Đồ án tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Khoa Môi Ttrường và Công Nghệ Sinh Học - trường Đại Học Kỹ
Thuật Công Nghệ TPHCM
Em tên là: Phan Thị Thanh Thủy. Lớp 08DMT2. MSSV: 0851080082
Ngành: Kĩ Thuật Môi Trường
Em xin cam đoan: Đồ án tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu thực sự của cá
nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức thực tế, nghiên cứu
khảo sát dưới sự hướng dẫn khoa học của:
Thạc Sĩ: Lê Thị Vu Lan.
Các nội dung trình bày và kết quả trong đồ án là tự thực hiện. Các số liệu,
phiếu khảo sát và những kết quả trong đồ án là trung thực không sao chép. Những
số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được tác
giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra,
đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ
quan tổ chức khác, và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội
đồng, cũng như kết quả đồ án của mình.
TP.HCM, Ngày 20 tháng 07 năm 2012
Sinh viên
Phan Thị Thanh Thủy
Đồ án tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô khoa Môi trường và
Công nghệ sinh học, trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM đã truyền đạt
những kiến thức nền tảng hữu ích trong suốt quá trình học tập tại trường.
Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Cô – Th.S Lê Thị Vu
Lan đã tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài “Nghiên cứu giải pháp BVMT
hướng tới PTBV làng nghề sơn mài truyền thống Tương Bình Hiệp tỉnh Bình
Dương” và đã hướng dẫn tận tình trong thời gian em thực hiện đồ án tốt nghiệp
này.
Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Anh, chị, cô, chú
UBND xã Tương Bình HIệp,trung tâm khí tượng quan trắc môi trường Thủ Dầu
Một, nghệ nhân Trần Lễ Trí, trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm TP Hồ Chí
Minh, đã truyền đạt những kiến thức quý giá, tạo điều kiện cho em học tập và
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong thời gian thực hiện Đồ án tốt nghiệp
Cuối cùng, xin chân thành gửi lời tri ân đến cha mẹ, anh em cùng tất cả các
bạn lớp 08DMT2 đã luôn động viên, giúp đỡ trong học tập cũng như trong cuộc
sống.
Sinh viên
Phan Thị Thanh Thủy
Đồ án tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ii
DANH MỤC CÁC BẢNG iii
DANH MỤC CÁC HÌNH v
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TỔNG QUAN KHU LÀNG NGHỀ SƠN MÀI
TƯƠNG BÌNH HIỆP 5
CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ SƠN MÀI
TƯƠNG BÌNH HIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG 36
2.1. Khái quát chung của làng sơn mài Tương Bình Hiệp 36
2.2. Tác động môi trường của sản xuất sơn mài 37
2.2.1. Quy trình sản xuất sơn mài phổ biến hiện nay 37
2.2.2. Chất thải phát sinh trong các khâu của quá trình sản xuất sơn mài 39
2.3. Đánh giá hiện trạng môi trường tại làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp 42
2.3.1. Hiện trạng môi trường đất tại làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp 43
2.3.2. Hiện trạng môi trường nước 44
2.3.3. Hiện trạng môi trường không khí 50
2.3.4. Hiện trạng chất thải rắn 55
2.4. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường trong sản xuất sơn mài đến sức khỏe cộng đồng 58
2.5. Những khó khăn ảnh hưởng đến công tác BVMT hướng tới PTBV của làng nghề sơn mài
Tương Bình Hiệp 59
2.5.1. Vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sơn mài của làng nghề 59
2.5.2. Vấn đề thực hiện công tác BVMT tại làng nghề 64
3.1. Giải pháp kỹ thuật 66
3.1.1. Đề xuất giải pháp quy hoạch sản xuất tập trung 66
3.1.2. Giải pháp xử lý chất thải ở khu quy hoạch sản xuất tập trung 70
3.2. Giải pháp quản lý 77
3.2.1. Các bên liên quan đến mục tiêu BVMT hướng tới PTBV làng nghề sơn mài Tương Bình
Hiệp 77
i
Đồ án tốt nghiệp
Nguồn:Báo cáo dự án Quy hoạch khu đô thị mới xã Tương Bình Hiệp 80
3.2.2. Phân tích SWOT các yếu tố liên quan đến công tác BVMT hướng tới PTBV làng nghề
sơn mài Tương Bình Hiệp 80
3.2.3. Giải pháp quản lý đối với cán bộ địa phương 85
3.2.4. Giải pháp quản lý đối với cộng đồng và người tham gia sản xuất 87
3.2.5. Giải pháp quản lý đối với tổ chức, Hiệp hội sơn mài 87
3.2.6. Các giải pháp tổng hợp 88
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 90
KẾT LUẬN 90
KIẾN NGHỊ 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD Nhu cầu oxy sinh học
ii
Đồ án tốt nghiệp
BVMT Bảo vệ môi trường
CN-TTCN Công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp
CNH-HĐH Công nghiệp hóa,hiện đại hóa
KT-XH Kinh tế,xã hội
HTX Hợp tác xã
NĐ-CP Nghị định-Chính phủ
NGOs Các tổ chức phi chính phủ
NN&PTNT Nông nghiệp& Phát triển nông thôn
NQ Nghị quyết
PTBV Phát triển bền vững
SS Chất rắn lơ lửng
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
TMDV Thương mại dịch vụ
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
UBND Uỷ ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần nguyên vật liệu cho 1 tấn sơn…………………………… 27
iii
Đồ án tốt nghiệp
Bảng 1.2. Số lượng các làng nghề có quy hoạch không gian môi trường tại một số
tỉnh, thành phố của nước ta……………………………………………………… 30
Bảng 2.1. Tóm tắt tác động môi trường của quá trình sản xuất sơn mài………… 44
Bảng 2.2. Lượng nước thải của làng nghề Tương Bình Hiệp năm 2011………… 48
Bảng 2.3. Chú thích các vị trí lấy mẫu nước thải sản xuất sơn mài trên địa bàn xã
Tương Bình Hiệp………………………………………………………………… 49
Bảng 2.4. Bảng mô tả đặc điểm các vị trí lấy mẫu nước thải…………………… 50
Bảng 2.5. Chất lượng nước tại một số cơ sở sơn mài trên địa bàn xã Tương Bình
Hiệp……………………………………………………………………………… 51
Bảng 2.6. Bảng chú thích các vị trí lấy mẫu khí trên địa bàn xã Tương Bình
Hiệp……………………………………………………………………………… 55
Bảng 2.7. Chất lượng môi trường không khí tại một số cơ sở sản xuất trên địa bàn
xã Tương Bình Hiệp……………………………………………………………… 55
Bảng 2.8. Tình hình chất thải rắn trung bình mỗi ngày tại làng nghề sơn mài Tương
Bình Hiệp (năm 2011)…………………………………………………………… 59
Bảng 2.9. Thành phần rác thải theo khối lượng của làng nghề sơn mài Tương Bình
Hiệp……………………………………………………………………………… 60
Bảng 2.10. Danh sách bản Cam kết BVMT của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
sản phẩm sơn mài trên địa bàn xã Tương Bình Hiệp………………………………69
Bảng 3.1. Sự phát thải từ các khu vực sản xuất dự kiến………………………… 74
Bảng 3.2. Bảng tải lượng ô nhiễm bụi…………………………………………… 75
Bảng 3.3. Nồng độ ô nhiễm nước thải sản xuất sơn mài………………………… 78
Bảng 3.4. Kế hoạch phối hợp hành động với các bên liên quan………………… 84
Bảng 3.5. Bảng thành phần và ranh giới hệ thống…………………………………86
iv
Đồ án tốt nghiệp
Bảng 3.6. Bảng phân tích chiến lược SWOT………………………………………88
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Phân loại làng nghề theo ngành nghề sản xuất………………………… 9
Hình 1.1. Một số mô hình Phát triển bền vững……………………………………14
v
Đồ án tốt nghiệp
Hình 1.3. Sản phẩm sơn mài Tương Bình Hiệp……………………………………20
Hình 1.4. Bản đồ thị xã Thủ Dầu Một…………………………………………….30
Hình 2.1. Quy trình sản xuất sơn mài và dòng thải phát sinh…………………… 43
Hình 2.2. Tình hình xử lý nước thải sản xuất sơn mài tại xã Tương Bình Hiệp… 52
Hình 2.3. Biểu đồ tình trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh cơ sở sơn
mài ở Tương Bình Hiệp……………………………………………………………54
Hình 2.4. Biểu đồ tình hình xử lý khí thải tại các cơ sở sản xuất sơn mài trên địa bàn
xã Tương Bình Hiệp……………………………………………………………… 57
Hình 2.5. Biểu đồ kết quả điều tra về nguyên nhân ít cơ sở sản xuất lắp đặt hệ thống
xử lý chất thải………………………………………………………………………58
Hình 2.6. Biểu đồ đánh giá cải tiến trong sản xuất sơn mài Tương Bình Hiệp……63
Hình 3.1. Kết quả khảo sát ý kiến của người dân về dự án quy hoạch tập trung sản
xuất sơn mài của xã Tương Bình Hiệp…………………………………………… 72
Hình 3.2. Các khu vực dự kiến để sản xuất tập trung…………………………… 74
Hình 3.3. Quy trình xử lý và thu hồi bụi………………………………………… 76
Hình 3.4. Công nghệ xử lý khí thải từ công đoạn sơn, thổi keo………………… 77
Hình 3.5. Quy trình xử lý nước thải sản xuất sơn mài…………………………… 79
Hình 3.6. Sơ đồ biểu diễn các bên liên quan trong việc BVMT hướng tới PTBV
làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp………………………………………………83
vi
Đồ án tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Phát triển bền vững (PTBV) đã trở thành quan điểm của Đảng và được
khẳng định trong nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 9, trong chiến
lược phát triển kinh tế – xã hội (2001- 2010) và trong kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005 là: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững,
tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường
(BVMT)” và “Phát triển kinh tế xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi
trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo và môi trường thiên
nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”. Do đó, PTBV làng nghề được xem là một
hướng đi tích cực, đúng đắn góp phần giải quyết việc làm cho nông thôn, gìn
giữ và phát triển văn hóa truyền thống dân tộc.
Tuy nhiên thực tế hiện nay, bên cạnh phát triển sản xuất và tăng trưởng
kinh tế, tình hình ô nhiễm môi trường làng nghề đang có chiều hướng
nghiêm trọng, nhiều nghiên cứu đã nêu lên thực trạng đáng báo động này.
Các dạng ô nhiễm trong làng nghề hiện nay chủ yếu là ô nhiễm môi trường
không khí, do sử dụng các loại nhiên liệu, hóa chất và vật tư trong công nghệ
sản xuất sản phẩm làng nghề, ô nhiễm môi trường nước (nước mặt và nước
dưới đất) do nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất, ô nhiễm môi trường
đất, do các chất thải rắn sinh ra. Nhiều làng nghề đang gây ô nhiễm nghiêm
trọng đến môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động,
tuổi thọ của cư dân làng nghề và ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của làng
nghề. Do đó, BVMT là một nhiệm vụ rất quan trọng và cấp bách.
Vì vậy, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải pháp BVMT hướng tới
PTBV làng nghề sơn mài truyền thống Tương Bình Hiệp tỉnh Bình
Dương” là cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
1
Đồ án tốt nghiệp
Mục tiêu của đề tài là đưa ra các giải pháp về quản lý, công nghệ và kỹ
thuật phù hợp cho làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp – Bình Dương nhằm
giải quyết các vấn đề môi trường tại làng nghề đang gặp phải và hướng tới
phát triển bền vững làng nghề trong tương lai.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập tài liệu
- Thu thập tài liệu sơ cấp
Đây là một trong những phương pháp tiền đề, cơ bản đối với bất cứ
nghiên cứu nào. Các tài liệu cần thu thập gồm các đề tài nghiên cứu và
các thông tin liên quan tới khu vực nghiên cứu. Việc thu thập đầy đủ các
số liệu là cơ sở cho việc tiến hành nghiên cứu và còn giúp việc nghiên
cứu thấy được sự thay đổi hay ổn định của các thành phần ô nhiễm đặc
trưng trong các thời gian gần nhau. Công việc này được tiến hành trong
giai đoạn đầu tiên của đồ án và có thể được bổ sung trong suốt quá trình
nghiên cứu.
- Phỏng vấn bằng câu hỏi
Là phương pháp sử dụng một bộ câu hỏi chung trong quá trình phỏng vấn.
Công cụ phỏng vấn bằng bảng hỏi được áp dụng cho các hộ sống trong cộng
đồng xã Tương Bình Hiệp
Mục đích: nhằm xác định tình hình sản xuất tại làng nghề, ảnh hưởng của
sản xuất sơn mài lên môi trường đất, nước, không khí của làng nghề và
sức khỏe cộng đồng
Sử dụng 100 phiếu để khảo sát thực trạng môi trường nơi này. Phiếu dành
cho các hộ gia đình không tham gia sản xuất sơn mài và ác hộ sản xuất
sơn mài
Vị trí phát phiếu điều tra theo sơ đồ sau:
2
Đồ án tốt nghiệp
- Thu thập tài liệu thứ cấp
Trên cơ sở thu thập, phân tích và tổng hợp các tài liệu về địa phương
(điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa…); những tài liệu, các
nghiên cứu khác liên quan đến việc BVMT làng nghề hướng tới PTBV
Phương pháp phân tích
- Phương pháp chuyên gia:
Mục đích là để hiểu biết về lịch sử cũng như những biến cố thăng trầm
của làng nghề, nắm bắt được những phương pháp truyền thống
Tham khảo lấy ý kiến của nghệ nhân sản xuất trong làng nghề để nắm
thông tin về quy trình sản xuất, nét độc đáo trong sản xuất và sản phẩm,
những cải tiến về mặt kĩ thuật có thể thực hiện
Tham khảo lấy ý kiến của những người tại địa phương, nắm bắt được
những suy nghĩ của người dân trong làng đối với môi trường
- Phương pháp thực nghiệm
Đi thực tế tại làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp khảo sát, khảo sát 100
phiếu gồm hộ gia đình làm nghề sơn mài và không làm nghề, thu một số
mẫu nước thải trong khu vực xã Tương Bình Hiệp để phân tích, đánh giá
hiện trạng chất lượng môi trường. Phương pháp lấy mẫu nước và phân
tích mẫu theo TCVN 24:2009/BTNMT và các quy định tương ứng
Về mẫu khí: dựa vào số liệu quan trắc của cơ quan quản lý để đánh giá
môi trường ở nơi này
Phương pháp xử lý, thống kê tổng hợp số liệu
3
Đồ án tốt nghiệp
Sử dụng phương pháp thống kê với sự trợ giúp của phần mềm Microsoft
Excel 2007 để xử lý số liệu.
Việc mô hình hóa các dữ liệu bằng bằng các biểu đồ, sơ đồ giúp các nội dung
trình bày mang tính trực quan hơn, thể hiện rõ hơn mối liên hệ giữa các yếu
tố được trình bày. Phương pháp bản đồ được sử dụng để thể hiện một số nội
dung về mặt không gian như phân bố sản xuất, lộ trình nước thải, các mức độ
ô nhiễm, ý thức của người dân về vấn đề môi trường.
4. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát thực địa, tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Điều tra quy mô, đánh giá tình hình sản xuất, hoạt động của làng nghề
- Tìm hiểu quy trình sản xuất sơn mài
- Đánh giá hiện trạng môi trường, khảo sát lượng chất thải, lấy mẫu phân
tích
- Xu hướng PTBV và giải pháp BVMT
5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Tập trung vào ranh giới lãnh thổ làng nghề sơn mài truyền thống Tương
Bình Hiệp thuộc thị xã Thủ Dầu 1, tỉnh Bình Dương.
Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề môi trường tại làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp – Bình
Dương.
6. Ý nghĩa của đề tài
- Đưa ra bộ số liệu đánh giá hiện trạng môi trường,
- Áp dụng các tiêu chí đánh giá PTBV đối với làng nghề sơn mài.
- Đóng góp vào cơ sở dữ liệu hiện trạng môi trường của địa phương,
- Các giải pháp đã đề xuất có thể vận dụng tại địa phương, góp phần
BVMT và giúp cho làng nghề phát triển theo hướng bền vững
- Kết quả phân tích hiện trạng và giải pháp BVMT hướng tới PTBV làng
nghề sơn mài Tương Bình Hiệp là tài liệu tham khảo đối với công tác
quản lý môi trường và PTBV ở khu vực nghiên cứu.
- Xác lập được cơ sở khoa học cho việc gắn kết BVMT và hướng tới
PTBV cho làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp – Bình Dương.
- Đưa ra các giải pháp BVMT hướng tới PTBV cho làng nghề sơn mài
Tương Bình Hiệp – Bình Dương.
7. Kết cấu của ĐATN
Đồ án tốt nghiệp gồm có 3 chương
4
Đồ án tốt nghiệp
- Chương 1: Giới thiệu về phát triển bền vững và tổng quan khu làng nghề sơn
mài Tương Bình Hiệp
Nội dung của chương này khái quát cho chúng ta biết được phát triển bền
vững, hiểu rõ về các làng nghề sơn mài, tiêu chí để có được một làng nghề
sơn mài, thành phần nguyên liệu dùng cho sơn mài, lịch sử phát triển làng
nghề Tương Bình Hiệp, vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, xã hội của Bình
Dương.
- Chương 2: Đánh giá hiện trạng môi trường tại làng nghề sơn mài tương bình
hiệp tỉnh bình dương
Nội dung của chương này tìm hiểu về làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp,
nêu các tác động môi trường của sản xuất sơn mài, hiểu được quy trình sản
xuất sơn mài hiện nay, đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước, không khí,
chất thải rắn tại làng nghề. Nêu lên những khó khăn ảnh hưởng đến công tác
BVMT hướng tới PTBV của làng nghề
- Chương 3: Đề xuất các giải pháp BVMT hướng tới PTBV làng nghề sơn mài
Tương Bình Hiệp
Nội dung chương này đề xuất các giải pháp kỹ thuật và giải pháp quản lý để
BVMT hướng tới PTBV cho làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TỔNG
QUAN KHU LÀNG NGHỀ SƠN MÀI TƯƠNG BÌNH HIỆP
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm làng nghề
Từ xa xưa, người nông dân Việt Nam đã sử dụng thời gian nông nhàn để sản
xuất những sản phẩm thủ công phục vụ cho nhu cầu đời sống sinh hoạt hằng
ngày và đời sống tinh thần như các công cụ lao động nông nghiệp, đồ gốm sứ,
giấy, lụa, vải, tranh… Các nghề này được lưu truyền và mở rộng qua nhiều thế
hệ, dẫn đến nhiều hộ dân có thể cùng sản xuất một loại sản phẩm, bên cạnh
những người chuyên làm nghề, đa phần lao động vừa sản xuất nông nghiệp, vừa
làm nghề, hoặc làm thuê (nghề phụ). Nhưng do nhu cầu trao đổi hàng hóa, các
5
Đồ án tốt nghiệp
nghề mang tính chất chuyên môn sâu hơn, được cải tiến kỹ thuật hơn và thường
được giới hạn trong quy mô nhỏ (làng), dần dần tách hẳn nông nghiệp để
chuyển hẳn sang nghề thủ công. Như vậy, làng nghề đã xuất hiện.
Khái niệm làng nghề thường được hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Có nhà nghiên cứu cho rằng "Làng nghề là một thiết chế kinh tế- xã hội ở
nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không
gian địa lý nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề
thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa".
Có thể hiểu “Làng nghề là làng nông thôn Việt Nam có ngành nghề tiểu thủ
công nghiệp, phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số lao động và thu nhập so với
nghề nông”.
"Làng nghề truyền thống là làng nghề cổ truyền làm nghề thủ công. Ở đấy,
không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công, người thợ thủ công
nhiều trường hợp cũng đồng thời làm nghề nông, nhưng yêu cầu chuyên môn
hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại
quê hương mình”.
Năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư
số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn thực hiện một số
nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về
phát triển ngành nghề nông thôn. Theo đó:
- Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản
phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay
hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
- Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn,
phum, hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các
hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm
khác nhau.
- Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành
từ lâu đời.
1.1.2. Vai trò, phân loại và tiêu chí làng nghề, làng nghề truyền thống
1.1.2.1. Vai trò làng nghề truyền thống
Với khoảng 2000 làng nghề trong cả nước, gồm 11 nhóm ngành nghề, sử
dụng hơn 10 triệu lao động, đóng góp hơn 40 ngàn tỷ đồng cho thu nhập quốc
6
Đồ án tốt nghiệp
gia các làng nghề truyền thống đã và đang đóng một vai trò quan trọng đối với
sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, đặc biệt là khu vực kinh tế nông thôn, đó
là:
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp tận dụng nguồn nguyên liệu phong phú với
giá thành rẻ, chủ yếu sử dụng các nguyên liệu sẵn có trong nước, vốn là các tài
nguyên thiên nhiên điển hình của miền nhiệt đới như tre nứa, gỗ, tơ tằm, các sản
phẩm của nông nghiệp nhiệt đới (lúa gạo, hoa quả, ngô, khoai, sắn…), các loại
vật liệu xây dựng…
Mặt khác, sản phẩm từ các làng nghề không chỉ đáp ứng các thị trường trong
nước với các mức độ nhu cầu khác nhau mà còn xuất khẩu sang các thị trường
nước bạn với nhiều mặt hàng phong phú, có giá trị cao. Trong đó, điển hình
nhất là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ (hiện nay, mặt hàng này xuất khẩu đạt
giá trị gần 1 tỷ USD/năm), giá trị hàng hóa từ các làng nghề hàng năm đóng góp
cho nền kinh tế quốc dân từ 40 – 50 ngàn tỷ đồng, góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH nông thôn.
Đặc biệt, phát triển các nghề truyền thống đang góp phần giải quyết công ăn
việc làm cho hơn 11 triệu lao động chuyên và hàng ngàn lao động nông nhàn ở
nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Hơn nữa, nhiều làng nghề hiện nay có xu hướng phát triển theo hướng phục
vụ các dịch vụ du lịch. Đây là hướng đi mới nhưng phù hợp với thời đại hiện
nay và mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời có thể giảm thiểu tình trạng ô
nhiễm môi trường, nâng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, phục vụ
mục tiêu PTBV.
1.1.2.2. Phân loại làng nghề
Hiện nay, vấn đề phân loại làng nghề đang tồn tại nhiều cách khác nhau, nên
để có được những kết quả nghiên cứu xác thực, đúng đắn và có thể quản lý tốt
các làng nghề thì cần có sự nhìn nhận theo nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác
nhau đối với làng nghề. Bởi vậy, hệ thống phân loại các làng nghề dựa trên các
số liệu thông tin điều tra, khảo sát là cơ sở khoa học cho nghiên cứu, quản lý
hoạt động sản xuất cũng như việc quản lý, BVMT làng nghề. Cách phân loại
7
Đồ án tốt nghiệp
làng nghề phổ biến nhất là phân theo loại hình sản xuất, loại hình sản phẩm, tính
chất nghề.
Hình 1.1. Phân loại làng nghề theo ngành nghề sản xuất
Nguồn: Tổng cục Môi trường tổng hợp (2008)
Theo thống kê của Tổng cục môi trường thì làng nghề thủ công mỹ nghệ (sơn
mài, mây tre đan, gốm sứ mỹ nghệ, chạm đá, chạm bạc…) có tỉ lệ cao nhất 39%
trong tổng số các làng nghề thủ công trong cả nước
Khi phân loại theo tính chất nghề, nhiều nhà nghiên cứu nhất trí làng nghề được
chia làm hai loại:
- Làng nghề truyền thống là những làng nghề xuất hiện từ lâu đời trong
lịch sử và còn tồn tại đến ngày nay
- Làng nghề mới là những làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan tỏa của
các làng nghề truyền thống hoặc du nhập từ các địa phương khác.
Ngoài ra còn có thể phân loại theo quy mô sản xuất (lớn, nhỏ, trung bình), phân
loại theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm, theo lịch sử phát triển, theo mức độ sử
dụng nguyên liệu, theo thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc theo tiềm năng tồn tại và
phát triển…
Khi phân loại theo tính chất nghề, nhiều nhà nghiên cứu nhất trí làng nghề được
chia làm hai loại:
8
Đồ án tốt nghiệp
- Làng nghề truyền thống là những làng nghề xuất hiện từ lâu đời trong lịch
sử và còn tồn tại đến ngày nay
- Làng nghề mới là những làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan tỏa của các
làng nghề truyền thống hoặc du nhập từ các địa phương khác
Ngoài ra còn có thể phân loại theo quy mô sản xuất (lớn, nhỏ, trung bình), phân
loại theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm, theo lịch sử phát triển, theo mức độ sử
dụng nguyên liệu, theo thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc theo tiềm năng tồn tại và
phát triển…
1.1.2.3. Tiêu chí làng nghề
Theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn
thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006
của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn:
Tiêu chí công nhận nghề truyền thống
Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau:
- Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị
công nhận
- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc
- Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng
nghề
Tiêu chí công nhận làng nghề
Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề
nông thôn
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề
nghị công nhận
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề
truyền thống theo quy định tại Thông tư này
Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn thứ nhất và thứ hai của tiêu chí công
nhận làng nghề nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo
quy định của Thông tư này cũng được công nhận là làng nghề truyền thống.
1.1.3. Khái niệm chung về phát triển bền vững
Muốn đi đúng hướng bản chất và mục tiêu của PTBV trước hết chúng ta cần
nắm được khái niệm về phát triển cũng như mối quan hệ giữa tự nhiên, kinh tế
9
Đồ án tốt nghiệp
với con người trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của loài người. Xã hội
loài người không ngừng phát triển qua các nền văn minh và các chế độ xã hội.
Phát triển kinh tế xã hội là “quá trình nâng cao điều kiện sống vật chất và
tinh thần của người dân bằng phát triển lực lượng sản xuất, thay đổi quan hệ sản
xuất, quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa”. Nhưng, quá trình
này lại là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự suy giảm các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, làm giảm chất lượng của môi trường. Nếu phát triển không gắn với
BVMT thì phát triển sẽ dần suy thoái. Còn nếu không có phát triển kinh tế thì
BVMT sẽ thất bại. Như vậy, giữa con người, phát triển và môi trường có mối
quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau. Xã hội loài người muốn tồn tại và
phồn thịnh thì việc tiến tới sự PTBV là xu thế tất yếu.
Ý niệm PTBV nhấn mạnh đến khả năng phát triển kinh tế liên tục lâu dài,
không gây ra những hậu quả tai hại khó khôi phục ở những lĩnh vực khác, nhất
là thiên nhiên.
Đến năm 1987, trong báo cáo của Hội đồng thế giới về Môi trường và
Phát triển (WCED) với nhan đề “Tương lai chung của chúng ta”, khái niệm
PTBV mới được sử dụng một cách chính thức trên quy mô quốc tế và được định
nghĩa như sau:“PTBV là sự phát triển sử dụng tài nguyên thiên nhiên, điều kiện
môi trường hiện có để thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ con người đang sống
nhưng phải đảm bảo cho các thế hệ tương lai các điều kiện tài nguyên và môi
trường cần thiết để họ có thể sống tốt hơn ngày hôm nay” (WCED, 1987).
Hay nói cụ thể hơn, PTBV là phát triển hài hòa cả về kinh tế văn hóa xã hội
môi trường và tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng những nhu cầu về đời sống vật
chất, tinh thần của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại, gây trở ngại đến khả
năng cung cấp tài nguyên để phát triển kinh tế - xã hội mai sau, không làm giảm
chất lượng cuộc sống của các thế hệ tương lai.
Các tiêu chí đánh giá PTBV
Sự PTBV được hình thành trong sự hòa nhập, xen kẽ và thỏa hiệp nhau của ba
hệ thống tương tác lớn của thế giới: hệ tự nhiên, hệ kinh tế, hệ xã hội.
Các chỉ tiêu để đánh giá PTBV:
Theo F.Casti (1995) sự PTBV có thể đặc trưng bằng bốn độ đo chủ yếu: kinh
tế, môi trường, xã hội và văn hóa.
10
Đồ án tốt nghiệp
Có thể phân thành hai nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ PTBV sau đây:
- Nhóm chỉ tiêu để đánh giá PTBV hay còn gọi là nhóm chỉ tiêu phát triển con
người
- Thu nhập quốc dân tính theo đầu người, biểu thị bởi chỉ số GDP
- Tuổi thọ bình quân đối với nam giới và nữ giới
- Học vấn biểu thị bằng tỉ lệ mù chữ, tỉ lệ người có trình độ trung học, đại học
và trên đại học hoặc bình quân số năm đi học của một người
- Tự do trong các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội
- Chất lượng môi trường, mức độ ô nhiễm nặng, vừa và không ô nhiễm.
Nhóm chỉ tiêu về tính bền vững sinh thái
- Mức độ bảo tồn HST hỗ trợ cuộc sống và đa dạng sinh học
- Khả năng bảo đảm sử dụng tài nguyên tái tạo là bền vững và giảm tối thiểu
việc làm suy thoái tài nguyên không tái tạo
Dưới góc độ khác nhau, khái niệm về sự PTBV cũng được hiểu một cách khác
nhau.
Theo UNEP, PTBV bao hàm các vấn đề hợp nhất, bảo tồn và phát triển, thỏa
mãn nhu cầu thiết yếu của con người đạt được công bằng và công lý xã hội, bảo
đảm sự tự quyết xã hội và tính đa dạng văn hóa, duy trì sự toàn vẹn sinh thái.
Những vấn đề đó được cụ thể hóa gồm 5 nội dung cơ bản
- Giúp đỡ những người nghèo vì những người này không có sự lựa chọn nào
khác ngoài việc phá hủy môi trường
- Phát triển tự lực trong khuôn khổ các ràng buộc về tài nguyên thiên nhiên
- Phát triển có hiệu quả so với chi phí trên cơ sở sử dụng các tiêu chí phát triển
truyền thống
- Theo dõi sức khỏe
- Công nghệ thích hợp tự túc lương thực, nước sạch và nhà ở cho mọi người.
Nội hàm của PTBV có thể được đánh giá bằng những tiêu chí nhất định về kinh
tế, tình trạng xã hội, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường.
- Bền vững về kinh tế đòi hỏi các quốc gia phải đảm bảo kết hợp hài hòa giữa
mục tiêu tăng trưởng kinh tế với các yêu cầu phát triển văn hóa – xã hội, cân
đối tốc độ tăng trưởng kinh tế với các điều kiện nguồn lực, tài nguyên thiên
nhiên, khoa học công nghệ, việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên
không tái tạo được và việc phát triển công nghệ sạch.
- Bền vững về tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường là các tài
nguyên không tái tạo được phải sử dụng trong phạm vi khôi phục được về số
lượng và chất lượng bằng các con đường tự nhiên và nhân tạo. Môi trường tự
11
Đồ án tốt nghiệp
nhiên như không khí, đất, nước, cảnh quan thiên nhiên và môi trường xã hội
như sức khỏe, cuộc sống lao động và học tập của con người nhìn chung
không bị hoạt động của chính con người làm ô nhiễm, suy thoái và tổn hại.
Các nguồn phế thải từ công nghiệp và sinh hoạt được xử lý, tái chế kịp thời,
vệ sinh môi trường được đảm bảo, con người được sống trong môi trường
trong sạch…
- Bền vững xã hội phải là một xã hội trong đó phát triển kinh tế phải đi đôi
với công bằng và tiến bộ xã hội, trong đó giáo dục đào tạo, y tế và phúc lợi
xã hội phải được chăm lo.
Hình 1.2. Một số mô hình Phát triển bền vững
Nguồn: trang ipsard.gov.vn
12
Đồ án tốt nghiệp
Những tiêu chí nói trên là những điều kiện cần và đủ để đảm bảo xã hội, nếu
thiếu một trong những điều kiện đó thì sự phát triển sẽ đứng trước nguy cơ mất bền
vững.
PTBV là một lựa chọn có tính chiến lược mà tất cả các quốc gia đều phải
quan tâm, đặc biệt các nước đã và đang phát triển càng phải quan tâm nhiều hơn.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển. Trong những thập niên gần đây,
quá trình CNH - HĐH và hội nhập kinh tế thế giới đã mang lại cho kinh tế nước ta
một bộ mặt có nhiều khởi sắc, qui mô và cơ cấu kinh tế có nhiều thay đổi theo
hướng tích cực, khối lượng vật chất tạo ra cũng ngày càng nhiều, đời sống chất
lượng cuộc sống của người dân tăng đáng kể. Song, đi kèm đó là sự suy giảm rất rõ
rệt về qui mô, chất lượng tài nguyên thiên nhiên, là sự suy thoái đáng lo ngại về
chất lượng môi trường. Diện tích rừng tự nhiên mất đi gần một nửa, các loài động
thực vật quý hiếm dần biến mất hay bị đe dọa nghiêm trọng, ô nhiễm nguồn nước,
không khí, đất đang có nguy cơ tăng nhanh ở nhiều nơi.
Đối với các làng nghề cũng không phải là ngoại lệ. Sản xuất phi nông nghiệp
ở nông thôn đã đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH nông thôn, tạo ra công ăn việc làm
cho nông dân, nâng cao thu nhập, hàng hóa do các làng nghề tạo ra có thể phục vụ
nhu cầu tại chỗ và thậm chí xuất khẩu với giá trị cao. Song, bộ mặt của nông thôn
có làng nghề hiện nay đã thay đổi theo nhiều nghĩa. Trong đó có cả sự thay đổi về
chất lượng môi trường theo hướng tiêu cực. Theo các nghiên cứu cho đến nay, hầu
hết các làng nghề Việt Nam đã có hiện tượng ô nhiễm môi trường. Trong đó, ô
nhiễm môi trường nước gần như 100% đã xảy ra ở tất cả các làng nghề.
Các hoạt động nghề như đã trình bày, chúng có vai trò không nhỏ đối với nền
kinh tế nói chung. Để khắc phục khó khăn về mặt môi trường trong hệ thống các
khó khăn chung thì xu hướng PTBV được coi là hợp lý và phù hợp với thời đại.
Muốn giải quyết được theo xu hướng này, cần nắm được nguyên nhân của các vấn
đề khó khăn nói chung và nguyên nhân, hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nói
riêng trong hoàn cảnh cụ thể của từng làng nghề để có được các giải pháp phù hợp
nhằm giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao hiệu quả kinh tế.
13
Đồ án tốt nghiệp
1.2. Tình hình nghiên cứu PTBV ngoài nước và trong nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Các nghiên cứu của World Bank đã chứng minh rằng “Dựa trên sức ép của
cộng đồng, cộng với việc tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý môi
trường có thể cải thiện được lượng phát thải tại các cơ sở gây ô nhiễm”.
Việc sử dụng cộng đồng như những nhà quản lý môi trường không chính
thức và tính cộng đồng là công cụ BVMT đã được thực hiện thành công ở một
số nước trong khu vực và thế giới bằng các hình thức khác nhau.Một số quốc
gia đã thực hiện thành công cách quản lý này như: Columbia, Trung Quốc, Hàn
Quốc, Philippin, Bangladesh, Malaysia, Indonesia… với phương pháp cho điểm
đơn giản để dân chúng nhận rõ cơ sở nào tuân thủ các tiêu chuẩn chống ô nhiễm
của quốc gia và địa phương, cơ sở nào không tuân thủ.
Trung Quốc đã cho phép tính các loại phí ô nhiễm dựa trên sự thảo luận của
cộng đồng. Mức định giá phí ô nhiễm dựa trên mức độ ô nhiễm, mức dân cư
phải hứng chịu hậu quả của ô nhiễm, mức thu nhập bình quân… Cùng với đó,
chính phủ nước này cũng thường xuyên nâng cao năng lực của cộng đồng trong
nhận thức và hành động giải quyết các vấn đề môi trường địa phương.
Ở Indonesia, dưới áp lực của cộng đồng địa phương bằng việc phát đơn kiện
các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, qua đó chính phủ và các cơ quan kiểm soát ô
nhiễm làm trung gian đứng ra giải quyết, buộc các cơ sở gây ô nhiễm phải đền
bù cho cộng đồng và có những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm.
Như vậy, cần thiết có sự phối hợp giữa Nhà nước, xã hội và cộng đồng trong
quản lý môi trường cũng như giải quyết xung đột môi trường. Đây là giải pháp
mang tính bền vững cho sự phát triển của xã hội.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện nay, có khá nhiều đề tài nghiên cứu theo hướng đề xuất giải pháp BVMT
làng nghề hướng tới PTBV như giảm thiểu ô nhiễm làng nghề, xây dựng mô
hình PTBV cho làng nghề, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề và
đưa ra các kiến nghị nhằm khắc phục ô nhiễm
Cuốn sách “Làng nghề Việt Nam và môi trường” [Đặng Kim Chi, 2005] là một
công trình nghiên cứu tổng quát nhất về vấn đề làng nghề và thực trạng ô nhiễm
môi trường các làng nghề hiện nay. Tác giả đã nêu rõ từ lịch sử phát triển, phân
14
Đồ án tốt nghiệp
loại, các đặc điểm cơ bản làng nghề cũng như hiện trạng kinh tế, xã hội của các
làng nghề Việt Nam hiện nay. Cùng với đó là hiện trạng môi trường các làng
nghề. Qua đó cũng nêu rõ các tồn tại ảnh hưởng tới phát triển kinh tế và BVMT
của làng nghề, nêu dự báo phát triển và mức độ ô nhiễm đến năm 2010, một số
định hướng xây dựng chính sách đảm bảo phát triển làng nghề bền vững và đề
xuất các giải pháp cải thiện môi trường cho từng loại hình làng nghề của Việt
Nam.
Qua nghiên cứu của tác giả, 100% mẫu nước thải ở các làng nghề được khảo sát
có thông số vượt tiêu chuẩn cho phép. Môi trường không khí bị ô nhiễm có tính
cục bộ tại nơi trực tiếp sản xuất, nhất là ô nhiễm bụi vượt tiêu chuẩn cho phép
(TCCP) và ô nhiễm do sử dụng nhiên liệu than củi. Tỷ lệ người dân làng nghề
mắc bệnh cao hơn các làng thuần nông, thường gặp ở các bệnh về đường hô
hấp, đau mắt, bệnh đường ruột, bệnh ngoài da. Nhiều dòng sông chảy qua các
làng nghề hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nhiều ruộng lúa, cây trồng bị giảm
năng suất do ô nhiễm không khí từ làng nghề.
Bên cạnh đó, khi nghiên cứu về giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của việc
chuyển đổi sử dụng dụng loại sơn mới của Nhật Bản có thời gian khô màu rút
ngắn nhưng sinh ra hơi rất độc tại các làng nghề sơn mài, Giáo sư Đặng Kim
Chi đã cho ra đời sản phẩm tủ hút mùi, trong đó hơi sơn sẽ được lọc qua than
hoạt tính, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.
Ngoài ra, còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu của các tác giả khác về tình
trạng môi trường và sức khỏe tại các làng nghề:
“Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại
hóa” (Mai Thế Hởn, 2003) có nội dung chủ yếu đề cập tới đặc điểm, khái niệm,
con đường và điều kiện hình thành làng nghề, tập trung vào một số làng nghề ở
một số tỉnh với các quan điểm, giải pháp và phương hướng nhằm phát triển các
làng nghề trong Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa (CNH – HĐH).
Gần đây nhất là “Báo cáo Môi trường làng nghề Việt Nam 2008” của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, báo cáo đã phân tích hiện trạng môi trường và nguyên
nhân, giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm đang tồn tại của làng nghề, cho từng
ngành nghề sản xuất.
15
Đồ án tốt nghiệp
Những đề tài này nhìn chung đã giải quyết được vấn đề lý luận cơ bản về các
làng nghề, hiện trạng và xu hướng phát triển, vấn đề ô nhiễm môi trường và một
số giải pháp. Nhưng các đề tài đi sâu vào một làng nghề nào đó thì hầu như
chưa nghiên cứu một cách toàn diện nhất. Mỗi khu vực làng nghề có những điều
kiện và thực tế khác nhau cho sự phát triển và bảo tồn. Hơn nữa, mỗi khu vực bị
ô nhiễm cũng có những nguồn gây ô nhiễm không giống nhau, vì vậy việc
nghiên cứu cụ thể, chi tiết để có thể đánh giá toàn diện về tiềm năng, thực trạng
cũng như xu hướng của các làng nghề có ý nghĩa quan trọng cả về khoa học và
thực tiễn.
1.2.3. Một số vấn đề hoạt động sản xuất tại các làng nghề sơn mài của Việt Nam
hiện nay
Đất nước ta có nghề sơn mài phát triển trên cả ba miền Bắc – Trung - Nam. Các
làng nghề sơn mài được hình thành ở nhiều nơi với những sản phẩm phong phú
mang đặc trưng riêng của từng vùng miền. Một số làng nghề sơn mài nổi tiếng
chúng ta có thể kể đến như: Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp - xã Tương
Bình Hiệp – Thị xã Thủ Dầu Một - Tỉnh Bình Dương, làng nghề sơn mài Hạ
Thái - Duyên Thái - Thường Tín - Hà Nội (thuộc Hà Tây cũ), làng nghề sơn mài
Cát Đằng - Yên Tiến - Ý Yên - Nam Định, làng nghề Tiên Nộn - Phú Mậu - Phú
Vang - Thừa Thiên Huế, Làng nghề sơn mài Đông Mỹ - Hà Nội, Làng nghề sơn
mài Phù Lào – Tiên Sơn – Bắc Ninh,…
Những năm gần đây, sự phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường đã tác động
không nhỏ tới các làng nghề sơn mài truyền thống nên hoạt động sản xuất tại
các làng nghề sơn mài truyền thống đang đứng trước những khó khăn, thách
thức lớn. Chất lượng các sản phẩm sơn mài, đặc biệt là tranh sơn mài đang trở
thành một vấn đề được giới nghệ thuật, các nghệ nhân sản xuất sơn mài, các nhà
bảo tồn văn hóa và người tiêu dùng quan tâm, các sản phẩm sơn mài chịu sự
cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Vì vậy, nhiều doanh nhân đã sử dụng những
biện pháp để sản xuất sơn mài hàng loạt, tuy có sự đa dạng về mẫu mã, đáp ứng
được mọi loại hợp đồng và khách hàng trong và ngoài nước nhưng chính điều
đó đã làm mất dần những nét đẹp của sơn mài truyền thống, mất đi danh tiếng
16
Đồ án tốt nghiệp
của làng nghề. Để cắt ngắn thời gian tạo ra sản phẩm, giảm giá thành, giảm
công lao động, giảm độ phức tạp trong sản xuất, những người làm nghề đã thay
thế sơn ta bằng sơn Tây.
Bên cạnh vấn đề chất lượng sản phẩm, việc sử dụng sơn Tây pha dung môi còn
dẫn đến những nguy cơ ô nhiễm môi trường cho làng nghề và sức khỏe cộng
đồng. Trong thành phần của dung môi pha sơn có các chất gây ung thư, giảm trí
nhớ, giảm thị lực và đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Theo
thông tin từ Hội BVMT công nghiệp cho biết, nồng độ hơi xăng và dung môi
hữu cơ đo được tại các xưởng sản xuất thuộc làng nghề sơn mài Hạ Thái -
Duyên Thái - Thường Tín - Hà Nội (thuộc Tỉnh Hà Tây cũ) cao gấp 10 - 15 lần
so với tiêu chuẩn quy định của Việt Nam, nồng độ các chất thải rắn lơ lửng, chất
hữu cơ trong nước cũng cao hơn mức bình thường cho phép. Hàng năm, trong
làng đều có người bệnh chết vì ung thư, số trẻ sơ sinh bị viêm phổi cũng tăng
dần.
1.3. Khái quát lịch sử phát triển làng nghề và áp dụng tiêu chí PTBV
1.3.1. Lịch sử làng nghề Tương Bình Hiệp
Nói về nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam ta không thể không nhắc tới
nghề sơn mài, từ lâu, sơn mài đã được xem như một trong những nghề truyền
thống tiêu biểu mang đậm nét văn hóa Việt, được giới mỹ thuật thế giới biết
đến. Nhắc tới những làng nghề sơn mài truyền thống nổi tiếng hẳn ai cũng nhớ
về làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp – Thị xã Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình
Dương - một vùng đất mang dấu mốc phát triển gắn với nghề sơn mài. Kĩ thuật
và mỹ thuật trong các tác phẩm sơn mài truyền thống đã trở thành cái hồn, là
bản sắc, mang nét đặc trưng riêng của người dân nơi đây, nó không chỉ mang
giá trị văn hoá của địa phương mà còn là nét văn hóa của dân tộc
17