Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sen - vị thuốc chữa nhiều bệnh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.76 KB, 4 trang )

Sen - vị thuốc chữa
nhiều bệnh
Mọi bộ phận của sen đều được dùng
làm thuốc, từ hạt, tâm, ngó đến lá và
gương. Ví dụ, ngó sen (liên ngẫu) được
dùng cầm máu cho người đi ngoài hoặc
tiểu tiện ra máu, thổ huyết, chảy máu cam, xuất
huyết tử cung. Ngày dùng 6-12 g dưới dạng thuốc
sắc.
Các vị thuốc từ sen:
- Thạch liên tử: Đây là quả sen nhưng hay bị gọi
nhầm là hạt. Nó có vỏ, nếu bóc lấy hạt thì sẽ được vị
thuốc liên nhục hay liên tử. Trong liên nhục có nhiều
tinh bột, đường, protit, chất béo, cacbon hydrat,
canxi, photpho, sắt. Thạch liên tử thường được dùng
để chữa lỵ cấm khẩu với liều 6-12g dưới dạng thuốc
sắc. Liên nhục dùng làm thuốc bổ, cố tinh, chữa di
tinh, mất ngủ, thần kinh suy nhược. Ngày uống 10-
30 g dưới dạng sắc hay thuốc bột. Theo tài liệu cổ,
liên tử vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ, dưỡng
tâm, cố tinh, chữa đi lỏng do tỳ hư, di mộng tinh,
băng lậu.
- Liên phòng: Là gương sen già đã lấy hết quả rồi
phơi khô, dùng làm thuốc cầm máu, cùng đại tiện ra
máu. Ngày dùng 15-30 g dưới dạng thuốc sắc. Theo
tài liệu cổ, liên phòng vị đắng, chát, tính ôn, có tác
dụng tiêu ứ, cầm máu, chữa ứ huyết, bụng đau, đẻ
xong nhau chưa ra, băng huyết, tiểu tiện ra máu, tiểu
tiện khó khăn.
- Liên tu: Tức là tua nhị đực của hoa sen, bỏ hạt gạo
đi rồi phơi khô; có tác dụng chữa băng huyết, thổ


huyết, di mộng tinh. Ngày uống 5-10 g dưới dạng
thuốc sắc.
Một số bài thuốc được dùng trong dân gian:
- Chữa băng huyết sau khi đẻ: Gương sen 5 cái,
hương phụ 80 g, đốt cháy, tán nhỏ. Ngày uống 8-24
g, chia 2-3 lần. Nhiều lương y cho rằng lá sen vào
cùng một công dụng với gương sen. Khi bệnh cấp
thì dùng lá sen. Liều dùng 15-20 g dưới dạng thuốc
sắc. Theo tài liệu cổ, lá sen vị đắng, tính bình, dùng
chữa đi lỏng, phù thũng, nôn ra máu, máu cam, băng
huyết.
- Đái buốt và nóng: Lấy củ sen tươi, củ sinh địa tươi,
giã vắt lấy một bát nước, gạn trong, cho vào một
chút muối và vắt vào nửa quả chanh cho uống lúc
khát.
- Cảm sốt khát nước: Trong lúc cảm cúm miệng khát
như cào, lấy một chén nước ngó sen hòa vào thìa
mật ong hoặc mật mía hay nước mía tươi cho uống
dần dần từng ngụm nhỏ.
- Ứ máu, nhổ ra máu: Lấy ngó sen phơi khô 500 g,
tán nhỏ ngâm với một lít rượu. Mỗi lần uống 1 thìa.
Ngày uống 2 lần. Có thể lấy núm cuống lá sen thay
thế cho ngó sen cũng được.
- Nôn ra máu: Nếu bỗng nhiên bị nôn ra máu, lấy
ngó sen và núm lá sen giã lấy một bát nước cho
uống dần dần từng thìa nhỏ. Có thể pha lẫn vào một
thìa mật ong càng tốt (có thể lấy lá, núm cuống lá
sen để thay).
- Khát nước sau khi bị đi ngoài: Sau khi đi ngoài đã
khỏi nhưng còn bực bội khát nước háo ruột, lấy lá

sen non còn cuộn và cuống lá sen non thái làm rau
ăn ghém như cách ăn rau sống thường ngày.
- Chữa chứng di tinh, đái đục: Lấy hạt sen bóc vỏ,
bỏ lõi, rang vàng, tán nhỏ, uống thường xuyên với
nước lọc. Uống càng lâu càng tốt. Nếu có thể tìm
mua thêm được vị bạch linh cho vào cùng tán nhỏ
mịn thì càng có tác dụng nhanh chóng.
- Đi tiểu buốt ra máu: Lấy bầu gương sen rang gần
cháy (tồn tính) tán nhỏ, uống mỗi lần hai thìa nhỏ
với nước cháo; nếu không tìm được bầu gương sen
thì có thể lấy lá để thay thế.
- Chữa mụn nhọt sưng: Lấy núm cuống lá sen nấu
nước đặc để ngâm rửa. Sau lại lấy độ vài cái lá sen
giã với cơm nếp để đắp lên nhọt.
- Chữa viêm mũi, ngạt mũi kinh niên: Lấy cánh hoa
sen thái nhỏ phơi khô 100 g và bạch chỉ (ở cửa hàng
dược) 100 g, tán nhỏ trộn vào với nhau, lấy giấy
quấn thuốc lá quấn lại thành từng điếu. Người ta
thường cho lá sen có cùng một công dụng với gương
sen; nhưng khi bệnh cấp thì dùng lá sen. Liều dùng
15-20 g dưới dạng thuốc sắc.
- Chữa kiết lỵ ra máu: Lấy núm cuống lá sen giã vắt
lấy nước, đun sôi, để gần nguội cho uống

×