ban lãnh đạo (BGĐ) của công ty gồm 3 người: 1 Tổng Giám đốc và 2 Phó
Tổng Giám đốc.
- Tổng Giám đốc: là người điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị.
§¹i héi cæ ®«ng
Héi ®ång qu¶n trÞ
Ban kiÓm so¸t
Tæng gi¸m
®èc
Phã Tæng
gi¸m ®èc
C¸c trëng,
phã phßng
- Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh: là người có nhiệm vụ theo
dõi, quản lý các hoạt động kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước
Tổng Giám đốc.
- Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính: là người trực tiếp theo dõi,
quản lý tình hình tài chính của công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám
đốc và Hội đồng quản trị.
Các phòng ban trực thuộc bao gồm:
- Phòng kế toán: giải quyết các vấn đề mang tính hành chính, thủ tục,
bố trí, sắp xếp nhân lực…
- Phòng Tài vụ: thực hiện tổ chức hạch toán kế toán, phân tích thông
tin, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định quản lý và điều hành sản xuất
kinh doanh.
- Phòng Kỹ thuật: chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất, quy trình

công nghệ, tính toán đề ra định mức, chế tạo sản phẩm mới.
- Phòng Kinh doanh: có nhiệm vụ cung ứng vật tư, nghiên cứu thị
trường, lập kế hoạch sản xuất, đề ra các biện pháp tiêu
thụ sản phẩm hợp lý, đảm bảo cho các yếu tố cho quá trình sản xuất kinh
doanh.
- Phòng KCS: có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Sơ đồ quản lý của Công ty Cổ phần Mito Việt Nam
Sơ đồ 2.3.
Ban gi¸m
®èc
1.3 Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất kinh doanh
1.3.1 Chức năng , nhiệm vụ của công ty Cổ phần Mito Việt Nam
Với đặc thù là một nghành sản xuất kinh doanh các loại các loại kem,
bánh ngọt, sữa chua, các loại hàng lương thực, thực phẩm, đồ ăn nhanh,
công ty luôn nỗ lực tìm ra phương án sản xuất tối ưu để có nhiều sản phẩm
chất lượng cao, hình thức đẹp và độc đáo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của thị trường, tăng lợi nhuận tối đa cho công ty. Đồng thời, thực hiện
nghĩa vụ với Nhà nước và tuân theo quy định của pháp luật về hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình.
1.3.2 Đặc điểm môi trường kinh doanh
Trong thời kỳ hội nhập, có rất nhiều loại sản phẩm khác nhau cạnh
tranh trên thị trường đặc biệt là các loại bánh ăn nhanh, bánh ngọt với chất
lượng cao, ngon miệng, hấp dẫn và thoả mãn thị hiếu của người tiêu dùng.
Trước tình hình đó công ty đã tìm ra cho mình mặt hàng sản xuất đáp ứng
nhu cầu thị trường, làm hài lòng người tiêu dùng. Công ty đã cho ra đời
hàng loạt sản phẩm như: bánh mì nhân ruốc heo, bánh gatô kem sinh nhật,
các loại bánh ngọt,… được sản xuất từ công nghệ nhật bản hiện đại giá bán
phải chăng chất lượng tốt, hình thức đẹp mắt, hương vị thơm ngon…
Phßng KÕ
to¸n

Phßng tµi

Phßng kü
thuËt
Phßng
Kinh doanh
Phßng
KCS
XN b¸nh XN kem
XN Phô
trî
Thị trường tiêu thụ của công ty ngày càng được mở rộng hơn, thị
trường tiêu thụ của công ty đã vươn rộng ra từ Hà Nội sang các tỉnh TP
HCM, Thanh Hoá, Hải Phòng…, đặc biệt là khu vực miền Bắc. Công ty đã
ký kết thêm nhiều hợp đồng tạo công ăn việc làm cho người lao động quy
mô sản xuất ngày càng lớn mạnh.
CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
2.1 Khái niệm kiểm toán năng lượng
2.1.1 Định nghĩa kiểm toán năng lượng
Kiểm toán năng lượng là một kiểm tra, khảo sát và phân tích các dòng năng lượng
cho bảo tồn năng lượng trong một tòa nhà, một quá trình, hoặc hệ thống để giảm
số liệu đầu vào năng lượng của hệ thống mà không ảnh hưởng xấu đến đầu ra.
Trong sản xuất công nghiệp : Kiểm toán năng lượng giúp giảm tiêu thụ năng
lượng tại các hệ thống sản xuất và bổ trợ trong khi vẫn duy trì , hoặc cải thiện
công suất dây chuyền, năng suất lao động, sức khỏe con người , sự thoải mái và an
toàn cho môi trường sống, môi trường làm việc.
Kiểm toán năng lượng là hoạt động nhằm đánh giá thực trạng hoạt động của hệ
thống năng lượng của Doanh Nghiệp, từ đó xác định những khu vực sử dụng năng
lượng lãng phí, và tìm ra các cơ hội tiết kiệm năng lượng từ đó đề xuất các giải
pháp tiết kiệm năng lượng.

Kiểm toán năng lượng giúp chúng ta xác định được khuynh hướng tiêu thụ năng
lượng và tiềm năng tiết kiệm năng lượng của các loại thiết bị khác nhau như :
Động cơ, máy bơm, hệ thống thông gió, điều hòa không khí, hệ thống hơi, nhiệt,
hệ thống sử dụng dầu…
2.1.2 Bản chất
Kiểm toán năng lượng tập trung xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng và tiềm
năng cải thiện hiệu quả năng lượng
2.1.3. Ý nghĩa và vai trò kiểm toán năng lượng
Mục tiêu :
Mục tiêu của kiểm toán năng lượng là xác định những khu vực sử dụng năng
lượng, từ đó xây dụng các giải pháp để sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.
Sử dụng các công nghệ lạc hậu, thiết kế chưa tối ưu, vận hành chưa phù hợp, hành
vi sử dụng chưa hiệu quả … là những nguyên nhân làm thất thoát năng lượng. kết
quả của những kiểm toán năng lượng cho thấy tiềm năng áp dụng các giải pháp
đối với các Doanh nghiệp của Việt Nam thường mang lại hiệu quả tiết kiệm năng
lượng từ 5% đến 40% tổng điện năng tiêu thụ.
Kiểm toán năng lượng hoàn tất phải đưa đến các kết quả và phải lượng định được :
- Lượng hóa mức năng lượng tiêu thụ.
- Chỉ ra các tồn tại trong vấn đề quản lý và sử dụng năng lượng.
- Đưa ra các giải pháp quản trị nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.
- Đánh giá về mặt lợi ích, chi phí của các giải pháp đầu tư công nghệ tiết kiệm
năng lượng.
Vai trò của Kiểm toán năng lượng
- Kiểm toán Năng lượng là một trong những bước đi đầu tiên và quan
trọng trong toàn bộ Dự án tiết kiệm năng lượng
- Kiểm toán Năng lượng là tiền đề cho các hoạt động dẫn đến tiết kiệm
năng lượng tị Doanh nghiệp và cơ sở triển khai các hoạt động sản xuất
kinh doanh của Doanh nghiệp.
- Kiểm toán Năng lượng chưa đem lại lợi ích cho Doanh nghiệp nếu như
các đề xuất không được thực hiện triệt để.

- Kiểm toán Năng lượng nhắc lại thường xuyên để đảm bảo một hệ thống
Quản Lý Năng Lượng Bền Vững trong Doanh nghiệp.
2.2 Giới thiệu về qui trình kiểm toán năng lượng
- Kiểm toán sơ bộ
Là hoạt động khảo sát thoáng qua quá trình sử dụng năng lượng của hệ thống.
Kiểm toán sơ bộ giúp nhận diện và đánh giá các cơ hội và tiềm năng tiết kiệm
năng lượng của thiết bị tiêu thụ năng lượng chính trong hệ thống. hoạt động này
có thể phát hiện ra ít nhất 70% các cơ hội tiết kiệm năng lượng trong hệ thống.
Các bước thực hiện:
- Khảo sát lướt qua toàn bộ tất các dây chuyền công nghệ, các thiết bị cung cấp và
tiêu thụ năng lượng, các phân xưởng…
- Nhận dạng nguyên lý, quy trình công nghệ
- Nhận dạng dòng năng lượng.
- Nhận dạng định tính các cơ hội tiết kiệm năng lượng.
- Nhận dạng các thiết bị, điểm cần đo lường sâu hơn sau này, các vị trí đặt thiết bị
đo lường.
Nội dung kết qủa thông tin thể hiện:
- Danh mục
- Tên cơ hội tiết kiệm năng lượng
- Khả năng tiết kiệm có thể (ước lượng)
- Chi phí thực hiện khảo sát định lượng sâu hơn
Kiểm toán năng lượng tổng thể :
Là hoạt động khảo sát, thu thập, phân tích số liệu tiêu thụ năng lượng trong quá
khứ và hiện tại. Phát hiện các cơ hội tiết kiệm năng lượng chi tiết hơn (nhờ thu
thập và phân tích các số liệu quá khứ và hiện tại, nhận diện cơ hội và phân tích
tính khả thi về kinh tế, kỹ thuật).
Các bước thực hiện:
- Thu thập và phân tích số liệu quá khứ
- Khảo sát và kiểm tra các vị trí cần đo lường,thu thập số liệu, lấy mẫu (nếu cần)
- Nhận dạng giải pháp.

Lập bảng kế hoạch thu thập số liệu tại chỗ:
- Tiến hành thu thập số liệu tại chỗ.
- Khảo sát thị trường để xác định mức độ sẵn có về công nghệ và giá thiết bị (nếu
có)
- Phân tích tính khả thi về kỹ thuật của các giải pháp.
- Phân tích tính khả thi về kinh tế, chi phí/lợi ích đầu tư của các giải pháp.
- Phân loại mức độ ưu tiên của các giải pháp (theo yêu cầu của doanh nghiệp)
Nội dung kết qủa thông tin thể hiện:
- Danh mục các cơ hội, giải pháp tiết kiệm năng lượng.
- Mức tiết kiệm tính toán của từng giải pháp
- Mức đầu tư của từng giải pháp
- Thời gian thu hồi vốn của từng giải pháp
- Kiến nghị thứ tự ưu tiên của các giải pháp (nếu cần, tuỳ theo yêu cầu của doanh
nghiệp)
Kiểm toán năng lượng chi tiết (Detailed Analysis of Capital Intensive
Modifications):
Là hoạt động khảo sát, thu thập, phân tích sâu hơn về kỹ thuật, lợi ích kinh tế, tài
chính…cho một vài giải pháp tiết kiệm năng lượng của hệ thống tiêu tụ năng
lượng.
Các bước thực hiện:
- Thu thập số liệu quá khứ của đối tượng đề án (thiết bị, dây chuyền, phương án,
v.v.)
+ Vận hành
+ Năng suất
+ Tiêu thụ năng lượng…
- Khảo sát, đo lường, thử nghiệm, theo dõi hoạt động của thiết bị đối tượng
+ Tập quán vận hành
+ Đo lường tại chỗ …
- Xây dựng giải pháp
+ Lập danh sách các phương án chi tiết có thể áp dụng

- Khảo sát, đo lường, thử nghiệm, theo dõi hoạt động của thiết bị đối tượng
+ Tập quán vận hành
+ Đo lường tại chổ
+ Xử lý số liệu
- Khảo sát thị trường (nếu cần)
- Phân tích phương án
+ Lựa chọn giải pháp tốt nhất:
++ Kỹ thuật.
++ Đầu tư
++Thi công
- Tính toán chi phí đầu tư
+ Phân tích lợi ích tài chính
+ Nhận dạng và phân tích các nguồn vốn…
Nội dung kết qủa thông tin thể hiện:
- Thông tin chi tiết các giải pháp tiết kiệm năng lượng được sử dụng.
+ Giải pháp quản lý
+ Giải pháp công nghệ
+ Thiết bị sử dụng, giá thành…
- Thông tin chi tiết các giải pháp tài chính:
+ Mức đầu tư
+ Thời gian thu hồi vốn
+ Nguồn tài chính, lợi ích/chi phí sử dụng vốn
Các thiết bị kiểm toán năng lượng
DỤNG CỤ ĐO PHỤC VỤ KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
STT Tên dụng cụ đo Hình ảnh
1
Thiết bị phân tích công suất điện
(Energytest 2020E)
+ Có khả năng phân tích, lưu trữ các
hoạt động của điện áp, dòng điện, sóng

hài thứ cấp, công suất và các nguồn
năng lượng khác.
+ Có khả năng kiểm tra phân tích nguồn
cung cấp, đánh giá các giá trị tiêu thụ
công suất của các thiết bị.
2
Ampe kìm
Dùng để đo điện áp, cường độ dòng
điện, điện trở và nhiệt độ
3
Hỏa kế hồng ngoại UX-10P
Đo nhiệt độ mà không bị tác động bởi
tác nhân bên ngoài như khói, hơi nước,
bụi
4
Thiết bị phân tích khí, khói thải (IMR
2800P)
Phân tích thành phần có trong khí như
CO, O2, NO2, SO2, H2S, HC, nhiệt độ
khí có thể đưa kết quả ra máy tính nhờ
cổng kết nối RS-232
5
Thiết bị đo tốc độ, lưu lượng, nhiệt
độ, độ ẩm không khí -TSI 8346
6
Đồng hồ đo nhiệt độ, độ ẩm, khí CO,
CO2 không khí trong nhà
7
Thiết bị phát hiện rò rỉ môi chất lạnh -
Robinair 166000.

8
Đồng hồ đo chân không hiện số:Đo
chân không trong các hệ thống rút
chân không với độ phân giải cao chỉ
1 micron và cho biết kết quả nhanh
chóng chỉ trong 1/2 giây rất phù hợp
với những bài thí nghiệm cần độ
chính xác cao mà tốn ít thời gian.
9
Lux kế - Light meter: Đo độ rọi ánh
sáng
10
Thiết bị đo lưu lượng bằng siêu âm
(Ultrasonic Flowmeter)Model: 7ME
3310
11
Thiết bị đo nhiệt độ bằng hồng ngoại
(Infrared thermometer)
CHƯƠNG III. ÁP DỤNG THỰC HIỆN KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
CHO CÔNG TY MITO TRÀNG TIỀN
3.1. Quy trình công nghệ, sản xuất của công ty
1.3.3 Quy trình sản xuất của công ty
1.2 Sơ đồ quy trình công nghệ
Trén bét
Cho bét
vµo ñ
Cho bét
vµo khu«n
c¾t
Cho vµo lß

kÝch në
Nhåi ruèc,

§ãng gãiNhËp kho
Cho vµo lß
níng
Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty là một quá trình liên tục và có
tính tiếp nối giữa các khâu với nhau.
Giai đoạn 1: Trộn bột
Trong giai đoạn này, bột được trộn với nước và các phụ gia theo một tỷ
lệ nhất định, hoà tan hoàn toàn với nhau thành khối bột đồng nhất theo tỷ
lệ quy định. Việc nhào bột được thực hành thủ công, do vậy yêu cầu công
nhân làm trong giai đoạn này phảI lành nghề, nắm chắc yêu cầu kỹ thuật để
có thể sản xuất ra sản phẩm đạt yêu cầu.
Giai đoạn 2: ủ bột
Bột khi đã được nhào được cho vào lò ủ với nhiệt độ và thời gian thích
hợp để bột có thể lên men và tạo được hương vị đạt tiêu chuẩn. Sản phẩm
sau khi đưa ra ngoài là ủ được gọi là bánh nước và được đưa sang giai
đoạn tiếp theo.
Giai đoạn 3: Tạo hình
Bánh nước được thợ làm bánh chia làm các đoạn bột dài và đưa vào
máy dập hình để cắt theo những khuôn mẫu nhất định sẵn. Sau đó bột đã
được định hình sẽ được chuyển sang giai đoạn tiếp sau.
Giai đoạn 4: Kích nở bánh
Sau khi tạo hình các khay bánh được đưa vào lò kích nở, bánh được nở
đến độ nhất định sẽ được chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn 5: nướng bánh
Bột được cho vào lò nướng với nhiệt độ thích hợp từ 100
0
C đến 110

0
C
sau 40 phút được đưa ra lò và xẻ ruột.
Giai đoạn 6: Hoàn thiện và đóng gói
Gồm các khâu: nhồi ruốc và bơ vào bánh, gói bánh và đóng thing.
Khâu nhồi nhân ruốc và bơ vào bánh được tiến hành thủ công với
những thợ làm bánh lành nghề, đảm bảo vệ sinh và chất lượng sản phẩm.
Việc gói bánh được thực hiện trên cả máy và thủ công nhằm tận dụng
sức lao động. Sau đó sẽ được đóng gói và đóng thùng.
Cả 6 giai đoạn trên đều đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng bánh sản xuất ra. Do vậy, ngoài việc bố trí những công nhân có
tay nghề cao, kiến thức chuyên môn vững vàng, công ty còn yêu cầu bộ
phận KSC để kiểm tra chất lượng sản phẩm ở những giai đoạn này khắt
khe và kỹ lưỡng. Sản phẩm đúng quy cách nhập kho.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×