Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cấp cứu và điều trị đau thắt ngực bằng liệu pháp tự nhiên pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.46 KB, 5 trang )

Cấp cứu và điều trị đau thắt ngực bằng liệu pháp tự nhiên
Đau thắt ngực là một bệnh lý thường gặp trong những
hội chứng về động mạch vành, là một dạng bệnh nhẹ nhất
trong số các chứng bệnh do thiếu máu cục bộ cơ tim. Tuy
nhiên nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ diển biến ngày
càng xấu hơn và có nguy cơ dẫn đến nhồi máu cơ tim. Việc
phòng ngừa và điều trị triệt để căn bệnh cần một biện pháp
tổng hợp bao gồm một chế độ ăn uống ít chất béo, nhiều rau
quả và ngủ cốc thô, vận động thân thể và thực hành thư giãn.
Nguyên nhân.
Theo các chuyên gia về tim mạch, trên 90% trường hợp đau
thắt ngực là do hậu quả của xơ vửa động mạch. Ở nhiều người,
do tuổi cao, do cơ địa hoặc do chế độ ăn uống, sinh hoạt không
hợp lý, những mảng xơ vửa tích động lâu ngày ở thành mạch
làm hẹp dần lòng mạch, làm giảm lượng máu và dưỡng khí cần
thiết để nuôi dưỡng cơ tim. Cơn đau thắt ngực thường xảy ra ở
những người có lòng mạch bị ngăn hẹp khoảng 60, 70% lại gặp
phải những căng thẳng về tâm lý, khi làm việc mệt nhọc hoặc
sau một cố gắng về thể lực. Điều nầy cũng có nghĩa có nhiều
trường hợp lòng mạch bị cản hẹp đến hơn phân nửa nhưng
người bệnh vẫn không biết do không có biểu hiện bất cứ triệu
chứng gì. Hiện nay, với điều kiện sinh hoạt và làm việc nhiều
căng thẳng về tâm lý lại ăn uống nhiều thực phẩm công nghiệp,
tình trạng xơ vửa động mạch rất dễ xảy ra ở những người trưởng
thành.
Đau thắt ngực thuộc phạm vi các chứng hung tý hoặc tâm
thống của y học cổ truyền. Bệnh do tổn thương ở 2 tạng tâm và
tỳ. Tỳ dương vận hoá kém sinh ra đàm trọc. Đàm trọc, huyết ứ
lâu ngày gây trở ngại cho tâm mạch. Tâm dương không thông
suốt dễ sinh ra các chứng đau ngực, nhất là khi bị kích hoạt bởi
hàn tà hoặc những nội thương thất tình như căng thẳng, lo âu,


tức giận.
Triệu chứng.
Cơn đau thắt ngực thường xảy ra ở vùng ngực trái, phía sau
xương ức. Người bệnh có cảm giác nặng ngực hoặc như bị bóp
chặt lồng ngực. Cơn đau có thể lan lên vai trái, lên càm hoặc
chuyển xuống mặt trong cánh tay trái. Đôi khi, người bệnh có
cảm giác như bị ngộp thở, mặt tím tái, người vả mồ hôi. Cơn
đau thường kéo dài từ vài phút đến 10, 15 phút. Người bệnh sẽ
trở lại bình thường sau khi nghỉ ngơi, khi điều hoà được cảm
xúc hoặc sau khi đã dùng thuốc giãn mạch. Ngược lại, nếu tần
suất cơn đau xảy ra thường, xảy ra cả khi người bệnh nghỉ ngơi
hoặc cơn đau không thuyên giảm khi đã dùng thuốc giãn mạch,
những trường hợp nầy cần phải nghỉ đến nguy cơ có thể dẫn
đến nhồi máu cơ tim.
Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc và phương huyệt nhằm
lý khí hoá đàm, hành khí hoạt huyết hoặc ôn dương thông
mạch để giải toả cơn đau thắt ngực. Tuy nhiên, phạm vi bài này
sẽ chỉ đề cập đến những biện pháp đơn giản để người bệnh có
thể tự chữa cơn đau thắt ngực tại nhà.
Cấp cứu đau thắt ngực bằng khí công.
Thực hành.
Khi cơn đau xảy ra, người bệnh nên ngồi xuống tại một nơi
có chỗ tựa. Ngồi trên mặt đất, trên giường, trên phản hoặc trên
ghế nơi gần nhất và có chỗ tựa lưng và đầu để dễ thư giãn.
Buông lỏng phần vai và cánh tay. Tập trung sự chú ý vào hơi
thở. Hít vào, hít vào bằng mủi, hít nhẹ xuống bụng dưới. Trong
khi cơn đau xảy ra, sự nghỉ ngơi tuyệt đối là cần thiết. Do đó,
chỉ cần hít vào bình thường, không cố hít sâu, không nén hơi,
không nín hơi để không gây ra sự căng cơ và không làm tim bị
mệt thêm. Thở ra, thở ra từ từ, chậm, nhẹ và đều. Hơi từ từ

thoát ra khỏi miệng như một quả bóng bị xì hơi mà không có bất
cứ sự cố sức hoặc kềm nén nào. Trong khi thở ra, mắt khép lại,
miệng ngân nhẹ âm “A” cho đến cuối hơi. Hít vào, thở ra tuần
tự từ hơi thở một cho đến khi cơn đau dịu di hoặc biến mất.
Thường chỉ cần vài phút là có thể thấy được hiệu quả. Ở mỗi
hơi thở, âm A chỉ phát ra một lần và ngân dài cho đến cuối hơi.
Trong lúc thở ra, miệng và môi hé mở để phát ra âm A. Chỉ
phát bằng ý niệm mà không phát ra thành tiếng sao cho chỉ có sự
rung động trong cổ họng mà không nhất thiết phải có âm thanh
phát ra ngoài.
Cơ chế tác dụng của việc nhẩm niệm âm A.
· Quan sát hơi thở hoặc nhẩm niệm liên tục một từ hoặc một
câu ngắn là những phương pháp hành thiền đơn giản nhất.
Thiền có thể tạo ra những đáp ứng thư giãn để cải thiện
nhiều triệu chứng của bệnh tim mạch. Stress có thể làm tăng
tiết chất Adrenalin, tăng huyết áp, gia tăng nguy cơ máu đông,
gia tăng nhu cầu Oxy thì ngược lại, những đáp ứng thư giãn
có thể giúp điều hoà nhịp tim, giảm căng cơ, giãn mạch và
giảm chuyển hoá. Như vậy, ở bệnh đau thắt ngực, một mặt
thiền có thể làm điều hoà cảm xúc , cải thiện lưu thông khí
huyết, mặt khác có thể giúp làm giảm nhu cầu dưỡng khí đang
cấp thiết tại cơ tim.
Ở phương Tây hiện nay đang có một phương pháp thiền
được quảng bá và phổ biến khá rộng rải được gọi là TM.
TM là chữ viết tắt của chử Transcendental Meditation.
TM được cho là một phương pháp thiền do một nhà Yogi
tên là Maharishi Mahesh sáng lập vào năm 1957 và được
chính thức truyền bá từ năm 1970. Theo một hướng dẫn tại
trang Web của tổ chức TM tại nước Anh, phương pháp TM
không cần kiểm soát tâm trí, không cần kỷ luật thân xác,

không cần tập trung tư tưỡng, không cần kiếm soát hơi thở,
chỉ cần nhẩm đọc liên tục một từ hoặc một câu chọn sẳn.
Đọc liên tục từ 15 đến 20 phút mỗi lần, ngày 2 lần là đủ để
tạo ra hiệu quả.

· Theo quan niệm Thiên Nhân tương ứng của Y học
phương Đông, mọi ý niệm, mọi từ, mọi âm vận dù được biểu
lộ ra ngoài hoặc chỉ trong suy nghỉ đều tác động đến cơ thể và
hoàn cảnh chung quanh và đều cộng hưởng với một loại khí
nhất định trong cơ thể cũng như ngoài vủ trụ. Lục tự khí
công và liệu pháp tượng số bát quái là những phương pháp
khí công đã vận dụng những âm quyết nhất định cho mục đích
chữa bệnh hoặc dưỡng sinh. Theo lý thuyết nầy, âm A trong
lục tự khí công trùng khớp với âm A trong tượng số 3 thuộc
quẻ “Ly” thuộc hành Hoả liên quan đến tâm và tiểu trường,
đến tâm bào và tam tiêu trong cơ thể. Do đó việc nhẩm đọc
liên tục âm A có tác dụng ôn dương thông mạch, khai thông
sự tắc nghẻn và điều chỉnh khí hoá của tim hoặc tâm mạch.
Cụ thể ở chứng đau thắt ngực, quan sát bằng khí công đã cho
thấy những rung động do âm A gây ra sẽ kích hoạt huyệt Cưu
vỉ ở dưới đầu xương ức khoảng nửa thốn để giải toả sự uất trệ
cục bộ ở vùng tim.
Như vậy, vận dụng những rung động của âm A là một phương
pháp khí công đặc biệt cho điều trị tim mạch, nhất là đối với
những uất trệ, kết tụ ở vùng tim. Ngoài ra, sự phối hợp giữa (1)
quán hơi thở, (2) niệm một từ liên tục và (3) kéo dài hơi thở ở
thì thở ra nhằm nhanh chóng tạo ra những đáp ứng thư giãn để
cải thiện khí hóa và phục hồi sức khoẻ.


×