TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
BÁO CÁO TIÊU LUẬN
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
Ở VIỆT NAM VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
GVHD: PGS.TS LÊ THANH HẢI
HVTH: Trần Thành Đạt 201210014
Nguyễn Minh Hồng Nga 1280100059
Phạm Thị Vân 201210038
Trần Thị Thanh Nhạn 201210023
Trần Tây Nam 201110036
Tháng 06/2013
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU CHUNG
1. Lịch sử phát triển làng nghề ở Việt Nam 1
1.1 Sự hình thành và phát triển các làng nghề ở Việt Nam 1
1.2 Sự phân bố của các làng nghề ở Việt Nam 1
1.3 Xu thế phát triển các loại hình làng nghề 2
1.4 Sự phát triển làng nghề và sức ép môi trường 3
1.4.1 Vai trò của các làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương, vùng miền và cả nước 3
1.4.1.1 Vai trò trong phát triển kinh tế và giải quyết lao động, việc làm 3
1.4.1.2 Các vấn đề xã hội 3
1.4.2 Các áp lực tới môi trường từ hoạt động của các làng nghề 4
CHƯƠNG 2 – QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
2.1 Công cụ chính sách 6
2.1.1 Việc đầu tư và sử dụng ngân sách cho công tác quản lý môi trường tại làng nghề 6
2.1.2 Xã hội hóa công tác quản lý môi trường đối với làng nghề 7
2.1.3 Công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BVMT đối với các
làng nghề 7
2.2 Công cụ pháp luật 8
2.2.1 Ban hành các VBQPPL; ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
về môi trường theo thẩm quyền 8
2.2.1.1 Ban hành VBQPPL của cơ quan Trung ương và địa phương hướng dẫn thi hành Luật BVMT
và pháp luật khác có liên quan đến môi trường tại các làng nghề 8
2.2.1.2 Ban hành tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật về môi trường có liên quan đến làng
nghề 9
2.2.2 Tổ chức bộ máy, năng lực quản lý nhà nước về BVMT các cấp đối với làng nghề 10
2.2.3 Công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm
pháp luật về BVMT tại các làng nghề 10
2.4 Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các làng nghề 11
2.4.1 Tình hình thực hiện các chính sách, pháp luật về BVMT đối với các làng nghề 11
2.4.2. Hiện trạng chất lượng môi trường xung quanh và chất thải, nước thải, khí thải tại các làng nghề.
12
2.4.2.1 Hiện trạng chất lượng môi trường nước và nước thải của các làng nghề 12
2.4.2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh và khí thải của các làng nghề 13
2.4.2.3 Chất thải rắn của các làng nghề 13
CHƯƠNG 3 – LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÀNG
NGHỂ MỸ LỒNG
3.1Khái quát làng nghề Mỹ Lồng 15
3.1.1Vị trí địa lí 15
3.1.2 Hiện trạng sản xuất của làng nghề 15
3.1.2.1 Nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho làng nghề 15
3.1.2.2 Công nghệ sản xuất 15
3.1.2.3Sản xuất tinh bột sắn và tinh bột dong 15
3.2. Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề 18
3.2.1 Hiện trạng môi trường nước 18
3.2.1.1 Hiện trạng cấp nước 18
3.2.1.2 Hiện trạng thoát nước 18
3.2.1.3 Thực trạng chất lượng môi trường nước 18
3.2.1.4 Tình trạng xử lý nước thải 18
3.2.2 Hiện trạng ô nhiễm rác thải rắn. 19
3.2.2.1 Khối lượng rác thải 19
3.2.2.2 Thành phần rác thải 19
3.2.2.3 Hiện trạng thu gom và xử lý rác thải 19
3.2.2.4 Về việc xử lý rác thải: 19
3.3 Ảnh hưởng của sự ô nhiễm môi trường đến tình trạng sức khỏe của cư dân khu vực 19
3.4.1.1 Đối với rác thải: 19
3.4. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm 19
3.4.1 Hướng giải quyết chung đối với thực trạng môi trường của làng nghề Mỹ Lồng 19
3.4.1.2 Đối với nước thải 19
3.4.2 Các giải pháp cụ thể 20
3.4.2.1 Giải pháp quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường 20
3.4.2.2 Giải pháp quản lý và phối hợp sự tham gia của cộng đồng 21
3.4.2.3 Một số giải pháp khác 23
CHƯƠNG 4 - KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG
1. Lịch sử phát triển làng nghề ở Việt Nam
1.1. Sự hình thành và phát triển các làng nghề ở Việt Nam
Từ xa xưa, hoạt động sản xuất nghề thủ công đã là một trong những nét văn hóa đặc thù trong đời
sống của người dân nông thôn Việt Nam. Theo thời gian, các hoạt động sản xuất đơn lẻ dần dần gắn
kết với nhau, hình thành nên các làng nghề, xóm nghề, trong đó có nhiều làng mang tính truyền thống,
tồn tại lâu đời, trở thành một hình thức kết cấu kinh tế - xã hội của nông thôn. Bên cạnh sự đóng góp to
lớn vào đời sống kinh tế, hoạt động sản xuất nghề còn giúp người dân gắn bó với nhau, tạo ra những
truyền thống, nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần cho nông thôn Việt Nam.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế trong nền kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, làng nghề nước ta cũng đang có tốc độ phát triển mạnh
thông qua sự tăng trưởng về số lượng và chủng loại ngành nghề sản xuất mới. Một số làng nghề từng
bị mai một trong thời kỳ bao cấp thì nay cũng đang dần được khôi phục và phát triển. Nhiều sản phẩm
thủ công truyền thống của làng nghề có được vị thế trên thị trường, được khách hàng trong và ngoài
nước ưa chuộng. Tuy nhiên, có một thực tế là đã và đang có sự biến thái, pha tạp giữa làng nghề thực
sự mang tính chất thủ công, truyền thống và làng nghề mà thực chất là sự phát triển công nghiệp nhỏ ở
khu vực nông thôn, tạo nên một bức tranh hỗn độn của làng nghề Việt Nam.
Cho đến nay, đã có số liệu thống kê về số lượng, loại hình của các làng nghề, làng nghề truyền
thống và làng có nghề cũng như mật độ và phân bố trên quy mô toàn quốc nhưng chưa đầy đủ và toàn
diện. Nguyên nhân chủ yếu là do tuy đã có tiêu chí phân loại làng nghề và làng nghề truyền thống,
nhưng còn chưa thống nhất về cách hiểu và cách thức phân loại giữa các địa phương, dẫn tới một số
địa phương vẫn chưa công nhận làng nghề, trong khi đó, nhiều địa phương khác ngoài việc đã công
nhận rất nhiều làng nghề, còn thống kê được hàng trăm, thậm chí hàng nghìn làng có nghề trên địa bàn
tỉnh. Bên cạnh đó, thời điểm thống kê và phương pháp thống kê cũng ảnh hưởng rất lớn đến các thông
tin và số liệu về làng nghề do tính biến động liên tục theo nhu cầu thị trường, thay đổi theo mùa vụ sản
xuất hoặc theo nguồn nguyên liệu sản xuất.
1
1.2 Sự phân bố của các làng nghề ở Việt Nam
Các làng nghề ở nước ta chủ yếu tập trung tại những vùng nông thôn, vì vậy, khái niệm làng nghề
luôn được gắn với nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay do xu thế đô thị hóa, nhiều khu vực nông thôn đã
trở thành đô thị, nhưng vẫn duy trì nét sản xuất văn hóa truyền thống, chính điều này đã tạo ra “lỗ
hổng” trong chính sách phát triển và hành lang pháp lý về quản lý làng nghề.
Trên bình diện cả nước, làng nghề phân bố không đồng đều giữa các vùng, miền. Tính chất của
làng nghề theo vùng, miền cũng không giống nhau. Làng nghề tập trung nhiều nhất ở miền Bắc, chiếm
khoảng 60%, trong đó Đồng bằng sông Hồng chiếm khoảng 50%, chủ yếu tập trung tại các tỉnh Bắc
Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định,…; ở miền Trung chiếm khoảng 23,6%, tập trung chủ
yếu tại các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế…; miền Nam chiếm khoảng 16,4%, tập trung chủ yếu
tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ….
Về loại hình sản xuất cũng rất đa dạng, được phân thành 08 nhóm ngành nghề theo Biểu đồ dưới
đây:
1 Theo kết quả Nghiên cứu Quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công phục vụ Công nghiệp hóa nông thôn Việt Nam từ
năm 2002 đến năm 2004 trong khuôn khổ hợp tác với tổ chức JICA của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì hiện
có khoảng 2.017 làng nghề. Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Môi trường được tổng hợp từ báo cáo chính thức
của UBND, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tính đến tháng 7 năm 2011 thì tổng
số làng nghề và làng có nghề trên toàn quốc là 3.355 làng, trong đó có 1.318 làng nghề đã được công nhận và 2.037
làng có nghề chưa được công nhận.
Do đặc điểm phân bố nêu trên, tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, với đặc điểm diện tích
chật hẹp, mật độ dân cư cao, hoạt động sản xuất quy mô công nghiệp và bán công nghiệp gắn liền với
sinh hoạt, nên các hậu quả của ô nhiễm môi trường là rõ rệt nhất. Trong khi đó, tại các tỉnh miền Trung
và miền Nam, do phân bố các làng có nghề khá thưa thớt, diện tích đất rộng, nên tuy vẫn nằm xen kẽ
trong các khu dân cư nhưng hậu quả môi trường là chưa đáng báo động. Hơn nữa, do đặc điểm phát
triển nên tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, làng nghề vẫn mang đậm nét thủ công truyền thống,
tận dụng nhân công nhàn rỗi tại chỗ và nguyên vật liệu địa phương, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của
cộng đồng dân cư quanh vùng, nên thực chất, phát triển làng nghề một cách có định hướng tại các khu
vực này là hết sức cần thiết.
1.3 Xu thế phát triển các loại hình làng nghề
Số lượng các làng nghề ở các vùng nói chung có xu hướng tăng lên, chỉ có ngành khai thác, sản
xuất vật liệu xây dựng có xu thế giảm do chính sách của nhà nước cũng như hậu quả của ô nhiễm môi
trường đến cộng đồng dân cư, và quan trọng hơn cả là chất lượng không cạnh tranh được với các sản
phẩm sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, tại khu vực Đồng bằng sông Hồng là nơi có số lượng làng
nghề lớn nhất trên cả nước thì số lượng vẫn tiếp tục tăng so với các khu vực khác nên khu vực này
được coi là đại diện nhất của bức tranh về ô nhiễm môi trường làng nghề Việt Nam. Trong khi đó, tại
các vùng Đông Bắc và Tây Bắc số lượng có chiều hướng giảm dần trong những năm gần đây.
Dự báo cho xu thế phát triển làng nghề trong những năm tiếp theo được thể hiện trong bảng sau:
Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam đến năm 2015
Vùng kinh tế
Dệt nhuộm,
ươm tơ,
thuộc da
Chế biến lương
thực, thực phẩm,
chăn nuôi, giết mổ
Tái chế
phế liệu
Thủ công
mỹ nghệ
Sản xuất vật
liệu xây dựng,
khai thác đá
Đồng bằng sông
Hồng
2 1 2 2 -1
Đông Bắc 1 1 0 1 0
Tây Bắc 1 1 0 1 0
Bắc Trung Bộ 1 2 1 2 1
Nam Trung Bộ 2 2 1 2 1
Tây Nguyên 1 0 0 2 1
Đông Nam Bộ 1 1 1 2 -1
Đồng bằng sông Cửu
Long
1 1 1 2 -1
Ghi chú: -1: suy thoái; 0: duy trì nhưng không phát triển; 1: phát triển vừa; 2: phát triển mạnh
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 – Môi trường làng nghề Việt Nam)
1.4 Sự phát triển làng nghề và sức ép môi trường
1.4.1 Vai trò của các làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng miền và cả
nước
1.4.1.1 Vai trò trong phát triển kinh tế và giải quyết lao động, việc làm
Sự phát triển sản xuất nghề trong những năm gần đây đã và đang góp phần quan trọng trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Tại các làng có nghề, đại bộ phận người dân tham gia làm
nghề thủ công nhưng vẫn duy trì sản xuất nông nghiệp ở một mức độ nhất định. Kết quả thống kê tại
nhiều làng có nghề, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đạt từ 60-80%; nông nghiệp chiếm khoảng 20 -
40%. Số hộ sản xuất và cơ sở ngành nghề nông thôn đang ngày một tăng lên với tốc độ tăng bình quân
từ 8,8 - 9,8%/năm, kim ngạch xuất khẩu từ các sản phẩm làng nghề không ngừng gia tăng. Mức thu
nhập của người lao động sản xuất nghề cao gấp 3 - 4 lần so với thu nhập của sản xuất thuần nông.
Nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện năm 2004 chỉ ra rằng, tỷ lệ hộ
nghèo trong số hộ sản xuất thủ công nghiệp là 3,7%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình cả nước là
10,4%. Như vậy có thể thấy, làng nghề đóng một vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, trực
tiếp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong lúc nông nhàn, góp phần đáng kể trong việc
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Bên cạnh đó, làng nghề còn có một ý nghĩa
gián tiếp đặc biệt quan trọng khác, đó là hạn chế việc di dân tự do từ khu vực nông thôn vào khu vực
thành thị trong thời kỳ nông nhàn, để tìm kiếm công ăn, việc làm và thu nhập.
Hoạt động sản xuất nghề nông thôn đã tạo ra việc làm cho hơn 11 triệu lao động, thu hút khoảng
30% lực lượng lao động nông thôn, đặc biệt có những địa phương đã thu hút được hơn 60% nhân lực
lao động của cả làng. Mức thu nhập từ sản xuất nghề cao hơn nhiều so với nguồn thu từ nông nghiệp,
đặc biệt là đối với vùng đất chật người đông như đồng bằng sông Hồng. Tại các làng nghề quy mô lớn,
trung bình mỗi cơ sở, doanh nghiệp tư nhân tạo việc làm ổn định cho khoảng 30 lao động thường
xuyên và 8-10 lao động thời vụ; các hộ cá thể tạo việc làm cho 4-6 lao động thường xuyên và 2-5 lao
động thời vụ. Đặc biệt tại các làng nghề dệt, thêu ren, mây tre đan thì mỗi cơ sở, vào thời kỳ cao điểm,
có thể thu hút 200-250 lao động. Bên cạnh những tích cực đã nêu ở trên, việc thu hút lao động ở những
địa phương khác tập trung vào các làng có nghề sẽ kéo theo những tác động tiêu cực đến xã hội và môi
trường khu vực nông thôn, các tác động này sẽ được phân tích ở những phần sau.
Đặc biệt đối với các làng nghề mà nhất là các làng nghề truyền thống, hoạt động sản xuất còn có
một ý nghĩa xã hội tích cực khác là sử dụng được lao động là người cao tuổi, người khuyết tật, những
người rất khó kiếm việc làm từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp tập trung cũng như
các ngành kinh doanh, dịch vụ khác. Sự phát triển của làng nghề đã và đang đóng góp đáng kể vào
GDP, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Làng nghề truyền thống được xem như một nguồn tài nguyên du lịch văn hóa vật thể và phi vật
thể đầy tiềm năng. Nhiều tên tuổi sản phẩm đã gắn với thương hiệu của các làng nghề từ Nam đến Bắc,
được người tiêu dùng trong nước và nước ngoài ưa chuộng như gốm sứ Bình Dương; gốm Bát Tràng,
Hà Nội; gốm Chu Đậu, Hải Dương; gốm Phù Lãng, Bắc Ninh; đồ gỗ Đồng Kỵ, Bắc Ninh; đồ gỗ Gò
Công, Tiền Giang; dệt Vạn Phúc, Hà Nội; cơ khí Ý Yên, Nam Định; mây tre đan Củ Chi, Thành phố
Hồ Chí Minh; mây tre đan Chương Mỹ, Hà Nội; chạm bạc Đồng Xâm, Thái Bình; đúc đồng Đại Bái,
Bắc Ninh; đồ đá mỹ nghệ Non Nước, Đà Nẵng Nhiều địa phương đã phát triển hiệu quả mô hình kết
hợp các tuyến du lịch với thăm quan làng nghề, từ gian trưng bày và bán sản phẩm, đến các khu vực
sản xuất, thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
1.4.1.2 Các vấn đề xã hội
Bảo tồn và phát triển làng nghề có vai trò quan trọng trong công tác “bảo tồn các giá trị văn hóa
dân tộc”. Lịch sử phát triển của các làng nghề truyền thống gắn liền với lịch sử văn hóa dân tộc. Nhiều
sản phẩm truyền thống mang vừa mang tính nghệ thuật cao, vừa đậm bản sắc đặc thù của mỗi địa
phương. Phát triển làng nghề đã tạo môi trường thuận lợi cho việc kế thừa và phát huy các tinh hoa văn
hóa của dân tộc, bảo vệ giá trị “nghệ tinh” cao quý của các nghệ nhân có tài năng với bí quyết nghề gia
truyền qua nhiều thế hệ, thông qua đó bảo tồn những giá trị đặc biệt của bản sắc văn hóa dân tộc Việt
Nam.
Đối với đồng bào dân tộc ít người miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, việc bảo tồn và phát triển
các nghề thủ công, truyền thống có giá trị đặc biệt quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Một
mặt là duy trì tính ổn định, bền vững của đời sống tự cung, tự cấp của đồng bào vùng cao, mặc khác,
giữ gìn được những kiến thức, kinh nghiệm bản địa vào duy trì việc tạo ra những sản phẩm có giá trị
văn hóa, tinh thần đáng tự hào cho dân tộc như hàng thổ cẩm của người Dao, Tày, Thái, H’Mông; đồ
trang sức, mỹ nghệ của các đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc
Tại nhiều địa phương, việc giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động đã tạo điều kiện giảm các tệ
nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút,… góp phần đảm bảo an sinh, xã hội cho khu vực nông thôn. Đồng
thời với sự quy tụ các tay nghề sản xuất giỏi, có cơ hội trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình
độ; quy tụ các nguyên liệu sản xuất phong phú là một trong những yếu tố tạo sự đa dạng hóa của nền
văn hóa và sản xuất tại nông thôn.
Mặt khác, với việc hình thành các cơ sở sản xuất lớn với nhu cầu sử dụng lao động cao, nhiều làng
nghề đã thu hút đông nhân công lao động từ các địa phương khác trong tỉnh, thậm chí từ các tỉnh khác
đến ăn, ở, sinh hoạt và làm việc. Trong điều kiện sinh hoạt và sản xuất đan xen, mật độ dân cư đông
đúc, lại tập trung có tính thời điểm, mùa vụ nên đã tạo ra nhiều bất cập giữa nhu cầu và đáp ứng, gây
khó khăn đối với đời sống xã hội của chính những người dân địa phương và những người đến lao
động. Từ nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt tăng vọt, đến các nhu cầu văn hóa, giải trí, nếp sống,… cũng
thay đổi, đã làm cho diện mạo nông thôn bị thay đổi. Cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, nước, hệ
thống giao thông, hệ thống thoát nước…do không đáp ứng được sức tăng đột ngột từ phát triển, nên
cũng bị tác động, xuống cấp mạnh.
Ngoài các doanh nghiệp, hợp tác xã, công ty TNHH trong làng nghề, thì đa số các cơ sở sản xuất
trong làng nghề đều mang những nét đặc thù về mặt xã hội như sau: do quy mô sản xuất nhỏ, phần lớn
ở quy mô hộ gia đình (chiếm 72 % tổng số cơ sở sản xuất), nên nếp sống, suy nghĩ còn mang đậm tính
chất tiểu nông của người chủ sản xuất; quan hệ sản xuất ảnh hưởng đậm nét của quan hệ gia đình,
dòng tộc, làng xã, hoặc các mối quan hệ quen biết, nên hình thức giao việc chủ yếu là tự thỏa thuận,
cam kết, hầu như không có hợp đồng lao động, bảo hiểm lao động và thực hiện các chính sách xã hội
thỏa đáng đối với người lao động, nhất là trong những trường hợp rủi ro, tai nạn nghề nghiệp xảy ra;
công nghệ, kỹ thuật, thiết bị sản xuất phần lớn lạc hậu, chắp vá, ít quan tâm đến phòng chống cháy nổ
và an toàn lao động; khả năng đầu tư của các hộ sản xuất làng nghề rất hạn chế, nên khó có điều kiện
phát triển hoặc đổi mới công nghệ theo hướng tiên tiến, ít chất thải, thân thiện với môi trường; lực
lượng lao động chủ yếu là lao động thủ công, trình độ người lao động thấp, thậm chí nhân lực mang
tính thời vụ, không ổn định nên hiểu biết, kiến thức, nhận thức của chủ cơ sở nói chung và người lao
động nói riêng về khoa học, công nghệ, luật pháp và các quy định về BVMT là rất hạn chế.
1.4.2 Các áp lực tới môi trường từ hoạt động của các làng nghề
Với sự phát triển ồ ạt và thiếu quy hoạch của làng nghề tại nông thôn, cùng với sự mất cân bằng
giữa nhu cầu phát triển sản xuất và khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng, và sự lỏng lẻo trong quản lý
nói chung và quản lý môi trường nói riêng, hoạt động của các làng nghề đã và đang gây áp lực rất lớn
đến chất lượng môi trường tại các khu vực làng nghề, đặc biệt là các làng nghề thuộc Đồng bằng sông
Hồng, quan trọng phải kể đến như sau:
- Kết cấu hạ tầng nông thôn như hệ thống đường sá, hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý nước
thải, điểm tập kết chất thải… rất yếu kém hoặc không đáp ứng được nhu cầu của phát triển sản xuất,
chất thải không được thu gom và xử lý, dẫn đến nhiều làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng, cảnh quan
bị phá vỡ;
- Quy mô sản xuất nhỏ, việc mở rộng sản xuất lại rất khó vì mặt bằng sản xuất chật hẹp, xen kẽ
với sinh hoạt; chất thải phát sinh không bố trí được mặt bằng để xử lý, lại ở trên một phạm vi hẹp, nên
đã tác động trực tiếp đến môi trường sống, ảnh hưởng tới điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của người
dân;
- Quan hệ sản xuất mang nét đặc thù là quan hệ họ hàng, dòng tộc, làng xã, đặc biệt là ở các làng
nghề truyền thống, nên sử dụng lao động mang tính chất gia đình, sản xuất theo kiểu “gia truyền” dẫn
tới việc “giấu” công nghệ sản xuất và nguyên liệu, hóa chất sử dụng; chưa áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất, gây lãng phí tài nguyên và phát sinh nhiều chất thải gây ô nhiễm môi
trường;
- Công nghệ sản xuất lạc hậu, thủ công, thiết bị cũ và chắp vá, bên cạnh ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm, tiêu hao nhiên liệu, điện, nước, còn kéo dài thời gian sản xuất và phát sinh ô nhiễm, đặc biệt
là tiếng ồn, bụi, nhiệt, ;
- Vốn đầu tư cho sản xuất hạn hẹp, nên việc đầu tư xử lý ô nhiễm là hầu như không có. Ngay cả
trong những trường hợp, nhiều cơ sở sản xuất liên doanh theo hướng hình thành các doanh nghiệp/hợp
tác xã lớn, có doanh thu không nhỏ, nhưng vẫn không đầu tư cho xử lý chất thải và BVMT;
- Trình độ sản xuất thấp, và do lợi nhuận trước mắt nên chỉ quan tâm đến sản xuất, còn nhận thức
về tác hại của ô nhiễm đến sức khỏe và ý thức trách nhiệm BVMT rất hạn chế. Hầu hết các cơ sở sản
xuất coi trách nhiệm xử lý ô nhiễm không phải là trách nhiệm của mình, mà là trách nhiệm của chính
quyền địa phương. Ngay bản thân chính quyền địa phương ở nhiều nơi cũng coi đây là trách nhiệm của
Nhà nước phải đầu tư xử lý ô nhiễm, mà không bám sát nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải khắc
phục, xử lý ô nhiễm”. Đây chính là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới ô nhiễm môi trường mà sản
xuất nghề gây ra;
- Nếp sống tiểu nông, tư duy sản xuất nhỏ, chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước mắt, nên các cơ sở
sản xuất tại làng nghề thường lựa chọn quy trình sản xuất thô sơ, lạc hậu, tận dụng nhiều sức lao động
trình độ thấp, nhân công rẻ. Hơn nữa, để hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, nhiều cơ sở sản
xuất còn sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, hóa chất độc hại, làm tăng nguy cơ và mức độ ô nhiễm của làng
nghề, tác động tiêu cực tới môi trường, sức khỏe cộng đồng và chính bản thân người lao động.
CHƯƠNG 2
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
2.1 Công cụ chính sách
2.1.1 Việc đầu tư và sử dụng ngân sách cho công tác quản lý môi trường tại làng nghề
Cho đến nay, kinh phí từ Trung ương hoặc địa phương dành chi trực tiếp cho hoạt động BVMT
làng nghề rất hạn chế. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được tổng hợp trong Báo cáo hiện
trạng môi trường quốc gia năm 2008 về làng nghề, tính đến năm 2007, tổng đầu tư từ ngân sách nhà
nước cho làng nghề vào khoảng 550 tỷ đồng, kinh phí này được sử dụng chủ yếu cho đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng nông thôn, tỷ lệ kinh phí dành cho các công trình xử lý ô nhiễm và BVMT là rất nhỏ
hoặc không có. Tại các bộ/ngành, địa phương, trong khoản chi 1% tổng chi ngân sách nhà nước cho
BVMT hàng năm cũng chỉ dành một phần nhỏ kinh phí để triển khai các hoạt động BVMT làng nghề,
tuy nhiên, có rất ít báo cáo từ các Bộ, ngành và địa phương đề cập chính xác đến con số này, vì vậy
không thể tổng hợp được con số thực chi từ ngân sách nhà nước cho hoạt động BVMT làng nghề,
những số liệu được nêu tại Phụ lục V chỉ mang tính chất đại diện.
Bên cạnh đó, việc đầu tư và sử dụng các nguồn kinh phí cho hoạt động xử lý chất thải và BVMT
làng nghề còn dàn trải, thiếu đồng bộ và kém hiệu quả. Từ nguồn ngân sách nhà nước và hỗ trợ của
các dự án quốc tế, tại một số Bộ, ngành (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Khoa học và
Công nghệ; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Liên hiệp các Hội Khoa
học và Kỹ thuật Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam….) và địa phương, các mô hình thử nghiệm về xử
lý chất thải, quản lý môi trường, huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác BVMT, đã
được triển khai và một số mô hình đạt kết quả tốt, được cộng đồng và chính quyền địa phương hoan
nghênh, đánh giá cao, nhưng việc duy trì tính bền vững và nhân rộng mô hình lại rất khó khăn và bất
cập. Nguyên nhân chủ yếu là do khi xây dựng Dự án chưa tính đầy đủ các yếu tố bền vững: nhiều dự
án không bền vững hoặc không thể nhân rộng do không xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan;
một số dự án không thành công vì công nghệ chưa phù hợp; một số dự án không hiệu quả do làng nghề
thay đổi công nghệ hoặc chuyển đổi ngành nghề sản xuất; còn phổ biến là do ý thức của người dân
thấp, nên không vận hành hoặc không đóng góp chi phí cho vận hành dự án.
Một ví dụ điển hình là “Mô hình xử lý nước thải cho một cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm kết
hợp chăn nuôi” tại thôn Xuân Lôi, xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Trong quá trình xây
dựng dự án, cơ quan chủ trì (Tổng cục Môi trường) đã khảo sát rất kỹ, làm việc với người dân và chính
quyền địa phương, xây dựng các cam kết, thỏa thuận về tiếp nhận, vận hành, bảo quản công trình. Mô
hình sau khi thử nghiệm có hiệu quả đã được tổ chức bàn giao cho chủ hộ sản xuất có sự chứng kiến
của người dân và chính quyền địa phương, được tuyên truyền trên website của Bộ Tài nguyên và Môi
trường để các địa phương cùng tham khảo, học tập. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn sau khi bàn
giao, mô hình đã ngừng hoạt động. Nguyên nhân là do chủ cơ sở không muốn chi phí cho việc vận
hành mô hình (mặc dù đã cam kết trước đó). Đây cũng là một bài học khá phổ biến không chỉ đối với
làng nghề mà cả đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp hiện nay ở Việt Nam; qua đó, để quản lý môi
trường hiệu quả, đòi hỏi phải triển khai áp dụng đồng bộ các công cụ quản lý: bên cạnh truyền thông,
giáo dục nâng cao nhận thức; các chính sách hỗ trợ, ưu đãi; áp dụng đúng mức các công cụ kinh tế;…
cần phải áp dụng công cụ hành chính “mạnh mẽ” hơn, mang tính cưỡng chế cao hơn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, với trách nhiệm là cơ quan chủ trì thực hiện “Dự án kiểm soát ô
nhiễm môi trường làng nghề” (giai đoạn 2009-2012) theo Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ, hiện đang tập trung xây dựng hành lang pháp lý cần thiết cho công tác BVMT làng
nghề, trong đó quan trọng nhất là xây dựng và ban hành được một văn bản riêng, quy định cụ thể trách
nhiệm của các tổ chức, cá nhân, chính quyền địa phương các cấp trong công tác BVMT làng nghề; xây
dựng lộ trình và hệ số áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường cho các hộ sản xuất trong
làng nghề; xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật quản lý và xử lý chất thải làng nghề; đào tạo, tập huấn,
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT làng nghề. Việc triển khai thực hiện các văn bản, quy định
nêu trên cũng như triển khai xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề là nhiệm vụ rất to lớn, lâu
dài; đòi hỏi phải có sự đầu tư tương xứng và sự tham gia tích cực, chủ động của nhiều Bộ, ngành và
các địa phương có liên quan.
Ngoài ra, Quỹ BVMT Việt Nam đã triển khai cho vay với lãi suất ưu đãi đối với một số dự án về
xử lý chất thải làng nghề, nghiên cứu và triển khai các công nghệ thân thiện môi trường (như dự án
chuyển đổi từ lò nung gốm sử dụng than sang lò nung bằng gas tại làng nghề Bát Tràng, huyện Gia
Lâm, TP.Hà Nội). Tuy nhiên, do nguồn vốn rất hạn hẹp, nên sự hỗ trợ và đầu tư của Qũy cho công tác
BVMT làng nghề cũng rất hạn chế.
Các khoản thu phí BVMT đối với nước thải, chất thải rắn theo quy định tại các Nghị định số
67/2003/NĐ-CP, 04/2007/NĐ-CP, 26/2010/NĐ-CP và Nghị định số 174/2007/NĐ-CP đã tạo thêm
nguồn thu cho ngân sách địa phương, góp phần chi đầu tư giải quyết các vấn đề môi trường đồng thời
giúp người dân có trách nhiệm hơn trong việc xả thải của mình.
2.1.2 Xã hội hóa công tác quản lý môi trường đối với làng nghề
Nhà nước cũng đã có chủ trương triển khai mạnh mẽ công tác xã hội hoá hoạt động BVMT, trong
đó có BVMT làng nghề, nhằm huy động sự tham gia tích cực của chính bản thân người dân, hộ sản
xuất cũng như các thành phần xã hội. Tuy nhiên, cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút sự tham gia còn
chưa thật sự cụ thể, hấp dẫn và rõ ràng.
Theo Luật BVMT, “Nhà nước khuyến khích cộng đồng dân cư thành lập tổ chức tự quản về
BVMT”. Quyết định số 129/2009/QĐ-TTG ngày 29/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề
án “Cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường”; Nghị định số
04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động BVMT, trong đó có hoạt
động “xây dựng hệ thống xử lý chất thải” và “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng BVMT các KCN,
CCN làng nghề”.
Tuy nhiên, cho đến nay, hầu như chưa có tổ chức, cá nhân nào “mạnh dạn” đầu tư cho làng nghề,
nguyên nhân là do khả năng thu hồi vốn, khả năng duy trì, vận hành các công trình đầu tư là khó khăn,
kể cả những dự án đã được hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước. Mặt khác, các thủ tục hành chính để
nhận được sự ưu đãi trong nhiều trường hợp còn phức tạp, khó khăn.
Tại nhiều địa phương, các Hợp tác xã, Tổ vệ sinh môi trường,… đã được thành lập với nhiệm vụ
chủ yếu là thu gom chất thải rắn để vận chuyển ra các điểm lưu giữ tạm thời, hoặc các bãi chôn lấp.
Kinh phí hoạt động của tổ chức này do người dân đóng góp, trung bình mỗi hộ sản xuất đóng góp
khoảng 7.000-15.000 đồng/tháng để thu gom rác thải, còn các hoạt động làm sạch đường làng ngõ
xóm, dọp dẹp kênh mương cống rãnh, ao hồ hay nhắc nhở người dân các quy định về vệ sinh môi
trường thì chưa được thực hiện. Trong thời gian tới, cần có các quy định hoặc hướng dẫn cụ thể, chi
tiết về vai trò, trách nhiệm cũng như quyền lợi của các tổ chức này, để khuyến khích địa phương hình
thành và phát triển các Tổ chức tự quản về BVMT một cách đúng quy định.
Tại một số nơi, hương ước của làng nghề đã ra đời, trong đó có các thỏa thuận về trách nhiệm đối
với giữ gìn vệ sinh môi trường, trách nhiệm nộp các khoản kinh phí chung, và đây là một hình thức tự
cam kết của cộng đồng thực sự có hiệu quả. Tuy nhiên, tại một số địa phương đã xây dựng và ký kết
hương ước, nhưng không được tổ chức thực hiện, không có sự theo dõi, giám sát việc thực hiện. Một
trong các nguyên nhân chính ở đây là do thiếu sự quan tâm thường xuyên và đúng mức của cấp ủy,
chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, một quy định về thủ tục hành chính hiện hành là hương ước
phải được UBND cấp huyện phê duyệt cũng cần được nghiên cứu, xem xét lại. Bản thân hương
ước/quy ước có tính chất tự nguyện, không bị điều chỉnh bởi các quyết định hành chính. Nó gắn liền
với đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng dân cư làng, xóm, nhưng lại yêu cầu được pháp lý hóa
kèm theo những thủ tục hành chính; đã gây tâm lý ngại xây dựng hương ước/quy ước hoặc xây dựng
mang tính hình thức ở rất nhiều địa phương.
Kết quả xã hội hóa công tác quản lý môi trường đối với làng nghề còn rất hạn chế, mang nặng tính
chất tự phát, phụ thuộc rất nhiều vào mức độ quan tâm của chính quyền cơ sở.
2.1.3 Công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BVMT đối
với các làng nghề
Trong thời gian qua, công cụ “giáo dục, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức đối với chính
sách, pháp luật, kiến thức về BVMT đối với các đối tượng có liên quan đến làng nghề” đã được quan
tâm và đầu tư nhiều nhất so với các công cụ khác. Nguyên nhân là do các cơ quan nhà nước, các tổ
chức có liên quan đều xác định đây là đối tượng sản xuất nhỏ, trình độ thấp, hiểu biết hạn chế và
không thể áp dụng ngay các công cụ quản lý hành chính nghiêm ngặt trong một thời gian ngắn. Tại
một số địa phương, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT nói chung và BVMT làng
nghề đã được xây dựng thành chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng, đã được đưa vào
cuộc họp thường kỳ của Chi bộ, Đảng bộ và chính quyền địa phương các cấp; đã huy động được sự
tham gia của nhiều tổ chức, đoàn thể. Tuy nhiên, hoạt động này chưa thực sự có hiệu quả: hình thức
tuyên truyền còn đơn điệu, thiếu tính sáng tạo, chưa hấp dẫn; nội dung còn chưa sát và phù hợp với
từng nhóm đối tượng; hoạt động tuyên truyền chưa được tiến hành một cách hệ thống, thường xuyên,
liên tục trên diện rộng, bao phủ khắp các nhóm đối tượng khác nhau. Vai trò của các đoàn thể, tổ chức
chính trị - xã hội chưa được đề cao đúng mức trong công tác vận động, tuyên truyền. Công tác tuyên
truyền, động viên, khuyến khích chưa mang lại hiệu quả thực sự.
Trong công tác BVMT nói chung và BVMT làng nghề nói riêng, vai trò của các tổ chức đoàn thể,
chính trị xã hội cực kỳ quan trọng. Thực tế triển khai một số mô hình/dự án BVMT làng nghề đã cho
thấy, một số đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên,… khi được giao các
nhiệm vụ như nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện các quy định về chất thải
rắn trên địa bàn nông thôn đã mang lại kết quả rất tốt.
2.2 Công cụ pháp luật
2.2.1 Ban hành các VBQPPL; ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường theo
thẩm quyền
2.2.1.1 Ban hành VBQPPL của cơ quan Trung ương và địa phương hướng dẫn thi hành Luật BVMT
và pháp luật khác có liên quan đến môi trường tại các làng nghề
Điều 38, Luật BVMT năm 2005 đã quy định về BVMT làng nghề như sau: “ Việc quy hoạch, xây
dựng, cải tạo và phát triển làng nghề phải gắn với BVMT; UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, tổ
chức thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm của các làng nghề trên địa bàn và có kế hoạch giải quyết tình
trạng ô nhiễm môi trường của làng nghề; Cơ sở sản xuất trong các KCN, CCN và làng nghề phải thực
hiện các yêu cầu về BVMT: xử lý nước thải; thu gom và vận chuyển chất thải rắn; quản lý chất thải nguy
hại và đóng góp kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng về BVMT, nộp đầy đủ các phí BVMT”.
- Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BVM.
Từ sau khi có Luật BVMT năm 1993 và nhất là từ sau khi Luật BVMT năm 2005 ra đời, hàng loạt
các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã được xây dựng và ban hành.
Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BVMT đã được xây dựng để áp dụng cho mọi
đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, không phân biệt nằm trong khu vực nông thôn, làng nghề, khu
đô thị, công nghiệp hay các khu vực khác. Do chưa tính tới những yếu tố đặc thù và khách quan của
làng nghề, nhiều văn bản khi áp dụng vào khu vực sản xuất làng nghề không khả thi, hiệu lực triển
khai rất thấp.
- Các văn bản có liên quan:
+ Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 về một số
chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó quy định các đối tượng, loại hình
ngành nghề nông thôn được khuyến khích, hình thức khuyến khích (ưu tiên, ưu đãi về đất đai; đầu tư,
tín dụng; thuế, phí; thông tin thị trường; khoa học, công nghệ và môi trường ), cũng như giao trách
nhiệm cho các ngành, các cấp chính quyền địa phương và cơ sở sản xuất về xử lý chất thải, bảo đảm vệ
sinh môi trường, thực hiện việc di chuyển cơ sở gây ô nhiễm môi trường đến địa điểm thích hợp.
+ Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 về Phát triển ngành nghề
nông thôn, trong đó quy định một số nội dung liên quan đến BVMT như: quy hoạch tổng thể phát triển
ngành nghề nông thôn gắn với BVMT; các dự án đầu tư đòi hỏi nghiêm ngặt về xử lý ô nhiễm môi
trường, bảo đảm yêu cầu nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mới thì được ưu tiên giao đất có thu tiền sử
dụng đất hoặc thuê đất tại các KCN, CCN tập trung; các cơ sở, ngành nghề nông thôn di dời ra khỏi
khu dân cư đến địa điểm quy hoạch được ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất và
hỗ trợ kinh phí để di dời. Về đầu tư, tín dụng có quy định: “ngân sách địa phương hỗ trợ một phần kinh
phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường cho các làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông
thôn”.
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 116/2006/TT- BNN ngày
18/12/2006 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006
của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số
113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 về việc hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ
phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ
trong đó có quy định một trong các nội dung được hưởng hỗ trợ bao gồm “Đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng và xử lý môi trường cho các làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn”, với các quy định
cụ thể về định mức hỗ trợ, nguồn tài chính hỗ trợ để triển khai thực hiện.
Nhiều văn bản quy phạm pháp luật tuy không quy định cụ thể đối với làng nghề nhưng phạm vi
điều chỉnh bao gồm cả đối tượng làng nghề, trong đó quan trọng phải kể đến là:
+ Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí BVMT đối với nước thải;
Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí BVMT đối với nước thải; Thông tư liên tịch
số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của liên Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí
BVMT đối với nước thải; Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT/BTC-BTNMT ngày 06/09/2007;
+ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn; Thông tư số
13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định số
59/2007/NĐ-CP; Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí BVMT đối
với chất thải rắn; Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/05/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số
174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí BVMT đối với chất thải rắn;
+ Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định
về quản lý chất thải nguy hại, trong đó quy định chi tiết: điều kiện hành nghề vận chuyển và xử lý, tiêu
huỷ chất thải nguy hại; thủ tục lập hồ sơ, đăng ký chủ nguồn thải, cấp phép hành nghề quản lý chất thải
nguy hại, mã số quản lý chất thải nguy hại; nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ nguồn thải, chủ vận chuyển,
chủ xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại;
+ Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/07/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng
dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý.
2.2.1.2 Ban hành tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật về môi trường có liên quan đến làng
nghề
Tương tự như đối với KKT, theo quy định của pháp luật, việc xây dựng và ban hành tiêu chuẩn
quốc gia về môi trường do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, việc xây dựng và ban hành Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về môi trường (chất lượng môi trường xung quanh và chất thải) do Bộ Tài nguyên và
Môi trường chịu trách nhiệm.
Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nghiên cứu, xây dựng chuyển đổi hoặc ban hành nhiều
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, trong đó có các quy chuẩn thải và quy chuẩn chất lượng
môi trường xung quanh.
Bảng tổng hợp các Tiêu chuẩn/Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được thể hiện tại Phụ
lục III.
Tuy nhiên, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được ban hành và áp dụng cho mọi đối
tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; không phân biệt đối tượng có nằm trong làng nghề hay không.
Khi xây dựng các quy chuẩn này, mục tiêu là tập trung vào các đối tượng là cơ sở sản xuất công
nghiệp. Vì vậy, trên thực tế khi áp dụng các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với các cơ
sở tiểu thủ công nghiệp trong làng nghề đã gặp nhiều khó khăn do năng lực xử lý chất thải của các cơ
sở này rất hạn chế. Nếu căn cứ theo quy chuẩn thải hiện hành để áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm
hành chính đối với các cơ sở trong làng nghề thì tất cả các cơ sở đều bị xử phạt, thậm chí không ít
trường hợp, mức xử phạt còn vượt quá năng lực thi hành của các cơ sở sản xuất. Hơn nữa, dù có vi
phạm và bị xử phạt, các cơ sở đang vi phạm do những điều kiện chủ quan và khách quan cũng không
thể khắc phục ngay được tình trạng xả thải vượt quy chuẩn trong một thời gian ngắn. Chính điều này
đã ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi và hiệu lực pháp lý của các quy định hiện hành.
Trong thời gian tới, cần nghiên cứu và ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
phù hợp với thực trạng năng lực sản xuất và khả năng đầu tư, xử lý chất thải của làng nghề (thông qua
các hệ số và lộ trình áp dụng Quy chuẩn).
2.2.2 Tổ chức bộ máy, năng lực quản lý nhà nước về BVMT các cấp đối với làng nghề
Hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về BVMT nói chung và môi trường làng nghề nói riêng hiện
nay còn quá mỏng về số lượng và hạn chế về trình độ.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Tổng cục Môi trường tiến hành năm 2010, số lượng cán bộ
tham gia vào công tác quản lý môi trường trên phạm vi toàn quốc ở địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) là
2.601 cán bộ.
Trên đây là con số thống kê về nhân lực tham gia vào công tác quản lý môi trường, lực lượng cán
bộ này phải triển khai đồng thời rất nhiều nội dung, công việc như: thanh tra, kiểm tra; thẩm định phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT, đề án BVMT; kiểm soát ô nhiễm và
quản lý chất thải; thẩm định phí BVMT; quan trắc môi trường và xây dựng báo cáo hiện trạng,…Có
thể nói số lượng cán bộ tham gia và thời gian đầu tư trực tiếp cho công tác BVMT làng nghề còn rất
khiêm tốn và cũng chưa có số liệu thống kê chi tiết cho tới nay.
Số liệu thống kê cũng chỉ ra rằng, khoảng 95% cán bộ quản lý môi trường cấp huyện không có
bằng cấp chuyên môn trực tiếp về môi trường
2
. Chưa kể hầu hết cán bộ mới được phân công, tuyển
dụng, điều chuyển thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường trong một vài năm gần đây, nên trình độ
năng lực và kinh nghiệm quản lý còn rất hạn chế. Các cán bộ này lại không được tập huấn, nâng cao
trình độ thường xuyên trong lĩnh vực BVMT nên việc nắm bắt và hiểu các văn bản quy phạm pháp luật
còn chưa đúng và đầy đủ, gây khó khăn trong thi hành, áp dụng hoặc không nhất quán trong hướng
dẫn, giải quyết.
Đối với cấp xã, phường và thị trấn (là cấp liên quan trực tiếp đến công tác BVMT làng nghề): cán
bộ môi trường thường là cán bộ địa chính kiêm nhiệm, do đó trình độ chuyên môn về môi trường rất
hạn chế; công việc chính là quản lý đất đai, việc thực hiện trách nhiệm về BVMT chưa được chú trọng.
Tại cấp thôn, mọi trách nhiệm trong đó có trách nhiệm về môi trường đều được giao cho trưởng thôn,
với trình độ hạn chế, với quan hệ dòng tộc, làng xã ở địa phương thì hiệu quả thực thi các hoạt động
BVMT còn rất thấp. Cho đến nay, chưa có một làng nghề nào (kể cả đã được công nhận và chưa được
công nhận) có cán bộ chuyên trách về quản lý môi trường.
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị (dụng cụ lấy, bảo quản, phân tích mẫu môi trường; phòng thí
nghiệm, ) phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về môi trường: hiện nay, chỉ có cấp tỉnh mới được
trang bị các thiết bị tối thiểu, cần thiết nhưng cũng chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ so với yêu cầu của
công tác quản lý môi trường trên một địa bàn rộng, đa dạng và quá nhiều trọng tâm ưu tiên.
2.2.3 Công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo vi
phạm pháp luật về BVMT tại các làng nghề
Như trên đã phân tích, chức năng thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật nói
chung và pháp luật về BVMT nói riêng đối với các đối tượng sản xuất trong làng nghề được giao cho
nhiều ngành, nhưng việc triển khai thực hiện lại rất hạn chế. Nguyên nhân do đây là các đối tượng sản
xuất nhỏ, trong khi nguồn nhân lực và kinh phí được phân bổ cho công tác thanh kiểm tra trong thời
gian qua còn hạn hẹp, nên công tác này trước mắt chủ yếu tập trung vào các KCN, các cơ sở công
nghiệp lớn, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông, các cơ sở khai thác khoáng sản và các cơ
sở xử lý chất thải, chất thải nguy hại. Đối với làng nghề, công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thực
2 Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 – Môi trường làng nghề Việt Nam
hiện thường xuyên, triệt để. Hình thức xử lý chủ yếu là nhắc nhở, chưa xử lý hành chính cũng như áp
dụng các hình thức xử phạt bổ sung khác. Chính điều đó đã tạo điều kiện để một số cơ sở công nghiệp
“chui” vào làng nghề.
Từ kết quả kiểm tra, thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như chính quyền địa
phương các cấp cho thấy, hầu hết các làng nghề không có cơ sở hạ tầng phù hợp để thu gom, xử lý
chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Các cơ sở trong làng nghề không
thực hiện các hồ sơ, thủ tục về môi trường; không phân loại, xử lý chất thải. Nhận thức của người dân,
chủ cơ sở đối với các quy định về BVMT còn hạn chế. Việc áp dụng các quy định pháp luật hiện hành
để xử lý vi phạm hành chính đối với các đối tượng sản xuất trong làng nghề thực sự gặp nhiều khó
khăn, bất cập. Nếu áp dụng theo quy định tại Nghị định số 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực BVMT thì tất cả các hộ, cơ sở sản xuất đều thuộc đối tượng bị xử lý, thậm chí phải
đóng cửa hoặc tạm thời dừng hoạt động để khắc phục hậu quả; số tiền phải nộp phạt được tính trên
tổng mức các hành vi vi phạm nên rất cao dẫn đến cơ sở không có khả năng nộp phạt cũng như đầu tư
kinh phí để xây dựng hệ thống, công trình xử lý chất thải.
Đối với một số làng nghề thuộc Danh mục kèm theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22
tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng, hiện đang phải áp dụng các biện pháp cải thiện môi trường, hoặc dần
thu hẹp quy mô hoạt động tiến tới chuyển đổi hoàn toàn ngành nghề sản xuất, điển hình như Làng
nghề tái chế chì Đông Mai, tỉnh Hưng Yên.
Bên cạnh đó, do tâm lý họ hàng, dòng tộc, làng xã nên các hộ dân (kể cả có sản xuất nghề và
không sản xuất nghề) mang nặng tâm lý e ngại, nể nang, quen chịu đựng và sợ va chạm, nên không tố
giác các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, và vi phạm pháp luật về BVMT nói riêng. Tại một số
địa phương, người dân còn liên kết chống đối lại các cơ quan chức năng khi bị kiểm tra (như rào
đường, đóng cổng,…) và che dấu các hành vi vi phạm của các hộ sản xuất.
Nhìn chung, công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật các cơ sở trong làng nghề gần
như bị “bỏ trống” trong khi các hành vi vi phạm lại rất phổ biến.
2.4 Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các làng nghề
2.4.1 Tình hình thực hiện các chính sách, pháp luật về BVMT đối với các làng nghề
Như trên đã phân tích, do năng lực, nguồn lực hạn chế, nên hầu hết các địa phương còn chậm
trong việc quán triệt và triển khai các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về BVMT tới chính
quyền địa phương cấp huyện, cấp xã và đặc biệt là các hộ, cơ sở sản xuất tại làng nghề. Nhiều hộ, cơ
sở sản xuất cũng như chính quyền địa phương cấp xã, huyện không hiểu hoặc hiểu chưa đúng về
quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mình trong công tác BVMT; trách nhiệm xử lý chất
thải sản xuất phát sinh từ hoạt động của cơ sở và trách nhiệm đóng góp các khoản kinh phí cho công
tác BVMT.
Chính vì vậy, ngoài rất ít số vụ vi phạm pháp luật về BVMT tại làng nghề đã được xử lý, những
công cụ quản lý khác cũng triển khai rất khó khăn. Kết quả kiểm tra, điều tra cho thấy, hầu như không
có hộ sản xuất trong làng nghề có các hồ sơ, thủ tục về môi trường (như Đánh giá tác động môi
trường; Cam kết BVMT; Đề án BVMT); không có các hạng mục công trình xử lý nước thải, khí thải
đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; không nộp các khoản phí, lệ phí về BVMT và khai
thác tài nguyên (trừ phí thu gom chất thải rắn); không đủ năng lực tài chính để nộp phạt vi phạm hành
chính cũng như chây ỳ trong thi hành quyết định xử lý vi phạm; một số trường hợp cá biệt sẵn sàng
dựa vào số đông để chống đối, thậm chí hành hung các đoàn kiểm tra, thanh tra, báo chí đến làm việc;
nhiều hộ sản xuất không tiếp nhận hoặc tiếp nhận nhưng không vận hành các hạng mục công trình xử
lý ô nhiễm môi trường khi được nhà nước đầu tư, do không chịu chi trả các khoản chi phí vận hành,
bảo dưỡng.
Nhà nước đã ban hành các quy định, chính sách di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi
khu dân cư, đã chỉ đạo tăng cường quy hoạch, xây dựng CCN làng nghề hoặc khu sản xuất tập trung.
Trên thực tế, nhiều địa phương đã tổ chức thực hiện, nhưng không triệt để. Một ví dụ tại phường Đình
Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh có đến 02 CCN để di dời các cơ sở sản xuất nhưng không cụm nào
có hệ thống xử lý nước thải. Tại hầu hết các nơi, UBND cấp huyện hoặc cấp xã làm chủ đầu tư CCN
làng nghề, nhưng cơ sở hạ tầng mới chỉ dừng lại ở việc cấp điện, hệ thống đường giao thông nội bộ
đơn giản và không có các hạng mục, công trình về BVMT. Tại nhiều khu quy hoạch sản xuất tập
trung, các hộ sản xuất không chỉ di chuyển bộ phận sản xuất mà lại di chuyển cả gia đình đến sinh hoạt
như CCN Đồng Kỵ - Bắc Ninh, hình thành cả một khu phố mới có cả nơi ở, nơi sản xuất, nơi trưng
bày sản phẩm. Do vậy, các KCN, CCN này giống với khu vực giãn dân và là một hình thức mở rộng ô
nhiễm. Theo đánh giá và dự báo của nhiều chuyên gia môi trường trong nước và quốc tế thì mô hình
KCN, CCN do UBND tỉnh và UBND huyện thành lập đã, đang và sẽ là một loại hình gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng hàng đầu. Đây là xu hướng đáng báo động trên toàn quốc và nếu không có biện
pháp xử lý kịp thời, đưa các CCN vào đúng khung pháp lý hiện hành, thì thay vì xử lý ô nhiễm trong
phạm vi 3.355 làng có nghề và làng nghề được công nhận như hiện nay, chúng ta sẽ phải xem xét và
xử lý số lượng các khu vực ô nhiễm gấp đôi, thậm chí gấp ba lần con số hiện tại trong vòng vài năm
tới.
2.4.2. Hiện trạng chất lượng môi trường xung quanh và chất thải, nước thải, khí thải tại các làng
nghề.
Ô nhiễm môi trường làng nghề có một số đặc điểm sau: (i) Là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm
vi một khu vực (thôn, làng, xã…). Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu sinh hoạt nên
đây là loại hình ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát; (ii) Mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản
xuất theo ngành nghề sản xuất, mùa vụ sản xuất, loại hình sản phẩm và tác động trực tiếp tới môi
trường nước, khí, đất trong khu vực; (iii) Mức độ ô nhiễm khá cao tại khu vực sản xuất và ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe người lao động do sinh hoạt ngay trong khu vực sản xuất. Tác động của ô nhiễm
là tác động “cộng hưởng” của nhiều nguồn ô nhiễm trong cùng một khu vực (gồm nhiều hộ sản xuất
gia đình).
Trên thực tế, mức độ “tác động” đến môi trường do hoạt động sản xuất làng nghề rất khác nhau,
phụ thuộc vào loại hình sản xuất và đặc điểm phân bố theo vùng, miền. Ví dụ như các làng nghề dệt
thổ cẩm ở vùng núi phía Bắc, các làng nghề thêu ren, đan tay, các làng có nghề không sử dụng hóa
chất công nghiệp ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ; hoặc các làng nghề dệt nhuộm có sử dụng thuốc
nhuộm có nguồn gốc thực vật, thì các tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng môi trường là không đáng
kể.
2.4.2.1 Hiện trạng chất lượng môi trường nước và nước thải của các làng nghề
Theo đặc trưng chất gây ô nhiễm trong nước thải của từng loại hình sản xuất có thể phân loại ô
nhiễm môi trường nước như sau: (i) Ô nhiễm chất hữu cơ tại các làng nghề chế biến lương thực, thực
phẩm, chăn nuôi và giết mổ. Đây là các loại hình sản xuất có nhu cầu sử dụng nước rất lớn và nước
thải có độ ô nhiễm hữu cơ rất cao. Hàm lượng các chất ô nhiễm, đặc biệt là COD và BOD
5
, SS, Tổng
N, Tổng P vượt QCVN hàng chục lần. Đặc biệt là nước thải từ khâu lọc tách bã, tách bột đen của quá
trình sản xuất tinh bột từ sắn và dong giềng có độ pH thấp, hàm lượng BOD
5
, COD vượt trên 200 lần
3
(ii) Ô nhiễm chất vô cơ chủ yếu tập trung tại các làng nghề dệt nhuộm, thủ công mỹ nghệ và mây tre
đan, tái chế giấy, nước thải có hàm lượng cặn lớn và chứa nhiều chất ô nhiễm như dung môi, dư lượng
các hoá chất trong quá trình nhuộm, đánh bóng. Nước thải dệt nhuộm chứa nhiều hóa chất và có độ
màu rất cao, có nơi lên tới 13.000 (Pt-Co); (iii) Ô nhiễm kim loại nặng độc hại, dầu thải từ nước thải
của các làng nghề mạ, tái chế kim loại…Quá trình mạ bạc còn tạo ra muối thủy ngân xyanua, oxit kim
loại, Cr
6+
và các tạp chất khác vượt QCVN từ 1,5 -10 lần.
4
3
,4
Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 – Môi trường làng nghề Việt Nam
4
2.4.2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh và khí thải của các làng nghề
Ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề có nguồn gốc chủ yếu từ việc sử dụng than làm
nhiên liệu (phổ biến là than chất lượng thấp), sử dụng nguyên vật liệu và hóa chất trong dây chuyền
công nghệ sản xuất. Khí thải chứa các thành phần đặc trưng là bụi, CO
2
, CO, SO
2
, NO
x
và chất hữu cơ
bay hơi. Trong đó, ngành sản xuất có thải lượng ô nhiễm lớn nhất là tái chế kim loại, tiếp theo sản xuất
vật liệu xây dựng và gốm sứ. Ngoài ra, quá trình tái chế và gia công cũng gây phát sinh các khí độc
như hơi axit, kiềm, oxit kim loại (PbO, ZnO, Al
2
O
3
) và ô nhiễm nhiệt. Hàm lượng bụi ở khu vực sản
xuất vật liệu xây dựng tại một số địa phương vượt QCVN là 3 - 8 lần, hàm lượng SO
2
có nơi vượt 6,5
lần
5
.
Một số làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ còn phát sinh ô nhiễm
mùi do quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong nước thải và các chất hữu cơ trong chế phẩm thừa
thải ra tạo nên các khí như SO
2
, NO
2
, H
2
S, NH
3
các khí gây mùi hôi tanh rất khó chịu, điển hình như
Làng trống da Lâm Yên (Đại Lộc, Quảng Nam). Các làng nghề ươm tơ, dệt vải và thuộc da, thường bị
ô nhiễm bởi các thông số như SO
2
, NO
2
. Các làng nghề thủ công mỹ nghệ thường bị ô nhiễm nặng bởi
khí SO
2
phát sinh từ quá trình xử lý chống mốc cho các sản phẩm may tre đan.
Đặc biệt, các làng nghề dệt thường bị ô nhiễm tiếng ồn từ các máy dệt thủ công hoặc bán tự động,
mức ồn vượt TCVN từ 4 - 14 dBA.
2.4.2.3 Chất thải rắn của các làng nghề
Chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom và xử lý triệt để, nhiều làng nghề xả thải
bừa bãi gây tác động xấu tới cảnh quan môi trường, gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất.
Các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, đặc biệt là sản xuất tinh bột sắn, dong giềng tạo ra
khối lượng lớn chất thải rắn. Khối lượng chất thải rắn này không được thu gom, xử lý mà xả bừa bãi ở
các khu vực công cộng, đặc biệt là ao hồ, bờ đê gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước, ô nhiễm nghiêm
trọng nước mặt, nước dưới đất; bốc mùi hôi thối và mất mỹ quan khu vực nông thôn.
Làng nghề tái chế kim loại, với nguồn chất thải rắn phát sinh bao gồm bavia, bụi kim loại, phoi, rỉ
sắt, lượng phát sinh khoảng 1-7 tấn/ngày. Làng nghề tái chế giấy, nhựa thải ra các chất thải rắn gồm:
nhãn mác, bột giấy, băng ghim, băng dán, tạp chất không tái sinh được, các chi tiết bằng kim loại, cao
su. Các tạp chất loại này thường chiếm 5-10% trong phế liệu.
6
5 Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 – Môi trường làng nghề Việt Nam
6 Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 – Môi trường làng nghề Việt Nam
N1: Nước thải xeo giấy – Làng nghề
Dương, Bắc Ninh
N2: Nước thải ngâm tẩy- Cơ sở Phú
Gia, Phú Lâm, Bắc Ninh
N3: Nước rửa nguyên liệu cơ sở ông
Quyết, Trung Văn, Hà Nội
N4: Nước thải máy nguyên liệu cơ sở
Long Trúc, Triều Khúc, Hà Nội
N5: Nước thải máy nguyên liệu cơ sở
ông Luyện, Minh Khai, Hưng Yên
Hàm lượng một số thông số ô nhiễm trong nước thải sản xuất làng nghề tái chế giấy
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 – Môi trường làng nghề Việt Nam)
Kết quả khảo sát 52 làng nghề trong khuôn khổ Nhiệm vụ năm 2006 do Tổng cục Môi trường
(trước đây là Cục BVMT) thực hiện cho thấy, có 46% làng nghề bị ô nhiễm nặng, 27% bị ô nhiễm vừa
và 27% bị ô nhiễm nhẹ. Chất lượng môi trường tại hầu hết khu vực sản xuất trong các làng nghề đều
không đạt tiêu chuẩn. Ô nhiễm môi trường làng nghề ảnh hưởng rất lớn tới những người trực tiếp tham
gia sản xuất, những người dân sống tại chính làng nghề đó.
Lượng chất thải rắn của một số làng nghề tái chế kim loại
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 – Môi trường làng nghề Việt Nam)
CHƯƠNG 3
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LÀNG NGHỂ MỸ LỒNG
3.1Khái quát làng nghề Mỹ Lồng
3.1.1 Vị trí địa lí
Xã Mỹ Lồng thuộc huyện Giồng Trôm, Tỉnh Bến Tre, nằm ở phía Tây Bắc. Các vị trí tiếp giáp:
- Phía Đông giáp huyện Ba Tri
- Phía Tây giáp thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành
- Phía Nam giáp huyện Mỏ Cày Nam, có ranh giới chung sông Hàm Luông
- Phía Bắc giáp huyện Bình Đại, có ranh giới chung sông Ba Lai
Bến Tre là tỉnh đồng bằng nằm cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp biển Đông và các tỉnh Tiền
Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long. Trung tâm của tỉnh cách Thành phố Hồ Chí Minh 87 km về phía Tây
(qua Tiền Giang và Long An).
3.1.2 Hiện trạng sản xuất của làng nghề.
Mỹ Lồng xã nằm trong vùng trọng điểm chế biến nông sản của đồng bằng Sông cửu Long. Làng
nghề Mỹ Lồng đã có hơn 40% số hộ chuyên nghề chế biến nông sản. Sản phẩm của làng nghề ngày
một đa dạng, phong phú: tinh bột sắn và tinh bột dong… cung cấp cho các công ty dược, các nhà máy
bánh kẹo; làm mạch nha, miến, bún khô… không chỉ cung cấp cho các thị trường trong nước mà còn
xuất khẩu sang các nước khác như Lào, Campuchia, Trung Quốc,
3.1.2.1 Nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho làng nghề
Do đặc thù của nghề chế biến nông sản nên nguyên liệu sản xuất chính vẫn tập trung vào một số
nông sản như: củ sắn, củ dong riềng, đỗ xanh, lạc, vừng. Các ngành sản xuất bánh kẹo, mạch nha lại sử
dụng sản phẩm tinh bột sắn, tinh bột dong, vừng, lạc sơ chế, đỗ xanh bóc vỏ… Các nguyên liệu sắn củ,
dong củ cho hoạt động của làng nghề chủ yếu được mua từ các tỉnh lân cận thuộc đồng bằng sông
Sông cửu Long và một phần không nhiều là từ nông nghiệp của xã.
3.1.2.2 Công nghệ sản xuất
Trong những năm gần đây tốc độ đầu tư để đổi mới công nghệ nâng cao năng suất và chất lượng
sản phẩm diễn ra khá nhanh ở hầu hết các lĩnh vực của ngành sản xuất. Tuy nhiên quá trình đầu tư đổi
mới khoa học còn mang tính chắp vá thiếu đồng bộ, công nghệ sản xuất chỉ tập trung đổi mới ở một số
khâu, một số quy trình nhằm giảm bớt sức lao động, tạo ra năng suất cao (như máy khuấy trộn, máy
bóc tách vỏ nông sản, máy hấp tráng miến, máy cắt miến…). Mặt khác do hạn chế về mặt bằng sản
xuất và nguồn vốn nên đầu tư công nghệ cho sản xuất còn nhỏ lẻ mang tính công đoạn, nhìn chung còn
lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình hiện nay.
Đặc biệt, hiện làng nghề hầu như chưa có sự đầu tư công nghệ cho vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi
trường. Lượng nước thải và bã thải hàng năm rất lớn nhưng không qua xử lý mà thải trực tiếp vào các
kênh mương rồi đổ vào sông Hàm Luông, Sông Hậu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
3.1.2.3 Sản xuất tinh bột sắn và tinh bột dong.
Một trong những tác nhân gây ô nhiễm lớn nhất đối với Mỹ Lồng hiện nay là từ sản xuất tinh bột
sắn và tinh bột dong. Với nguyên liệu là từ sắn củ và dong củ, qua sơ chế, nghiền nhỏ, ngâm ủ, lọc
tách rồi lấy bột sắn và dong cung cấp cho cơ sở CBNSTP trong làng và xuất đi các vùng khác, còn
chất thải là lượng bã sắn, dong lớn cùng một khối lượng nước thải khổng lồ không được xử lý kịp thời
đã và đang là vấn đề nan giải cho vùng
Hình 3.1. Công nghệ chế biến tinh bột sắn, dong
Sắn, dong (1000kg)
Nước củ, dong củ
Xay, nghiền
Rửa, bóc vỏ
Lọc, tách bã
Lắng, tách bột
Rửa bột (bột dong thường ngâm thêm hóa chất)
Làm khô
Vỏ, tạp chất
Nước thải
Nước sạch, điện
Điện (2.5KW)
Nước sạch, điện
Bã sắn, dong
(400 – 500kg)
Bột đen
(60 – 100kg)
Bột thành phẩm
Xỉ khô (30kg)
Nước sạch, điện
Xỉ ướt (50kg)
Nước thải
Nguồn: Đặng Kim Chi, 2005
Sắn củ
1 tấn (100%)
Vỏ, đất, cát xả ra
0,05 tấn (5%)
Bột nghiền
0,95 tấn (95%)
Bã sắn
0,4 tấn (40%)
Tinh bột độ ẩm
~ 42%
Theo nước thải
0,05 tấn (5%)
Hình 3.3. Cân bằng vật chất trong chế biến tinh bột sắn
Dong củ
1 tấn (100%)
Vỏ, đất, cát xả ra
0,1 tấn (10%)
Bột nghiền
0,9 tấn (90%)
Bã dong
0,5 tấn (50%)
Tinh bột
0,3 tấn (30%)
Theo nước thải
0,1 tấn (10%)
Hình 3.2. Cân bằng vật chất trong chế biến tinh bột dong
Nguồn: Đặng Kim Chi, 2005
Quy trình sản xuất tinh bột sắn, dong
3.2. Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề.
3.2.1 Hiện trạng môi trường nước
3.2.1.1 Hiện trạng cấp nước
Nhu cầu sử dụng nước hiện nay tại làng nghề là rất lớn. Trung bình mỗi năm toàn bộ nhu cầu sử
dụng nước của toàn xã lên tới gần 3 triệu m3, trong đó khoảng 70% cung cấp cho các hoạt động sản
xuất CBNSTP. Nhu cầu sử dụng nước hàng ngày cho toàn bộ các hoạt động chủ yếu từ các nguồn:
Nước mưa, nước giếng khoan, nước từ các hồ chứa của xã, nước giếng khơi. Việc xử lý nguồn nước
tại Mỹ Lồng chủ yếu là qua các bể lọc thô, chỉ có khoảng 30 đến 40 % nhu cầu nước sinh hoạt là qua
các máy lọc nước, 100% nước cho sản xuất được lấy từ các giếng khoan qua bể lọc và nước lọc từ các
hồ chứa của xã.
3.2.1.2 Hiện trạng thoát nước
Nhu cầu sử dụng nước lớn và kèm theo đó là một lượng nước thải cũng không nhỏ của làng nghề
đã gây nhiều khó khăn cho việc tiêu thoát nguồn nước thải hàng năm của Mỹ Lồng. Trung bình mỗi
năm, tổng lượng nước thải lên đến hơn 3,5 triệu m
3
.
Mỹ Lồng hiện đã có hệ thống cống rãnh tiêu thoát nhưng dùng chung cho cả nước thải sản xuất và
sinh hoạt, chăn nuôi. Toàn bộ lượng nước thải không qua xử lý, thải trực tiếp ra cống rãnh, kênh
mương rồi đổ vào sông Hàm Luông, Sông Hậu
3.2.1.3 Thực trạng chất lượng môi trường nước
CBNSTP là ngành sản xuất có nhu cầu nước rất lớn, nhưng nước thải ra cũng không ít, do nước
chủ yếu dùng ở công đoạn rửa, ngâm, ủ nguyên liệu. Mặt khác, nước thải từ sản xuất chế biến NSTP
lại giàu chất hữu cơ, gây ô nhiễm môi trường. Nước thải cống chung tại các làng nghề CBNSTP đều
vượt quá TCVN 5945 – 1995 (cột B) từ 5 – 32 lần [Đặng Kim Chi, 2005]. Hầu hết nước thải có nông
độ pH thấp, thể hiện chất thải hữu cơ đã bị phân giải yếm khí.
Tại làng nghề Mỹ Lồng, các hoạt động CBNSTP chủ yếu là chế biến tinh bột dong và sắn, làm
miến, sơ chế đỗ xanh, vừng, lạc bóc vỏ, sản xuất mạch nha… Nước thải chủ yếu từ các công đoạn như
rửa, bóc tách vỏ nguyên liệu; lọc tách bã, ngâm ủ, rửa bột…nên có hàm lượng BOD, COD rất lớn, đặc
biệt là nước thải từ sản xuất tinh bột dong có hàm lượng chất hữu cơ cao (bã dong được thải cùng với
dòng nước thải, không được thu gom), sản xuất tinh bột dong cũng tạo ra một lượng nước thải lớn nhất
so với các sản phẩm khác của làng nghề (để sản xuất 1 tấn tinh bột dong thải ra 41 m
3
nước).
Ngoài ra, ngành chăn nuôi, chủ yếu là nuôi lợn với khoảng 33.000 con/năm, có những hộ nuôi tới
hàng trăm con, mỗi ngày thải ra hàng m3 nước từ việc rửa chuồng trại. Nước thải chăn nuôi thường có
hàm lượng coliform cao.
Trước tình trạng nước thải ô nhiễm như trên lại không có hệ thống xử lý nước thải mà đổ trực tiếp
ra các cống rãnh, mương máng rồi hòa vào sông Hàm Luông, Sông Hậu đã làm cho hệ thống nước mặt
của xã và các vùng lân cận bị suy thoái nghiêm trọng về chất lượng. Hàm lượng hữu cơ quá cao dẫn
đến sự phân hủy yếm khí trong các thủy vực, tạo ra các chất như H2S, NH3 tác động đến sự sống của
các loài thủy sinh trong vùng. Đồng thời nước thải ô nhiễm sẽ ngấm xuống đất, ảnh hưởng tới nguồn
nước ngầm của vùng. Nhiều giếng khơi trong vùng đến nay nhiễm bẩn không thể sử dụng được, các hộ
đã phải chuyển sang dùng nước giếng khoan. Những ngày nắng, nhiệt độ cao đã làm bốc mùi các
mương nước, gây mùi hôi thối khắp làng nghề. Lượng vi khuẩn trong nước rất dễ phát tán khắp không
gian môi trường của xã, đó là nguyên nhân gây các loại dịch bệnh, nhất là vào mùa mưa.
3.2.1.4 Tình trạng xử lý nước thải
Với nhu cầu nước và lượng nước thải lớn như Mỹ Lồng, thêm vào đó là đặc trưng của các làng
nghề hiện nay: sản xuất chủ yếu mang tính tự phát, nhỏ lẻ, vốn ít… nên việc đầu tư các công nghệ cho
môi trường hầu như chưa có. Do đó, 100% nước thải được xả trực tiếp ra môi trường tự nhiên mà
không qua xử lý.
Mỹ Lồng là làng nghề CBNSTP, với các hoạt động có lượng nước thải lớn nhất là sản xuất tinh
bột dong, tinh bột sắn, miến, chăn nuôi.
Xã chưa có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và sản xuất riêng biệt, lượng nước xả thải lớn diện
tích cống thì bé và không thường xuyên tu bổ nâng cấp, các đường cống không có nắp đậy rất nhiều.
Vì thế nước thải thường xuyên bị tắc nghẽn, bốc mùi nồng nặc, vào mùa sản xuất chính còn bị tràn lan
khắp ngõ ngách.
3.2.2 Hiện trạng ô nhiễm rác thải rắn.
3.2.2.1 Khối lượng rác thải.
Ở Mỹ Lồng, rác thải từ sản xuất cũng chủ yếu liên quan đến các sản phẩm nông nghiệp, chiếm tới
hơn 90% là lượng bã sắn, bã dong và các loại vỏ. Ngoài ra còn lẫn các thành phần đất, cát, và rác thải
sinh hoạt.
3.2.2.2 Thành phần rác thải.
Trong thành phần rác thải nói chung thì có tới hơn 60% là rác hữu cơ, trong đó chiếm 34% là khối
lượng bã dong bã sắn. Đây chủ yếu là thành phần không tận thu được cho sản xuất phân bón và thức
ăn chăn nuôi nên được thải đi.
3.2.2.3 Hiện trạng thu gom và xử lý rác thải.
Các bãi rác công cộng của làng nằm giữa khu vực miền bãi, miền đồng có diện tích khoảng 10.000
m2 ha và 4100 m2. Khoảng cách của bãi tập kết rác thải tới khu dân cư gần nhất là 200m, còn lại cách
từ 1 đến 2 km. Hàng năm xã có tiến hành đổ đất cát để san lấp các bãi đổ chất thải, song hiện nay hầu
hết các bãi thải đều đã quá tải.
3.2.2.4 Về việc xử lý rác thải:
Xử lý bã thải từ chế biến nông sản: Một trong những giải pháp đối với bã thải của làng nghề trước
kia do chưa lường hết được lượng thải nên đến nay gần như không có hiệu quả. Việc xử lý bã sắn bằng
bể Biogas theo địa phương hiện nay vẫn chưa thực hiện được, do thiếu cơ sở mặt bằng, lại tốn kém về
vốn, mà hiệu quả họ thu được không cao nên chỉ có một số bể của các hộ chăn nuôi, còn bã sắn người
dân vẫn ép khô và chở đi bán, phần còn lại thải ra môi trường của xã.
3.3 Ảnh hưởng của sự ô nhiễm môi trường đến tình trạng sức khỏe của cư dân khu vực.
Ở làng nghề, nguồn gây nhiễm nghiêm trọng nhất nước thải từ sản xuất tinh bột, miến, xơ dong,
bã sắn. Nước thải thường có hàm lượng BOD, COD và coliform rất cao (gấp hàng chục, hàng trăm lần
TCCP). Bã sắn thải ra sau sản xuất được tận thu khoảng 70 – 80 %, còn lại vương vãi khắp nơi, theo
cả nước thải ra các cống nước trong làng, bốc mùi chua nồng nặc. Lượng bã dong thải cùng dòng nước
thường xuyên bị ứ đọng, phân hủy tạo ra mùi rất khó chịu. Hơn nữa, quy trình sản xuất còn sử dụng
các chất tẩy rửa với liều lượng không đúng quy định theo nước thải ra môi trường làm nhiễm độc
nguồn nước, môi trường suy thoái tác động trực tiếp tới sức khỏe của người dân.
3.4. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
3.4.1 Hướng giải quyết chung đối với thực trạng môi trường của làng nghề Mỹ Lồng :
3.4.1.1 Đối với rác thải:
Xã Mỹ Lồng cần nâng cao năng lực hoạt động của tổ VSMT, tiến hành thu gom rác thải thường
xuyên hơn, triệt để hơn tránh tình trạng rác thải, bã thải chất đống ven đường đi, khu vực chợ … Cần
quy hoạch các điểm thu gom rác thải cố định trong các khu dân cư, tu sửa bãi rác nổi miền bãi, tránh
tới mức tối thiểu những ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Đồng thời tuyên truyền, vận động nhân
dân tích cực nâng cao ý thức thu gom và đổ rác đúng nơi quy định.
Nên phân loại rác tại từng hộ dân, rác hữu cơ và rác có thể tái chế được. Phần rác đã phân loại có
thể sử dụng được sẽ được chuyển đến các nhà máy rác để tái sử dụng.
3.4.1.2 Đối với nước thải:
Cần sớm có kế hoạch quy hoạch và tu bổ hệ thống cống, kênh mương dẫn nước thải, xây dựng
một khu vực tập kết và xử lý nước thải (trong khu quy hoạch sản xuất tập trung) cho cả làng nghề sao
cho phù hợp, cần lưu ý tới tải lượng thải hiện tại và lâu dài. Các hộ sản xuất phân tán cũng cần đầu tư
kỹ thuật xử lý nước thải sơ bộ.
3.4.2 Các giải pháp cụ thể
3.4.2.1 Giải pháp quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường.
* Khái niệm về quy hoạch và quy hoạch bảo vệ môi trường:
Quy hoạch: Hiện nay, có khá nhiều các khái niệm về quy hoạch, song nhìn chung đều phản ánh
bản chất của quá trình này là: “Đó là công cụ có tính chất chiến lược trong phát triển, được coi là
phương pháp thích hợp để tiến tới tương lai theo một phương hướng, mục tiêu do ta vạch ra. Đồng
thời, đó là tất cả những công việc hoặc khả năng kiểm soát tương lai bằng các hoạt động hiện tại nhờ
vào sự ứng dụng các kiến thức về quan hệ nhân quả ( ). Kỹ thuật cơ bản của nó là các báo cáo viết,
kèm theo là dự báo thống kê, trình bày toán học, đánh giá định lượng và sơ đồ (bản đồ) mô tả những
mối liên hệ giữa các phần tử khác nhau của bản quy hoạch” [Vũ Quyết Thắng, 2007].
Quy hoạch bảo vệ môi trường có thể được hiểu là việc “xác lập các mục tiêu môi trường mong
muốn; đề xuất và lựa chọn phương án, giải pháp để bảo vệ, cải thiện và phát triển một/những môi
trường thành phần hay tài nguyên của môi trường nhằm tăng cường một cách tốt nhất năng lực, chất
lượng của chúng theo mục tiêu đã đề ra” [Vũ Quyết Thắng, 2007].
Từ đó có thể hiểu khái niệm quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường về cơ bản
là việc: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí không gian sản xuất cho làng nghề dựa trên hiện trạng về sản xuất,
điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội của làng nghề và dự báo xu hướng biến đổi… để có thể
phát huy tốt năng lực của làng nghề, vừa đảm bảo phát triển kinh tế vừa bảo vệ, cải thiện chất lượng
môi trường và phúc lợi xã hội, hay nói cách khác để đảm bảo phát triển bền vững. Để lựa chọn được
một phương án quy hoạch tốt nhất thì không chỉ có một đánh giá chính xác về hiện trạng phát triển và
hiện trạng môi trường của làng nghề, mà cần xác định được những mối “xung đột” cơ bản giữa các
mục tiêu kinh tế, môi trường, xã hội và các mối quan hệ nhân quả diễn ra trong môi trường sống của
cộng đồng làng nghề.
* Đề xuất giải pháp quy hoạch không gian sản xuất:
Mục tiêu của việc quy hoạch không gian sản xuất là di chuyển được các cơ sở sản xuất có quy mô
lớn, các nghề CBNS có mức độ gây ô nhiễm cao đối với môi trường làng nghề từ khu cư trú của dân
cư ra khu sản xuất tập trung, vừa tạo điều kiện sản xuất có hiệu quả, vừa bảo vệ, cải thiện môi trường.
Khái quát thực trạng sản xuất tại làng nghề hiện nay: Trong số các nghể CBNS của Mỹ Lồng hiện
nay thì chiếm tỷ trọng lớn nhất là chế biến tinh bột sắn, dong, sản xuất miến, bún khô, mạch nha. Và
đây cũng là các nghề đã và đang đóng góp mức thải lớn nhất, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
trên địa bàn xã.
Dựa trên thực tế, có thể xác định những đối tượng chủ yếu cần ưu tiên đưa vào khu sản xuất tập
trung trước, còn lại các đối tượng khác sẽ điều chỉnh cho phù hợp với hình thức sản xuất phân tán dựa
trên cơ sở quy hoạch lại không gian và cơ sở hạ tầng.
Để phù hợp với xu hướng phát triển như hiện nay của làng nghề, khu sản xuất tập trung có thể
được xây dựng trên cơ sở sau:
Mô hình quy hoạch khu sản xuất tập trung cho làng nghề Mỹ Lồng
Stt Nghề, đặc điểm
Quy hoạch tập trung
Quy hoạch phân
tán
Dự kiến
số hộ
Quy mô Lưu ý
1 Sản xuất tinh bột: Nước
thải, chất xơ, bã thải
nhiều
150 - Hộ sản xuất có mức
tiêu thụ ≥ 1 tấn
nguyên liệu/ngày
- Công đoạn lọc tinh
bột
-Riêng đối với
sản xuất tinh bột
dong cần có hệ
thống lọc bã sơ
bộ
-Công đoạn làm bột
thô với mức tiêu thụ
≤ 0.5 tấn nguyên
liệu/ngày
2 Sản xuất miến, bún khô:
Nước thải khá nhiều,
cần nhiều diện tích
100 -Hộ sản xuất có mức
tiêu thụ ≥ 0.5 tấn
nguyên liệu/ngày
-Công đoạn đóng gói
sản phẩm
3 Sản xuất mạch nha: Rác
thải trung bình, cần
nhiệt lượng nhiều, ô
nhiễm không khí
50 -Hộ sản xuất có mức
tiêu thụ ≥ 0.5 tấn
nguyên liệu/ngày
-Nghiên cứu
thay thế nguyên
liệu chất đốt để
giảm thiểu ô
nhiễm
-Hộ sản xuất có quy
mô < 0.5 tấn nguyên
liệu/ngày.
4 Sơ chế đỗ xanh: Bã thải
ít ô nhiễm, công nghệ
tương đối đơn giản.
-Hộ sản xuất có mức
tiêu thụ ≤ 1 tấn
nguyên liệu/ngày
5 Sản xuất bánh kẹo: Chủ
yếu tập trung ở các công
ty
- Các công ty có mức
sản xuất ≥ 0.5
tấn/ngày
-Hộ sản xuất có mức
sản xuất < 0.5 tấn sản
phẩm/ngày
6 Những vấn đề chung - Xây dựng hệ thống
xử lý nước thải cho
khu sản xuất
- Quản lý chất thải rắn
- Có hệ thống cung
cấp điện nước của
khu quy hoạch
- Có bộ phận chuyên
trách về vấn đề moi
trường của khu sản
xuất
- Cần thường
xuyên kiểm định
chất lượng các
sản phẩm nhằm
đảm bảo vệ sinh
an toàn thực
phẩm cho người
tiêu dùng,
hướng tới phát
triển bền vững.
- Những cơ sở có
năng suất thấp
- Nhà cửa và khu vực
sản xuất phải bố trí
hợp lý, tránh ảnh
hưởng tới sức khỏe.
- Xử lý cục bộ tại các
hộ sản xuất.
- Nâng cấp hệ thống
thoát nước của làng,
đảm bảo thông thoát
cả khi mùa mưa và
vụ sản xuất chính.
3.4.2.2. Giải pháp quản lý và phối hợp sự tham gia của cộng đồng:
* Nâng cao năng lực quản lý môi trường
Trước tiên cần nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý môi trường cho địa phương. Nhanh chóng
thiết lập được một hệ thống quản lý môi trường của xã mang tính chuyên trách thay cho kiêm nghiệm
như hiện nay.
Các cơ quan, ban ngành cũng cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt động để hài hòa
giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.
* Đề xuất theo kết quả nghiên cứu, khảo sát
Với thực trạng môi trường của Mỹ Lồng như hiện nay, ngoài việc thu được khoản quỹ cho công
tác cải thiện môi trường thì việc sử dụng nguồn quỹ đó như thế nào cho hiệu quả là điều mà lãnh đạo
xã cũng như người sản xuất đang rất quan tâm. Có thể đưa ra kiến nghị định hướng việc sử dụng quỹ
như sau:
- Chi cho tổ VSMT: Khoảng 270 triệu đồng/năm/15 người: Nhiệm vụ thu gom rác thải, khơi thông
cống rãnh thường xuyên.
- Bộ phận quản lý môi trường: Khoảng 50 triệu đồng/năm/3- 5 người: Chịu trách nhiệm về vấn đề
môi trường của làng nghề, quản lý hoạt động của tổ VSMT, lên các kế hoạch, chương trình cải thiện
môi trường gắn với sự tham gia của cộng đồng.
- Tu sửa kênh mương, bãi rác, bụng chứa nước thải: 200 triệu/năm. Chủ trương, kế hoạch do lãnh
đạo xã và bộ phận quản lý môi trường chịu trách nhiệm, các ban ngành khác cùng nhân dân sẽ phối
hợp hoạt động.
- Đầu tư các thiết bị cho thu gom chất thải, cho công tác VSMT: 20 - 30 triệu đồng/năm.
- Chi phí cho công tác giáo dục môi trường cho cộng đồng: 50 triệu đồng/năm
- Thưởng cho các hộ có những biện pháp hiệu quả trong việc giảm lượng thải, tận thu phụ phẩm,
phát huy hiệu quả sản xuất: Theo bình xét của bộ phận quản lý và của cộng đồng làng nghề: 50 triệu
đồng/20 hộ/năm.
- Còn lại tập hợp vào quỹ VSMT để chi cho các khoản phát sinh, hoặc có thể cho một số hộ sản
xuất vay theo chế độ ưu đãi của làng nghề với mục đích hợp lý (như đầu tư công nghệ xử lý chất thải,
công nghệ trồng nấm bằng bã tinh bột,…).
Bên cạnh đó, các cấp ngành có liên quan cần nghiên cứu để đề ra những chế tài chặt chẽ hơn trong
việc thực thi quy chế VSMT, đối với những trường hợp cố tình không nộp phí theo quy định thì phải
dùng những biện pháp xử lý theo đúng pháp luật (có thể ngừng cung cấp điện hoặc xử phạt hành
chính tùy theo mức độ vi phạm).
* Cần nâng cao vai trò và tích cực phối hợp sự tham gia của cộng đồng trong vấn đề bảo vệ môi trường
làng nghề:
Cộng đồng làng nghề là những người trực tiếp tham gia sản xuất, cũng là tác nhân cơ bản nhất
gây ô nhiễm môi trường, đồng thời lại là những người phải gánh chịu trực tiếp hậu quả của việc ô
nhiễm. Do đó, cộng đồng có vai trò quan trọng và quyết định đối với vấn đề nâng cao năng lực sản
xuất và bảo vệ môi trường. Có thể nói ở đây đang tồn tại một mâu thuẫn: Đó là giữa nhận thức về hiện
trạng môi trường và hành động nhằm bảo vệ môi trường của cộng đồng.
Cách thức để thực hiện giải pháp:
Cần nâng cao nhận thức của người dân: Qua khảo sát thấy rằng, người dân nhận biết được môi
trường đang ô nhiễm, song lại chưa ý thức được đầy đủ những hậu quả của nó nên chưa có những hành
động giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Vì vậy, cần tích cực giáo dục môi trường cho cộng đồng
với nội dung chính: Môi trường là nơi chúng ta sống và lao động hàng ngày, nếu môi trường bị ô
nhiễm sẽ thu hẹp không gian sống của con người; là nguyên nhân lây nhiễm các loại bệnh tật, giảm
tuổi thọ của người già, thậm chí có thể gây đột biến gen, dẫn đến nguy cơ tàn tật bẩm sinh cho trẻ sơ
sinh nếu môi trường bị nhiễm các chất độc hại…
Lên kế hoạch và lồng ghép thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường cho cộng đồng làng nghề,
với các nội dung chính gồm:
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi ở, nơi sản xuất cũng như đường làng, ngõ xóm.
- Thu gom rác đúng nơi quy định của địa phương, không vứt rác bừa bãi ra các nơi công cộng.
- Vận động người dân tham gia các chương trình sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn (nạo vét, khơi thông kênh mương, cống rãnh; dọn vệ sinh đường phố định kỳ;…)
- Trong quá trình sản xuất, có kế hoạch tận thu các sản phẩm phụ để tái sản xuất, vừa tăng thu
nhập, vừa giảm nguồn thải.
- Người sản xuất cần nâng cao ý thức tôn trọng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chú ý tới việc
“sản xuất sạch hơn”, vừa nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm, vừa bảo vệ môi trường. Như vậy là tự
bảo vệ cho sức khỏe của mình, cộng đồng làng nghề cũng như người tiêu dùng sản phẩm…
Việc giáo dục môi trường cho người dân có thể tiến hành đa dạng dưới mọi hình thức: Tuyên
truyền qua chương trình phát thanh của xã, qua các cuộc thi tìm hiểu về sản xuất và môi trường; có thể
lồng ghép với các dịp lễ hội (trung thu, tết nguyên đán…); và nên kết hợp giáo dục cho học sinh ngay
tại trường học các cấp của xã qua các buổi học ngoại khóa, các cuộc thi viết, thi thuyết trình;