Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Một số vấn đề pháp lý về ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 124 trang )












ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC









NGUYỄN HOÀNG THÙY DƯƠNG NGỌC ANH










MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VÀ LY HÔN

CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM









LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT













HÀ NỘI – 2007
















\








ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC








NGUYỄN HOÀNG THÙY DƯƠNG NGỌC ANH



MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VÀ LY HÔN

CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM















LUẬN VĂN THẠC SĨ LU ẬT

CHUYÊN NGÀNH: LU ẬT

Mã số: 60 38 06





Người hướng dẫn khoa học: TS N ÔNG




HÀ NỘI – 2007


1
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 2
Chƣơng 1 7
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI 7
1.1. KHÁI NIỆM. 7
1.1.1. Ly hôn 7
1.1.2. Ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài. 10
1.2. NỘI DUNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ LY HÔN CÓ YẾU TỐ
NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM. 13
1.2.1. Quan hệ về nhân thân. 14
1.2.3. Quan hệ về tài sản sau ly hôn. 15
1.3. ĐẶC ĐIỂM PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ LY HÔN CÓ YẾU TỐ
NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM. 16
1.3.1. Nguồn pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài.
16
1.3.2. Phƣơng pháp điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài. 26
Chƣơng 2 42
PHÁP LUẬT VỀ LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 42

2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT
VỀ LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM. 42
2.1.1. Pháp luật quốc gia 42
2.1.2. Điều ƣớc quốc tế. 58
2.1.3. Tập quán quốc tế. 60
2.2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ LY HÔN CÓ YẾU
TỐ NƢỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM. 62
2.2.1. Các nguyên tắc chung: 62
2.2.2. Các nguyên tắc chuyên biệt. 67
2.3. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ LY HÔN CÓ YẾU
TỐ NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM. 70
2.3.1. Quy định về chọn luật áp dụng. 70
2.3.2. Quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu
tố nƣớc ngoài. 75
Chƣơng 3 89
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH 89
LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 89
3.1. TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI
TẠI TÕA ÁN VIỆT NAM. 89
3.1.1. Đƣờng lối giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài trong trƣờng hợp
“không tìm thấy địa chỉ của bị đơn”. 89
3.1.2. Việc huỷ án do vì lý do chƣa điều tra, xác minh đầy đủ. 96
3.2. YÊU CẦU CẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ LY HÔN CÓ
YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI. 98
3.2.1. Bối cảnh quốc tế liên quan tới vấn đề ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài. 98
3.2.2. Tình hình thực tế của Việt Nam về vấn đề ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài. 99
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ LY HÔN
CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM. 102



2
3.3.1. Xây dựng một số chế định phù hợp với thực tế của đời sống quốc tế trong
lĩnh vực ly hôn. 102
3.3.2. Những giải pháp nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích chính đáng của
đƣơng sự khi tham gia tố tụng tại Toà án. 106
3.3.3. Tăng cƣờng ký kết, tham gia và đảm bảo hiệu quả việc thực hiện các
ĐUQT về vấn đề hôn nhân gia đình, trong đó có ly hôn với các nƣớc trên thế
giới. 109
3.3.4. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ. 110
3.3.5. Tăng cƣờng cơ sở vật chất. 111
KẾT LUẬN 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Luật Hôn nhân và gia đình (LHNGĐ) của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2000 có hiệu lực từ ngày 01.01.2001 giải thích từ ngữ về
ly hôn tại Điều 8.8 như sau: “Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà
án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc của cả
hai vợ chồng”. Như vậy, ly hôn là chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật
theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên vợ chồng. Nếu như kết hôn là cơ sở để
hình thành một quan hệ vợ chồng dựa trên sự tự nguyện của các bên chủ thể,
thì ly hôn là sự tự nguyện của ít nhất một bên chủ thể làm cơ sở pháp lý để cơ
quan có thẩm quyền của nhà nước xem xét cho phép ly hôn.
Khi bàn về vấn đề ly hôn, Lê-nin đã khẳng định: “Ly hôn không có
nghĩa là làm “tan rã” những mối liên hệ gia đình, mà ngược lại, nó củng cố
những mối liên hệ đó trên những cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể
có và vững chắc trong một xã hội văn minh” [71, tr.335], hay theo Ănghen:

“Nếu tình yêu đã hoàn toàn phai nhạt hoặc bị một tình yêu say đắm mới át đi,
thì ly hôn sẽ là điều hay cho cả đôi bên cũng như cho xã hội” [45, tr.128].
Như vậy, khi cuộc sống hôn nhân không thể tồn tại thì ly hôn là điều cần thiết
không chỉ cho đôi bên nam nữ mà còn cho cả xã hội. Do đó, ly hôn không


3
hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực, bởi bên cạnh đó, “ly hôn còn mang một ý
nghĩa tích cực, đó là bảo vệ quyền tự do của con người, giúp con người thoát
khỏi những ràng buộc vô lý, phi dân chủ của xã hội lạc hậu” [43, tr.33].
Ly hôn là một hiện tượng xã hội mang bản chất giai cấp sâu sắc, do đó
quan điểm về ly hôn của các chế độ chính trị khác nhau là không giống nhau.
Trước đây, dưới chế độ phong kiến, với quan điểm “trọng nam, khinh nữ”,
chỉ có người đàn ông mới được quyền ly hôn, thậm chí với những lý do rất vô
lý, còn ngược lại, người phụ nữ không có quyền được ly hôn. Ngày nay, trong
chế độ xã hội dân chủ và văn minh, quyền được tự do ly hôn của phụ nữ luôn
được tôn trọng. Theo pháp luật Việt Nam, ly hôn được coi là một trong những
quyền nhân thân của mỗi con người, khi cuộc sống chung vợ chồng đã hoàn
toàn tan vỡ, “đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không
đạt được” (Đ.89 LHNGĐ), quan hệ vợ chồng chỉ là sự ràng buộc về mặt pháp
lý “thì toà án quyết định cho ly hôn” (Đ.89 LHNGĐ); hay như: “Vợ, chồng
hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn” [22].
Ở Việt Nam, những năm gần đây, do việc mở rộng quan hệ hợp tác,
giao lưu mọi mặt về kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội với các nước trong khu
vực và trên thế giới đã làm cho quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài ngày
càng nhiều. Cùng với việc gia tăng số lượng các quan hệ hôn nhân là việc ly
hôn có yếu tố nước ngoài đã và đang ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội.
Thực tiễn tư pháp quốc tế cho thấy, lịch sử hình thành và phát triển của
các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói chung, ly hôn có
yếu tố nước ngoài nói riêng, luôn gắn liền với sự hình thành và phát triển của

mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia. Các quan hệ giữa các quốc gia càng
phát triển thì yếu tố nước ngoài càng xâm nhập mạnh mẽ vào đời sống hôn
nhân và gia đình. Trước đây, do chưa ý thức được tầm quan trọng của yếu tố
nước ngoài trong quan hệ hôn nhân, gia đình và “chưa phải là nhiệm vụ cấp
bách, nên Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 chưa điều chỉnh các quan hệ
hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài” [55, tr.134]. LHNGĐ năm 1986


4
được coi là văn bản pháp lý trong nước đầu tiên của Việt Nam ghi nhận các
quy định điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, tuy nhiên chỉ gói
gọn trong Chương IX với ba Điều (các Điều 52, 53 và 54), trong đó chỉ quy
định một số nguyên tắc giải quyết và đối tượng là công dân Việt Nam với
người nước ngoài, thì LHNGĐ năm 2000 đã dành đến 07 Điều trong Chương
XI (các Điều từ 100 đến 106), ngoài ra còn được điều chỉnh rải rác tại khoản 2
Điều 2, Điều 7, khoản 14 Điều 8, để quy định về vấn đề này. Trên cơ sở các
quy định này, các văn bản pháp luật quan trọng về ly hôn có yếu tố nước
ngoài lần lượt ra đời. Bên cạnh đó, tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã
ký kết 14 Hiệp định tương trợ tư pháp (HĐTTTP) với các nước về lĩnh vực
này. Nói chung, những vấn đề pháp lý về ly hôn có yếu tố nước ngoài đóng
một vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển xã hội. Nếu
những vấn đề pháp lý về ly hôn không phù hợp sẽ làm cho xã hội hỗn loan và
hậu quả của nó là làm cho xã hội bị suy yếu. Ngược lại, nếu phù hợp thì
không những làm cho xã hội ổn định mà còn làm cho xã hội vững mạnh. Bởi
vì, như đã trình bày ở trên, ly hôn cũng có những điểm tích cực trong việc
thúc đẩy sự phát triển một xã hội dân chủ, văn minh.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển không ngừng của đời sống xã hội và
thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ việc ly hôn có yếu tố nước
ngoài tại Việt Nam hiện nay, lĩnh vực này vẫn cần được nghiên cứu, làm sáng
tỏ về những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng nhằm đạt hiệu quả hơn nữa.

Do đó, việc đi sâu nghiên cứu “Một số vấn đề pháp lý về ly hôn có yếu tố
nƣớc ngoài tại Việt Nam” có ý nghĩa cả về phương diện lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Ở Việt Nam, vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài đã được một số nhà
nghiên cứu quan tâm, cũng có nhiều sách báo, tạp chí… đề cập đến vấn đề
này nói chung, nhưng ở một vài khía cạnh, thường theo khuynh hướng viết về
thủ tục giải quyết vụ án ly hôn có một bên đương sự ở nước ngoài như thủ tục
uỷ thác điều tra, cũng có công trình nghiên cứu về thẩm quyền xét xử những


5
vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài…, nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứu
“Một số vấn đề pháp lý về ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài tại Việt Nam”.
3. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu nhằm các mục đích sau đây:
- Giới thiệu một cách khái quát các quy định về ly hôn có yếu tố nước
ngoài, nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển các quy định đó, giải
quyết xung đột pháp luật, chọn luật áp dụng, làm rõ một số vấn đề về thủ tục
tố tụng trong vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài, kết hợp so sánh với các quy
định tương ứng của pháp luật một số nước trên Thế giới, từ đó làm rõ về mặt
lí luận và thực tiễn áp dụng các quy định pháp lý và việc hoàn thiện pháp luật
về ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam;
- Góp phần nâng cao nhận thức lý luận và kinh nghiệm xét xử các vụ
việc ly hôn có yếu tố nước ngoài của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ Toà án.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn gồm các vấn đề lý luận và thực
tiễn pháp lý về lĩnh vực ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Nghiên
cứu các vấn đề lý luận để xác định tính khoa học trong việc xây dựng và áp
dụng pháp luật trong lĩnh vực ly hôn có yếu tố nước ngoài.

Phân tích thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật để tìm ra những
mặt tích cực và chưa tích cực, từ đó đưa ra những kiến nghị về hoàn thiện
pháp luật về ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, cũng như yêu cầu các
cấp có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể hơn nữa những vấn đề liên quan đến ly
hôn có yếu tố nước ngoài trong thực tiễn xét xử của Toà án.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Những vấn đề về Tư pháp Quốc tế trong lĩnh vực hôn nhân có yếu tố
nước ngoài là rất đa dạng và rộng lớn. Trong luận văn này, chúng tôi chỉ đi


6
sâu nghiên cứu về các vấn đề pháp lý có liên quan tới ly hôn có yếu tố nước
ngoài tại Việt Nam. Nội dung của Luận văn bao gồm những vấn đề cơ bản
như khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển, nội dung và thực trạng của
pháp luật về vấn đề này, đồng thời đưa ra một số quy định tương ứng của
pháp luật nước ngoài so sánh với các quy định của pháp luật trong nước,
nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu:
- Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tư
tưởng Hồ Chí Minh; đường lối của Đảng về Nhà nước và pháp luật.
- Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài luận văn cũng sử dụng các
phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như: lịch sử, phân tích, tổng
hợp, so sánh, diễn giải, suy diễn logic và phương pháp xã hội học để làm sáng
tỏ những vấn đề nghiên cứu.
6. Dự kiến đóng góp về khoa học và thực tiễn:
- Luận văn nghiên cứu có hệ thống và toàn diện cả về lý luận và thực
tiễn một số vấn đề pháp lý về ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam;
- Tìm ra những điểm còn tồn tại trong quy định của pháp luật về ly hôn
có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam;

- Phát hiện và dự báo trước những vướng mắc có thể nảy sinh trong
thực tiễn áp dụng, từ đó khuyến nghị một số giải pháp nhằm thực thi có hiệu
quả các quy định của pháp luật về ly hôn có yếu tố nước ngoại tại Việt Nam
trong thời điểm hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương, 9 tiết.


7
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

1.1. KHÁI NIỆM.
1.1.1. Ly hôn
Hôn nhân là sự kết hợp đặc biệt giữa một người nam và một người nữ.
Hôn nhân được công nhận khi nam nữ kết hôn và đảm bảo các điều kiện theo
quy định của pháp luật. Bình thường, hôn nhân là sự liên kết suốt đời giữa vợ
và chồng, bởi vì nó được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính của hai bên
nam-nữ, nhằm gắn bó những tình cảm trong đời sống gia đình, xây dựng gia
đình bền vững, hạnh phúc và cùng nuôi dạy con cái. Sự liên kết suốt đời của
hôn nhân vừa là mục đích đầu tiên, vừa là mục đích cuối cùng của vợ chồng.
Tuy nhiên, trên thực tế không phải mọi cuộc hôn nhân đều diễn ra như
mục đích ban đầu của các chủ thể. Vì nhiều lý do khác nhau dẫn đến mâu
thuẫn trầm trọng, tình cảm vợ chồng rạn nứt, mục đích của hôn nhân không
đạt được. Khi đó, một trong hai bên hoặc cả hai vợ chồng thấy không thể kéo
dài đời sống chung được nữa thì thể hiện quan điểm của mình và căn cứ vào
đó nhà nước cho phép họ chấm dứt quan hệ vợ chồng bằng việc giải quyết
cho ly hôn theo quy định của pháp luật.
Ly hôn mang bản chất xã hội và tính giai cấp sâu sắc, do đó ở mỗi

chế độ xã hội khác nhau, giai cấp thống trị xã hội đều thông qua nhà nước và
bằng pháp luật quy định chế độ hôn nhân nói chung, ly hôn nói riêng phù hợp
với lợi ích của giai cấp mình. Ở hầu hết các nước tư bản, với quan điểm cho
rằng quan hệ hôn nhân là một quan hệ hợp đồng, khi một trong các bên vi
phạm hợp đồng hoặc không muốn duy trình quan hệ hợp đồng đó dẫn đến
việc ly hôn. Ngược lại, với nhiều nước theo đạo giáo, với quan điểm cho rằng
hôn nhân là do Đấng bề trên tạo dựng, cho nên vợ chồng đã lấy nhau thì phải
sống với nhau suốt đời, do đó vấn đề ly hôn không được đặt ra.
Ở Việt Nam, dưới chế độ phong kiến, quyền ly hôn chỉ dành cho người
chồng, còn người vợ không có được quyền này. Ngày nay, dưới chế độ xã hội


8
dân chủ và văn minh, quyền được tự do ly hôn của phụ nữ luôn được tôn
trọng. Lê-nin đã từng khẳng định về vấn đề này như sau:“Người ta không thể
là một người dân chủ và xã hội chủ nghĩa ngay từ bây giờ, không đòi quyền
hoàn toàn tự do ly hôn, vì thiếu quyền tự do ấy là một sự ức hiếp lớn đối với
giới bị áp bức, đối với phụ nữ” [71, tr.163].
Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, pháp luật không thể cưỡng
ép họ yêu nhau phải kết hôn với nhau và cũng không thể bắt buộc họ phải
chung sống với nhau khi tình yêu giữa họ không còn nữa và mục đích của hôn
nhân không thể đạt được. Việc giải quyết ly hôn là tất yếu đối với quan hệ
hôn nhân đã thực sự tan vỡ, nhằm giải phóng cho vợ chồng, con cái thoát khỏi
mâu thuẫn sâu sắc trong đời sống gia đình, bảo đảm lợi ích của gia đình, lợi
ích của nhà nước và xã hội.
Theo LHNGĐ các nước xã hội chủ nghĩa quy định giải quyết việc ly
hôn theo đúng thực chất vấn đề, hoàn toàn không dựa vào lỗi của vợ chồng
trên cơ sở nhìn nhận đánh giá khách quan đúng thực chất quan hệ hôn nhân đã
hoàn toàn tan vỡ. Nhà nước xã hội chủ nghĩa đảm bảo quyền tự do ly hôn khi
quan hệ hôn nhân thực chất không còn tồn tại:

Ly hôn chỉ là sự xác nhận một sự kiện: cuộc hôn nhân này là
cuộc hôn nhân đã chết. Sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài và giả dối.
Đương nhiên, không phải sự tuỳ tiện của nhà lập pháp, cũng không
phải sự tuỳ tiện của cá nhân mà chỉ bản chất của sự kiện mới quyết
định được là cuộc hôn nhân này đã chết hoặc chưa chết. Bởi vì…
việc xác nhận sự kiện chết tuỳ thuộc vào thực chất vấn đề chứ
không phải vào nguyện vọng của những bên hữu quan… Nhà lập
pháp chỉ có thể xác định những điều kiện trong đó hôn nhân được
phép tan vỡ, nghĩa là trong đó về thực chất hôn nhân tự nó đã bị
phá vỡ rồi việc Toà án cho phép phá bỏ hôn nhân chỉ có thể là việc
ghi biên bản sự tan vỡ bên trong của nó [46, tr.119-121].
Theo pháp luật Việt Nam, cơ sở pháp lý để chấm dứt một quan hệ vợ
chồng bằng việc ly hôn là một bản án hoặc một quyết định của Toà án. Nhà


9
nước ta lấy quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về hôn nhân và gia đình làm
nền tảng. Chúng ta luôn coi ly hôn là một giải pháp cần thiết khi cuộc hôn
nhân thực sự tan vỡ. Mặc dù, chúng ta thừa nhận ly hôn là quyền tự do chân
chính của vợ chồng, nhưng để công nhận một cuộc hôn nhân hoàn toàn không
còn tồn tại cả trên thực tế và về mặt pháp lý, những người được giao quyền
(Thẩm phán) phải áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành để đưa ra
phán quyết hợp lý, hợp tình. Việc nhà nước can thiệp vào việc ly hôn không
chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của các bên chủ thể trong quan hệ này, mà còn nhằm
mục đích bảo vệ nhà nước và xã hội. Như vậy, có thể nói, mặc dù ly hôn là
quyền tự do của các bên, nhưng không nằm ngoài các quy định của pháp luật.
Việc ly hôn chỉ có thể được tiến hành khi đáp ứng đầy đủ các căn cứ đã được
quy định trong pháp luật.
Về các căn cứ cho ly hôn, Điều 89 LHNGĐ Việt Nam năm 2000 quy
định như sau:

“1. Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm
trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn
nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên
bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn”.
Theo quy định trên, ta thấy trong ly hôn không có yếu tố lỗi, tức là khi
xem xét quyết định cho ly hôn, Toà án chỉ căn cứ vào bản chất của cuộc hôn
nhân mà không xem xét đến yếu tố lỗi của vợ, chồng. Như đã phân tích ở Phần
mở đầu, đơn giản một điều, hôn nhân không thể duy trì được nếu không đạt
được mục đích ban đầu của nó. “Hôn nhân đích thực là điều kiện vun đắp tình
yêu giữa một người đàn ông và một người đàn bà, nếu sau một thời gian chung
sống, tình yêu không những không được vun đắp, mà còn bị mài mòn và sự mài
mòn không thể cứu chữa” [62] thì hôn nhân là giải pháp hữu hiệu cho cả đôi
bên.


10
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, ly hôn được ghi nhận trong các
văn bản pháp luật như Bộ luật Dân sự (BLDS), LHNGĐ. Điều 42 BLDS Việt
Nam năm 2005 quy định “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà
án giải quyết việc ly hôn”, hoặc theo quy định tại Điều 8 LNHGĐ năm 2000
thì “ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do toà án công nhận hoặc quyết
định theo yêu cầu của vợ chồng hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng”.
Tóm lại, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật trên
cơ sở sự tự nguyện mà ít nhất một bên chủ thể, đôi khi là cả hai bên (đối với
trường hợp thuận tình ly hôn).
1.1.2. Ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài.
LHNGĐ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2000 lần
đầu tiên đưa ra khái niệm “quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài”, điều mà trước đây chưa từng một văn bản pháp luật nào về hôn nhân

và gia đình quy định, chúng ta chỉ bắt gặp khái niệm về quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngoài được đề cập đến trong BLDS Việt Nam năm 1996, nay tiếp tục
được khẳng định một lần nữa tại Điều 758 BLDS năm 2005. Việc đưa khái
niệm này vào trong luật đã thể hiện rõ hơn và thuận tiện cho việc áp dụng
LHNGĐ trên thực tế. Cụ thể:
“Điều 8. Giải thích từ ngữ:
14. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan
hệ hôn nhân và gia đình:
a) Giữa công nhân Việt Nam và người nước ngoài;
b) Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;
c) Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay
đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên
quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”.
Ly hôn là một quan hệ đặc biệt trong quan hệ hôn nhân và gia đình, do
đó, yếu tố nước ngoài trong quan hệ ly hôn được thể hiện ở một trong ba dấu
hiệu sau đây:


11
- Thứ nhất, về chủ thể: một trong các bên chủ thể tham gia quan hệ ly
hôn là người nước ngoài, người nước ngoài ở đây được hiểu là tất cả những
người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài
và người không quốc tịch hoặc có nhiều quốc tịch nhưng không có quốc tịch
Việt Nam; quan hệ ly hôn giữa những người nước ngoài với nhau thường trú
tại Việt Nam. Theo Điều 9 khoản 2 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày
10.7.2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của LHNGĐ
về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thì “người nước ngoài
thường trú tại Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư
trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam”. Điều này thể hiện sự quy định
chặt chẽ hơn so với Nghị định 83/CP/1988 ngày 10.10.1988 của Chính phủ về

đăng ký hộ tịch (sau đây gọi là Nghị định 83/CP) về quyền đăng ký kết hôn
giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam. Bởi theo Nghị định 83/CP thì
việc đăng ký kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam, bao gồm
cả thường trú và tạm trú, trong đó có thể hiểu là cả những người nước ngoài
vào du lịch, công tác…, nếu có yêu cầu đều sẽ được cơ quan có thẩm quyền
của Việt Nam thực hiện các thủ tục về hôn nhân và gia đình. LHNGĐ năm
2000 quy định chỉ quan hệ ly hôn phát sinh giữa những người nước ngoài
thường trú tại Việt Nam (nghĩa là có thời gian nhất định chịu sự điều chỉnh
của pháp luật Việt Nam) mới được coi là quan hệ ly hôn có yếu tố nước
ngoài.
- Thứ hai, căn cứ để chấm dứt quan hệ hôn nhân theo pháp luật nước
ngoài. Nói cách khác, sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân xảy ra
ở nước ngoài. Đối với những quan hệ này, yếu tố chủ thể là công dân nước
ngoài và người không quốc tịch không được đặt ra. Nghĩa là, trong trường
hợp các bên chủ thể tham gia đều là công dân Việt Nam, nhưng nếu sự kiện
pháp lý là chấm dứt quan hệ hôn nhân xảy ra ở nước ngoài, thì quan hệ đó là
quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài.
- Thứ ba, là tài sản liên quan đến quan hệ ly hôn ở nước ngoài. Cũng
giống như yếu tố thứ hai, mặc dù chủ thể của quan hệ là công dân Việt Nam
nhưng tài sản liên quan đến quan hệ không nằm trên lãnh thổ Việt Nam mà ở


12
nước ngoài, thì quan hệ đó cũng được coi là quan hệ ly hôn có yếu tố nước
ngoài.
Ngoài ra, cũng theo quy định của LNHGĐ năm 2000, tại Điều 104 về
chọn luật áp dụng cho quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài thì:
1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài,
giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam
được giải quyết theo quy định của Luật này.

2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường
trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn
được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú
chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung
thì theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly
hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
4. Bản án, quyết định ly hôn của Toà án hoặc cơ quan khác có
thẩm quyền của nước ngoài được công nhận tại Việt Nam
theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Từ các dấu hiệu nhận biết trên đây, cho thấy ly hôn có yếu tố nước
ngoài theo pháp luật Việt Nam là quan hệ ly hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;
giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để chấm dứt quan hệ đó theo
pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ ly hôn ở nước ngoài;
và bản án, quyết định ly hôn có Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước
ngoài đã được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam theo quy định của
pháp luật Việt Nam.
Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn, ly hôn có yếu tố nước ngoài là
việc chấm dứt quan hệ vợ chồng có yếu tố nước ngoài trước pháp luật.


13
1.2. NỘI DUNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ LY HÔN CÓ YẾU
TỐ NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM.
Như đã đề cập ở phần mở đầu, kết hôn là cơ sở để hình thành nên gia
đình - tế bào của xã hội, cái nôi nuôi dưỡng con người. Còn ly hôn là mặt trái
không thể thiếu của cuộc hôn nhân khi mối quan hệ vợ chồng đã hoàn toàn
tan vỡ, mục đích của việc kết hôn nhằm xây dựng gia đình hoà thuận, tiến bộ,
hạnh phúc, vợ chồng thương yêu quý trọng nhau không đạt được, cuộc sống

gia đình đã mất hết ý nghĩa.
Cơ sở pháp lý để chấm dứt một quan hệ vợ chồng bằng việc ly hôn theo
pháp luật Việt Nam là một bản án hay quyết định của Toà án. Điều này được
khẳng định tại Điều 42 BLDS như sau: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có
quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn”; hoặc Điều 8 LHNGĐ giải thích
từ ngữ thì “Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do toà án công nhận hoặc
quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng”. Do vậy,
có thể khẳng định, chỉ Toà án mới có quyền ghi nhận một cuộc hôn nhân là
“đã chết”, dựa trên các căn cứ nhất định (Điều 89 LHNGĐ).
Về vấn đề quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn, pháp luật nước
ta công nhận quyền tự do kết hôn, đồng thời cũng công nhận quyền ly hôn của
vợ chồng (khoản 1 Điều 85 LHNGĐ), tuy nhiên phải tuân theo một số điều
kiện cụ thể về việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng trong
trường hợp người vợ mang thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi
(khoản 2). Quy định này thể hiện tính nhân đạo của pháp luật và xuất phát từ
nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Có một ngoại lệ là quy định này không áp
dụng đối với người vợ nếu người đó muốn ly hôn. Việc pháp luật Việt Nam
đặt ra vấn đề hạn chế quyền ly hôn bởi lẽ hậu quả pháp lý của việc ly hôn
không chỉ đụng chạm đến lợi ích riêng tư của vợ chồng, mà còn ảnh hưởng
sâu sắc đến lợi ích của con cái, lợi ích về tài sản.
Nếu kết hôn là cơ sở pháp lý để hình thành các quan hệ nhân thân và tài
sản giữa vợ và chồng thì ly hôn chính là cơ sở pháp lý để chấm dứt các quan


14
hệ đó. Luật áp dụng điều chỉnh quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong ly
hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế giữa
Việt Nam với nước ngoài thường được giải quyết theo pháp luật của nước nơi
đương sự mang quốc tịch hoặc nơi đương sự cư trú, trừ trường hợp quan hệ ly
hôn có liên quan đến tài sản là bất động sản ở nước ngoài thì việc giải quyết

vấn đề tài sản tuân theo pháp luật nơi có tài sản. Theo LHNGĐ năm 2000 thì
vấn đề quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong ly hôn có yếu tố nước
ngoài không được quy định thành điều khoản riêng biệt. Thường thì khi giải
quyết về vấn đề nhân thân và tài sản trong ly hôn có yếu tố nước ngoài, Thẩm
phán áp dụng pháp luật về điều kiện, căn cứ ly hôn. Cụ thể, nếu thẩm quyền
giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc Toà án Việt Nam thì sẽ
áp dụng LHNGĐ Việt Nam, BLDS Việt Nam và các văn bản pháp luật liên
quan để giải quyết các vấn đề hậu quả pháp lý của việc ly hôn, bao gồm quan
hệ nhân thân và quan hệ tài sản (không phải là bất động sản ở nước ngoài)
giữa vợ và chồng.
1.2.1. Quan hệ về nhân thân.
Quan hệ nhân thân sau ly hôn bao gồm quan hệ giữa vợ, chồng và quan
hệ giữa cha, mẹ với con cái.
1.2.1.1. Quan hệ giữa vợ và chồng sau ly hôn.
Ly hôn là chấm dứt quan hệ vợ chồng khi hai người còn sống do một
bên yêu cầu hoặc do cả hai bên thuận tình đã được Toà án công nhận bằng
bản án cho ly hôn hoặc quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự
về vấn đề ly hôn. Chấm dứt hôn nhân do ly hôn là hành vi có ý chí của một
hoặc cả hai vợ chồng với sự quyết định của Toà án là việc giải quyết ly hôn.
Quan hệ vợ chồng sẽ không còn tồn tại ngay sau khi bản án, quyết định của
Toà án về việc ly hôn có hiệu lực pháp luật. Vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ
chồng sau khi ly hôn có quyền kết hôn lại.
1.2.2.2. Quan hệ giữa cha, mẹ với con sau ly hôn.


15
Quan hệ giữa cha, mẹ và con cái không phụ thuộc vào quan hệ hôn
nhân còn tồn tại hay đã chấm dứt. Việc nuôi dưỡng, giáo dục con cái là quyền
lợi đồng thời là nghĩa vụ của cha mẹ, bao hàm các vấn đề như: giao con cho
ai nuôi sau ly hôn, việc cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn, thay đổi nuôi con sau

ly hôn… đều được pháp luật quy định cụ thể và chặt chẽ tại Điều 56 và các
Điều từ 92 đến 94 LHNGĐ.
1.2.3. Quan hệ về tài sản sau ly hôn.
Tương tự như đối với quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản giữa vợ và
chồng cũng chấm dứt kể từ sau khi bản án, quyết định của Toà án về việc ly
hôn có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề chia tài sản sau ly hôn là vấn đề
hết sức phức tạp, từ việc chia tài sản chung của vợ chồng đến việc xác định tài
sản riêng trong thời kỳ hôn nhân… Không những vậy, việc giải quyết quan hệ
tài sản trong ly hôn có yếu tố nước ngoài còn gặp khó khăn hơn nữa bởi việc
xác định khối tài sản ở nước ngoài, việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong
trường hợp tài sản là bất động sản ở nước ngoài. Do đó, khi giải quyết vấn đề
tài sản trong ly hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam phải vận
dụng linh hoạt các văn bản pháp luật trong nước, điều ước quốc tế, tập quán
quốc tế, đôi khi cả pháp luật nước ngoài. Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật
nước ngoài để giải quyết quan hệ tài sản trong ly hôn tại Toà án Việt Nam
trên thực tế chưa được áp dụng, vấn đề này xin được giải quyết ở Chương III
của Luận văn.
Từ những phân tích ở trên cho thấy, pháp luật điều chỉnh việc ly hôn
nói chung, ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng “đóng một vai trò quan
trọng trong việc xây dựng và phát triển xã hội. Nếu pháp luật điều chỉnh ly
hôn không phù hợp sẽ làm cho xã hội hỗn loạn và hậu quả của nó là làm cho
xã hội bị suy yếu. Ngược lại, nếu pháp luật điều chỉnh ly hôn phù hợp thì
không những làm cho xã hội ổn định mà còn làm cho xã hội vững mạnh” [43,
tr.35]. Bởi vì, như đã trình bày ở trên, ly hôn cũng có những điểm tích cực
trong việc thúc đẩy sự phát triển một xã hội dân chủ, văn minh.


16
1.3. ĐẶC ĐIỂM PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ LY HÔN CÓ YẾU
TỐ NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM.

1.3.1. Nguồn pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu
tố nƣớc ngoài.
Nguồn của pháp luật là những hình thức biểu hiện hoặc chứa đựng các
nguyên tắc và các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội nhất
định. Tương tự như vậy, nguồn của pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có
yếu tố nước ngoài là các hình thức chứa đựng các nguyên tắc và quy phạm
pháp luật trong lĩnh vực ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Nguồn của Tư pháp quốc tế Việt Nam bao gồm:
(i) Pháp luật quốc gia tham gia điều chỉnh các quan hệ thuộc lĩnh
vực Tư pháp quốc tế;
(ii) Điều ước quốc tế;
(iii) Tập quán quốc tế.
1.3.1.1. Pháp luật quốc gia.
Pháp luật quốc gia (pháp luật trong nước) được xem là nguồn cơ bản
của Tư pháp quốc tế, là hình thức chứa đựng các nguyên tắc, quy phạm pháp
luật trong nước nhằm điều chỉnh các quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Trên thực tế, hình thức chứa đựng các quy phạm và các nguyên tắc điều chỉnh
quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài rất nhiều và đa dạng, vấn đề hình thức cụ
thể nào được coi là nguồn của pháp luật trong nước thì hoàn toàn phụ thuộc
vào quy định của từng hệ thống pháp luật các nước khác nhau.
Trên thế giới hiện nay, có khoảng hơn 40 hệ thống pháp luật khác nhau,
nhưng có hai hệ thống pháp luật cơ bản, đó là: hệ thống pháp luật dân sự (Civil
Lax System) và hệ thống pháp luật chung Anh - Mỹ (Common Law System)
[44, tr.41]. Điểm khác nhau cơ bản về nguồn pháp luật của nước theo hệ
thống Common Law và nước theo hệ thống Civil Law là hình thức nguồn.
Hình thức nguồn pháp luật trong nước của Civil Law là hình thức luật thành

×