Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thoái hóa khớp bàn tay - Bệnh thường gặp ở người cao tuổi ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.69 KB, 5 trang )

Thoái hóa khớp bàn tay - Bệnh thường
gặp ở người cao tuổi
Bàn tay con người là một sản phẩm vĩ đại của sự tiến
hóa. Người xưa có câu “Giàu hai con mắt, khó hai bàn
tay”. Khi con người đứng thẳng trên đôi chân, hai chi
trên được giải phóng. Bàn tay rất khéo léo, linh hoạt
và là một công cụ lao động vô cùng hiệu quả. Tuy
nhiên, thoái hoá khớp (THK) bàn tay là một trong các
bệnh khớp thường gặp ở người có tuổi, gây đau, ảnh
hưởng nhiều đến chức năng vận động và đời sống sinh
hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Ở Việt Nam, THK bàn
tay chiếm tỷ lệ 14%, đứng hàng thứ tư trong các vị trí
THK thường gặp.

Thoái hóa khớp bàn tay gây đau ở
người cao tuổi.
Ai hay bị THK bàn tay?
Đầu tiên, THK thường đi kèm với người cao tuổi. Tuổi
trung bình của bệnh nhân THK bàn tay là 60 - 65 tuổi.
Tuy nhiên từ độ tuổi 55 đã bắt đầu xuất hiện các biểu hiện
của THK bàn tay. Tỷ lệ THK tăng dần theo tuổi, cao hơn
ở nhóm tuổi từ 60 trở lên và cao nhất ở nhóm 70 - 79 tuổi.
Tuổi cao là yếu tố nguy cơ cao nhất của THK, có thể nói
rằng tuổi càng cao, lượng máu đến nuôi dưỡng vùng khớp
bị giảm sút, sự lão hoá sụn càng rõ, làm cho sụn kém chịu
đựng được các yếu tố tác động có hại lên khớp. Ngoài ra,
người già vẫn phải làm việc để kiếm sống, chăm lo các
công việc trong gia đình như giặt giũ, bế cháu, các công
việc nội trợ khác, họ lao động chân tay là chủ yếu, tạo
điều kiện cho THK phát triển. Thứ hai, bệnh cũng thường
gặp ở nữ giới (75%). Số lượng bệnh nhân nữ mắc THK


bàn tay nhiều gấp 3 lần so với nam giới. Nguyên nhân có
thể là do sự thay đổi hormon như estrogen dẫn đến thay
đổi tế bào sụn khớp. Thứ ba, những người béo phì cũng
dễ bị THK bàn tay. Có tới 1/3 bệnh nhân THK bàn tay bị
béo phì. Thứ tư là THK bàn tay thường xuất hiện sau một
số bệnh lý bàn tay như sau chấn thương, gãy xương khớp,
hoại tử xương, viêm khớp dạng thấp, gút mạn tính, đái
tháo đường
Nhận biết THK bàn tay
Bàn tay phải hay bị thoái hóa
hơn vì đa số trong chúng ta
đều thuận tay phải, dùng
nhiều tay phải hơn trong
cuộc sống, lao động và sinh
hoạt. Trong số 5 ngón tay thì
các ngón cái, ngón trỏ, ngón
giữa (ngón I, II, III) hay bị
thoái hóa nhất do các ngón này phải hoạt động tích cực
nhất khi cầm, nắm, mang, vác hay xách đồ vật. Còn trong
các vị trí khớp của từng ngón tay thì khớp ngón xa hay
khớp ngón gần, khớp gốc ngón tay cái hay bị THK nhất,
liên quan đến việc sử dụng các khớp này nhiều nhất khi
cầm nắm đồ vật. Đặc biệt, khớp gốc ngón tay cái có hình
yên ngựa, đảm nhiệm chức năng cầm, nắm đồ vật của bàn
tay, do đó dễ bị tổn thương hơn. Hiện nay người ta đã
chứng minh vai trò chắc chắn của yếu tố nghề nghiệp
trong THK gốc ngón tay cái ở phụ nữ. Người bệnh than
phiền đau khớp bàn tay 1 bên hoặc cả 2 bên, đau kiểu cơ
học, tức là đau khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Đau
tăng lên khi mặc quần áo, khi cài khuy áo; đau khi nắm

bàn tay lại, đau khi rót nước vào ly và đỡ đau khi nghỉ
ngơi. Đau thường chỉ ở mức độ nhẹ và trung bình. Vào
buổi sáng, khi thức dậy, người bệnh thấy khớp bị cứng,
khó cử động, kéo dài từ 15 - 30 phút. Cứng khớp sau khi
nghỉ ngơi cũng thường gặp. Đó là dấu hiệu phá rỉ khớp.
Dần dần bàn tay trở nên khó làm các động tác sinh hoạt

Hạt heberden mọc ở khớp
ngón xa trong giai đoạn
muộn của thoái hóa khớp
thường ngày hơn, phát tiếng lạo xạo khi cử động, các cơ
bàn tay teo nhỏ. Ở các giai đoạn muộn, có 1/3 bệnh nhân
có các ngón tay bị biến dạng. Đó là do sự có mặt của các
chồi xương, mọc ở khớp ngón xa (hạt Heberden) hay ở
khớp ngón gần (hạt Bouchad), gây ảnh hưởng đến thẩm
mỹ. Có khoảng 50% số bệnh nhân THK bàn tay gặp khó
khăn khi thực hiện các công việc tự chăm sóc bản thân,
nội trợ và các công việc trong sinh hoạt hằng ngày khác
như chải đầu, giặt giũ, mặc quần áo, ăn uống, chăm sóc
con cháu, bế cháu. Các xét nghiệm máu thường bình
thường. Có thể sử dụng thêm chụp Xquang bàn tay để
chẩn đoán THK bàn tay. Đây là kỹ thuật đơn giản, ít tốn
kém, được sử dụng để đánh giá mức độ tổn thương của
THK trong nhiều năm nay. Có 4 dấu hiệu cơ bản của
THK bàn tay là gai xương, hẹp khe khớp, đặc xương dưới
sụn, hốc xương.

Phòng tránh THK bàn tay
Tránh lao động, mang vác nặng. Không
nên sử dụng đôi tay trong thời gian liên

tục, quá dài. Các thành viên trong gia
đình và cộng đồng xã hội nên quan tâm,
chia sẻ bớt gánh nặng của người cao
tuổi. Tăng cường việc sử dụng máy móc
hỗ trợ cho lao động và sinh hoạt nếu có
thể. Việc phát hiện sớm THK bàn tay là
cần thiết vì sẽ giúp điều trị sớm, giảm
thiểu các hậu quả của bệnh. Khi có các
dấu hiệu như đau khớp bàn tay, biến
d
ạng khớp hay cứng khớp buổi sáng, hạn
chế vận động bàn tay thì nên đến khám
chuyên khoa xương khớp để được tư vấn
và điều trị kịp thời

×