Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thực phẩm ''''vàng'''' chữa rắc rối hệ tiêu hóa pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.85 KB, 5 trang )


Nghệ tươi
Thực phẩm 'vàng' chữa rắc rối hệ
tiêu hóa
- Những rắc rối của hệ tiêu hóa là tình trạng phổ biến, có thể
ảnh hưởng đến nhiều người, bất kể tuổi tác. Các vấn đề về bao
tử xuất phát từ nhiều nguyên nhân như sự căng thẳng, ngộ độc
thực phẩm và dị ứng thức ăn.
Danh sách những loại thực phẩm dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều
trong việc phòng ngừa và chữa trị các rắc rối thường gặp trong hệ
tiêu hóa của cơ thể.

1. Rau mùi

Rau mùi sau khi đã được phơi khô sẽ giúp trị bệnh tiêu chảy và
bệnh lỵ mãn tính. Đây cũng là loại gia vị đã được chứng minh là có
hiệu quả trong việc chữa trị tình trạng dư a-xít trong bao tử. Hỗn
hợp gồm tiêu xanh, rau mùi khô, dừa nạo, gừng và nho đen được
cho là có khả năng chữa trị các cơn đau bao tử do tình trạng khó
tiêu hóa gây ra. Hòa hai muỗng canh nước ép từ cây rau mùi với
một ít kem sữa tươi cũng là một phương pháp hữu ích để điều trị
chứng khó tiêu, buồn nôn, kiết lỵ, viêm gan và viêm ruột kết.
2. Hạt thì là

Từ lâu, hạt thì là đã được biết đến với khả năng hiệu quả chữa trị
các rắc rối xảy ra ở hệ tiêu hóa như tình trạng tiết mật quá mức,
khó tiêu, tiêu chảy, ốm nghén và đau bụng do đầy hơi. Để chữa trị
bệnh tiêu chảy cũng như các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp,
hãy dùng một muỗng canh hạt thì là đun sôi cùng một ly nước, sau
đó tiếp tục hòa thêm một muỗng canh nước ép rau mùi và một ít
muối. Uống loại nước thì là này mỗi ngày hai lần sau khi ăn.



Hạt thì là
3. Tỏi

Đây là một trong những loại gia vị có ích nhất đối với hệ thống
tiêu hóa. Chúng giúp loại thải các chất thải độc hại ra khỏi cơ thể
đồng thời còn thúc đẩy sự di chuyển của các chất lắng đọng trong
ruột, kích thích sự bài tiết dịch tiêu hóa. Bạn có thể vắt lấy nước ép
từ những củ tỏi rồi hòa cùng với nước hoặc sữa để uống nhằm
chữa trị tất cả những vấn đề có liên quan đến hệ tiêu hóa. Tỏi cũng
là một phương thuốc dân gian dùng để điều trị những căn bệnh
viêm nhiễm ở bao tử và ruột đồng thời còn chữa bệnh tiêu chảy
khá hiệu quả. Tỏi tươi được dùng để chữa những triệu chứng như
kiết lỵ, viêm ruột kết. Để làm giảm bớt tình trạng tiêu chảy ở mức
độ nhẹ hoặc kiết lỵ, bạn có thể dùng một viên thuốc được chiết
xuất từ tỏi với liều lượng mỗi ngày 3 lần. Tỏi còn có khả năng giết
chết các loại vi khuẩn nguy hiểm có trong ruột.

4. Gừng

Ói mửa, đau bụng, đầy hơi, các cơn co thắt và đau bao tử đều có
thể được giải quyết triệt để bằng củ gừng. Phương thức sử dụng
loại củ này cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần nhai vài miếng gừng
mỗi ngày sau mỗi bữa ăn. Hòa ½ muỗng canh nước ép gừng với 1
muỗng canh nước chanh tươi, 1 muỗng canh nước ép bạc hà và 1
muỗng canh mật ong để tạo thành loại thuốc giúp chữa trị hiệu quả
chứng buồn nôn, khó tiêu, ói mửa do ăn nhiều đồ chiên xào hoặc
những món ăn thiếu rau xanh. Theo khuyến cáo, nên sử dụng dung
dịch nói trên ba lần một ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng
cường thêm gừng trong chế độ ăn uống hàng ngày bằng cách sử

dụng chúng trong việc chế biến, nấu nướng và trang trí món ăn.
Khi được nấu chung với các loại đậu, gừng còn có công dụng giúp
bao tử dễ tiêu hóa đậu hơn, ngăn ngừa tình trạng tích tụ hơi gas vì
gừng có khả năng làm thay đổi những chất hóa học có trong các
loại đậu và giúp chúng trở nên dễ tiêu hơn.
5. Lá ca ri

Trong phong cách ẩm thực của người Ấn Độ và một số nước thuộc
châu Á, lá ca ri là thành phần quan trọng giúp họ chế biến ra nhiều
món ăn ngon miệng và có lợi cho sức khỏe. Lá ca ri được xem như
là một loại thuốc bổ, giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa.
Chúng còn được chứng minh là có khả năng cải thiện chất lượng
của các enzyme tiêu hóa, giúp phá vỡ thức ăn một cách dễ dàng.
Lá ca ri sau khi được giã nát và trộn cùng với kem sữa tươi sẽ tạo
thành một hỗn hợp có thể chữa trị hiệu quả tình trạng đau bụng do
rối loạn tiêu hóa gây ra. Ngoài ra, chúng còn giúp chữa nôn mửa
với tác dụng khá nhanh. Bạn cũng có thể trộn lá ca ri đã nghiền nát
với mật ong để điều trị bệnh tiêu chảy, trĩ và kiết lỵ.
6. Me

Lớp thịt của quả me có tác dụng chữa trị chứng đầy hơi, tình trạng
nôn mửa do tiết nhiều mật và khó tiêu. Loại quả có vị chua này còn
rất có ích trong việc điều trị táo bón, chán ăn.

Quả me
7. Đinh hương

Nụ đinh hương thường được dùng để làm tăng khả năng hoạt động
của hệ tiêu hóa và giúp các enzyme lưu thông tốt hơn. Bên cạnh
đó, chúng còn có tác dụng chữa trị một số tình trạng như khó tiêu,

tình trạng khó chịu do bụng tích tụ quá nhiều hơi gas. Để ngăn
ngừa có hiệu quả các cơn buồn nôn, ói mửa, bạn nên dùng loại bột
được xay từ các nụ đinh hương khô trộn với mật ong.
8. Hạt hồi

Hạt hồi cùng với những thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa khác như
tiêu, gừng, nghệ có thể được pha trộn để tạo thành một hỗn hợp có
tác dụng giải phóng khí gas đang bị ứ đọng trong bao tử. Để điều
trị chứng khó tiêu, hãy trộn hỗn hợp này cùng với một muỗng canh
hạt hồi trong một ly nước đun sôi nhỏ, để qua đêm rồi pha thêm
mật ong và dùng chúng vào ngày hôm sau.

9. Nghệ

Loại gia vị này có khả năng chữa trị hiệu quả các vấn đề của hệ
tiêu hóa. Nghệ vẫn thường được dùng trong những trường hợp bao
tử bị yếu - những người thường xuyên phải chịu đựng chứng khó
tiêu - và giúp tiêu hóa các protein. Để giải quyết tình trạng rối loạn
tiêu hóa, làm giảm bớt sự đầy hơi, hãy uống một muỗng bột nghệ
pha với sữa hoặc mật ong sau khi đã dùng xong bữa trưa.

10. Tiêu

Ngoài khả năng kích thích hoạt động của các cơ quan thuộc hệ tiêu
hóa và làm tăng lượng dịch vị cũng như nước bọt, tiêu còn là một
loại thực phẩm làm thèm ăn và là phương thuốc điều trị các rắc rối
về tiêu hóa tại nhà rất xuất sắc. Tình trạng khó tiêu và nặng bụng
có thể được điều trị bằng hỗn hợp ¼ muỗng canh tiêu bột hòa cùng
với kem sữa tươi.


×