Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đề cương môn luật thuế pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.34 KB, 7 trang )

1
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC LUẬT THUẾ

1. Tên học phần: Luật Thuế.
2. Số đơn vị học trình: 2
3. Trình độ: Dành cho sinh viên năm thứ 3, 4.
4. Phân bổ thời gian:
- Lý thuyết: 24 tiết.
- Thảo luận: 12 tiết.
5. Điều kiện tiên quyết: Trước khi học môn Luật Thuế, sinh viên phải học xong các
môn: Lý luận Nhà nước và pháp luật, Luận Ngân sách Nhà nước, Luật hành chính, Luật
Nhà nước, Luật hình sự, Luật dân sự, Luật tố tụng hành chính, Chủ thể kinh doanh.
6. Mục tiêu của học phần:
Môn Luật Thuế trang bị kiến thức lý luận cơ bản về thuế, hiểu và nắm bắt đúng các
khái niện về đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, những trường hợp không chịu thuế,
căn cứ tính thuế, chế độ miễn giảm… trong từng sắc thuế. Ngoài ra, môn học này giúp
sinh viên nắm bắt những quy định của pháp luật về chế độ đăng ký, kê khai, nộp thuế đối
với tất cả các sắc thuế trong hệ thống pháp luật thuế Việt nam, các quy định của pháp luật
về xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuế. Sau khi học xong môn luật thuế, sinh viên sẽ biết
vận dụng những kiến thức lý luận đã được trang bị để vận dụng vào việc đọc văn bản luật
nhằm áp dụng các quy định của pháp luật thuế một cách đúng pháp luật. Mục đích của
môn luậtthuế giúp sinh viên có những kiến thức pháp luật trong lĩnh vực thuế để vận
dụng vào các công việc thực tế như: Thanh tra thuế, thực hiện các công việc của cán bộ
Hải quan, cán bộ thuế theo đúng pháp luật, tư vấn về kê khai, quản lý thuế, thực hiện các
công việc liên quan đến hoạt động đăng ký, kê khai, nộp thuế theo đúng quy định của
pháp luật.
7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần.
Khi nghiên cứu môn Luật Thuế, sinh viên phải nắm bắt được những nội dung sau:
- Khái niệm, vai trò và cách thức phân loại thuế.
- Bản chất pháp lý của những yếu tố cơ bản cấu thành nên một sắc thuế.
- Các nguyên tắc và yêu cầu của việc xây dựng hệ thống pháp luật thuế Việt nam.


- Vai trò, mục tiêu của các sắc thuế trong hệ thống pháp luật thuế Việt nam.
- Những đặc trưng cơ bản của các sắc thuế: giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế
xuất khẩu-nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế bảo vệ
môi trường, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.2
- Nội dung quy định của pháp luật đối với các sắc thuế nêu trên.
- Chế độ pháp lý về xử lý vi phạm pháp luật thuế.
8. Phương pháp giảng dạy:
- Giảng lý thuyết: Giảng sẽ trình bày những vấn đề lý luận của từng nội dung cụ thể
thuộc môn học Luật Thuế để sinh viên có những kiến thức nền tảng nhằm tiếp cận luật
thực
định.
- Thảo luận: Giảng sẽ đưa ra các tình huống bài tập, các câu hỏi để sinh viên cùng
thảo luận nhằm đưa ra cách thức xử lý các vấn đề có thể phát sinh trên thực tế. Ngoài ra,
giảng viên sẽ giải đáp thắc mắc của sinh viên về phần lý thuyết đã trình bày ở trên lớp và
làm sáng tỏ những nội dung mà giáo viên yêu cầu sinh viên tự nghiên cứu ở nhà.
- Tự học có hướng dẫn: Trong các giờ giảng lý thuyết, tùy vào từng phần của các
chương trong nội dung của chương trình, giáo viên sẽ yêu cầu sinh viên đọc luật thực
định, đọc các tài liệu có liên quan trên cơ sở có hướng dẫn của giáo viên để sinh viên hiểu
rõ những nội dung lý luận mà giáo viên đã trình bày cũng như vận dụng những kiến thức
đã được trang bị để hiểu và phân tích quy định của pháp luật.
- Các phương pháp tiếp cận khác do giáo viên đứng lớp lựa chọn.
9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên.
9.1. Hình thức đánh giá bộ phận (phần đánh giá này chiếm 20% điểm tổng kết môn học).
Giáo viên phụ trách giảng dạy có thể lựa chọn một hoặc nhiều cách thức đánh giá sau:
- Viết tiểu luận theo các đề tài mà giáo viên gợi ý;
- Làm bài kiểm tra viết tại lớp trong khoảng thời gian từ 30 đến 45 phút;
- Giải quyết bài tập tình huống mà giáo viên yêu cầu;
- Đi thực tế để nghiên cứu việc áp dụng quy định pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể
thuộc phạm vi nghiên cứu của môn học (độ dài bài báo cáo tuỳ theo yêu cầu của giáo
viên

và tùy từng đề tài). Lưu ý, hình thức này có thể được tổ chức theo nhóm và báo cáo được
viết theo nhóm;
- Viết chuyên đề nghiên cứu theo những đề tài hoặc lĩnh vực mà giáo viên gợi ý.
9.2. Hình thức thi kết thúc học phần (Điểm thi kết thúc học phần bằng 80% điểm học
phần).
Tổ bộ môn có thể lựa chọn một trong các hình thức thi sau đây tùy thuộc vào từng lớp
học:
- Thi tự luận: Nội dung sẽ bao gồm các câu hỏi và giải quyết các bài tập tình huống.
- Thi vấn đáp theo bộ đề thi mà tổ bộ môn biên soạn cho từng học kỳ.3
9.3. Điểm học phần bằng 80% điểm thi kết thúc học phần cộng 20% điểm đánh giá bộ
phận.
10. Nội dung chi tiết môn học.
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VÀ PHÁP LUẬT THUẾ
VIỆT NAM
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ
1.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế
1.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển thuế
1.1.2. Khái niệm về thuế
1.1.3. Đặc điểm của thuế
1.2. Vai trò của thuế
1.3. Phân loại thuế.
1.3.1. Phân loại theo đối tượng chịu thuế
1.3.2. Phân loại theo tính chất của thuế
2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT THUẾ
2.1. Khái niệm pháp luật thuế
2.1.1. Khái niệm pháp luật thuế
2.1.2. Các nội dung cơ bản cấu thành pháp luật thuế
2.2. Những nội dung cơ bản của một đạo luật thuế
2.3. Quan hệ pháp luật thuế
2.3.1. Khái niệm quan hệ pháp luật thuế

2.3.2. Các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật thuế
2.3.3. Nội dung của quan hệ pháp luật thuế:

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÁP LUẬT THUẾ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
1.1. Khái niệm
1.2 Đặc điểm chung
1.3 Vai trò của cả ba loại thuế
2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT THUẾ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
2.1. Pháp luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu
2.1.1. Khái niệm 4
2.1.2. Đối tượng chịu thuế
2.1.3. Đối tượng nộp thuế
2.1.4. Những trường hợp không chịu thuế
2.1.5. Căn cứ và phương pháp tính thuế
2.1.6. Chế độ miễn giảm
2.1.7. Kê khai, nộp thuế XK, NK
2.1.8. Chế độ hoàn thuế và truy thu thuế XK, NK

2.2. PHÁP LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
2.2.1. Khái niệm
2.2.2. Đối tượng chịu thuế
2.2.3. Đối tượng không phải chịu thuế
2.2.4. Người nộp thuế
2.2.5. Căn cứ tính thuế
2.2.6. Chế độ hoàn thuế, khấu trừ, giảm thuế

2.3. PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
2.3.1. Khái niệm
2.3.2. Đối tượng chịu thuế

2.3.3. Người nộp thuế
2.3.4. Đối tượng không chịu thuế
2.3.5. Căn cứ tính thuế GTGT
2.3.6. Phương pháp tính thuế GTGT
2.3.7. Khấu trừ , hoàn thuế GTGT

2.4. PHÁP LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.4.1. Khái niệm
2.4.2. Đối tượng chịu thuế
2.4.3. Đối tượng không chịu thuế
2.4.4. Người nộp thuế
2.4.5. Căn cứ và phương pháp tính thuế
2.4.6. Kê khai, nộp và hoàn thuế

CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO THU NHẬP
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ THU VÀO THU NHẬP
1.1. Khái niệm5
1.2. Đặc điểm chung
1.3. Vai trò

2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO THU NHẬP
2.1 PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
2.1.1 Khái niệm
2.1.2 Người nộp thuế
2.1.3 Thu nhập chịu thuế
2.1.4 Thu nhập được miễn thuế
2.1.5 Căn cứ tính thuế
2.1.6 Chế độ ưu đãi thuế
2.1.7 Chế độ kê khai, nộp thuế


2.2. PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
2.2.1 Khái niệm
2.2.2 Đối tượng nộp thuế
2.2.3 Thu nhập chịu thuế
2.2.4 Thu nhập được miễn thuế
2.2.5 Căn cứ tính thuế
2.2.6 Chế độ giảm thuế
2.2.7 Chế độ kê khai, nộp thuế

CHƯƠNG 4: PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO HÀNH VI SỬ DỤNG MỘT SỐ
TÀI SẢN CỦA NHÀ NƯỚC
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ SỬ DỤNG MỘT SỐ TÀI SẢN CỦA NHÀ
NƯỚC
1.1. Khái niệm
1.2. Đặc điểm chung
1.3. Vai trò
2. NỘI DUNG CƠ BẢN PHÁP LUẬT THUẾ SỬ DỤNG MỘT SỐ TÀI SẢN
CỦA NHÀ NƯỚC.

2.1. PHÁP LUẬT THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm
2.1.2. Đối tượng chịu thuế
2.1.3. Đối tượng nộp thuế6
2.1.4. Căn cứ tính thuế
2.1.5. Kê khai, nộp thuế
2.1.6. Chế độ miễn giảm thuế

2.2. PHÁP LUẬT THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP.
2.2.1. Khái niệm
2.2.1. Đối tượng chịu thuế

2.2.2. Đối tượng không chịu thuế
2.2.3. Người nộp thuế
2.2.4. Căn cứ tính thuế
2.2.5. Chế độ miễn, giảm
2.2.6. Đăng ký, kê khai, nộp thuế

2.3. PHÁP LUẬT THUẾ TÀI NGUYÊN
2.3.1. Khái niệm
2.3.2. Đối tượng chịu thuế
2.3.3. Người nộp thuế
2.3.4. Căn cứ tính thuế
2.3.5. Chế độ miễn, giảm

CHƯƠNG 5: PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ
1.1. Khái niệm quản lý thuế
1.2. Đặc điểm của quản lý thuế
1.3. Nguyên tắc trong hoạt động quản lý thuế

2. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ
2.1. Đăng ký, kê khai, tính thuế, ấn định thuế, nộp thuế
2.2. Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt
2.3. Quản lý thông tin về người nộp thuế
2.4. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế
2.5. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế
2.6. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế
2.7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế

×