Tải bản đầy đủ (.ppt) (54 trang)

bài giảng kinh tế vi mô chương 2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.83 KB, 54 trang )


Chương 2
CUNG – CẦU &
GIÁ CẢ HÀNG HÓA

I CẦU HÀNG HOÁ :

Biểu cầu :
là một bảng mô tả mối quan hệ giữa số
lượng hàng hoá mà người tiêu dùng
sẵn sàng mua và có khả năng mua ở
các mức giá khác nhau trong một thời
gian nhất định.

Giá bán
(ngàn đồng / lít )
Lượng cầu
( ngàn lít / tháng )
5.000 40
4.000 70
3.000 100
2.000 130
1.000 160
Biểu cầu dầu ăn tại 1 thành phố.


Lượng cầu : là lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà
người mua sẵn sàng mua ở mức giá đã cho trong
một thời gian nhất định.

Cầu : là số lượng hàng hoá mà người mua có khả


năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác
nhau trong 1 thời gian nhất định. Như vậy, khi nói
đến cầu phải nhấn mạnh những yếu tố cơ bản ảnh
hưởng trực tiếp đến cầu là khả năng mua và ý muốn
sẵn sàng mua một hàng hoá hoặc dịch vụ cụ thể nào
đó; cầu không phải là nhu cầu nói chung mà là nhu
cầu có khả năng thanh toán; cầu luôn gắn liền với
bối cảnh không gian và thời gian nhất định.

1000
2000
3000
4000
5000
P
40 16070 100 130
Q
Đường cầu của thị trường dầu ăn

b Đường cầu : là đường mô tả mối quan hệ giữa số
lượng hàng hoá mà người tiêu dùng sẵn sàng mua
và có khả năng mua với các mức giá khác nhau.
Đặc điểm chung của các đường cầu là chúng dốc
xuống dưới về phía phải.

Đường cầu không nhất thiết là một đường thẳng mà
có thể là một đường cong hay một đường gẫy.
c Quy luật cầu :

Mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa giá cả và lượng cầu là

rất phổ biến và được gọi là luật cầu. Luật cầu tồn tại
hay đường cầu là dốc xuống bởi các lý do sau:

- Khi giá của hàng hoá hoặc dịch vụ giảm thì số
người có khả năng mua sẽ nhiều hơn.

- Khi giá của hàng hoá hoặc dịch vụ tăng thì số
người có khả năng mua sẽ giảm đi.

Các yếu tố khác tác động đến cầu:

Mức cầu của một hàng hoá không chỉ phụ
thuộc vào giá cả của nó, mà còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác như:

Thu nhập.

Thói quen .tập quán tiêu dùng , sở thích.

Giá cả của các hàng hoá khác ,đặc biệt là
hàng hoá có liên quan, có khả năng thay thế.

Quy mô của thị trường.

II CUNG HÀNG HOÁ :

Biểu cung :
là một bảng mô tả mối quan hệ giữa
số lượng hàng hoá mà người bán sẵn
sàng và có khả năng bán ở các mức

giá khác nhau trong một thời gian nhất
định.

Giá bán
(ngàn đồng / lít )
Lượng cung
( ngàn lít / tháng )
5.000 140
4.000 120
3.000 100
2.000 80
1.000 60
Biểu cung dầu ăn của 1 thành phố.


Lượng cung : là lượng hàng hoá hoặc dịch
vụ mà người bán sẵn sàng bán ở mức giá đã
cho trong một thời gian nhất định.

Cung : là số lượng hàng hoá mà người bán
có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức
giá khác nhau trong 1 thời gian nhất định.
Như vậy, khi nói đến cung phải nhấn mạnh
những yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp
đến cung là khả năng và ý muốn sẵn sàng
bán một hàng hoá hoặc dịch vụ cụ thể của
người bán gắn liền với bối cảnh không gian
và thời gian nhất định.



b Đường cung : là đường mô tả mối
quan hệ giữa số lượng hàng hoá mà
người bán sẵn sàng và có khả năng bán
với các mức giá khác nhau . Đặc điểm
chung của các đường cung là có độ
nghiêng lên trên về phía phải .

1000
2000
3000
4000
5000
P
60 14080 100 120
Q
Đường cung của thị trường dầu ăn

c Quy luật cung theo giá :

Mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa giá cả và
lượng cung là rất phổ biến và được
gọi là luật cung.

- Khi giá của hàng hoá hoặc dịch vụ
giảm thì số người bán sẽ giảm.

- Khi giá của hàng hoá hoặc dịch vụ
tăng thì số người bán sẽ tăng.

Các yếu tố khác tác động đến cung:


Mức cung của một hàng hoá không
chỉ phụ thuộc vào giá cả của nó, mà
còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
như:

Công nghệ.

Giá của các yếu tố đầu vào.

Chính sách thuế.

Số lượng người sản xuất ( đối thủ
cạnh tranh )

III TRẠNG THÁI CÂN BẰNG CỦA THỊ TRƯỜNG:
Giá bán
P
(đồng/lít)
Lượng cầu
Qd
(ngàn
lít/tháng)
Lượng cung
Qs
(ngàn
lít/tháng)
Lượng
hàng dư,
thừa hay

thiếu hụt
Sức ép đối
với giá cả
5.000 40 140 +100 Giảm
4.000 70 120 +50 Giảm
3.000 100 100 0 Ổn
định
2.000 130 80 -50 Tăng
1.000 160 60 -100 Tăng

III TRẠNG THÁI CÂN BẰNG CỦA THỊ TRƯỜNG:
Đường cầu
Đường cung
E
QE = 100
PE = 3000


Sự cân bằng cung - cầu đối với một hàng
hoá nào đó là trạng thái khi việc cung hàng
hoá đó đủ thoả mãn cầu đối với nó trong
một thời gian nhất định. Tại trạng thái cân
bằng này chúng ta có giá cân bằng và sản
lượng cân bằng. Điểm giao nhau giữa
đường cung và đường cầu, ở đó thể hiện
lượng hàng hoá mà các doanh nghiệp sẵn
sàng sản xuất bằng với số lượng mà người
tiêu dùng sẵn sàng mua được gọi là cân
bằng.


IV SỰ THAY ĐỔI TRẠNG THÁI CÂN BẰNG :
1 Sự dịch chuyển của đường cầu, đường
cung:
a Sự dịch chuyển đường cầu:

Khi xem xét lượng cầu trong mối quan hệ
với chỉ một biến số giá cả của chính nó (giả
định các yếu tố khác không đổi) ta có một
đường cầu. Trong mối quan hệ này, lượng
cầu phụ thuộc vào mức giá cả. Sự thay đổi
của lượng cầu theo giá cả đó chỉ là sự dịch
chuyển dọc theo một đường cầu .

A
B
PA
PB
P
Q
QA
QB


Trong thực tế, khi nghiên cứu một mặt hàng
trong khoảng thời gian dài, điều giả định trên
đây không có thực, nghĩa là các nhân tố khác
ngoài giá của chính nó luôn có sự thay đổi.
Sự thay đổi của các nhân tố này làm dịch
chuyển cả đường cầu.


Tuỳ theo xu hướng vận động của các nhân
tố mà đường cầu sẽ dịch chuyển sang phải
hay sang trái. Khi đường cầu dịch chuyển
sang phải (trái) thì với mọi mức giá cũ của thị
trường số cầu bây giờ sẽ nhiều (ít) hơn
trước.

Nhân tố ảnh hưởng
Đường
cầu
dịch
chuyển
sang
phải
Đường
cầu
dịch
chuyển
sang
trái
Thu nhập bình quân của dân cư.
Giá mặt hàng thay thế.
Giá mặt hàng bổ sung.
Giá dự kiến trong tương lai.
Quy mô thị trường.
Thị hiếu người tiêu dùng.
Tăng
Tăng
Giảm
Tăng

Mở rộng
Tăng
Giảm
Giảm
Tăng
Giảm
Thu hẹp
Giảm

P
P
Qd
Qd
D
D1
D1
D
Đường cầu dịch chuyển sang phải Đường cầu dịch chuyển sang trái
Q < Q1
Q1 < Q

b Sự dịch chuyển đường cung:

Từ phân tích sự dịch chuyển đường cầu
trên đây, ta dễ dàng hiểu được sự dịch
chuyển đường cung. Đường cung dịch
chuyển sang phải hay trái tuỳ thuộc vào
xu hướng vận động của các nhân tố sau
đây


Nhân tố ảnh hưởng
Đường
cung
dịch
chuyển
sang
phải
Đường
cung
dịch
chuyển
sang
trái
- Trình độ công nghệ áp
dụng
- Giá các yếu tố đầu vào.
- Giá dự kiến trong tương lai.
- Chính sách thuế & quy định
của CP
- Điều kiện tự nhiên
Tiên tiến hơn
Giảm
Giảm
Giảm
Thuận lợi
-
Tăng
Tăng
Tăng
Khó khăn


2 Các trường hợp thay đổi của giá cả và sản
lượng cân bằng:

Giá cả & sản lượng cân bằng thị trường sẽ
thay đổi theo thời gian & theo từng thị
trường, bởi vì các nhân tố làm dịch chuyển
đường cung, đường cầu luôn vận động.
Trước tiên ta lần lượt xem xét sự thay đổi
của giá cả và sản lượng ở trường hợp đơn
giản - chỉ có một trong hai đường cung, cầu
thay đổi.

×