© 2007 Thomson South-Western
© 2007 Thomson South-Western
Xã hội và sự khan hiếm
•
Việc quản lý nguồn lực trong xã hội là quan trọng
vì nguồn lực là khan hiếm.
•
Khan hiếm có nghĩa là xã hội không thể sản xuất
đủ mọi thứ mong muốn từ nguồn lực hiện hửu.
•
Kinh tế học nghiên cứu cách thức xã hội quản lý
các nguồn lực khan hiếm.
© 2007 Thomson South-Western
Con người ra quyết định như thế nào?
•
Con người đối diện với sự đánh đổi.
•
Chi phí của một việc là tất cả những gì đã phải
hy sinh để có nó.
•
Con người duy lý suy nghĩ tại biên
•
Con người nhạy cảm với các khuyến khích.
© 2007 Thomson South-Western
•
“Không hề có một bữa ăn miễn phí!”
•
“Được cái này thì mất cái kia”
•
Súng đạn và lương thực
•
Thu nhập và nhàn rổi
•
Tiết kiệm và chi tiêu
•
Hiệu quả và công bằng
Nguyên lý #1: Con người đối diện với sự
đánh đổi.
© 2007 Thomson South-Western
Nguyên lý #2: Chi phí cơ hội.
•
Các quyết định yêu cầu phải so sánh lợi ích và
chi phí của các phương án sử dụng nguồn lực.
•
Đi học hay đi làm?
•
Học bài hay đi chơi?
•
Làm gì trong dịp hè?
•
Chi phí cơ hội của 1 việc là những gì đã phải hy
sinh để có nó.
© 2007 Thomson South-Western
•
Sự thay đổi biên là sự thay đổi nhỏ, phần tăng
thêm không đáng kể so với quy mô hiện hửu.
Con người duy lý ra quyết định trên c sở
so sánh lợi ích và chi phí tại biên
Nguyên lý #3: Con người duy lý suy nghĩ
tại biên
© 2007 Thomson South-Western
Nguyên lý #4: Con người nhạy cảm với
những khuyến khích.
•
Thay đổi tại biên của lợi ích và chi phí thúc đẩy
con người thay đổi quyết định.
•
Quyết định chọn phương án này hay phương án
kia tùy thuộc vào sự so sánh lợi ích và chi phí
tại biên!
© 2007 Thomson South-Western
Con người tương tác như thế nào?
•
Thương mại có thể giúp mọi người khá lên.
•
Thị trường thông thường là cơ chế tốt để phân
phối có hiệu quả các nguồn lực.
•
Chính phủ đôi khi có thể cải thiện hiệu quả
của thị trường.
© 2007 Thomson South-Western
Nguyên lý #5: Thương mại có thể giúp
mọi người khá lên
Mọi người đều hưởng lợi khi họ tự nguyện tham
gia trao đổi .
•
Cạnh tranh tạo ra lợi ích trong thương mại.
•
Thương mại cho phép mỗi cá nhân chuyên môn
hóa ở lĩnh vực mà họ làm tốt nhất.
© 2007 Thomson South-Western
Nguyên lý #6: Thị trường thông thường là
cơ chế tốt để phân phối có hiệu quả các
nguồn lực.
•
Nền kinh tế thị trường phân phối nguồn lực
thông qua các quyết định phi tập trung của
nhiều gia đình, nhiều doanh nghiệp khi họ
tương tác với nhau trên thị trường.
•
Hộ gia đình quyết định mua gì và làm việc cho ai.
•
Doanh nghiệp quyết định thuê ai để sản xuất gì.
© 2007 Thomson South-Western
Nguyên lý #6: Thị trường thông thường là
cơ chế tốt để phân phối có hiệu quả các
nguồn lực.
•
Adam Smith thấy rằng, các hộ gia đình, doanh
nghiệp tương tác với nhau và hành động như họ
đang được hướng dẩn bởi “bàn tay vô hình”
•
Vì các doanh nghiệp và hộ gia đình nhìn vào các
mức giá để ra quyết định, họ, một cách vô thức, đã
tính đến chi phí xã hội các hành động của họ.
•
Kết quả là các quyết định của họ giúp làm tối đa
hóa phúc lợi xã hội.
© 2007 Thomson South-Western
Nguyên lý #7: Chính phủ đôi khi có thể cải
thiện hiệu quả của thị trường.
•
Thị trường chỉ hoạt động khi quyền sở hửu
được thiết lập, công nhận và củng cố.
•
Quyền sở hửu là khả năng sở hửu và thực thi kiểm
soát của chủ sở hửu đối với nguồn lực khan hiếm.
•
Thất bại của thị trường diễn ra khi thị trường
không thể phân phối có hiệu quả nguồn lực.
•
Khi thị trường thất bại, chính phủ có thể can
thiệp nhằm nâng cao hiệu quả và công bằng.
© 2007 Thomson South-Western
Nguyên lý #7: Chính phủ đôi khi có thể cải
thiện hiệu quả của thị trường.
•
Thất bại của thị trường có thể là do:
•
Ngoại tác, là tác động không có chủ ý của một hoạt
động thị trường lên đối tượng không liên quan
•
Năng lực độc quyền, là khả năng ảnh hưởng đến
mức giá của một cá nhân.
•
Thông tin không cân xứng giữa người mua và người
bán trên thị trường
•
Hàng hóa công và nguồn lực chung, là các hàng hóa
không có tính loại trừ
© 2007 Thomson South-Western
Nền kinh tế vận hành như thế nào?
•
Mức sống của một quốc gia phụ thuộc vào khả
năng sản xuất sản phẩm và dịch vụ của nó.
•
Giá tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền.
•
Xã hội đối diện với sự đánh đổi trong ngắn hạn
giữa lạm phát và thất nghiệp.
© 2007 Thomson South-Western
Nguyên lý #8: Mức sống của một quốc gia phụ
thuộc vào khả năng sản xuất sản phẩm và dịch
vụ của nó.
•
Mức sống có thể được đo lường bằng nhiều
cách:
•
So sánh các mức thu nhập cá nhân.
•
So sánh giá trị thị trường của toàn bộ thu nhập quốc
gia.
© 2007 Thomson South-Western
Nguyên lý #8: Mức sống của một quốc gia phụ
thuộc vào khả năng sản xuất sản phẩm và dịch
vụ của nó.
•
Hầu hết sự khác biệt về mức sống giữa các
quốc gia có thể giải thích bằng sự khác biệt về
năng suất.
•
Năng suất là lượng sản phẩm và dịch vụ có thể
được sản xuất trong 1 đơn vị thời gian.
© 2007 Thomson South-Western
Nguyên lý #9: Giá tăng khi chính phủ in
quá nhiều tiền.
•
Lạm phát là sự gia tăng mức giá chung của nền
kinh tế.
•
Một nguyên nhân của lạm phát là việc gia tăng
lượng tiền.
•
Khi chính phủ tạo ra quá nhiều tiền, giá trị của
mỗi đơn vị tiền giảm.
© 2007 Thomson South-Western
Nguyên lý #10: Xã hội đối diện với sự đánh
đổi trong ngắn hạn giữa lạm phát và thất
nghiệp.
•
Đường Phillips mô tả sự đánh đổi trong ngắn
hạn giữa lạm phát và thất nghiệp:
•
Sự đánh đổi này đóng vai trò then chốt trong phân
tích chu kỳ kinh tế—sự dao động của các hoạt động
kinh tế, nền sản xuất và mức nhân dụng.