Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bài 5 : BÀI TẬP VỀ PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN QUAY QUANH MỘT TRỤC. docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.73 KB, 3 trang )

Bài 5 : BÀI TẬP VỀ PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT
RẮN
QUAY QUANH MỘT TRỤC.

I / MỤC TIÊU :
 Thuộc và sử dụng được các công thức động học và động lực học vật
rắn quay quanh một trục cố định.
 Nắm bắt được phương pháp giải một bài toán động học và động lực
học vật rắn quay quanh một trục.
 Qua hai bài mẫu, sử dụng được những điều đã học để giải những bài
tập khác.
II / CHUẨN BỊ :
Sau đây là một vài gợi ý khi giải một bài toán cơ học :
1. Việc học kỹ đầu bài là rất quan trọng. Khi đọc đầu bài cần xác định
đối tượng xét là vật (hệ vật) nào. Chú ý đến các lực (do đó momen lực) đặt
lên vật. Đối với bài toán thứ nhất vật là bánh xe, nhưng các lực tác dụng lại
không cố định. Trong giai đoạn đầu có hai lực (hai momen lực) tác dụng lên
bánh xe (trong 5s). Sau đó ngoại lực ngừng tác động, bánh xe vẫn còn quay.
Do đó vẫn có lực ma sát tác dụng. Vậy ta có hai chuyển động với các điều
kiện khác nhau tuy rằng cùng một vật là bánh xe. Bài toán thứ hai đơn giản
hơn, chỉ có hai trọng lực tác dụng lên hệ. Tuy nhiên lại là hai hệ khác nhau :
khi không kể đến khối lượng của ròng rọc thì hệ vật chỉ gồm hai trọng vật,
còn khi kể đến khối lượng của ròng rọc thì hệ vật gồm ba vật, thêm ròng rọc
có trục quay cố định.
2. Sau khi đã xác định rõ đối tượng và các lực tác dụng (momen lực
tương ứng) thì viết phương trình động lực học cho từng vật (nếu là hệ vật)
hoặc vật. Tùy theo vật có trục quay cố định hay không mà ta áp dụng công
thức định luật II Niu-tơn hay công thức về momen lực. Nhớ rằng cần quy
định chiều dương của chuyển động (tịnh tiến hay quay) để xác định dấu của
lực hay của momen lực tác dụng.
3. Từ phương trình động lực học có thể tính được một (vài) đại lượng


liên quan (gia tốc, gia tốc góc, khối lượng, momen quán tính, lực, momen
lực).
4. Trường hợp đã biết được (tính được) gia tốc thì có thể sử dụng
được các công thức động học để tìm các đại lượng chưa biết (phương trình
chuyển động đều, chuyển động biến đổi đều, các công thức liên quan giữa
vận tốc, gia tốc, thời gian ).
5. Chú ý rằng các phản lực là các lực thụ động, chỉ xuất hiện khi có
lực tác dụng (lực căng của dây, phản lực của mặt đỡ, giá đỡ, lực ma sát
tĩnh ) hoặc khi vật chuyển động (lực đàn hồi của lò xo, lực ma sát động )
6. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững các công thức của chuyễn
động quay :
  = const.
  = 
o
+ t
  = 
o
+ 
o
t +
1
2
.t
2

 
2
-
2
o


= 2( - 
o
)
 Khi  = 0, ta có phương trình của chuyển động quay đều.
III / GỢI Ý VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY  HỌC :

×