Tải bản đầy đủ (.ppt) (60 trang)

tieu luan quan li moi truong do thi va khu cong nghiep ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 60 trang )

GVHD:Th.S Nguyễn Thị Ngọc Anh
Bài tiểu luận: Quản lý các thành phần
môi trường trong khu đô thị
Nhóm 6: MSSV
Nguyễn Đình Tài 0810730
Nguyễn Thị Thu 0810746
Mai Thị Lan 0810664
Trương Thị Hiền 0810637
Cil Biển 0810606
Mông Văn Hoàn 0810644
Trần Thị Tuyết 0810778
Nội dung:
A. Giới thiệu
B. Khái niệm các thành phần môi trường trong khu đô thị
C. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quản lý chất lượng các
thành phần môi trường đô thị tại Việt Nam
D. Hiện trạng quản lý các thành phần môi trường đô thị tại
Việt Nam
I. Quản lý môi trường không khí đô thị
II. Quản lý môi trường giao thông đô thị
III. Quản lý tiếng ồn đô thị
IV. Quản lý môi trường nước đô thị
V. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
VI. Các hoạt động tư vấn cộng đồng và nâng cao năng lực
trong quản lý môi trường đô thị
E. Tài liệu tham khảo
A. Giới thiệu:

Dưới sự tác động của công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã có những phát triển
vượt bậc về mọi mặt. Nền kinh tế đất nước đang được xây dựng theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp phát triển là cơ sở để quá trình đô thị hoá


được đẩy nhanh. Theo thống kê tính đến nay Việt Nam có 758 đô thị,trong đó có 2
đô thị đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí minh, cả nước có 5 đô thi trực thuộc
TW và 10 đô thị loại 1. Dân số ở các đô thị theo đó cũng ngày càng tăng.

Đô thị hoá nhanh, công nghiệp phát triển là những tiêu chuẩn để đánh giá sự tăng
trưởng của một đất nước, làm cho đời sống kinh tế đất nước có những khởi sắc. Tuy
vậy nó cũng tồn tại nhiều hạn chế đó là gây áp lực đối với môi trường nhất là môi
trường đô thị hiện nay. Cùng với đà phát triển của đô thị và công nghiệp, ô nhiễm
môi trường đô thị theo đó cũng tăng nhanh có nơi đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép
gây ảnh hưởng không tốt với sức khỏe con người.
Các thành phần môi trường trọng tâm của đô thị gồm:

Môi trường nước

Môi trường không khí

Tiếng ồn

Chất thải rắn sinh hoạt

Giao thông đô thị
Hiện nay đã có nhiều phương pháp quản lý các thành phần môi trường
nhưng chưa được triệt để và còn nhiều khó khăn.
Quá trình đô thị hóa nhanh, phát triển hạ tầng kỹ thuật môi trường không cân
đối so với phát triển kinh tế - xã hội và dân số đã tạo sức ép lên môi trường
mạnh mẽ. Vậy những vấn đề, thành phần, đặc trưng môi trường ở khu đô thị
là gì? Chúng được quan tâm như thế nào? Và nhà nước ta quản lý các thành
phần môi trường khu đô thị như thế nào?
B. Khái niệm các thành phần môi trường trong khu đô thị:


Như đã biết môi trường sống có rất nhiều thành phần mà những thành phần đó có
những đặc điểm khác nhau đặc trưng cho từng không gian sống khác nhau.

Không khí bao phủ toàn bộ bề mặt trái đất. Nó không màu, không mùi, không vị.
Không khí là một hỗn hợp nhiều loại chất khí như: O
2
, N
2
, dioxit cacbon, các loại
khí trơ (Heli, neon, agon, ) và hơi nước. Không khí chứa 78% nito, 21% oxi, 1%
các loại khí khác. Đối với môi trường đô thị thì không khí còn chứa các chất gây ô
nhiễm như: CO, NO
x
, SO
2
,…

Môi trường giao thông bao gồm người tham
gia giao thông và những phương tiện cơ giới
tham gia giao thông như xe máy, ô tô, xe tải,
… Phương tiện giao thông vận tải một mặt
góp phần quan trọng vào quá trình phát triển
của xã hội, mặt khác lại gây ra những tác
động xấu đến môi trường, gây nguy hại cho
sức khỏe của con người và làm suy giảm
chất lượng cuộc sống đô thị.

Môi trường nước cung cấp cho
hoạt động sống của con người,
thực vật và động vật. Là nguồn

nguyên liệu không thể thiếu
trong các khu sản xuất. Nước
tồn tại trong tự nhiên ở dạng
lỏng không màu, không mùi,
không vị.

Chất thải rắn bao gồm tất cả các
chất thải phát sinh từ hoạt động
của con người và động vật, tồn
tại ở dạng rắn được thải bỏ khi
không còn hữu dụng hay không
mong muốn sử dụng nữa.
C. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quản lý chất lượng
các thành phần môi trường đô thị tại Việt Nam:
* Các quy chuẩn về môi trường nước:

QCVN 01:2008/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến cao
su.

QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm

QCVN 10:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ

QCVN 11:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến
thủy sản

QCVN 12:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột
giấy


QCVN 13:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may

QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

QCVN 15:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật
trong đất.

QCVN 24: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

QCVN 25: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất
thải rắn.
* Các quy chuẩn về môi trường không khí:

QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh

QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh

QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối
với bụi và các chất vô cơ

QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối
với một số chất hữu cơ

QCVN 02:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải
rắn y tế

QCVN 04:2009/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải xe mô tô, xe gắn

máy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới

QCVN 05:2009/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải xe ô tô sản xuất,
lắp ráp và nhập khẩu mới

.QCVN 22: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp
nhiệt điện

QCVN 23: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp
sản xuất xi măng

TCVN 6992:2001. Chất lượng không khí. Khí thải công nghiệp. Tiêu chuẩn thải theo
thải lượng của các chất vô cơ trong vùng đô thị
*Các quy chuẩn về môi trường tiếng ồn

QCVN 26:2010/BTNMT -Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn quy định giới
hạn tối đa các mức tiếng ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và
làm việc.

QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung quy định giá trị
tối đa cho phép mức gia tốc rung tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động
và làm việc.

TCVN 5948:1999 Âm học. Tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra
khi tăng tốc độ. Mức ồn tối đa cho phép

TCVN 5949:1998 Âm học. Tiếng ồn công cộng và khu dân cư. Mức ồn tối đa cho
phép

TCVN 6962:2001 Rung động và chấn động - Rung động do các hoạt động xây dựng

và cho phép đối với môi trường khu công cộng và khu dân cư
TCVN 7210:2002 Rung động và va chạm - Rung động do phương
tiện giao thông đường bộ Giới hạn cho phép đối với môi trường
khu công cộng và khu dân cư
TCVN 5964:1995 Âm học. Mô tả và đo tiếng ồn môi trường. Các
đại lượng và phương pháp đo chính
*Các quy chuẩn về chất thải rắn và chất thải nguy hại

Nghị định của chính phủ số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn

TCVN 6696-2000. Chất thải rắn – Bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Yêu cầu chung về bảo vệ môi
trường.

TCVN 6705:2000. Phân loại chất thải rắn không nguy hại

QCVN 07: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy
hại

Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc “Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường”.

Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về “Xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”.

Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ về “Ban hành
quy chế quản lý chất thải nguy hại”.

Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Kế hoạch
quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010


Chị thị số 23/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Đẩy mạnh công tác quản lý chất
thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp”

Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc
“Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số
quản lý chất thải nguy hại”.
D. Hiện trạng quản lý các thành phần môi trường đô
thị tại Việt Nam:
I. Quản lý môi trường không khí
đô thị:
1. Nguồn thải chính gây ô nhiễm
môi trường không khí đô thị:
Hoạt động giao thông vận tải,
các ngành công nghiệp, thủ
công nghiệp và hoạt động xây
dựng là nguồn thải chính gây ô
nhiễm môi trường không khí
khu đô thị.
Ước tính thải lượng các chất gây ô nhiễm từ các nguồn thải chính của
Việt Nam năm 2005
(Đơn vị: tấn/năm)

Phát thải khí ô nhiễm từ hoạt động giao thông vận tải: phát thải khi ô
nhiễm từ hoạt động GTVT là nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất
tại các khu đô thị. Chủ yếu gây ra ô nhiễm các khí độc hại như: CO,
NO
x
, hơi xăng dầu, bụi chì, benzen. Xe máy là nguồn đóng góp chính
các khí như CO, HmCn, VOC
s

. Xe tải thải ra nhiều SO
2
và NO
x

Tỷ lệ phát phải chất thải
gây ô nhiễm do các phương
tiện cơ giới đường bộ của
VN
• Phát thải khí ô nhiễm từ hoạt
động sản xuất công nghiệp: các
khí thải ô nhiễm phát sinh từ
các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu
do quá trình đốt nhiên liệu hóa
thạch. Các hoạt động này đã
thải ra một lượng lớn bụi, SO
2
,
CO và NO
2
gây tác động xấu
đến không khí đô thị
Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm không khí chủ yếu của một số
ngành công nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2003
• Phát thải khí ô nhiễm từ hoạt động xây dựng: bên
cạnh các hoạt động giao thông, hoạt động xây dựng
trong đô thị cũng là nguồn phát sinh bụi lơ lửng.
2. Hiện trạng chất lượng không khí tại các khu đô thị:
Ô nhiễm bụi – vấn đề nổi cộm của chất lượng không
khí đô thị: môi trường không khí xung quanh của

hầu hết các khu vực trong thành phố đều bị ô nhiễm
bụi, đặc biệt là các nút giao thông, các khu vực có
công trường xây dựng và nơi tập trung hoạt động
sản xuất công nghiệp. Không khí xung quanh các
đường giao thông bị ô nhiễm bụi chủ yếu là do từ
mặt đường cuốn lên khi các phương tiện cơ giới
tham gia giao thông.
TCVN 5937-2005: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh
PM10 (nồng độ bụi) – Vấn đề cần được quan tâm: PM10 trung bình
hàng năm của các thành phố lớn của Việt Nam như Tp. Hồ Chí Minh,
Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng nhìn chung đều vượt ngưỡng trung bình
năm được khuyến nghị của WHO (20 μg/m
3
). Ô nhiễm PM10 giữa các
khu vực trong một đô thị rất khác nhau.
Diễn biến PM10 trung bình năm tại một số thành phố từ 2003 -
2006
Ô nhiễm một số khí độc hại: Các khí CO, SO
2
, NO
2
trong không khí tại
các đô thị nhìn chung vẫn trong ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, tại một số
thời điểm, nông độ các chất này có tăng lên. NO
2
– mức độ ô nhiễm tăng
cao ven các trục giao thông trong đô thị, nồng độ NO
2
không ổn định
theo thời gian trong ngày cũng như trong năm. SO

2
, CO – nồng độ vẫn
nằm trong giới hạn cho phép. Chì – có xu hướng tăng một vài năm gần
đây. Benzen, toluen, xylen và tiếng ồn tăng cao ven các trục giao thông.
Ghi chú:

Tp. Hồ Chí Minh: số liệu trung
bình của 9 trạm tự động liên tục
trong thành phố

Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng: số
liệu từ một trạm tự động liên tục
tại một vị trí của mỗi thành phố.
Nguồn: Chi cục BVMT Tp. HCM, Cục Bảo vệ Môi Trường, Trung tâm
KTTV Quốc gia, 2007
Diễn biến nồng độ NO2
trung bình năm trong
không khí tại một số đô
thị từ 2003 - 2006
Diễn biến nồng độ SO2
trung bình năm trong
không khí tại một số đô
thị từ 2003 – 2006
3.Giải pháp quản lý:
3.1 Loại bỏ xăng pha chì:

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ
thị số 24/2000/CT-TTg ngày
23/11/2000 về việc triển khai sử dụng
xăng không pha chì và bắt đầu áp

dụng từ ngày 01/07/2001 trên toàn
lãnh thổ Việt Nam. Nhờ đó mà hiện
nay hàm lượng chì trong môi trường
không khí ở các đô thị của nước ta đã
giảm đáng kể.

Hàm lượng chì trung bình
tháng trong không khí tại
Tp. Hồ Chí Minh qua các
năm 2000 – 2007

Nguồn: Chi cục BVMT Tp.
Hồ Chí Minh, 2007
3.2 Giảm thiểu phát thải chất ô nhiễm vào không khí:

Tăng cường kiểm tra khí thải phương
tiện cơ giới đường bộ: Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định
249/2005/QĐ-TTg ngày 10/10/2005
quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí
thải đối với phương tiện giao thông cơ
giới đường bộ.

Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ
đạo tổ chức kiểm tra khí thải theo mức
tiêu chuẩn khí thải mới từ ngày
01/07/2006 đối với ô tô đang lưu hành
tại các thành phố. Từ ngày 01/07/2007,
tổ chức đã kiểm tra khí thải theo tiêu
chuẩn EURO 2 đối với xe cơ giới sản

xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới. Đầu tư
cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân
lực để đáp ứng công tác kiểm tra khí
thải xe cơ giới theo lộ trình áp dụng tiêu
chuẩn khí thải đã quy định.

Tăng cường quản lý giao thông và
tăng phương tiện giao thông công
cộng ở các đô thị: Nhằm hạn chế
số lượng phương tiện giao thông cá
nhân gây ô nhiễm môi trường
không khí và giảm tắc nghẽn giao
thông, hiện nay các cấp chính
quyền đang đặc biệt quan tâm đến
các biện pháp nhằm tăng cường
các phương tiện giao thông công
cộng và cải tiến quản lý hệ thống
giao thông.

PetroVietnam vừa ra nghị quyết số thông qua việc chuyển đổi và sử
dụng nhiên liệu khí nén CNG cho toàn bộ xe ô tô tại các đơn vị thành
viên của Tập đoàn trên địa bàn TPHCM và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Yêu cầu các nhà sản xuất phải giảm thiếu ô nhiễm: để kiểm soát chặt
chẽ các nguồn phát thải công nghiệp trong và ngoài đô thị, các tiêu
chuẩn khá nghiêm ngặt về phát thải đã được ban hành. Do vậy, nhiều
cơ sở, nhà máy lớn đã áp dụng các công nghệ sản xuất sạch hơn, công
nghệ kiểm soát phát thải hiện đại và sử dụng năng lượng hiệu quả. Kết
quả nghiên cứu của Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam đối với một số
ngành công nghiệp cho thấy việc áp dụng sản xuất sạch hơn đã góp

phần giảm ô nhiễm không khí, tiết kiệm năng lượng và chi phí, tăng
hiệu quả sản xuất.
3.3 Kiểm soát bụi trong xây dựng và giao thông vận tải:
Luật BVMT năm 2005 đã quy định việc thi công các công trình xây dựng
phải bảo đảm các yêu cầu về BVMT nói chung và kiểm soát bụi nói riêng
3.4 Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng:
Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thể
hiện sự kiên quyết của Chính phủ trong việc BVMT.
3.5 Từng bước loại bỏ các phương tiện cơ giới không đủ điều kiện lưu
hành:
Các Nghị định của Chính phủ (92/2001/NĐ-CP, 23/2004/NĐ-CP,
110/2006/NĐ-CP) về quy định niên hạn sử dụng đối với ô tô tải và ô tô chở
người là cơ sở pháp lý cho việc loại bỏ các phương tiện không đủ điều kiện
lưu hành, đã tích cực góp phần giảm thiểu khí thải độc hại.
• Gần đây, việc cấm lưu hành
đối với các xe tự chế cũng góp
phần giảm phát thải các chất ô
nhiễm vào không khí.
3.6 Triển khai chương trình trọng điểm ưu điểm về cải thiện chất lượng
không khí ở các đô thị Việt Nam:
Thực hiện “Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia năm 2020”, Bộ Giao
thông Vận tải đã ban hành Quyết định số 4121/QĐ-BGTVT ngày
01/11/2005 phê duyệt Khung kế hoạch tổng thể thực hiện Chương trình 23 “
Cải thiện chất lượng không khí ở các đô thị”.
3.7 Ban hành các TCVN về chất lượng môi trường không khí:
Ngày 18/12/2006, Bộ trưởng Bộ TN&MT đã ký Quyết định số 22/2006/QĐ-
BTNMT về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường,
trong đó có 4 Tiêu chuẩn về Chất lượng Không khí.
3.8 Thực hiện quan trắc môi trường không khí đô thị:

Ngày 29/01/2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số
16/2007/QĐ-TTg về “Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và
môi trường quốc gia đến năm 2020”, trong đó có mạng lưới quan trắc môi
trường tác động.
Theo Quy hoạch, đến năm 2020, trên toàn quốc sẽ xây dựng 58 trạm quan
trắc không khí lưu động. Các trạm này sẽ được kết nối thành mạng quan trắc
môi trường không khí thông qua trung tâm điều hành nhằm thường xuyên
theo dõi chất lượng môi trường không khí trong cả nước.
3.9 Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về môi trường không khí:
• Việt Nam tích cực tham gia xây dựng và đã phê chuẩn 17 công ước
quốc tế về môi trường và đang nỗ lực thực hiện các cam kết và nghĩa
vụ của một nước thành viên. Trong đó, Việt Nam đã phê chuẩn Công
ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) vào ngày
16/11/1994 và phê chuẩn Nghị định thư Kyoto vào ngày 25/9/2002
và được đánh giá là một trong những nước tham gia tích cực và sớm
nhất vào Nghị định thư.
• Việc huy động sự hỗ trợ quốc tế giải quyết các vấn đề môi trường
không khí đô thị đã được chú trọng trong thời gian qua.

×