Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

CÁC KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG TRONG QUẢN LÝ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
NGÀNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
MÔN: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN :
CÁC KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG
TRONG QUẢN LÝ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
GVHD: PGS-TS. Lê Thanh Hải
HVTH: Nhóm 8
1. Nguyễn Thị Tú Quyên MSHV 1280100068
2. Nguyễn Thị Thanh Hương MSHV 1280100045
3. Nguyễn Quốc Trung MSHV 1280100087
4. Bùi Sơn Tùng MSHV 201210036
5. Trần Hồng Phương MSHV 201210025
1
Tp.HCM, tháng 06 năm 2013
GVHD: PGS-TS.Lê Thanh Hải
MỤC LỤC
I. MỤC TIÊU 4
II. KHÁI NIỆM VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ, QUẢN LÝ ĐÔ THỊ 5
III. CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 6
IV. CÁC NỘI DUNG CHÍNH TRONG QUY HOẠCH ĐÔ THỊ……………
QUẢN LÝ ĐÔ THI 7
V. HẠ TẦNG MÔI TRƯỜNG TRONG QUY HOẠCH
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ 12
VI. QUẢN LÝ QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ TÂY BẮC 12
VI.1.Tổng quan về khu đô thị Tây Bắc 12
VI.2. Định hướng phát triển đô thị Tây Bắc 14
VI.3. Đánh giá tổng hợp những thuận lợi và các bất lợi trong……
khu đô thịTây Bắc 15
VI.4. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thịTây Bắc……… 17


VII. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 20
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 21
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Khoảng cách ly tối thiểu giữa trạm bơm, công trình xử lý …………
nước thải với khu dân cư, bệnh viện, trường học, công trình công cộng
và xí nghiệp thực phẩm 9
Bảng 2: Chỉ tiêu cung cấp điện sinh hoạt 9
Bảng 3: Chỉ tiêu cấp điện công trình công cộng 10
Bảng 4:Chỉ tiêu cấp điện cho sản xuất công nghiệp, kho tàng 10
Bảng 5: Cơ cấu sử dụng đất 17
Các khía cạnh môi trường trong Quản lý quy hoạch đô thị
GVHD: PGS-TS.Lê Thanh Hải
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ vị trí khu đô thị Tây Bắc 12
Hình 2: Bản đồ hiện trạng và đánh giá tổng hợp đất xây dựng 13
Hình 3: Khu đô thị tổng hợp hiện đại 14
Hình 4: Môi trường sống tốt cho người dân 14
Hình 5: Đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật 15
Hình 6: Phát triển khu đô thị Tây bắc theo định hướng khu đô thị sinh thái 15
Hình 7: Các yếu tố bất lợi 17
Các khía cạnh môi trường trong Quản lý quy hoạch đô thị
GVHD: PGS-TS.Lê Thanh Hải
I. MỤC TIÊU
Hiện nay ở Việt Nam việc lập các đồ án quy hoạch được tổ chức thực hiện còn
chưa theo đúng nguyên tắc do điều kiện về kinh phí, trang thiết bị, năng lực chuyên
môn còn hạn chế và sự can thiệp tùy tiện của nhiều tổ chức cơ quan tới quá trình lập
đồ án Quy hoạch, cũng như các yếu tố khác. Khung luật pháp cho việc thực hiện quy
hoạch hiện nay còn thiếu hụt trong khi công tác quản lý và thực thi quy hoạch lại khá
lỏng lẻo. Các đồ án Quy hoạch hiện nay đang là công cụ cho việc hợp thức hóa một số
chuyển đổi đất sai mục đích hoặc chưa đủ các cơ sở nghiên cứu đánh giá một cách

chính xác và khoa học.
Các vấn đê môi trường chính phát sinh trong quá trình hình thành và phát triển
của một đô thị bao gồm:
 Việc tập trung dân cư đông đúc sẽ làm phát triển nhu cầu về nhà ở , việc làm,
giáo dục , chăm sóc sức khỏe , giao thông gây áp lức lên nguồn tài nguyên
giới hạn.
 Rác thải sinh hoạt phát sinh là nguyên nhân gây ra các bệnh tật liên quan .
 Quá trình đô thị hóa tự phát ở các nước đang phát triển hình thành các khu ổ
chuột sẽ làm điều kiện VSMT tại các khu vực này tồi tàn, không đảm bảo sức
khỏe cho công đồng.
 Các chất thải nguy hại (đặc biệt chất thải y tế) sẽ làm phát triển các loại mầm
bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
 Nước thải từ khu đô thị nếu không có các biện pháp quản lý và xử lý hiệu quả
sẽ làm ô nhiễm các thủy vực và nước ngầm gây tác động xấu đến hệ sinh thái
thủy sinh và người dân sống trong lưu vực.
 Khí thải từ các hoạt động giao thông và sản xuất công nghiệp là nguyên nhân
chính gây nên các bệnh về đường tiêu hóa , hô hấp tim mạch.
 Hiện tượng đảo nhiệt đô thị, môi trường vi khí hậu vùng trung tâm thường nóng
hơn 1-3
o
C so với khu vực xung quanh.
 Các áp lực có thể vượt quá sức tải của môi trường vượt quá khả năng đáp ứng
của cộng đồng và xã hội.
 Các vấn đề về công ăn việc làm, các tụ điểm giải trí .
Đánh giá các khía cạnh môi trường trong quản lý quy hoạch đô thị cần quan
tâm:
 Điều kiện khí tượng thủy văn, chất lượng nước, không khí, hệ sinh thái, địa
chất, xói mòn đất.
 Chất thải rắn, nước thải, tiếng ồn.
 Khai thác, sử dụng tài nguyên, thay đổi khí hậu.

 Các vấn đề xã hội, cảnh quan, văn hóa và di sản.
Các khía cạnh môi trường trong Quản lý quy hoạch đô thị
GVHD: PGS-TS.Lê Thanh Hải
Tìm hiểu đề tài “Các khía cạnh môi trường trong quản lý quy hoạch đô thị”
giúp các học viên hiểu quy hoạch một đô thị cần quan tâm những vấn đề gì và nắm rõ
cách thức quản lý các vấn đề môi trường trong quản lý quy hoạch đô thị.
II. KHÁI NIỆM VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ, QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
Quy hoạch xây dựng đô thịlà bộ môn khoa học kỹ thuật, xã hội, nhân văn, là
nghệ thuật về tổ chức không gian sống cho các đô thị và các khu vực đô thị. Nó là
nghệ thuật sắp xếp tổ chức các không gian chức năng, khống chế hình thái kiến trúc
trong đô thị trên cơ sở các điều tra, dự báo, tính toán sự phát triển, đặc điểm, vai trò,
nhu cầu và nguồn lực của đô thị, nhằm cụ thể hóa chính sách phát triển, giảm thiểu các
tác động có hại phát sinh trong quá trình đô thị hóa, tận dụng tối đa mọi nguồn lực, và
hướng tới sự phát triển bền vững. Các không gian đô thị, công trình hạ tầng kỹ thuật,
công trình hạ tầng xã hội đô thị cần được quy hoạch phù hợp với phát triển tổng thể
kinh tế - xã hội- môi trường.
Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ
thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi
trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án
quy hoạch đô thị.
 Những hoạt động cụ thể liên quan đến ngành quy hoạch đô thị là:
 Đầu tư và phát triển bất động sản: Ở đây việc đầu tư và phát triển bất động sản
phải tuân theo quy luật phát triển chung của xã hội-kinh tế riêng từng khu vực
cụ thể.
 Văn hóa, lối sống cộng đồng.
 Chính sách quản lý và phát triển bất động sản và nhà ở.
 Chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho mỗi vùng, mỗi khu vực.
 Đầu tư hạ tầng kỹ thuật.
 Phát triển và bảo tồn các di sản kiến trúc và thiên nhiên.
 Phát triển bền vững của nhân loại.

 Hệ thống đồ án Quy hoạch đô thị ở Việt Nam tuân theo Quy định của Luật Quy
Hoạch, Nghị định 37/2010, Thông tư 10/2010/TT-BXD, bao gồm:
 Quy hoạch chung xây dựng với tỷ lệ từ 1/10.000 đến 1/25.000.
 Quy hoạch phân khu xây dựng với tỷ lệ từ 1/2.000 đến 1/5.000.
 Quy hoạch chi tiết xây dựng với tỷ lệ 1/500.
 Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật.
 Thiết kế đô thị.
Các khía cạnh môi trường trong Quản lý quy hoạch đô thị
GVHD: PGS-TS.Lê Thanh Hải
 Các đồ án khác có liên quan gồm có:
 Quy hoạch xây dựng vùng - Theo nội dung của Nghị định 08/2005/NĐ-CP.
 Quy hoạch xây dựng điểm dân c ư nông thôn- thực hiện theo Quyết định
491/QĐ-Tg năm 2009 về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Thủ tướng
Chính phủ ban hành - kèm theo Thông tư 09/2010/TT-BXD quy định việc lập
nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới
do Bộ Xây dựng ban hành
 Nội dung thiết kế đô thị là một phần trong nội dung lập các đồ án Quy hoạch
chi tiết trong đồ án Quy hoạch chung và đồ án Quy hoạch phân khu. Tuy nhiên,
trong một vài trường hợp nó có thể là một đồ án độc lập, kinh phí được tính khi
Thiết kế đô thị của một số khu vực đô thị có yêu cầu phải lập thành đồ án riêng
(tối đa là 60% của quy hoạch chung tương ứng) - Thông tư 17/2010/TT-BXD.
Cơ sở của quy hoạch đô thị là hệ thống các tiêu chuẩn và các nguyên tắc tổ
chức xây dựng đô thị. Dựa vào hệ thống các nguyên tắc này, theo điều kiện thực tế và
chính sách, mục tiêu phát triển ngắn hạn và dài hạn; nhóm bốn đối tượng tác động
chính đến kết quả đồ án quy hoạch là: các nhà quy hoạch, các nhà quản lý, các nhà đầu
tư và những người trực tiếp chịu ảnh hưởng của quy hoạch đề xuất ra các giải pháp,
mục đích, thời gian và nguồn lực cụ thể để thực hiện.
Quản lý đô thị là hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước can thiệp vào
quá trình kinh tế xã hội , tổ chức khai thác và điều hòa việc sử dụng các nguồn lực
nhằm mục tiêu tạo dựng Môi trường sống thuận lợi của đô thị, kết hợp hài hòa giữa lợi

ích quốc gia và đô thị đảm bảo sự phát triển bền vững.
III. CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Luật Quy hoạch Đô thị 2009.
2. Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch
đô thị.
3. Nghị định 38/2010/NĐ-CP về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
4. Nghị định 39/2010/NĐ-CP về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị.
5. Thông tư 10/2010/TT-BXD quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị do
Bộ Xây dựng ban hành.
6. Thông tư 19/2010/TT-BXD hướng dẫn lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến
trúc đô thị do Bộ Xây dựng ban hành.
7. Thông tư 11/2010/TT-BXD hướng dẫn về quản lý cơ sở dữ liệu công trình
ngầm đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
Các khía cạnh môi trường trong Quản lý quy hoạch đô thị
GVHD: PGS-TS.Lê Thanh Hải
IV. CÁC NỘI DUNG CHÍNH TRONG QUY HOẠCH ĐÔ THỊ, QUẢN LÝ ĐÔ
THỊ
Theo điều 28 Luật Quy hoạch đô thị, nội dung đồ án chung quy hoạch độ thị
mới bao gồm:
 Phân tích và làm rõ cơ sở hình thành phát triển của đô thị;
 Nghiên cứu về mô hình phát triển không gian, kiến trúc, môi trường phù
hợp với tính chất, chức năng của đô thị;
 Xác định các giai đoạn phát triển, kế hoạch thực hiện, các dự án có tính chất
tạo động lực hình thành phát triển đô thị mới và mô hình quản lý phát triển
đô thị;
 Đánh giá môi trường chiến lược.
V. HẠ TẦNG MÔI TRƯỜNG TRONG QUY HOẠCH QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
a) Quy hoạch giao thông đô thị:
- Xác định quỹ đất dành cho xây dựng và phát triển giao thông, vị trí, quy mô
công trình đầu mối;

- Tổ chức hệ thống giao thông đô thị trên mặt đất, trên cao và dưới mặt đất;
- Xác định phạm vi bảo vệ và hành lang an toàn giao thông
b) Cao độ nền và thoát nước mặt đô thị:
- Xác định khu vực thuận lợi cho việc xây dựng trong từng khu vực và đô thị.
- Xác định lưu vực thoát nước chính, khu vực cấm và hạn chế xây dựng, cốt xây
dựng, mạng lưới thoát nước mặt và công trình đầu mối.
- Giải pháp phòng trách và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.
c) Cấp nước đô thị:
- Xác định nhu cầu và lựa chọn nguồn nước.
Theo mục 2.2 chương 2 Quy chuẩn 07-2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thì nhu cầu dùng nước của các đô thị phải thoả
mãn các yêu cầu về số lượng, chất lượng, áp lực nước cấp cho các nhu cầu trong đô
thị, bao gồm:
 Nước sinh hoạt cho người dân đô thị (gồm dân nội thị và ngoại thị);
 Nước sinh hoạt cho khách vãng lai;
 Nước cho các công trình công cộng, dịch vụ: ≥ 10% lượng nước sinh hoạt;
 Nước tưới cây, rửa đường: ≥ 8% lượng nước sinh hoạt;
 Nước cho sản xuất nhỏ, tiểu thủ công nghiệp: ≥ 8% lượng nước sinh hoạt;
 Nước cho các khu công nghiệp tập trung: xác định theo loại hình công
nghiệp, đảm bảo tối thiểu 40m
3
/ha-ngđ cho tối thiểu 60% diện tích;
 Nước dùng cho chữa cháy;
 Nước dùng cho tưới cây, rửa đường phố;
Các khía cạnh môi trường trong Quản lý quy hoạch đô thị
GVHD: PGS-TS.Lê Thanh Hải
 Nước dự phòng, rò rỉ: đối với các hệ thống nâng cấp cải tạo không quá
20%, đối với hệ thống xây mới không quá 15% tổng các loại nước trên.
 Nước cho bản thân khu xử lý: tối thiểu 4% tổng lượng nước trên.
Theo mục 2.4 chương 2 Quy chuẩn 07-2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thì:
 Chọn nguồn nước phải căn cứ theo tài liệu khảo sát với thời gian tối
thiểulà5 năm, dựa trên các chỉ tiêu lựa chọn nguồn nước mặt, nước ngầm
phục vụ hệ thống cấp nước sinh hoạt.
 Ưu tiên lựa chọn loại nguồn nước có chất lượng tốt, thuận lợi cho quá trình
xử lý, giá thành xử lý nước thấp.
 Khi trữ lượng của một nguồn nước không đủ thì được phép sử dụng nhiều
nguồn nước cho một hệ thống cấp nước.
 Nguồn nước được lựa chọn để khai thác phải được sự cho phép của cơ quan
Nhà nước quản lý nguồn nước.
- Xác định vị trí và quy mô công trình cấp nước: mạng lưới tuyến truyền tải và
phân phối, nhà máy, trạm làm sạch, phạm vi bảo vệ nguồn nước và hành lang
bảo vệ công trình cấp nước.
d) Thoát nước thải đô thị:
- Xác định tổng lượng nước thải.
- Vị trí và quy mô công trình thoát nước: mạng lưới tuyến ống thoát, nhà máy,
trạm xử lý nước thải, khoảng cách ly vệ sinh và hành lang bảo vệ công trình
thoát nước thải đô thị.
Các khía cạnh môi trường trong Quản lý quy hoạch đô thị
GVHD: PGS-TS.Lê Thanh Hải
Bảng 1: Khoảng cách ly tối thiểu giữa trạm bơm, công trình xử lý nước thải vớikhu
dân cư, bệnh viện, trường học, công trình công cộng và xí nghiệp thực phẩm
e) Cấp năng lượng và chiếu sáng đô thị:
- Xác định nhu cầu sử dụng năng lượng, nguồn cung cấp, yêu cầu bố trí địa điểm,
quy mô công trình đầu mối, mạng lưới truyền tải, mạng lưới phân phối;
Bảng 2 : Chỉ tiêu cung cấp điện sinh hoạt
Các khía cạnh môi trường trong Quản lý quy hoạch đô thị
GVHD: PGS-TS.Lê Thanh Hải
Bảng 3 : Chỉ tiêu cấp điện công trình công cộng
Bảng 4 : Chỉ tiêu cấp điện cho sản xuất công nghiệp, kho tàng

- Hành lang an toàn và phạm vi bảo vệ công trình;
- Giải pháp tổng thể về chiếu sáng đô thị.
Hệ thống chiếu sáng đô thị phải bảo đảm:
 Các chỉ số định lượng và định tính của các thiết bị chi ếu sáng tương ứng
với đối tượng được chiếu sáng;
 Độ làm việc tin cậy của các thiết bị chiếu sáng;
 Sự an toàn cho người vận hành và dân cư, an ninh và trật tự an toàn xã hội
trong đô thị;
 Thuận tiện điều khiển các thiết bị chiếu sáng;
 Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
 Có hiệu quả về kinh tế, bao gồm kinh phí lắp đặt, vận h ành, bảo dưỡng và
thay thế.
f) Thông tin liên lạc:
- Xác định tuyến truyền dẫn thông tin
- Vị trí, quy mô trạm vệ tinh,
- Tổng đài và công trình phụ trợ kèm theo.
g) Xử lý chất thải rắn:
- Xác định tổng lượng chất thải.
- Vị trí, quy mô trạm trung chuyển.
Các khía cạnh môi trường trong Quản lý quy hoạch đô thị
GVHD: PGS-TS.Lê Thanh Hải
- Cơ sở xử lý chất thải rắn, công trình phụ trợ và khoảng cách ly vệ sinh.
h) Quy hoạch nghĩa trang
- Xác định nhu cầu an táng, vị trí, quy mô và ranh giới nghĩa trang,
- Phân khu chức năng, bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật và khoảng cách ly vệ
sinh của nghĩa trang.
 Khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường (ATVSMT) nhỏ nhất từ nhà tang
lễ xây dựng mới đến chợ, trường học là 200m; đến nhà ở và các công trình
dân dụng khác là 100m.
 Khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường nhỏ nhất từ nghĩa trang đến đường

bao khu dân cư, trường học, bệnh viện, công sở được quy định như sau:
+ Vùng đồng bằng: đối với nghĩa trang hung táng là 1.500m khi chưa có hệ
thống thu gom và xử lý nước thải từ mộ hung táng và 500m khi có hệ thống
thu gom và xử lý nước thải từ mộ hung táng; đối với nghĩa trang cát táng là
100m.
+ Vùng trung du, miền núi: đối với nghĩa trang hung táng là 2.000m khi
chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải từ mộ hung táng và 500m khi
có hệ thống thu gom và xử lý nước thải từ mộ hung táng; đối với nghĩa
trang cát táng là 100m.
+ Đối với nghĩa trang chôn cất một lần, tối thiểu là 500m.
 Khoảng cách ATVSMT nhỏ nhất đến công trình khai thác nước sinh hoạt
tập trung từ nghĩa trang hung táng là 5.000m, từ nghĩa trang cát táng là
3.000 m.
 Khoảng cách ATVSMT nhỏ nhất từ nghĩa trang đến mép nước gần nhất của
mép nước của các thuỷ vực lớn là: 96m
+ Đối với nghĩa trang hung táng: 500m;
+ Đối với nghĩa trang cát táng: 100m.
 Khoảng cách ATVSMT nhỏ nhất từ nghĩa trang hung táng tới đường giao
thông vành đai đô thị, đường sắt là 300m và phải có cây xanh bao quanh
nghĩa trang.
 Trong vùng ATVSMT của nghĩa trang được thực hiện các hoạt động canh
tác nông nghiệp, được xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật như giao
thông, thuỷ lợi, tuyến và trạm điện, truyền tải xăng dầu, hệ thống thoát
nước.
VI. QUẢN LÝ QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ TÂY BẮC
Các khía cạnh môi trường trong Quản lý quy hoạch đô thị
GVHD: PGS-TS.Lê Thanh Hải
VI.1. Tổng quan về khu đô thị Tây Bắc
Hình 1: Sơ đồ vị trí khu đô thị Tây Bắc
Khu đô thị Tây Bắc có tổng diện tích gần 10.000 ha, chia làm 2 giai đoạn:

 Giai đoạn 1: trên 6.000 ha
 Giai đoạn 2: trên 3.000 ha
 Quy mô dân số: khoảng 300.000 người
Khu đô thị Tây Bắc xây dựng sẽ kết hợp hài hòa giữa: “SỐNG – LÀM VIỆC –
GIẢI TRÍ – PHÁT TRIỂN”.
Các khía cạnh môi trường trong Quản lý quy hoạch đô thị
GVHD: PGS-TS.Lê Thanh Hải
Hình 2: Bản đồ hiện trạng và đánh giá tổng hợp đất xây dựng
Khu đô thị Tây Bắc thành phố hình thành với mục tiêu:
- Tạo động lực phát triển nhanh khu vực kể cả các huyện thuộc tỉnh Long An –
Tây Ninh giáp ranh thành phố.
- Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp của địa phương sang dịch vụ đô
thị, công nghiệp và sử dụng quỹ đất hiện có một cách hiệu quả.
- Góp phần cải thiện đời sống người dân qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo
thêm nhiều việc làm mới.
- Hoàn chỉnh hệ thống giao thông của khu vực, tạo sự liên kết với các khu công
nghiệp và các khu chức năng của khu vực trên địa bàn tỉnh Long An và Tây
Ninh.
- Góp phần giảm áp lực dân cư trong khu vực nội thành, điều hoà dân số, lao
động ở các khu vực hiện tập trung quá đông đang gây khó khăn và quá tải trong
giao thông.
- Tạo quỹ đất phát triển công nghiệp, y tế, văn hoá, giáo dục, thể dục thể thao
đồng thời đáp ứng một phần các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp di dời từ nội thành ra.
Các khía cạnh môi trường trong Quản lý quy hoạch đô thị
GVHD: PGS-TS.Lê Thanh Hải
- Phát triển các công trình đầu mối kỹ thuậthạ tầng đô thị lớn của thành phố, tạo
lập mảng xanh thiên nhiên, cải thiện môi trường.
VI.2. Định hướng phát triển đô thị Tây Bắc
- Khu đô thị tổng hợp hiện đại

Hình 3: Khu đô thị tổng hợp hiện đại
- Đảm bảo môi trường sống tốt cho người dân
Hình 4: Môi trường sống tốt cho người dân
- Đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Các khía cạnh môi trường trong Quản lý quy hoạch đô thị
GVHD: PGS-TS.Lê Thanh Hải
Hình 5: Đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật
- Phát triển theo định hướng khu đô thị sinh thái
Hình 6: Phát triển đô thịTây Bắc theo định hướng khu đô thị sinh thái
VI.3. Đánh giá tổng hợp những thuận lợi và các bất lợi trong khu đô thịTây Bắc
 Thuận lợi
 Vị trí
- Nằm tại cửa ngõ Tây Bắc thành phố và cách thành phố khoảng 30km, và trong
khu vực lợi thếcủa hành lang phát triển kinh tế khu vực Tây Bắc.
- Là giao điểm của các trục giao thông mang tính chiến lược: đường Xuyên Á-
Quốc lộ 22 kết nốithành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Tây Ninh, cửa khẩu Mộc
Các khía cạnh môi trường trong Quản lý quy hoạch đô thị
GVHD: PGS-TS.Lê Thanh Hải
Bài; Tỉnh lộ 8 kết nối tỉnh Long An,tỉnh Bình Dương với thời gian kết nối bằng
xe ô tô khoảng 1 giờ.
- Nằm giữa hai tuyến đường vành đai 3 và vành đai 4 dự kiến của Thành phố Hồ
Chí Minh vì vậysẽ có lợi thế về giao thông, kết nối trong vùng.
- Kênh Thầy Cai, kênh An Hạ là những tuyến giao thông thủy có ý nghĩa quan
trọng trong pháttriển vùng.
- Nằm gần khu du lịch Địa đạo Củ Chi.
 Tài nguyên
- Hiện đất trống chưa sử dụng còn nhiều. Ngoài ra quỹ đất do cơ quan Nhà nước
trực tiếp quản lý khá lớn khoảng 2.000ha.
 Kinh tế
- Nằm trong hành lang phát triển kinh tế Khu vực Tây Bắc thành phố.

- Hiện có 44 cơ sở sản xuất tại khu Công nghiệp Tân Phú Trung cung cấp nhiều
việc làm cho dân cư địa phương.
- Quỹ đất do cơ quan Nhà nước quản lý nhiều
 Cảnh quan
- Hệ thống kênh rạch nhiều, cảnh quan thiên nhiên phong phú có thể tận dụng
phát triển hệ thố ng cây xanh kết hợp mặt nước tạo môi trường sống trong lành.
 Các bất lợi:
- Nền đất khu vực phía Nam tương đối thấp, sức chịu tải yếu, có thể bị ảnh
hưởng triều cường gây ngập úng cục bộ vào mùa mưa lũ. Do đó trong thiết kế
quy hoạch chung cần quan tâm tới vấn đề san lấp, tạo hồ điều hòa, hệ thống
kênh rạch thoát nước, mặt nền cần phải nâng cao 1 số khu vực.
- Khu công nghiệp Tân Phú Trung trong khu vực có thể gây ô nhiễm môi trường.
- Khu dân cư lâu đời gây khó khăn cho công tác giải tỏa.
- Mùi và ô nhiễm không khí do khu bãi rác Phước Hiệp ở phía Tây Bắc của khu
quy hoạch.
- Đường điện cao thế 500 KV chạy qua khu vực.
- Các nút giao phức tạp trên Quốc lộ 22, nút giao của các con kênh.
Các khía cạnh môi trường trong Quản lý quy hoạch đô thị
GVHD: PGS-TS.Lê Thanh Hải
Hình 7: Các yếu tố bất lợi
VI.4. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thịTây Bắc
a) Cơ cấu sử dụng đất:
Bảng 5: Cơ cấu sử dụng đất
b) Hiện trạng Địa hình – Thoát nước – Thủy văn:
 Địa hình:
- Dốc thoãi từ phía Bắc về phía Nam: từ 0,05% - 3%.
- Cao độ mặt đất thay đổi từ 10,65m - 2m.
Các khía cạnh môi trường trong Quản lý quy hoạch đô thị
GVHD: PGS-TS.Lê Thanh Hải
- Phần lớn diện tích đất là bưng phèn chia cắt bởi hệ thống các kênh có khoảng

cách trung bình 1km.
- Thổ cư nằm rải rác, chủ yếu ở khu vực gò cao.
- Các nhà máy, xí nghiệp bám dọc đường ven kênh Thầy Cai và kênh An Hạ.
 Thoát nước:
- Khu đất quy hoạch chưa xây dựng hệ thống thoát nước đô thị.
- Nước mưa tiêu thoát tự nhiên trên đất trống rồi ra các kênh 1 đến 24 sau đó ra
kênh Thầy Cai. Đầu các kênh nối với kênh Thầy Cai đã xây dựng các cống điều
tiết có van tự đóng mở 1 chiều. Hệ thống đê bao bảo vệ khu vực không bị ngập
do triều cao.
- Nước thải sản xuất trong khu công nghiệp Tân Phú Trung hầu hết không được
xử lý mà xả thẳng vào kênh Thầy Cai.
- Phía Tây khu quy hoạch giáp bãi chôn lấp Phước Hiệp.
 Thủy văn:
- Kênh Thầy Cai và hệ thống kênh mương trong khu vực chịu ảnh hưởng chế độ
bán nhật triều không đều trên sông Sài Gòn
 Địa chất công trình – địa chất thủy văn:
Có thể chia làm 2 khu vực theo cấu tạo địa chất:
- Khu vực gò cao: có cấu tạo nền đất là phù sa cũ; thành phần chủ yếu là cát, cát
pha lẫn nhiều sạn sỏi laterite; thường có màu vàng nâu, đỏ nâu. Sức chịu tải tốt
thường lớn hơn 1,5kg/cm2. Mực nước ngầm không áp cách mặt đất từ 1,0m đến
4,0m.
- Khu vực thấp: có cấu tạo nền đất là phù sa mới;thành phần chủ yếu là sét,sét
pha,bùn sét lẫn nhiều tạp chất hữu cơ; thường có màu xám đen,bạc màu.Sức
chịu tải của nền đất thấp, dưới 0,7kg/cm
2
. Mực nước ngầm không áp nông, cách
mặt đất từ 0,3m đến 0,8m tùy theo mùa mưa hay mùa khô.
c) Giải pháp quy hoạch
 Quy hoạch thoát nước mưa:
- Củng cố, cải tạo, mở rộng và nạo vét hệ thống kênh mương kết hợp hệ thống

cống, phát triển hệ thống đê bao để điều tiết mặt nước.
- Lắp các trạm bơm nhỏ ở đầu các kênh và hoạt động khi mưa lớn kết hợp với
triều dâng.
- Hướng thoát nước là kênh Thầy Cai, về phía Tây Nam
- Hầu hết các kênh chính trong khu vực dự kiến được giữ lại, nạo vét và mở rộng
làm trục thoát nước cấp 1. Cải tạo các hồ hiện có và đào thêm một số hồ mới để
tăng cường khả năng thoát nước.
Các khía cạnh môi trường trong Quản lý quy hoạch đô thị
GVHD: PGS-TS.Lê Thanh Hải
 Định hướng phát triển về cấp nước
- Đối với mục đích sinh hoạt, dân số của khu vực dự án 600.000 người. Lượng
nước sinh hoạt tiêu thụ dự tính là 220lít/người/ngày, do đó ước tính lượng nước
cho sinh hoạt sẽ cần 131.400 m
3
/ngày.
- Nước đã qua xử lý sẽ được cung cấp bởi trạm nước số 1 với dung lượng
200.000 m
3
/ngày. Công ty Cổ phần Nước Kênh Đông dự kiến vận hành năm
2007 sẽ chịu trách nhiệm cấp nước cho toàn Khu vực đô thị .
 Định hướng phát triển hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
Tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt toàn khu Q = 116.330 m
3
/ngày và Qmax = Q.
K ngày =127.960 m
3
/ngày
- GĐ1 :Q =43.542 m
3
/ngày và Qmax = 47.900 m

3
/ ngày
- GĐ2 :Q =29.000 m
3
/ngày và Qmax = 31.900 m
3
/ ngày
- GĐ3 :Q =27.660 m
3
/ngày và Qmax = 30.425 m
3
/ ngày
- GĐ4 :Q =16.130 m
3
/ngày và Qmax = 17.745 m
3
/ ngày
Tổng lượng nước thải khu sản xuất Q = 16.160 m
3
/ngày
Khu đô thị Tây Bắc khu vực xây dựng mới cần phải có :
- Hệ thống cống riêng hoàn toàn (khu dân cư mới):
- Xây dựng trạm xử lý nước thải phục vụ cho khu dân cư.
Vị trí xây dựng trạm xử lý nước thải bẩn phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Bảo đảm diện tích xây dựng và khoảng cách lý tối thiểu 20m đến 50 m đối với
khu dân cư xung quanh.
- Gần nguồn tiếp nhận.
- Mạng lưới thu gom nước bẩn đến trạm xử lý là ngắn nhất
- Thuận lợi cho việc kết nối phát triển mạng cấp nước sau này nếu có
 Xử lý chất thải rắn:

- Tổng lượng chất thải rắn khu Tây Bắc là 300 tấn/ngày đêm .
- Hiện tại rác được tập kết tại bãi rác Tam Tân xã Phước Hiệp .
- Việc bố trí các dải cây xanh cách ly trong đồ án quy hoạch chung Khu đô thị
Tây Bắc đạt cao hơn mức độ yêu cầu tối thiểu trong đồ án quy hoạch chi tiết
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc.
- Hiện nay bãi rác Đa Phước và Long An đã đi vào hoạt động do đó giảm tiếp
nhận rác của TpHCM vào bãi rác Phước Hiệp  giảm tác động đến môi trường
của khu Đô thị Tây Bắc .
 Quy hoạch KCN Tân Phú Trung:
- Hiện nay có khoảng 52 doanh nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước
thải riêng (4000m
3
/ngày đêm – 2007) trước khi xả vào kênh thoát nước chung
của Khu đô thị Tây Bắc.
Các khía cạnh môi trường trong Quản lý quy hoạch đô thị
GVHD: PGS-TS.Lê Thanh Hải
- KCN Tân Phú Trung cần tập trung thu hút đầu tư các ngành sản xuất công nghệ
cao, công nghệ sinh học, giảm đất sản xuất công nghiệp, tăng đất phục vụ dịch
vụ và dân cư, tăng cường diện tích cây xanh & mặt nước nhằm tạo ra môi
trường thiên nhiên trong lành.
d) Đánh giá các tác động môi trường
 Ô nhiễm không khí:
- Khả năng ô nhiễm không khí có thể gia tăng từ khu xử lý khí gas trong bãi rác.
Những dạng ô nhiễm không khí khác là khí gas, tiếng ồn, khói bụi trong mùa
khô từ các xe vận chuyển rác.
Giải pháp
- Phủ kín các xe chở rác bằng vải bạt.
- Phun nước cho tuyến đường vào mùa khô.
- Phun hóa chất diệt côn trùng.
- Có biện pháp thu gom và xử lý khí gas tại khu bãi rác.

 Ô nhiễm nước:
- Dòng nước có thể bị ô nhiễm do thải nước tro từ khu bãi rác theo nước mưa vào
hệ thống kênh rạch.
 Các tác động khác:
- Rủi ro sụp lún nền của bãi rác. Chống cháy cho trường hợp cháy nổ khí metan.
- Dịch bệnh do côn trùng như ruồi, muỗi và các siêu vi trùng từ bãi rác ảnh
hưởng đến khu vực xung quanh.
- Hiện nay, vào mùa khô, việc cháy rừng vẫn thường xuyên xảy ra.
VII. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
- Khu đô thị Tây Bắc là mộ khu đô thị mới, đáp ứng các nhu cầu phát triển đồng
bộ của thành phố .
- Tuy nhiên vẫn tồn tại một số khó khăn :
 Bãi rác lớn trong khu đô thị
 Hoạt động của KCN ảnh hưởng đến vấn đề môi trường nước của khu đô thị.
 Cách sống của người dân địa phương ảnh hưởng đến cách thức phát triển
chung của khu đô thị .
KIẾN NGHỊ
- Quy hoạch hạ tầng môi trường đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
- Dự báo tác động và diễn biến môi trường dài hạn cho khu vực quy hoạch từ đó
xây dựng các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các vấn đề môi trường còn tồn
tại trong đồ án quy hoạch đô thị .
Các khía cạnh môi trường trong Quản lý quy hoạch đô thị
GVHD: PGS-TS.Lê Thanh Hải
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. PGS. TS Lê Thanh Hải – Giáo trình quản lý môi trường đô thị và khu công
nghiệp.
2. PGS. TS Phùng Chí Sỹ - TS. Nguyễn Thế Tiến – Giáo Trình Quy hoạch Môi
trường . 2012
3. ThS. KTS Tô Văn Hùng, KST Phan Hữu Bách – Giáo trình Quy hoạch Đô thị

4. Luật quy hoạch đô thị - 2009 .
5. Bộ Xây dựng – quy chuẩn 07/2010/QC-BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các
công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị .
6. Thông tư 10/2010/TT-BXD quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị do
Bộ Xây dựng ban hành.
7. Đồ án Quy hoạch chung Khu đô thị Tây Bắc Tp. HCM.
Các khía cạnh môi trường trong Quản lý quy hoạch đô thị

×