Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bài 20. LỰC TỪ. CẢM ỨNG TỪ pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.05 KB, 6 trang )

Bài 20. LỰC TỪ. CẢM ỨNG TỪ


I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Nêu được khái niệm từ trường đều.
- Trình bày được các đặc điểm của lực từ tác dụng lên dây dẫn.
- Viết và giải thích được ý nghĩa các đại lượng trong biểu thức tính lực từ tác dụng
lên dây dẫn mang dòng điện.
- Trình bày được khái niệm cảm ứng từ.
Kĩ năng:
- Xác định quan hệ về chiều giữa dòng điện, véc tơ cảm ứng từ và véc tơ lực từ.
- Giải các bài toán liên quan đến nội dung của bài.

II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
1. Phấn màu, thước kẻ.
2. Thí nghiệm xác định lực từ.
3. Chuẩn bị phiếu:
Phiếu học tập 1 (PC1)
- Từ trường đều là gì?
TL1:
- Từ trường đều là từ trường mà các đường sức của nó là những đường song song, cùng chiều
và cách đều nhau.
Phiếu học tập 2 (PC2)
- Trình bày các yếu tố của khái niệm cảm ứng từ.
TL2:
- Các yếu tố của khái niệm cảm ứng từ:
+ Đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực.
+ Biểu thức:
Il


F
B 
.
+ Điểm đặt: tại điểm đang xét.
+ Hướng: trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
+ Đơn vị Tesla (T).
Phiếu học tập 3 (PC3)
- Nêu các đặc điểm của lực từ tác dụng lên dây dẫn đặt trong từ trường đều.
TL3:
- Các đặc điểm của lực từ tác dụng lên dây dẫn :
+ Điểm đặt: đặt tại trung điểm của đoạn dây.
+ Phương: vuông góc với mặt phẳng chứa dây dẫn và đường cảm ứng từ.
+ Chiều: xác định theo quy tắc bàn tay trái.
+ Độ lớn: F = BIl.sinα
Phiếu học tập 4 (PC4): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong
1. Từ trường đều là trường mà các đường sức từ là các đường
A. thẳng. B. song song.
C. thẳng song song. D. thẳng song song và cách đều nhau.

2. Nhận xét nào sau đây không đúng về cảm ứng từ?
A. Đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực từ;
B. Phụ thuộc vào chiều dài đoạn dây dẫn mang dòng điện;
C. Trùng với hướng của từ trường;
D. Có đơn vị là Tesla.

3. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc vào
A. độ lớn cảm ứng từ. B. cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn.
C. chiêu dài dây dẫn mang dòng điện. C. điện trở dây dẫn.

4. Phương của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện không có đặc điểm nào sau đây?

A. Vuông góc với dây dẫn mang dòng điện;
B. Vuông góc với véc tơ cảm ứng từ;
C. Vuông góc với mặt phẳng chứa véc tờ cảm ứng từ và dòng điện;
D. Song song với các đường sức từ.

5. Một dây dẫn mang dòng điện có chiều từ trái sang phải nằm trong một từ trường có chiều
từ dưới lên thì lực từ có chiều
A. từ trái sang phải. B. từ trên xuống dưới.
C. từ trong ra ngoài. D. từ ngoài vào trong.

6. Một dây dẫn mang dòng điện được bố trí theo phương nằm ngang, có chiều từ trong ra
ngoài. Nếu dây dẫn chịu lực từ tác dụng lên dây có chiều từ trên xuống dưới thì cảm ứng từ
có chiều
A. từ phải sang trái. B. từ phải sang trái.
C. từ trên xuống dưới. D. từ dưới lên trên.

7. Nếu lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện tăng 2 lần thì độ lớn cảm ứng từ
A. vẫn không đổi. B. tăng 2 lần. C. tăng 2 lần. D. giảm 2 lần.

8. Khi độ lớn cảm ứng từ và cường độ dòng điện qua dây dẫn tăng 2 lần thì độ lớn lực từ tác
dụng lên dây dẫn
A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. không đổi. D. giảm 2 lần.

9. Một đoạn dây dẫn dài 1,5 m mang dòng điện 10 A, đặt vuông góc trong một từ trường đều
có độ lớn cảm ứng từ 1,2 T. Nó chịu một lực từ tác dụng là
A. 18 N. B. 1,8 N. C. 1800 N. D. 0 N.

10. Đặt một đoạn dây dẫn thẳng dài 120 cm song song với từ trường đều có độ lớn cảm ứng
từ 0,8 T. Dòng điện trong dây dẫn là 20 A thì lực từ có độ lớn là
A. 19,2 N. B. 1920 N. C. 1,92 N. D. 0 N.


11. Một đoạn dây dẫn thẳng dài 1m mang dòng điện 10 A, đặt trong một từ trường đều 0,1 T
thì chịu một lực 0,5 N. Góc lệch giữa cảm ứng từ và chiều dòng điện trong dây dẫn là
A. 0,5
0
. B. 30
0
. C. 45
0
. D. 60
0
.

TL4:
Câu 1: D; Câu 2: B; Câu 3: C; Câu 4: D; Câu 5: C; Câu 6: A; Câu 7: A; Câu 8: B; Câu 9: A;
Câu 10: D; Câu 11: B.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin (UD): có thể dùng mô phỏng quan hệ
giữa chiều của dòng điện, của cảm ứng từ và lực từ.
5. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự
ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ:
Bài 20. Lực từ - Cảm ứng từ
I. Lực từ
1.Từ trường đều…
2. Xác định lực từ do từ trường đều tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng
điện…
II. Cảm ứng từ
1. Biểu thức cảm ứng ứng từ…
2. Đơn vị cảm ứng từ…
3. Véc tơ cảm ứng từ…
4. Biểu thức tổng quát của lực từ

F

theo véc
B



Học sinh:
- Chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1 ( phút): Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Trả lời miệng hoặc bằng phiếu. - Dùng PC 1 – 4 bài 19 để kiểm tra.
Hoạt động 2 ( phút): Tìm hiểu về từ trường đều.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK mục I.1, trả lời câu hỏi PC1.
- Nhận xét câu trả lời của bạn


- Cho HS đọc SGK, nêu câu hỏi PC1.
- Xác nhận kiến thức.

Hoạt động 3 ( phút): Tìm hiểu về đặc điểm của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang
dòng điện, đặ trong từ trường đều.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Trả lời PC2.

- Quan sát thí nghiệm, trao đổi nhóm, đưa
ra nhận xét.


- Trả lời câu hỏi C1, C2.
- Tiến hành thí nghiệm hình 20.2. Nêu câu
nêu PC2.
- Gợi ý trả lời, khẳng định các ý cơ bản của
mục I.
- Hướng dẫn HS quan sát thí nghiệm và trả
lời từng ý của bài.
- Nêu câu hỏi C1, C2.
- Xác nhận kiến thức cần ghi nhớ.
Hoạt động 4 ( phút): Tìm hiểu về cảm ứng từ.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Trả lời các câu hỏi PC3. - Nêu câu hỏi PC3.
- Hướng dẫn HS trả lời từng ý.
Hoạt động 5 ( phút): Vận dụng, củng cố.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Thảo luận, trả lời câu hỏi theo phiếu PC4.
- Nhận xét câu trả lời của bạn
- Cho HS thảo luận theo PC4.
- Nhận xét, đánh giá nhấn mạnh kiến thức
trong bài.
Hoạt động 6 ( phút): Giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Ghi bài tập về nhà.
- Ghi chuẩn bị cho bài sau.
- Cho bài tập trong SGK: bài tập 4 đến 7
(trang 149).
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau

×