Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

kết hôn có yếu tố nước ngoài tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.25 KB, 50 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam đã có từ lâu trong lịch sử. Song, những
năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 trở lại đây, hiện tượng này mới thực sự phổ biến và
diễn biến phức tạp, nhiều tiêu cực không đảm bảo được nguyên tắc hôn nhân tự nguyện,
tiến bộ, đi ngược lại với giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Hàng
năm có khoảng 10.000 phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, chủ yếu là với
người Đài Loan và Hàn Quốc. Hình ảnh hàng chục, thậm chí là hàng trăm cô gái đứng
xếp hàng để những người đàn ông Hàn Quốc, Đài Loan xem xét, lựa chọn như một món
“hàng hóa” như những bài báo phản ánh đã không còn lạ lẫm với nhiều người hay những
vụ án giết người đau lòng như việc cô dâu Huỳnh Mai bị chồng người Hàn Quốc hành hạ
cho đến chết rồi giấu xác, vụ cô dâu Thạch Thị Hồng Ngọc bị người chống Hàn Quốc
giết chỉ sau 7 ngày chung sống…Thực trạng trên đòi hỏi Nhà nước ta cần có những giải
pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích của công dân của nước mình.
Trong thời gian gần đây, nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật điều
chỉnh vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài nói chung và kết hôn có yếu tố nước ngoài
nói riêng như Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Luật HN & GĐ), Nghị định
68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 07 năm 2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ( sau
đây gọi tắt là Nghị định 68/2002/NĐ-CP); Nghị định 69/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng
07 năm 2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10
tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn
nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ( sau đây gọi tắt
là Nghị định 69/2006/NĐ-CP); Chỉ thị số 03/2005/CT-TTg ngày 25/02/2005 tăng cường
quản lý nhà nước về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;…Các văn bản
pháp luật này góp phần tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân bảo vệ quyền
và lợi ích tốt hơn cho các công dân nước mình, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên,
trong quá trình thực thi các quy định pháp luật này thì còn gặp một số bất cập, vướng
mắc do những nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Trước thực trạng trên thì việc lựa chọn nghiên cứu một cách tổng thể những quy
định pháp luật hiện hành, tác giả mong muốn góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý


1
luận cũng như thực trạng để từ đó đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh
của pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là đánh giá một cách khái quát, tổng thể những
quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài cũng như
thực trạng kết hôn có yếu tố nước ngoài trong giai đoạn hiện nay để từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với vấn đề kết hôn có yếu
tố nước ngoài trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
 Đối tượng nghiên cứu là vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
 Phạm vi nghiên cứu đề tài: Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài là vấn đề tương
đối rộng, vì vậy đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ chuyên ngành
Luật HN & GĐ thông qua việc phân tích những quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh
vấn đề này, tình hình thực thi những quy định pháp luật trong thời gian gần đây từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của những quy định pháp luật
điều chỉnh vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu khóa luận thì tác giả có sử dụng phương pháp phân tích,
tổng hợp những tài liệu, số liệu thống kê. Ngoài ra thì khóa luận còn sử dụng phương
pháp so sánh, phân tích những số liệu cụ thể về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài của
một số tỉnh thành trong cả nước qua các năm.
5. Tình hình nghiên cứu và ý nghĩa khoa học của đề tài
Nghiên cứu về kết hôn có yếu tố nước ngoài là một đề tài luôn nhận được sự quan
tâm các nhà luật học. Trong khoa học pháp lý thì đề tài này được đề cập ở nhiều công
trình nghiên cứu, luận án, luận văn, tạp chí pháp lý chuyên ngành như Nông Quốc Bình,
Pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, Luận án tiến
sỹ luật học, 2003; Nguyễn Văn Cừ, Ngô Thị Hường, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về luật HN & GĐ năm 2000, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; T.s Nông
Quốc Bình, T.s Nguyễn Hồng Bắc, Pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình

có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế, NXB Tư pháp, Hà Nội,
2
2006…Tuy cùng một vấn đề nhưng các công trình nghiên cứu trên lại nhìn nhận vấn đề ở
những mức độ khác nhau và có những đóng góp ý nghĩa.
Với đề tài “ kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam”, tác giả hy vọng có những
đóng góp mới trên cơ sở : Phân tích những quy định về vấn đề kết hôn có yếu tố nước
ngoài; đánh giá tổng thể thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay về kết hôn có yếu tố
nước ngoài để từ đó đưa ra những kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả điều chỉnh của
pháp luật về vấn đề này tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
6. Bố cục của đề tài.
Ngoài Lời cám ơn, Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo thì bố cục khóa
luận được chia thành 3 chương
 Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về kết hôn có yếu tố nước ngoài
 Chương 2. Những quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành
về kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
 Chương 3. Thực trạng kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam và một số kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về kết hôn có yếu tố nước
ngoài tại Việt Nam hiện nay.
3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU
TỐ NƯỚC NGOÀI
1.1. Khái niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài
1.1.1. Khái niệm kết hôn
Gia đình là tế bào của xã hội, là khởi nguồn nền tảng của mọi mối quan hệ xã hội
phát sinh giữa con người với con người và hôn nhân chính là cơ sở nền tảng tạo nên một
gia đình. Để tiến tới hôn nhân thì kết hôn chính là sự kiện pháp lý có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng trong việc xác lập hôn nhân giữa một nam và một nữ. Trong khoa học pháp lý
nói chung và khoa học Luật HN &GĐ nói riêng thì hiểu được thế nào là kết hôn có ý
nghĩa rất quan trọng.
Trong hệ thống pháp luật HN & GĐ thì khái niệm kết hôn được các nhà làm luật

và nghiên cứu luật quan tâm, đầu tư nghiên cứu. Theo cách hiểu thông thường thì kết hôn
là “Việc nam nữ lấy nhau làm vợ chồng” [31]. Dưới góc độ luật học, từ điển giải thích
thuật ngữ Luật học của Đại học Luật Hà Nội thì kết hôn được hiểu là “ Sự kiện pháp lý
giữa người nam và người nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện theo điều kiện và
trình tự nhất định nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc,
hòa thuận”[17]. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 8 Luật HN & GĐ năm 2000 thì “ Kết
hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện
kết hôn và đăng ký kết hôn” [10].
Về mặt pháp lý thì kết hôn là một trong những quyền nhân thân cơ bản và quan
trọng của con người được nhà nước bảo vệ trên cơ sở quy định của pháp luật. Để bảo vệ
quyền kết hôn thì pháp luật của hầu hết các quốc gia trong đó có Việt Nam đều quy định
đầy đủ điều kiện kết hôn cũng như trình tự, thủ tục thực hiện việc đăng ký kết hôn. Nhằm
tiến tới xác lập một quan hệ hôn nhân bền vững, hạnh phúc, tiến bộ thì pháp luật HN &
GĐ Việt Nam nói riêng và pháp luật HN & GĐ của các quốc gia khác đều quy định nam,
nữ muốn kết hôn với nhau thì phải đáp ứng hai yếu tố cơ bản sau :
 Phải là sự thể hiện ý chí của hai bên nam nữ là mong muốn được kết hôn
với nhau
4
Đây chính là yếu tố quan trọng đầu tiên khi các bên muốn xác lập quan hệ hôn nhân
với nhau. Hai bên nam nữ cùng thể hiện ý chí của mình là mong muốn được kết hôn với
nhau để cùng xây dựng một gia đình hạnh phúc, ấm no, bền vững và tiến bộ. Ý chí mong
muốn kết hôn với nhau phải tự nguyện, thống nhất. Đây cũng chính là điều kiện đủ để
đảm bảo cuộc hôn nhân đó có giá trị pháp lý. Đối với những trường hợp khi tiến hành
đăng ký kết hôn có sự lừa dối, cưỡng ép để được kết hôn hoặc kết hôn giả tạo thì nhà
nước không thừa nhận việc kết hôn đó là hợp pháp[18, tr 89, 90].
 Việc kết hôn được nhà nước thừa nhận
Hôn nhân được nhà nước thừa nhận khi việc kết hôn đó tuân thủ các quy định pháp
luật về điều kiện kết hôn và trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn. “ Không ai bị buộc phải kết
hôn, nhưng ai cũng bị buộc phải tuân theo Luật Hôn nhân và gia đình khi người đó kết
hôn. Hôn nhân không thể phục tùng sự tùy tiện của người kết hôn mà trái lại sự tùy tiện

của người kết hôn phải phục tùng bản chất của hôn nhân”[1].
Như vậy, kết hôn là sự kiện pháp lý nhằm xác lập quan hệ vợ, chồng. Sự kiện này
có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác lập thời điểm làm phát sinh quan hệ vợ
chồng, là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên theo quy định pháp luật.
1.1.2. Khái niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài
Theo quy định tại Khoản 14, Điều 8 Luật HN & GĐ năm 2000 thì quan hệ hôn nhân
và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình:
- Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
- Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam
- Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan
hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước
ngoài[10].
Ngoài ra thì Khoản 4, Điều 100 Luật HN & GĐ năm 2000 còn có quy định: “ Các
quy định của chương này cũng được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình giữa
công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài” [10].
Theo đó thì yếu tố nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình được xác định
dựa vào các dấu hiệu sau :
Thứ nhất, chủ thể tham gia quan hệ hôn nhân này phải có ít nhất một bên chủ thể là
người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.
5
Thứ hai, sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó ở
nước ngoài, theo pháp luật nước ngoài.
Thứ ba, khách thể của quan hệ đó ở nước ngoài.
Quan hệ kết hôn là một bộ phận của quan hệ hôn nhân do đó mà để xác định yếu tố
nước ngoài của quan hệ kết hôn ta dựa vào các dấu hiệu để xác định yếu tố nước ngoài
trong quan hệ hôn nhân. Như vậy, có thể xác định kết hôn có yếu tố nước ngoài là việc
nam, nữ xác lập quan hệ vợ, chồng thuộc những trường hợp sau:
 Trường hợp thứ nhất, kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài :
Trong trường hợp này thì một bên nam hoặc nữ là người nước ngoài. Dấu hiệu để xác
định người nước ngoài chính là quốc tịch. Theo đó thì người nước ngoài ở đây được hiểu

là “ Người không có quốc tịch Việt Nam bao gồm người dân nước ngoài và người dân
không quốc tịch” [13, Khoản 1, Điều 9]. Người dân nước ngoài là người mang quốc tịch
của nước khác không phải Việt Nam và người dân không quốc tịch là người không có
quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài. Như vậy, quốc tịch chính là
một trong những dấu hiệu để xác định đó có phải là kết hôn có yếu tố nước ngoài hay
không.
 Trường hợp thứ hai, kết hôn giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại
Việt Nam : Đây là trường hợp người thường trú là người có quốc tịch nước ngoài hoặc
người không có quốc tịch đang cư trú, làm ăn, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam tiến hành
đăng ký kết hôn nhằm xác lập quan hệ vợ chồng tại cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam . Trường hợp này cũng được xác định là kết hôn có yếu tố nước ngoài.
 Trường hợp thứ ba, hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau ở nước ngoài,
theo pháp luật nước ngoài: Trường hợp này thì việc xác định yếu tố nước ngoài dựa vào
dấu hiệu là sự kiện pháp lý (sự kiện kết hôn) làm phát sinh quan hệ vợ chồng giữa hai
công dân Việt Nam với nhau được xác lập ở nước ngoài, theo pháp luật nước ngoài.
 Trường hợp thứ tư, hai bên nam, nữ đều là công dân Việt Nam nhưng ít nhất
một bên đang định cư ở nước ngoài vào thời điểm đăng ký kết hôn : Trường hợp này xác
định yếu tố nước ngoài của việc kết hôn dựa vào nơi cư trú của hai bên tại thời điểm đăng
ký kết hôn. Trường hợp này không được ghi nhận tại Khoản 14, Điều 8 Luật HN & GĐ
năm 2000 nên trong thời gian tới nhà làm luật cần bổ sung. Bên cạnh đó thì việc hiểu thế
nào là “ định cư ở nước ngoài” cũng là vấn đề đang tranh cãi. Theo Luật Quốc tịch năm
6
2008 thì “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt
Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài” [11, Khoản 4, Điều 2]. Vấn đề đặt ra là hiện
nay chúng ta chưa có một hướng dẫn cụ thể như thế nào là “… cư trú, sinh sống lâu dài
ở nước ngoài”. Chính bất cập của quy định pháp luật như vậy mà việc áp dụng trên thực
tế cũng gặp không ít khó khăn.
Từ những phân tích trên thì có thể hiểu kết hôn có yếu tố nước ngoài là việc xác
lập quan hệ vợ, chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết
hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau

thường trú tại Việt Nam; Giữa hai công dân Việt Nam với nhau kết hôn ở nước ngoài,
theo pháp luật nước ngoài; Giữa công dân Việt Nam với nhau mà tại thời điểm đăng
ký kết hôn có ít nhất một bên đang định cư ở nước ngoài.
1.2. Khái quát sự phát triển của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam về kết
hôn có yếu tố nước ngoài
1.2.1. Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám năm 1945
Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám năm 1945 thì Việt Nam là nước thuộc địa
nửa phong kiến. Mặc dù trong giai đoạn này có không ít các cuộc kết hôn giữa người
Việt Nam với người nước ngoài, đặc biệt là người Pháp những chưa có một quy định nào
có liên quan điều chỉnh vấn đề này. Các quan hệ hôn nhân trong giai đoạn này được điều
chỉnh bởi các quy phạm trong Bộ dân luật được áp dụng cho từng khu vực như Bộ dân
luật Bắc Kỳ năm 1931, Bộ dân luật Trung kỳ năm 1936, Bộ dân luật giản yếu năm 1883
ở Nam kỳ[24, tr23]. Các bộ Luật này có đề cập đến hôn nhân có yếu tố nước ngoài nhưng
thực chất là các quy định liên quan đến vấn đề quốc tịch. Không có các quy định trực tiếp
điều chỉnh vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Như vậy, giai đoạn trước cách mạng tháng Tám năm 1945 thì pháp luật Việt Nam
còn bỏ ngỏ các quy định liên quan đến vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài.
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954
Đây là giai đoạn đầy biến động trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Cách mạng tháng
Tám thành công, ngày 2/09/1945 tại Quảng trường Ba Đình, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc
bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhà nước mới
ra đời, còn non trẻ nên phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, đặc biệt là thù trong giặc
ngoài. Nhiệm vụ đặt ra trước mắt là phải đưa đất nước vượt qua tình cảnh khó khăn nên
7
hầu như trong giai đoạn này không ban hành các văn bản pháp luật mới nào kể cả luật
điều chỉnh quan hệ hôn nhân.
Ngày 10/10/1950, Chính phủ ban hành Sắc lệnh quy định tạm giữ các luật lệ hiện
hành ở Việt Nam để thi hành cho đến khi ban hành những bộ luật mới trừ những quy
định đi ngược lại với độc lập dân tộc hoặc lợi ích của người dân. Theo đó, đến trước
tháng 5/1950 thì các vấn đề liên quan đến quan hệ dân sự ( trong đó có quan hệ HN &

GĐ) vẫn chịu sự điều chỉnh là các Bộ Dân luật trước đó.
Trong giai đoạn này thì bản Hiến pháp năm 1946- bản Hiến pháp đầu tiên của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được ban hành. Lần đầu tiên trong lịch sử, địa vị pháp lý
của người phụ nữ được bình đẳng với đàn ông “ Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi
phương diện” [6, Điều 9]. Đây là một quy định rất tiến bộ, tạo cơ sở để người phụ nữ
được hưởng những quyền bình đẳng như người đàn ông theo quy định của pháp luật
trong các lĩnh vực của đời sống, kể cả trong quan hệ hôn nhân.
Ngày 22/05/1950, Chủ tịch nước đã ký Sắc lệnh 97 quy định sửa đổi một số quy lệ
và quy chế dân luật. Điểm tiến bộ của sắc lệnh này là đã bãi bỏ việc thi hành những quy
định trái với nguyên tắc tiến bộ trong quan hệ HN & GĐ.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này vẫn chưa có một quy định pháp luật nào điều chỉnh
vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài.
1.2.3. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975
Đây là thời kỳ đất nước bị chia làm hai miền nam - bắc. Miền Bắc tiến lên xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Miền Nam tiếp tục sự nghiệp giải phóng dân tộc. Do đó mà thời kỳ
này, pháp luật điều chỉnh các vấn đề trong đó có quan hệ HN & GĐ chịu sự điều chỉnh
của mỗi miền là khác nhau :
 Pháp luật điều chỉnh vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài ở miền Bắc.
Trong giai đoạn này, bản Hiến pháp thứ hai của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
ra đời - Hiến pháp năm 1959. Hiến pháp đã ghi nhận các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh
các quan hệ trong xã hội, trong đó có quan hệ HN & GĐ.
Ngày 29/12/19659, Quốc hội thông qua Luật HN & GĐ tại kỳ họp thứ 11. Tuy
nhiên, Luật HN & GĐ năm 1959 vẫn chưa có một quy định cụ thể nào điều chỉnh vấn đề
kết hôn có yếu tố nước ngoài.
 Pháp luật điều chỉnh vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài ở miền Nam
8
Cho đến trước năm 1959 thì các quan hệ dân sự nói chung và quan hệ HN & GĐ nói
riêng đều chịu sự điều chỉnh của Pháp quy giản yếu năm 1883.
Ngày 2/01/1959, Chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành Luật Gia đình thay thế
Pháp quy giản yếu năm 1883 để điều chỉnh các quan hệ hôn nhân trong khu vực tạm thời

nằm dưới sự cai trị của chính quyền Sài Gòn. Vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài
được ghi nhận tại Điều 24, Điều 25, Điều 70 quy định về điều kiện, thủ tục về tính hợp
pháp của hôn thú được xác lập ở nước ngoài giữa người Việt Nam với nhau hoặc giữa
người Việt Nam với người nước ngoài.
Tháng 11/1963, Chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ, chính quyền bù nhìn lên
ngôi đã ban hành Sắc lệnh 15/64 thay thế Luật Gia đình nhưng nhìn chung thì nội dung
không có gì thay đổi mà chỉ thay đổi về mặt cấu trúc [22].
Ngày 20/12/1972, Bộ Dân luật được ban hành thay thế Sắc lệnh 15/64. Các quan hệ
hôn nhân từ 12/1972 đến 30/04/1975 đều chịu sự điều chỉnh của Bộ Dân luật 1972. Bộ
luật này có quy định về điều kiện, thủ tục của một hôn thú được lập ở nước ngoài có giá
trị tại miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ tại Điều 125. Tuy nhiên, trong giai đoạn này ở
miền Nam chưa có một quy định nào trực tiếp, cụ thể điều chỉnh vấn đề kết hôn có yếu tố
nước ngoài.
1.2.4. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay.
Ngày 30/04/1975 đánh dấu một bước ngoặt mới trong lịch sử dân tộc, đất nước hoàn
toàn được giải phóng, cả nước chung tay xây dựng đất nước. Theo đó, nhiều chính sách
pháp luật mới được ban hành. Trong giai đoạn này cũng đánh dấu sự thay đổi, phát triển
mới của pháp luật điều chỉnh vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài. Cụ thể :
 Giai đoạn từ 1975 đến trước năm 1986 : Quan hệ hôn nhân và gia đình chịu sự
điều chỉnh của Luật HN & GĐ năm 1959. Năm 1980, Hiến pháp thứ 3 ra đời với nhiều
điểm tiến bộ trong đó có quy định ghi nhận “Phụ nữ và nam giới có quyền ngang nhau
về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình”, “Hôn nhân theo nguyên tắc tự
nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”[7]. Quy định này cùng với Luật
HN & GĐ năm 1959 đã tạo cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề kết hôn nói chung và vấn đề
kết hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng. Tuy nhiên, các quy định này chỉ dừng lại ở việc
ghi nhận quyền chứ chưa có quy định cụ thể, trực tiếp nào điều chỉnh vấn đề kết hôn có
yếu tố nước ngoài. Trong giai đoạn này, Việt Nam cũng tăng cường ký kết các hiệp định
9
tương trợ tư pháp ( HĐTTTP) quy định về vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài như
HĐTTTP Việt Nam- Liên Xô (cũ) năm 1981, HĐTTTP Việt Nam- Tiệp Khắc (cũ) năm

1983, HĐTTTP Việt Nam – Cu Ba năm 1984…. Các HĐTTTP này có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của công dân nước mình, là cơ sở pháp lý để giải
quyết xung đột pháp luật điều chỉnh vấn đề này.
 Giai đoạn từ 1986 đến năm 1993: Ngày 29/12/1986, Quốc hội khóa VII thông
qua Luật HN & GĐ thay thế Luật HN & GĐ năm 1959. Luật HN & GĐ năm 1986 đã
dành Điều 52 để quy định về kết hôn có yếu tố nước ngoài : “ Trong việc kết hôn giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân thủ theo những quy định
của pháp luật nước mình về kết hôn. Nếu việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài tiến hành ở Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân thủ các quy định ở
Điều 5, Điều 6, Điều 7 của Luật này. Thủ tục kết hôn do Hội đồng bộ trưởng quy định”
[9]. Quy định này được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 12/HĐBT của Hội đồng Bộ
trưởng ngày 01 tháng 02 năm 1989 về thủ tục kết hôn giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ở nước ngoài. Bên cạnh đó thì Pháp lệnh lãnh sự 1990 cũng có quy định “
Trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với công dân nước ngoài thì lãnh sự chỉ đăng ký
khi nước tiếp nhận đăng ký đồng ý”. Có thể thấy rằng kết hôn có yếu tố nước ngoài trong
giai đoạn này đã được quan tâm đáng kể. Tuy nhiên với một điều luật quy định về kết
hôn có yếu tố nước ngoài thì việc áp dụng trên thực tế vẫn còn gặp những vướng mắc do
đó cần phải có các quy định cụ thể điều chỉnh vấn đề này cho hiệu quả và kịp thời.
 Giai đoạn từ 1993 đến năm 2000 : Ngày 2/12/1993, Quốc hội khóa IX thông qua
Pháp lệnh HN & GĐ điều chỉnh quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài. Tuy nhiên, pháp lệnh chỉ đề cập đến việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài mà bỏ ngỏ trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở
nước ngoài và kết hôn giữa hai người nước ngoài với nhau tại Việt Nam. Trong giai đoạn
này thì Chính phủ cũng ban hành nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề kết
hôn có yếu tố nước ngoài như : Nghị định số 184-CP ngày 30/11/1994 về thủ tục kết hôn,
nhận con nuôi ngoài dạ thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài; Luật Quốc tịch năm 1998; Nghị định 83/NĐ-CP ngày 10/10/1998 về
đăng ký hộ tịch…Cùng với các văn bản pháp luật trên, thời kỳ này các HĐTTTP liên
10

quan đến vấn đề HN & GĐ giữa Việt Nam với một số nước được ký kết như HĐTTTP
Việt Nam - Ba Lan ngày 22/03/1993, HĐTTTP Việt Nam - Liên Bang Nga ngày
25/08/1998, HĐTTTP Việt Nam - Pháp ngày 24/02/1999…
Như vậy, trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2000, pháp luật điều chỉnh vấn đề
kết hôn có yếu tố nước ngoài đã trở thành một hệ thống, dần được hoàn thiện, tạo cơ sở
pháp lý cho việc thực thi trên thực tế.
 Giai đoạn từ năm 2000 đến nay : Đây là giai đoạn nước ta bước vào thời kỳ hội
nhập quốc tế với nhiều sự thay đổi nhanh chóng trên các mặt của đời sống kinh tế- xã
hội. Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài cũng ít nhiều chịu tác động. Vì vậy cần phải có
những quy định pháp luật cụ thể, chi tiết để điều chỉnh. Chính vì điều này mà Luật HN &
GĐ năm 2000 ra đời. Luật đã dành riêng một chương để quy định về vấn đề quan hệ hôn
nhân có yếu tố nước ngoài và quy định về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài tại các
Điều 100, Điều 101, Điều 102, Điều 103. Ngoài ra thì Chính phủ còn ban hành các Nghị
định hướng dẫn chi tiết vấn đề này như Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng
07 năm, Nghị định 69/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 07 năm 2006 Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 ….Và hiện nay, Luật
Hộ tịch đang được soạn thảo và dự kiến sẽ được thông qua vào năm 2013, trong đó có
một số điều luật quy định về kết hôn có yếu tố nước ngoài trở thành tâm điểm chú ý của
dư luận như thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, thời hạn tiến hành đăng
ký kết hôn có yếu tố nước ngoài…
Như vậy, từ năm 2000 trở lại đây thì pháp luật điều chỉnh về vấn đề kết hôn có yếu
tố nước ngoài đã trở thành một hệ thống tương đối hoàn chỉnh, tạo cơ sở pháp lý cho việc
thực thi trên thực tế, đáp ứng được yêu cầu đang đặt ra trong thời kỳ hội nhập quốc tế
hiện nay.
1.3. Ý nghĩa của việc quy định vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài
Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài được hình thành từ rất lâu trong xã hội Việt
Nam nhưng pháp luật điều chỉnh vấn đề này thì chỉ mới xuất hiện trong những năm gần
đây. Trong những năm trở lại đây, kết hôn có yếu tố nước ngoài này trở thành vấn đề
“nóng”, “nhạy cảm” của xã hội nên cần phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh để
điều chỉnh vấn đề này. Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện các quy định điều chỉnh vấn

đề này có ý nghĩa rất quan trọng. Cụ thể :
11
 Thứ nhất, việc quy định vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài là yêu cầu khách
quan trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay, các nước có xu
thế xích lại gần nhau hơn, tăng cường giao lưu học hỏi trên các mặt kinh tế- xã hội- văn
hóa. Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài cũng vì thế mà ít nhiều chịu ảnh hưởng. Vấn
đề này liên quan đến hệ thống pháp luật của các quốc gia, pháp luật quốc tế cũng như
quyền lợi của công dân nước mình. Chính vì điều này mà cần phải có những quy định
pháp luật điều chỉnh vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài để đáp ứng yêu cầu.
 Thứ hai, pháp luật về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài góp phần bảo vệ quyền
kết hôn của công dân. Quyền kết hôn là một trong những quyền nhân thân cơ bản được
pháp luật ghi nhận và được đảm bảo thực hiện trên thực tế. Quyền kết hôn được ghi nhận
tại Điều 39 BLDS năm 2005 : “ Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp
luật về HN & GĐ có quyền tự do kết hôn. Việc tự do kết hôn giữa những người thuộc các
dân tộc, tôn giáo khác nhau, giữa những người theo tôn giáo và không theo tôn giáo,
giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo
vệ”[2]. Việc quy định vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài trong hệ thống pháp luật chính
là bảo vệ quyền nhân thân cơ bản này của con người, thể hiện sự tôn trọng quyền tự do
kết hôn của công dân, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong việc xác lập quan hệ vợ,
chồng, được hưởng hạnh phúc gia đình.
 Thứ ba, việc điều chỉnh vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài giúp nhà nước quản
lý tốt quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện
nay thì quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung và kết hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng
diễn biến ngày càng phức tạp. Vì vậy, việc ban hành các quy phạm pháp luật có tính hệ
thống để điều chỉnh vấn đề này sẽ tạo hành lang pháp lý vững chắc giúp nhà nước quản
lý tốt vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài, định hướng quan hệ kết hôn này trong một
khuôn khổ pháp lý để tạo nên những cuộc hôn nhân lành mạnh, hợp pháp, bền vững và
phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay.
 Thứ tư, kết hôn có yếu tố nước ngoài là vấn đề phức tạp và nhạy cảm, không chỉ
chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia mà còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước

ngoài, các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế. Việc xây dựng các quy định pháp luật điều
chỉnh vấn đề này một cách hoàn thiện góp phần tăng cường thúc đẩy sự giao lưu, hợp tác
về mọi mặt pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội giữa Việt Nam với các quốc gia khác; đồng
12
thời củng cố, tăng cường quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các quốc gia khác, các
vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế.
 Thứ năm, pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài được hình thành còn có ý
nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam hiện nay. Mặc dù,
hiện nay vấn đề này có nhiều tiêu cực nhưng phải nhìn nhận một cách khách quan rằng
hôn nhân được hình thành từ kết hôn có yếu tố nước ngoài đã tạo ra những thế hệ tương
lai khỏe mạnh, chiều cao được tăng cường. Hơn thế, việc công dân Việt Nam kết hôn với
người nước ngoài tạo thành các gia đình đa quốc tịch, đa văn hóa trở thành cầu nối giữa
văn hóa Việt Nam và các nước trên thế giới; tiếp nhận giá trị văn hóa mới và có sự giao
thoa về văn hóa giữa các dân tộc với nhau. Giúp chúng ta phát triển du lịch, giới thiệu với
các nước khác về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, phong cảnh, phong tục tập
quán cũng như con người Việt Nam thân thiện.
Tóm lại, những quy định về kết hôn có yếu tố nước ngoài có ý nghĩa quan trọng
trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể thi
hành pháp luật giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật. Đồng thời
làm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam theo hướng hệ thống, đồng bộ, minh bạch,
cụ thể
13
CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HN & GĐ VIỆT NAM
HIỆN HÀNH VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Kết hôn có yếu tố nước ngoài không chỉ phụ thuộc vào pháp luật trong nước mà
còn phụ thuộc vào pháp luật nước ngoài. Do vậy phải đặt ra nguyên tắc áp dụng luật
nhằm điều chỉnh có hiệu quả vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài. Về điều kiện kết hôn
có yếu tố nước ngoài được quy định tại Khoản 1, Điều 103 Luật HN & GĐ theo đó pháp
luật Việt Nam áp dụng hệ thuộc luật nhân thân ( gồm hệ thuộc luật quốc tịch và luật nơi
cứ trú) của đương sự để xác định điều kiện kết hôn. Về nguyên tắc chọn luật trong nghi

thức kết hôn có yếu tố nước ngoài thì hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định trực
tiếp điều chỉnh vấn đề này nhưng tại Điều 20 Nghị định 68/2002/NĐ-CP có quy định về
việc công nhận tính hợp pháp của hôn nhân được tiến hành ở nước ngoài. Theo đó thì
pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận một cách gián tiếp nguyên tắc áp dụng luật về nghi
thức kết hôn có yếu tố nước ngoài là nguyên tắc luật nơi tiến hành đăng ký kết hôn. Như
vậy, pháp luật Việt Nam hiện hành quy định nguyên tắc áp dụng luật đã thể hiện rõ quy
định ưu tiên chọn pháp luật Việt Nam. Điều này tạo ra những thuận lợi trong quá trình
giải quyết các trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài.
2.1. Điều kiện kết hôn
Điều kiện kết hôn là những quy định mang tính pháp lý bắt buộc mà nhà nước đặt
ra cho các bên nam nữ khi kết hôn phải tuân thủ. Muốn xác lập một quan hệ hôn nhân
hợp pháp thì phải đáp ứng các điều kiện kết hôn và phải được sự thừa nhận của nhà nước
14
tức là phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, điều kiện kết hôn là
tiền đề để các chủ thể kết hôn tiến tới xây dựng một gia đình.
2.1.1. Trường hợp đăng ký kết hôn trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
Về điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài được quy định tại Khoản 1, Điều 103
Luật HN & GĐ năm 2000 và Điều 10 Nghị định 68/2002/NĐ –CP.
“ Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải
tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; người nước ngoài còn phải tuân
theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam về điều
kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn, nếu việc kết hôn được tiến hành trước cơ
quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
Trong việc kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam, trước cơ quan nhà
nước có thẩm quyền của Việt Nam, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mà họ là
công dân hoặc thường trú ( đối với người không quốc tịch) về điều kiện kết hôn; ngoài
ra, còn phải tuân theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật Hôn nhân và gia đình
của Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn” [13].
Với quy định trên thì khi tiến hành đăng ký kết hôn trước cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam thì các bên ( bao gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài ) phải đáp ứng

các điều kiện kết hôn tại Điều 9 và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn tại Điều 10
Luật HN & GĐ năm 2000. Bên cạnh đó thì người nước ngoài còn phải đáp ứng các điều
kiện kết hôn theo quy định của pháp luật nước mình mang quốc tịch hoặc nơi cư trú ( đối
với người không quốc tịch ). Theo đó, điều kiện kết hôn mà các bên phải đáp ứng khi tiến
hành đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo pháp luật Việt Nam
là về độ tuổi, về sự tự nguyện của hai bên nam, nữ và không thuộc các trường hợp cấm
kết hôn. Cụ thể:
 Điều kiện về tuổi kết hôn
Cũng như các quan hệ pháp luật khác, quan hệ kết hôn xem độ tuổi là điều kiện tiên
quyết để xác định đó có phải là cuộc hôn nhân hợp pháp hay không. Một người muốn kết
hôn thì phải đạt một độ tuổi nhất định theo luật định. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 9
Luật HN & GĐ năm 2000 có quy định về độ tuổi kết hôn như sau : “ nam từ hai mươi
tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên” [10]. Trong các trường hợp kết hôn có yếu tố
nước ngoài thì công dân Việt Nam hay người nước ngoài đều phải đáp ứng điều kiện về
15
độ tuổi là nam đã bước sang tuổi hai mươi, nữ đã bước sang tuổi mười tám thì mới được
phép tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Bên cạnh đó thì người nước ngoài khi tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ quan có
thẩm quyền của Việt Nam thì ngoài việc phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi kết hôn theo
pháp luật HN & GĐ Việt Nam thì còn phải đáp ứng điều kiện về tuổi kết hôn theo pháp
luật của nước mà mình mang quốc tịch hoặc cư trú ( đối với người không quốc tịch). Về
điều kiện độ tuổi kết hôn thì mỗi nước có những quy định khác nhau, phụ thuộc vào đặc
điểm tâm sinh lý của con người ở mỗi nước như Angola (12 tuổi), Nga (16 tuổi),
Malaysia (16 tuổi), Bồ Đào Nha (14 tuổi), Pháp (độ tuổi kết hôn của nữ là 15 tuổi, độ
tuổi kết hôn của nam là 18 tuổi), ở Đức nam là 21 tuổi và nữ là 16 tuổi, Thụy Sĩ thì nam
là 20 tuổi, nữ là 18 tuổi thì đủ điều kiện kết hôn…
Pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi để kết hôn như vậy là rất hợp lý bởi đối với
con người Việt Nam thì ở độ tuổi này, tâm lý và sinh lý đã có sự phát triển ổn định, bền
vững và đã bắt đầu đạt đến sự hoàn thiện cả về thể chất, tâm hồn để có thể chăm sóc, bảo
vệ cho bản thân và người thân của họ. Đặc biệt là khi một trong hai bên nam hoặc nữ là

người nước ngoài hoặc cả hai bên là người nước ngoài.
 Điều kiện về sự tự nguyện của hai bên nam, nữ khi kết hôn
Sự tự nguyện của hai bên nam, nữ khi kết hôn được hiểu là hai bên nam, nữ tự mình
quyết định việc kết hôn và thể hiện ý chí là mong muốn trở thành vợ chồng chung sống
với nhau lâu dài. Việc kết hôn của hai bên không có sự cưỡng ép hay giả dối. Luật HN &
GĐ năm 2000 có quy định : “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên
nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở” [10, Khoản 2,
Điều 9]. Để các trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài đảm bảo nguyên tắc tự nguyện
khi kết hôn thì pháp luật HN & GĐ Việt Nam quy định thủ tục phỏng vấn nam, nữ trước
khi làm thủ tục đăng ký kết hôn. Theo quy định tại Khoản 4, Khoản 6, Điều 1 Nghị định
69/2006/NĐ-CP thì Sở tư pháp tiến hành phỏng vấn các bên để kiểm tra, làm rõ về sự tự
nguyện kết hôn của họ, về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết
về hoàn cảnh của nhau. Việc quy định như vậy là hợp lý bởi so với các quan hệ kết hôn
thông thường thì quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài phức tạp và nhạy cảm hơn nhiều,
việc quy định về thủ tục này giúp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra được sự tự nguyện của
các bên cũng như hạn chế, ngăn chặn được những trường hợp kết hôn giả tạo, lừa dối vì
16
các mục đích khác. Tuy nhiên, quy định pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về
nội dung phỏng vấn nên việc xác định sự tự nguyện kết hôn của các bên còn gặp nhiều
khó khăn dẫn đến tình trạng kết hôn giả tạo nhằm mục đích xuất cảnh, lý do kinh tế vẫn
còn tồn tại gây nhiều bức xúc trong dư luận.
 Các trường hợp cấm kết hôn
Các trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài muốn đăng ký kết hôn tại cơ quan có
thẩm quyền của Việt Nam thì ngoài việc đáp ứng điều kiện về độ tuổi, về sự tự nguyện
khi kết hôn thì còn phải đáp ứng điều kiện đó là không thuộc các trường hợp cấm kết hôn
được quy định tại Điều 10 Luật HN & GĐ năm 2000. Theo đó :
 Cấm kết hôn với người đang có vợ hoặc có chồng
Quy định này xuất phát từ nguyên tắc một vợ, một chồng trong quan hệ HN & GĐ.
Việc xác định tình trạng hôn nhân của các bên tại thời điểm đăng ký kết hôn là đang
không có vợ hoặc không có chồng là một điều kiện để được kết hôn. Theo đó, khi xin

đăng ký kết hôn thì các bên ( bao gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài) phải có
giấy “ xác nhận tình trạng kết hôn” trong hồ sơ đăng ký kết hôn. Đây là quy định hợp lý
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự, đặc biệt là công dân Việt Nam khi
không thể biết được tình trạng hôn nhân của bên kia liệu đã có vợ hay có chồng vào thời
điểm đăng ký kết hôn hay chưa.
 Cấm kết hôn với người mất năng lực hành vi dân sự
Người mất năng lực hành vi dân sự được hiểu là khi một người do bị bệnh tâm thần
hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo
yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng
lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định [2, Điều 22]. Theo quy định
của Luật HN & GĐ năm 2000 thì người bị mất năng lực hành vi dân sự không được phép
kết hôn. Tuy nhiên, quy định này đã trở thành một vướng mắc khi áp dụng pháp luật về
kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt là các trường hợp người có
nhu cầu kết hôn nhưng từng bị các bệnh về thần kinh dẫn đến không thể nhận thức làm
chủ được hành vi của mình, nhưng khi kết hôn thì đã điều trị hoặc uống thuốc nên vào
thời điểm đăng ký kết hôn vẫn được cơ sở y tế xác nhận là có đủ điều kiện sức khỏe để
kết hôn, mặt khác, họ cũng không thuộc trường hợp bị tòa án tuyên bố là người mất năng
lực hành vi dân sự nên họ vẫn được phép kết hôn. Tuy nhiên, sau một thời gian chung
17
sống thì người kia mới phát hiện ra. Thực tế này đã dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc như
vụ án liên quan đến cô gái Thạch Thị Hồng Ngọc bị chồng là ông Jang Du Hyo- công
dân Hàn quốc giết chết sau 7 ngày chung sống. Theo phía Cảnh sát cho biết người đàn
ông này đã được điều trị 57 lần vì bệnh tâm thần từ tháng 7-2005 tại Hàn Quốc nhưng
không hiểu lý do tại sao vẫn được kết hôn. Thậm chí trước ngày kết hôn 5 ngày người
đàn ông này cũng đã nhập viện vì lý do có vấn đề về thần kinh[27].
 Cấm kết hôn đối với những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những
người có họ trong phạm vi ba đời
Xuất phát từ việc bảo vệ giống nòi và truyền thống của dân tộc, pháp luật HN & GĐ
Việt Nam quy định cấm kết hôn : “Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa
những người có họ trong phạm vi ba đời”[10, Khoản 3, Điều 10]. Quan điểm của nhà

nước Việt Nam đối với những trường hợp này là dứt khoát và không có trường hợp ngoại
lệ nhằm đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của con cái, sự phát triển bền vững, hạnh phúc
gia đình và lành mạnh hóa các mối quan hệ gia đình. Bởi theo nghiên cứu khoa học thì
những đứa trẻ sinh ra bởi những cặp vợ chồng có cùng huyết thống thường bị dị tật, tỉ lệ
tử vong cao hoặc mắc một số bệnh bẩm sinh như mù, câm, điếc…
Mặc dù khả năng kết hôn với những người cùng dòng máu trực hệ, giữa những
người có họ trong phạm vi ba đời trong kết hôn có yếu tố nước ngoài là rất ít nhưng pháp
luật Việt Nam cũng đặt ra vấn đề này để hạn chế những hệ lụy xấu có thể xảy ra. Bởi trên
thực tế thì ở Việt Nam, có những trường hợp người Việt Nam đã nhập quốc tịch nước
ngoài, sau đó trở về Việt Nam xin đăng ký kết hôn với công dân Việt Nam nhưng giữa họ
có quan hệ huyết thống. Ngoài ra còn có hiện tượng kết hôn giả tạo với người cùng huyết
thống, người có họ trong phạm vi ba đời nhằm mục đích hợp pháp hóa việc xuất cảnh ra
nước ngoài. Vì vậy, pháp luật HN & GĐ Việt Nam quy định như vậy là hợp lý bởi quy
định này góp phần bảo vệ nòi giống và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đồng thời
góp phần ngăn chặn những hành vi biến tướng của kết hôn có yếu tố nước ngoài.
 Cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi
với con nuôi; bố chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể; bố dưỡng với con riêng
của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng
Không chỉ cấm kết hôn với người cùng huyết thống, pháp luật Việt Nam còn quy
định khi xem xét các trường hợp kết hôn với người nước ngoài thì còn cấm các trường
18
hợp kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con
nuôi, bố chống với con dâu; mẹ vợ với con rể; bố dưỡng với con riêng của vợ, mẹ kế với
con riêng của chồng. Quy định này là hoàn toàn hợp lý, bởi quy định này không chỉ bảo
vệ truyền thống tốt đẹp của gia đình, thuần phong mỹ tục của người Việt mà còn có ý
nghĩa trong việc ngăn chặn hiện tượng lợi dụng mối quan hệ phụ thuộc để cưỡng ép kết
hôn, kết hôn giả tạo vì mục đích kinh tế, vụ lợi cá nhân.
 Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính
Đây là vấn đề gây tranh cãi và đang có nhiều cách giải quyết khác nhau trên thế
giới. Hiện nay, pháp luật của hầu hết các nước đều quy định chỉ được tiến hành kết hôn

giữa nam và nữ. Tuy nhiên, cũng có một số nước công nhận việc kết hôn đồng giới như
Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Canada, Nam Phi, Na Uy ,Thụy Điển, Đan Mạch, Iceland, Ar-
gentina và năm tiểu bang ở Hoa Kỳ, Iowa, thủ đô Mexico, Connecticut Vermont, New
Hampshire, Massachusetts …[32]. Quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới
tính được đa số các nước tán thành trong đó có Việt Nam. Quy định này được ghi nhận
tại Khoản 5, Điều 10 Luật HN & GĐ năm 2000: “ cấm kết hôn giữa những người cùng
giới tính” [10]. Sở dĩ pháp luật Việt Nam quy định như bởi hiện tượng này trái với thuần
phong mỹ tục của nước ta, hơn nữa, xét về mặt khoa học nó không đảm bảo được chức
năng của gia đình là tái sản xuất con người để duy trì nòi giống.
Tuy nhiên, hiện nay một số quốc gia dù chưa công nhận hôn nhân đồng giới nhưng
cũng có quy định cho phép họ cùng chung sống. Điều này đòi hỏi Việt Nam cũng cần có
quy định cho phép người đồng tính được cùng chung sống và đưa ra những quy định để
giải quyết tài sản khi họ không còn chung sống.
Đối với người nước ngoài khi kết hôn với nhau hoặc kết hôn với công dân Việt Nam
tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì ngoài đáp ứng các điều kiện kết hôn trên
theo pháp luật Việt Nam thì còn phải tuân thủ các điều kiện kết hôn theo pháp luật của
nước mà mình mang quốc tịch hoặc cư trú để đảm bảo giá trị pháp lý của các cuộc kết
hôn đó cũng như như bảo vệ được quyền và lợi ích của mình.
Bên cạnh đó thì đối với công dân Việt Nam làm việc trong các cơ quan liên quan
đến bí mật và an ninh quốc gia thì khi kết hôn có yếu tố nước ngoài họ còn phải tuân theo
các quy định của ngành để đảm bảo không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật an ninh
quốc gia như điều kiện về dân tộc, tôn giáo…
19
Như vậy, hầu hết các điều kiện kết hôn trong kết hôn có yếu tố nước ngoài theo quy
định của pháp luật HN & GĐ Việt Nam hiện nay tương đối phù hợp với bối cảnh kinh tế-
xã hội Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
2.1.2. Trường hợp công nhận việc kết hôn có yếu tố nước ngoài đã đăng ký
trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
Theo quy định tại khoản 7, Điều 1 Nghị định 69/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 07
năm 2006 sửa đổi bổ sung Điều 20 của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 07

năm 2002 có quy định : “ Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người
nước ngoài đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, phù hợp với
pháp luật của nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn, công
dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn”,
đồng thời “Việc công nhận kết hôn quy định tại khoản 1 Điều này được ghi chú vào sổ
đăng ký theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch” [14].
Theo quy định trên thì việc kết hôn của công dân Việt Nam với nhau hoặc với người
nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có thể được công nhận hoặc không
công nhận tại Việt Nam. Điều đó được hiểu là không phải mọi trường hợp kết hôn giữa
công dân Việt Nam với nhau hoặc giữa công dân Việt Nam đang ở nước ngoài với người
nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đều được công nhận tại Việt Nam.
Pháp luật Việt Nam chỉ công nhận những trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài này
khi :
 Vào thời điểm kết hôn, công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp
luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn :
Điều này có thể được hiểu là khi xem xét công nhận việc kết hôn này thì phải xác
định tại thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân này thì công dân Việt Nam có đáp ứng các
điều kiện kết hôn tại Điều 9 và các trường hợp cấm kết hôn được quy định tại Điều 10
Luật HN & GĐ năm 2000 hay không, nếu đáp ứng được các điều kiện kết hôn và không
thuộc các trường hợp cấm kết hôn thì công nhận tính hợp pháp của việc kết hôn này tại
Việt Nam và ngược lại. Trường hợp, họ bị Sở Tư pháp từ chối ghi chú kết hôn do không
đáp ứng đủ điều kiện kết hôn hoặc vi phạm vào các trường hợp cấm kết hôn theo quy
định của pháp luật Việt Nam thì việc kết hôn này không được công nhận tại Việt Nam
hay nói cách khác là ở nước ngoài họ là vợ chồng, còn ở Việt Nam thì họ không được
20
xem là vợ chồng. Nếu phát sinh bất kỳ tranh chấp nào tại Việt Nam thì đó được xem là
tranh chấp dân sự thông thường. Tòa án Việt Nam không được áp dụng pháp luật về HN
& GĐ để giải quyết. Như vậy, đối với những trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài
đăng ký kết hôn tại cơ quan nước ngoài ngoài việc tuân thủ các quy định pháp luật của
nước đó thì còn phải đáp ứng các điều kiện kết hôn và không thuộc các trường hợp cấm

kết hôn theo pháp luật HN & GĐ Việt Nam thì mới được công nhận là hôn nhân hợp
pháp tại Việt Nam.
 Trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn
nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của sự vi phạm đó đã
được khắc phục hoặc công nhận việc kết hôn đó là có lợi cho việc bảo vệ quyền lợi của
phụ nữ và trẻ em thì hôn nhân đó cũng được công nhận tại Việt Nam
Theo quy định trên thì đối với những trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài đăng
ký tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, theo pháp luật nước ngoài mà tại thời điểm
đăng ký kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam vẫn sẽ được công
nhận hợp pháp tại Việt Nam nếu hậu quả của sự vi phạm đó đã được khắc phục hoặc việc
công nhận việc kết hôn đó là có lợi cho việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. Quy
định này góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam ( đặc biệt là đối với
phụ nữ và trẻ em) khi tiến hành đăng ký kết hôn ở nước ngoài.
Tuy nhiên, việc quy định như vậy đã làm nảy sinh một thực tế là trường hợp phụ nữ
Việt Nam yêu cầu công nhận hôn nhân của họ với nam công dân nước ngoài đều được
công nhận mặc dù trước đó vi phạm điều kiện kết hôn [20]. Quy định này của pháp luật
Việt Nam chưa chặt chẽ nên dễ bị các đối tượng lợi dụng để hợp pháp hóa hôn nhân trái
pháp luật được tiến hành ở nước ngoài. Hiện nay, pháp luật của một số nước còn khá đơn
giản và lỏng lẻo. Chẳng hạn, Hàn Quốc cho phép kết hôn có thể vắng mặt một bên. Kẽ
hở này đã làm nảy sinh hoạt động môi giới kết hôn với nhiều hình thức trá hình, tinh vi
để trục lợi, hoặc lợi dụng việc kết hôn để mua bán phụ nữ qua biên giới. Nhiều trường
hợp tổ chức cho người nước ngoài xem mặt những phụ nữ Việt Nam có nhu cầu kết hôn
với người nước ngoài để lựa chọn nhưng do thiếu chuẩn bị hoặc thiếu tế nhị, dẫn đến tình
trạng hạ thấp danh dự, nhân phẩm của người phụ nữ Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng
tới thuần phong, mỹ tục, ảnh hưởng đến uy tín quốc gia, trở thành hiện tượng nhức nhối
của xã hội. Để tránh những thủ tục chặt chẽ của Việt Nam, các đối tượng này đã lập, gửi
21
hồ sơ sang Hàn Quốc để đăng ký kết hôn, sau đó mới về Việt Nam để xin công nhận hôn
nhân hợp pháp tại Việt Nam.
Như vậy, pháp luật HN & GĐ Việt Nam về việc công nhận giá trị pháp lý đối với

những trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài hiện nay còn lỏng lẻo, chung chung. Bất
cập này đòi hỏi các nhà làm luật phải có những quy định cụ thể, chi tiết để đảm bảo hiệu
quả thực thi của những quy định về kết hôn có yếu tố nước ngoài.
2.2. Thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
Theo quy định tại Điều 102 Luật HN & GĐ năm 2000 , Điều 12 và Điều 66 Nghị
định 68/2002/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn bao gồm UBND tỉnh;
UBND xã; Cơ quan ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam ở các nước.
UBND tỉnh nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc đăng ký kết hôn
giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Trường hợp người nước ngoài thường trú
tại Việt Nam xin kết hôn với nhau thì UBND tỉnh nơi thường trú của một trong hai nam,
nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn.
Về đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài giữa công dân Việt Nam cư trú ở vùng
biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở vùng biên giới với Việt Nam
thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã. Việc quy định như vậy xuất phát từ nhiều nguyên
nhân khác nhau. Trước đây, nghị định số 184/CP ngày 30/11/1995 quy định thẩm quyền
này thuộc về UBND tỉnh tuy nhiên việc quy định như vậy không khả thi do điều kiện đi
lại xa xôi, thủ tục phức tạp nên nhiều người dân ngại không đi đăng ký kết hôn. Sau này
thẩm quyền này được chuyển cho UBND cấp xã, việc quy định như vậy là rất hợp lý bởi
vì UBND cấp xã là đơn vị hành chính gần dân nhất, phù hợp với điều kiện đi lại của
người dân ở khu vực biên giới, thủ tục đơn giản, thời hạn đăng ký ngắn, mức thu lệ phí
hợp lý…Quy định này góp phần hạn chế tình trạng không đăng ký kết hôn vẫn tồn tại
phổ biến ở khu vực biên giới cũng như thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với người
dân ở vùng biên giới.
Thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài của cơ quan ngoại giao, lãnh sự
Việt Nam được pháp luật quy định tại Khoản 2, Điều 12 Nghị định 68/2002/NĐ-CP : “
Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam tại nước tiếp nhận nơi cư trú của công dân Việt
Nam thực hiện đăng ký việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài cư
trú tại nước đó” [13]. Việc quy định như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt
22
Nam làm ăn sinh sống ở nước ngoài được hưởng quyền kết hôn của mình, đồng thời thể

hiện sự quan tâm của nhà nước đối với đồng bào Việt Kiều ở nước ngoài khi đăng ký kết
hôn.
Hiện nay, dự thảo Luật Hộ tịch năm 2012 đang trong quá trình lấy ý kiến, dự thảo
cũng có quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn tại Điều 46, theo đó thẩm quyền đăng
ký kết hôn có yếu tố nước ngoài sẽ được chuyển về UBND cấp xã đối với những trường
hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa công dân Việt Nam
với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài hoặc hai công dân Việt Nam cùng định cư ở
nước ngoài kết hôn với nhau hoặc giữa người nước ngoài kết hôn với nhau. Theo quan
điểm của tác giả việc quy định phân cấp thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước
ngoài theo tinh thần của Dự thảo Luật Hộ tịch có nhiều điểm bất cập. Vấn đề này được
nhìn nhận đánh giá trên các khía cạnh sau: Thứ nhất, về điều kiện về cơ sở vật chất- kỹ
thuật, điều kiện con người như trình độ am hiểu pháp luật trong nước và pháp luật nước
ngoài, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, đặc biệt là vùng miền núi, biên giới nên sẽ rất khó
khăn để đáp ứng được yêu cầu phức tạp của công việc này. Bên cạnh đó thì hiện nay khối
lượng công việc mà UBND xã gánh vác là rất lớn trong khi số lượng cán bộ, công chức
để đáp ứng được công việc lại rất hạn chế nên việc phân cấp thẩm quyền đăng ký kết hôn
như vậy sẽ không đảm bảo được hiệu quả thực thi cũng như sự chuyên trách của chủ thể
có thẩm quyền. Thứ hai, theo quy định tại Điều 47 Dự thảo Luật Hộ tịch thì sau khi nhận
hồ sơ đăng ký kết hôn, Hộ tịch viên nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và báo cáo Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã. Uỷ ban nhân dân cấp xã gửi văn bản, hồ sơ cho Phòng Tư pháp
huyện, Phòng Tư pháp kiểm tra, thẩm định hồ sơ và báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
cấp huyện, sau khi duyệt lại chuyển về cho UBND xã để đăng ký. Việc quy định như vậy
sẽ làm phát sinh thêm thủ tục, thời gian và khó xác định được trách nhiệm của cơ quan
nào nếu có vi phạm. Thứ ba, theo quy định tại Khoản 2, Điều 46 Dự thảo thì UBND xã
có thẩm quyền đăng ký kết hôn đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài kết hôn
với nhau. Việc quy định như vậy là không hợp lý bởi muốn kết hôn với nhau thì công dân
Việt Nam phải về nước để đăng ký kết hôn, tốn chi phí đi lại, thời gian. Đối với trường
hợp này thì nên áp dụng quy định cũ là cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam tại nơi
công dân Việt Nam cư trú có thẩm quyền đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, phải thừa nhận là
việc chuyển thẩm quyền về UBND xã sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân hơn trong

23
việc đi lại, chi phí kinh tế, thời gian nhưng để đảm bảo tính thực thi của Luật Hộ tịch trên
thực tế thì trong thời gian tới các nhà làm luật cần phải tính toán, cân nhắc kỹ hơn về vấn
đề này [34].
2.3. Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
2.3.1. Hồ sơ đăng ký kết hôn
Theo quy định tại khoản 3 điều 1 Nghị định 69/2006/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký kết
hôn bao gồm : Tờ khai đăng ký kết hôn; Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi
bên; Giấy xác nhận sức khỏe; Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc các
loại giấy tờ có giá trị thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú; Bản sao sổ hộ khẩu
hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn;
Thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú.
Như vậy so với quy định tại Nghị định 68/2002/NĐ-CP thì Nghị định 69/2006/NĐ-
CP đã bổ sung và cắt giảm một số loại giấy tờ. Trong đó bổ sung “ giấy chứng nhận tình
trạng hôn nhân”. Việc bổ sung này là hoàn toàn hợp lý bởi mục đích của loại giấy tờ này
là nhằm xác nhận tại thời điểm đăng ký kết hôn của đương sự là đang không có vợ hoặc
đang không có chồng. Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định hoàn toàn khác với
giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân. Tờ khai đăng ký kết hôn chỉ là giấy tờ cung cấp
thông tin về nhân thân của đương sự. Nghị định 69/2006/NĐ-CP đã tách bạch hai loại
giấy tờ, vừa đảm bảo sự rõ ràng, đơn giản, thuận lợi cho người xin đăng ký kết hôn, lại
đảm bảo thích ứng linh hoạt với quy định cụ thể khác nhau của pháp luật mỗi nước.
Ngoài ra, Nghị định 69/2006/NĐ-CP cũng cắt giảm “lý lịch cá nhân theo mẫu quy
định” và một số loại giấy tờ quy định tại điểm b, c Khoản 2, Điều 13 của Nghị định
68/2002/NĐ-CP. Việc quy định này góp phần đáp ứng được yêu cầu của thực tế hiện nay
là giảm bớt các loại giấy tờ cho đương sự khi đăng ký kết hôn, phù hợp với chủ trương
cải cách hành chính, cải cách tư pháp ở nước ta.
Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang
làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì ngoài các loại giấy tờ quy định
tại Điểm 1, Khoản 3 Điều 1 Nghị định 69/2006/NĐ-CP thì còn phải nộp giấy xác nhận
của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó

kết hôn với người nước ngoài không ảnh hướng đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc
không trái với quy định của ngành đó.
24
Trường hợp đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên
giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì
ngoài những loại giấy tờ quy định chung thì hai bên đương sự khi nộp hồ sơ đăng ký kết
hôn cho UBND cấp xã nơi thường trú của công dân Việt Nam tại khu vực biên giới còn
phải xuất trình thêm một số loại giấy tờ được quy định tại Khoản 3, Điều 69 Nghị định
68/2002/NĐ-CP. Đấy là những giấy tờ chứng minh công dân Việt Nam và công dân
nước láng giềng với Việt Nam là thường trú ở khu vực biên giới để được hưởng một số
quyền ưu tiên khác mà pháp luật dành cho họ.
2.3.2. Thủ tục nộp, nhận hồ sơ
Thủ tục nộp và nhận hồ sơ được quy định cụ thể tại Điều 14 Nghị định
68/2002/NĐ-CP. Theo đó khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, cả hai bên đương sự phải có
mặt, trường hợp có lý do khách quan mà một bên đương sự không thể có mặt được thì
phải có đơn xin vắng mặt và ủy quyền cho bên kia đến nộp hồ sơ. Không chấp nhận việc
nộp hồ sơ đăng ký kết hôn thông qua người thứ ba.
Khi nhận hồ sơ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp hoặc cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt
Nam kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ
hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn đương sự hoàn thiện hồ sơ.
2.3.3. Trình tự giải quyết
Trình tự giải quyết việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài được quy định cụ thể
tại Khoản 4, Khoản 5, Điều 1 Nghị định 69/2006/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Điều 16 và
Điều 18 Nghị định 68/2002/NĐ-CP. Theo đó thì trong vòng 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm “ thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ
sở Sở Tư pháp đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm rõ về sự tự nguyện kết hôn của
họ, về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của
nhau. Việc phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến
đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn” [14]. Đây là một thủ tục mới so với
Nghị định 68/2002/NĐ-CP, quy định này đảm bảo cho thủ tục đăng ký kết hôn chặt chẽ

hơn, tránh tình tạng nhiều người lợi dụng việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài để
buôn bán phụ nữ, trực lợi cá nhân, góp phần hạn chế tình trạng môi giới kết hôn trái phép
hay kết hôn giả tạo, cưỡng ép vì lý do kinh tế, xuất cảnh ra nước ngoài…
2.3.4. Lễ đăng ký kết hôn
25

×