Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC TIÊU CHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO SẢN XUẤT TTCN TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM VÀ KHU VỰC ĐBSCL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 47 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
CHƯƠNG 1 3
TỔNG QUAN VỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP (TTCN) 3
1. 1. Một số khái niệm 3
1.2. Vai trò của các nghề tiểu thủ công nghiệp 3
1.3. Đặc trưng của nghề tiểu thủ công nghiệp 4
1.4. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của các các nghề tiểu thủ công nghiệp 4
1.5. Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường của các ngành sản xuất TTCN 6
1.5.1. Ô nhiễm nguồn nước và đất 7
1.5.2. Vấn đề ô nhiễm không khí 7
1.5.3. Vấn đề ô nhiễm tiếng ồn 8
1.6. Tình hình sức khỏe và bệnh tật tại các cơ sở sản xuất TTCN 9
CHƯƠNG 2 10
CÁC VĂN BẢN, QUI ĐỊNH QUẢN LÝ KHU VỰC SẢN XUẤT TỂU THỦ CÔNG NGHIỆP QUI MÔ VỪA VÀ
NHỎ NẰM TRONG KHU DÂN CƯ Ở VIỆT NAM VÀ KHU VỰC ĐBSCL 10
CHƯƠNG 3 11
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC TIÊU CHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO SẢN XUẤT TTCN TẠI CÁC ĐÔ THỊ
Ở VIỆT NAM VÀ KHU VỰC ĐBSCL 11
3.1. Đánh giá môi trường của ngành TTCN tại các đô thị ở Việt Nam và khu vực ĐBSCL 11
3.1.1. Việt Nam: 11
3.1.2. Đồng bằng sông Cửu Long: 11
3.2. Đề xuất các tiêu chí bảo vệ môi trường cho sản xuất TTCN tại các đô thị ở Việt Nam và khu vực ĐBSCL 12
CHƯƠNG IV 14
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NGÀNH SẢN XUẤT
THẠCH DỪA 14
4.1. Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường 14
4.2. Áp dụng các công cụ kinh tế 14
4.3. Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường 15
4.4. Tăng cường nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ 15
4.5. Tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế 15


4.6. Các biện pháp xử lý chất thải 16
4.6.1. Nước thải 16
4.6.2. Chất thải rắn 18
4.6.3. Khí thải 18
1
CHƯƠNG 5 20
CASE STUDY - CƠ SỞ THẠCH DỪA MINH CHÂU 20
5.1. Các thông tin chung 20
5. 2. Quy trình sản xuất 21
5.2. Hiện trạng cơ sở 24
5.2.1. Hiện trạng sản xuất 24
5.2.2. Hiện trạng môi trường 24
5.2. 3. Đánh giá tiềm năng thực hiện sản xuất sạch hơn 24
5.3. Đánh giá các số liệu sản xuất tại nhà máy trước khi thực hiện sản xuất sạch hơn 24
5.3.1. Đánh giá cân bằng vật chất và năng lượng sản phẩm thạch dừa 24
5.3.2. Chi phí sản xuất biến đổi sản phẩm thạch dừa 25
5.3.3. Đánh giá phân bổ tiêu thụ năng lượng 26
5.4. Triển khai thực sản xuất sạch hơn tại nhà máy 27
5.4.1. Triển khai thực sản xuất sạch hơn tại nhà máy 27
5.4.2. Xác định các nguyên nhân gây lãng phí và phát sinh chất thải 28
5.4.3. Xác định các cơ hội thực hiện SXSH và xây dựng giải pháp SXSH trọng tâm 29
5.4.4. Phân tích các yếu tố kinh tế – kỹ thuật và môi trường của các giải pháp 33
5.5. Đánh giá hiệu quả sau khi thực hiện sản xuất sạch hơn tại nhà máy 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP (TTCN)
1. 1. Một số khái niệm
- Nghề thủ công: là những nghề sản xuất ra sản phẩm mà kỹ thuật sản xuất chủ yếu là
làm bằng tay. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các nghề thủ công có thể sử

dụng máy, hóa chất và các giải pháp kỹ thuật của công nghiệp trong một số công đoạn,
phần việc nhất định nhưng phần quyết định chất lượng và hình thức đặc trưng của sản
phẩm vẫn làm bằng tay. Nguyên liệu của các nghề thủ công thường lấy trực tiếp từ thiên
nhiên; công cụ sản xuất thường là công cụ cầm tay đơn giản.
- Thủ công nghiệp: là lĩnh vực sản xuất bao gồm tất cả các nghề thủ công. Cũng có khi
gọi là ngành nghề thủ công.
- Ngành tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp: là lĩnh vực sản xuất bao gồm các nghề thủ
công và các cơ sở công nghiệp nhỏ. Thường các cơ sở công nghiệp nhỏ này có nguồn gốc
từ các nghề thủ công phát triển thành.
- Làng nghề tiểu thủ công nghiệp: là làng có nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển với một
tỷ lệ số hộ và tỷ lệ thu nhập từ nghề TTCN nhất định, trở thành nguồn thu nhập quan
trọng không thể thiếu được của người dân trong làng. Nhiều nước trên thế giới lấy tỷ lệ
20% hay 30%, ở Việt Nam đang có xu hướng lấy tỷ lệ 30% hay 50% số hộ dân làm nghề
và thu nhập của làng từ nghề thủ công. Tỷ lệ đó được duy trì và ổn định trong nhiều năm.
1.2. Vai trò của các nghề tiểu thủ công nghiệp
* Phát triển các ngành nghề TTCN góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người
lao động, cải thiện đời sống người dân, đồng thời đã tạo ra nguồn tích luỹ khá lớn và ổn
định cho các hộ gia đình cũng như cho ngân sách địa phương.
* Hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành nghề TTCN góp phần làm tăng giá trị
tổng sản phẩm hàng hóa cho nền kinh tế. Một khi các ngành nghề TTCN phát triển mạnh,
nó sẽ tạo ra một đội ngũ lao động có tay nghề cao và lớp nghệ nhân mới. Chính thông qua
lực lượng này để tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến áp dụng vào sản
xuất, làm cho sản phẩm có chất lượng cao, giá thành giảm, khả năng cạnh tranh trên thị
trường lớn.
* Phát các nghề tiểu thủ công nghiệp sẽ góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc của địa phương.
3
1.3. Đặc trưng của nghề tiểu thủ công nghiệp
Nghề tiểu thủ công nghiệp có một số nét đặc trưng nổi bật sau đây:
- Ra đời và phát triển trên cơ sở kỹ thuật tinh xảo và tài hoa của đôi tay và trí óc của các

nghệ nhân, được truyền từ đời này sang đời khác, được mọi lứa tuổi tiếp thu và có hành
nghề.
- Đáp ứng được nhu cầu của xã hội ở các địa phương và trong cả nước nên giá trị và giá
trị sử dụng khá cao. Nét nổi bật là nguyên vật liệu được khai thác tại chỗ, nhiều nghề đã
tạo được danh tiếng về sản xuất của địa phương và nhiều nơi biết đến.
- Kết tinh được nhiều truyền thống, tinh hoa của dân tộc, tạo nên đặc thù phản ánh thói
quen của nhân dân bao đời. Trong đó, nổi bật là các thói quen sử dụng nguyên vật liệu,
thói quen sử dụng công cụ tinh xảo; thói quen về tạo hình sản phẩm; thói quen trang trí
thông qua dùng màu sắc, hình thể; thói quen về thể hiện kỹ năng, kỹ xảo trong các thao
tác trên cơ sở sử dụng linh hoạt, mềm dẻo các công cụ lao động một cách tinh tế với sự
cảm nhận khác nhau. Tính đặc thù này đã tạo nên các sản phẩm phong phú, tinh tế, với độ
kỳ công cao, khiến sản phẩm trở nên độc đáo, quyến rũ người sử dụng.
- Sản phẩm thể hiện sự tích hợp các kiến thức về tự nhiên, xã hội, môi trường, văn hóa,
khoa học kỹ thuật, tinh hoa văn hóa dân tộc và truyền thống đẹp trong đời sống xã hội qua
nhiều thời đại.
1.4. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của các các nghề tiểu thủ
công nghiệp
Quá trình hình thành và phát triển của các nghề TTCN chịu ảnh hưởng của nhiều
nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, trong đó thì các nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng
mạnh mẽ hơn cả. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển gồm có:
* Nhu cầu thị trường
Thị trường tiêu thụ còn phụ thuộc vào các cơ sở tiêu thụ lớn. Các cơ sở sản xuất
TTCN trên địa bàn tỉnh chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thông qua các công ty trung gian,
thậm chí qua nhiều cấp, gây nên tình trạng ép giá, giá cả không ổn định. Làm cho nhà sản
xuất thua thiệt ảnh hưởng đến thu nhập người gia công.
* Cơ chế chính sách về phát triển các cơ sở sản xuất TTCN
Cơ chế chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển hay suy
vong của các cơ sở sản xuất TTCN. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, khi các
hộ gia đình được công nhận là chủ thể kinh tế độc lập tự chủ, các doanh nghiệp tư nhân
được phép phát triển chính thức, thì các cơ sở sản xuất TTCN đã có điều kiện phục hồi

và phát triển mạnh. Chính sách mở cửa hội nhập nền kinh tế nước ta với khu vực và thế
giới cũng làm cho một số sản phẩm có điều kiện phát triển vì mở rộng được thị trường,
4
nhất là hàng thủ công mỹ nghệ, trong đó có sản phẩm thêu ren truyền thống, nhưng đồng
thời cũng tạo điều kiện cho hàng nước ngoài tràn vào thị trường trong nước khá nhiều,
làm cho sản phẩm của các cơ sở khó có thể cạnh tranh nổi với sản phẩm ngoại nhập, làm
hạn chế sự phát triển của một số cơ sở.
Trong quá trình CNH, HĐH đất nước, nếu không có chính sách phát triển hợp lý đối
với sự kết hợp giữa đại công nghiệp với tiểu thủ công nghiệp thì các cơ sở sản xuất cũng
khó có điều kiện phát triển.
* Vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh
Vốn là yếu tố, là nguồn lực quan trọng đối với bất kỳ quá trình sản xuất, kinh doanh
nào. Sự phát triển của các cơ sở sản xuất TTCN cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của
nhân tố vốn sản xuất. Trước đây, vốn của các hộ sản xuất, kinh doanh trong các cơ sơ sản
xuất TTCN rất nhỏ bé, thường là vốn tự có của từng gia đình hoặc vay mượn từ người
thân nên quy mô sản xuất không mở rộng được. Ngày nay, trong điều kiện của nền kinh tế
thị trường cạnh tranh khốc liệt, nhu cầu về vốn đã khác trước, đòi hỏi các hộ sản xuất,
kinh doanh phải có lượng vốn khá lớn để đầu tư, cải tiến công nghệ, đưa thiết bị, máy
móc tiên tiến vào một số khâu, công đoạn, công việc có thể thay thế kỹ thuật lao động thủ
công được, nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu
của thị trường.
* Yếu tố nguyên vật liệu
Yếu tố nguyên vật liệu cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất TTCN. Khối
lượng, chủng loại, phẩm cấp và khoảng cách từ cơ sở sản xuất tới nơi có nguồn nguyên
vật liệu có ảnh hưởng tới chất lượng và giá thành sản phẩm của các đơn vị sản xuất. Cho
nên, các cơ sở sản xuất thường chú ý nhiều đến yếu tố nguyên vật liệu. Trước đây, phần
lớn các cơ sở được hình thành do có nguồn nguyên vật liệu tại chỗ và nghề nghiệp chủ
yếu được gắn bó với nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Hiện nay, nguồn nguyên
liệu tại chỗ của nhiều cơ sở sản xuất đã cạn kiệt, phải vận chuyển từ những nơi khác về,
điều kiện khai thác, vận chuyển có ảnh hưởng tới việc đảm bảo nguồn nguyên liệu cho

các cơ sở sản xuất. Trong điều kiện khoa học và công nghệ phát triển như hiện nay,
nguyên vật liệu cho các cơ sở đã có sự phong phú, đa dạng. Một loại nguyên vật liệu có
thể dùng cho nhiều loại sản phẩm, ngược lại một loại sản phẩm có thể dùng nhiều loại
nguyên vật liệu thay thế.
Vì vậy, vấn đề chọn lựa và sử dụng các loại nguyên vật liệu thay thế hợp lý, theo
hướng đa dạng hóa, giá rẻ, bảo đảm cho quy trình sản xuất nhanh, đảm bảo sảm phẩm của
các cơ sở có được chất lượng cao, giá thành hạ là điều cần được quan tâm.
5
* Về cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng của các cơ sở trong vùng còn yếu kém, chưa có đầy đủ nhà xưởng, nhà sấy
sản phẩm, nhà kho, bến bãi… Trang thiết bị còn lạc hậu, thậm chí là thiếu trang thiết bị,
chủ yếu làm thủ công. Điều này đã hạn chế rất nhiều trong việc phát triển các ngành nghề
TTCN.
* Trình độ kỹ thuật và công nghệ
Trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất có ảnh hưởng rất quan trọng đối với bất kỳ
ngành nghề nào, sản phẩm nào. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất
lượng và giá thành sản phẩm, đến năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa trên thị
trường và cuối cùng là quyết định đến sự tồn tại hay suy vong của một cơ sở sản xuất,
một ngành nghề nào đó. Hiện nay, phần lớn các cơ sở sản xuất TTCN vẫn sử dụng thiết bị
thủ công, công nghệ cổ truyền chủ yếu dựa vào kinh nghiệm có tính chất cha truyền con
nối trong từng hộ gia đình là chính. Bởi vậy, sản phẩm sản xuất ra với năng suất, số lượng
và chất lượng sản phẩm thấp kém, không đồng bộ, giá thành cao, hạn chế khả năng cạnh
tranh của các sản phẩm. Để đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, các cơ sở sản xuất kinh
doanh không thể không đổi mới trang thiết bị, cải tiến áp dụng một số tiến bộ khoa học
công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất.
1.5. Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường của các ngành sản xuất TTCN
Hiện nay, các chất thải phát sinh từ các ngành nghề TTCN đang gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp tới sức khoẻ người dân và ngày càng trở thành
vấn đề bức xúc.

Nguy cơ này phát sinh chính từ đặc thù của hoạt động của TTCN, như quy mô nhỏ,
manh mún, công nghệ thủ công, lạc hậu, không đồng bộ, phát triển tự phát, chủ yếu phát
triển theo nhu cầu của thị trường. Và một thực tế đáng buồn nữa là do sự thiếu hiểu biết
của những người dân về tác hại của hoạt động sản xuất đến sức khoẻ của chính bản thân
mình và những người xung quanh.
Tùy theo tính chất của từng loại ngành nghề mà loại ô nhiễm môi trường cũng khác
nhau. Chẳng hạn như, ở các cơ sở sản xuất mặt hàng mây, tre đan…thì có tình trạng ô
nhiễm không khí, do phải sử dụng lưu huỳnh khi sấy nguyên liệu; với các cơ sở công
nghiệp chất thải chủ yếu là khói, bụi và khí độc; ở các ngành nghề tái chế nhựa khi làm
sạch nguyên liệu người ta đã thải vào sông hồ một lượng chất thải nguy hiểm như thuốc
trừ sâu, hóa chất…gây ô nhiễm nguồn nước, không chỉ thế khi nấu chảy nguyên liệu còn
tạo ra mùi rất khó chịu.v.v
6
1.5.1. Ô nhiễm nguồn nước và đất
Hiện nay, tình trạng phổ biến của các hộ, cơ sở sản xuất TTCN là sử dụng ngay diện
tích ở làm nơi sản xuất. Khi quy mô sản xuất tăng lên hoặc sử dụng thiết bị, hóa chất đã
làm cho môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, nhất là ở các cơ sở tái chế phế liệu và chế
biến thực phẩm. Cho đến nay, phần lớn nước thải tại các ngành nghề TTCN đều thải
thẳng ra ngoài không qua bất kỳ khâu xử lý nào. Đây chính là nguyên nhân khiến cho tình
trạng ô nhiễm nguồn nước tại các khu vực này ngày càng tồi tệ hơn.
Theo như một khảo sát mới đây của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (Đại
học Bách khoa Hà Nội) và Bộ Khoa học Công nghệ cho thấy, 100% mẫu nước thải ở các
cơ sở sản xuất TTCN đều cho thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép. Hầu như toàn
bộ hệ thống nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm.
Vấn đề ô nhiễm nước tại các cơ sở chế biến nông sản thực phẩm ngày càng trầm
trọng. Chế biến nông sản thực phẩm là loại hình sản xuất có nhu cầu lớn về sử dụng nước
và đồng thời cũng thải ra một lượng nước không nhỏ. Nước thải của các cơ sở này có đặc
tính chung là rất giàu chất hữu cơ, dễ phân huỷ sinh học. Ví dụ như nước thải của quá
trình sản xuất tinh bột từ sắn có hàm lượng ô nhiễm rất cao (COD = 13.300 - 20.000mg/l;
BOD

5
= 5.500 - 125.000 mg/l). Đặc trưng nước thải của một số cơ sở chế biến nông sản
thực phẩm cho thấy chất lượng môi trường nước tại các cơ sở sản xuất là rất đáng lo ngại.
Cho đến nay, phần lớn nước thải tại các cơ sở sản xuất đều thải thẳng ra ngoài không qua
bất kỳ khâu xử lý nào. Nước thải này tồn đọng ở cống rãnh thường bị phân huỷ yếm khí
gây ô nhiễm không khí và ngấm xuống lòng đất gây ô nhiễm môi trường đất và suy giảm
chất lượng nước ngầm.
Bến Tre là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL với cây dừa là lọai cây nông nghiệp chủ yếu, gần 40
ha trồng dừa, sản lượng trên 200 triệu trái/năm. Từ trái dừa có thể tạo ra các sản phẩm
như: thạch dừa, kẹo dừa, sữa dừa ,… với tổng sản lượng lên đến 20.000 tấn/năm. Nước
thải sản xuất kẹo dừa của công ty TNHH Đông Á có pH thấp 3,9 – 4,2, ô nhiễm hữu cơ
rất nặng COD = 8.625 – 13.875 mg/l, BOD
5
= 5.350 – 8.500 mg/l, dầu mỡ thực vật = 284
– 306 mg/l, ngoài ra còn bị ô nhiễm bởi N với lượng nước thải trung bình sinh ra khi sản
xuất 1 tấn kẹo dừa là 2,5m
3
nước thải. Tuy nhiên, cho đến vẫn chưa được quan tâm xử lý
thích đáng, vì vậy có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận, đặc biệt là nguồn nước cấp
cho sinh hoạt như sông Hàm Luông.
1.5.2. Vấn đề ô nhiễm không khí.
Một trong những vấn đề đáng quan tâm tại các cơ sở TTCN hiện nay đó chính là ô
nhiễm không khí. Hầu hết các cơ sở đều sản xuất thủ công nên đều sử dụng than củi và
than đá gây ra ô nhiễm không khí như bụi và hơi nước, SO2, CO2, CO va NOx là hết sức
phổ biến. Trong đó, các khí CO2 và NOx là các tác nhân gây hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra,
7
các khí độc hại này còn được sinh ra trong quá trình phân hủy yếm khí các hợp chất hữu
cơ có trong nước thải, chất thải hữu cơ dạng rắn như H2S, NH3, CH4…
Các ngành sản xuất vật liệu xây dựng: Đây là loại hình sản xuất gây ô nhiễm môi
trường lớn nhất về cả chất thải khí, chất thải rắn và nước thải. Bụi phát sinh do các hoạt

động vận chuyển, chế biến nguyên nhiên vật liệu (đất, đá, cao lanh, xi măng, than, ) và
bụi xỉ than tỏa ra từ khói lò. Khí thải của các lò nung gạch, ngói, gốm, sứ có chứa các
loại khí có hại như CO, SO2, NOx, HF , gây ô nhiễm môi trường không khí rất lớn. Ví
dụ như nồng độ bụi vượt 7,7 lần so với tiêu chuẩn cho phép vào mùa khô, vào mùa mưa
có giảm nhưng vẫn vượt gấp 4 lần và nồng độ khí CO cao từ 5,92 - 10,31 mg/m
3
tại cơ sở
sản xuất gạch Hoàng Việt thuộc tỉnh An Giang.
Mức độ ô nhiễm không khí tại các cơ sở tái chế kim loại cũng không nhỏ. Bụi trong
không khí phát sinh từ khâu phân loại, gia công sơ bộ, tẩy gỉ, nấu, cán, kéo, đặc biệt là
khu vực bên cạnh các lò đúc thép, hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn cho phép tới 10-15 lần.
Tại các làng nghề này, bụi thường có chứa kim loại mà chủ yếu là ô-xít sắt nồng độ lên
tới 0,5mg/m3 làm cho không khí có mùi tanh. Trong không khí tại các làng nghề này luôn
phát hiện được hơi hóa chất độc hại như Cl, HCN, HCl, H
2
SO
4
, SO
2
, CO, NO tuy hàm
lượng nhỏ nhưng có mặt thường xuyên trong không khí gây ảnh hưởng đáng kể đến sức
khỏe cộng đồng.
Tại các cơ sở mộc bụi cũng là một vấn đề đáng nói. Bụi phát sinh trong quá trình
vận chuyển và gia công sản phẩm. Nồng độ dung môi hữu cơ cũng tương đối cao tại các
bộ phận sơn hoàn thiện sản phẩm, do đặc thù sản xuất tại hộ gia đình có mặt bằng chật
nên bộ phận sơn thường được bố trí ngoài trời là chính, khả năng phát tán dung môi hữu
cơ ra môi trường xung quanh rất lớn. Nhìn chung, so với tiêu chuẩn vệ sinh lao động
(3733/ 2002/ QĐ-BYT), các yếu tố ô nhiễm đều có giá trị thấp hơn, bằng hoặc cao hơn.
Nhưng đa số các cơ sở sản xuất ở ngay trong khu vực nhà ở nên nếu so vớiTCVN 5937-
1995 và TCVN 5938-1995 áp dụng đối với khu dân cư thì lại cao hơn rất nhiều lần.

1.5.3. Vấn đề ô nhiễm tiếng ồn.
Không chỉ có nguồn nước và không khí tại các cơ sở sản xuất TTCN bị ô nhiễm, mà
tại đây những vấn đề tiếng ồn. Đây là ô nhiễm đặc trưng cho các nghề mộc và chạm khắc.
Tiếng ồn phát sinh từ các máy xẻ gỗ, máy cưa, máy tiện, máy bào, máy phun sơn, máy
chuốt, xẻ mây song Tại các vị trí này, tiếng ồn đo đều vượt 85dB, cá biệt tại khu vực
làm việc bên cạnh các máy xẻ gỗ, chuốt, xẻ mây song tiếng ồn vượt 95dB. Do đặc thù là
nơi sản xuất và nhà ở liền kề nhau, điều này làm cho dân cư trong khu vực phải chịu đựng
tiếng ồn lớn cả những lúc nghỉ ngơi. Có nhiều gia đình mức tiếng ồn đo được trong phòng
khách, phòng ngủ lên tới 78dB, vượt quá TCCP tiếng ồn trong khu dân cư (Tiêu chuẩn
TCXD 175: 1990, mức tiếng ồn tương đương cho phép là: từ 22h - 6h: 40dB; Từ 6h -
22h: 55 dB). Do không gian chật hẹp, không có vùng đệm nên tiếng ồn mà các cơ sở sản
8
xuất này gây ra cho khu vực xung quanh là khá cao, tại nhiều vị trí trước cửa nhà, mức
tiếng ồn lên tới 80-82 dB.
1.6. Tình hình sức khỏe và bệnh tật tại các cơ sở sản xuất TTCN.
Tại các khu vực sản xuất TTCN ở Việt Nam nơi sản xuất đan xen với khu dân cư,
hầu hết dân cư tại khu vực tham gia vào quá trình sản xuất nên nguy cơ ảnh hưởng của
điều kiện lao động và chất thải sản xuất đến sức khỏe người dân là rất lớn. Do môi trường
không khí, nước ngầm và nước mặt, đất đều bị ô nhiễm nên số người dân tại các khu vực
sản xuất TTCN bị mắc các bệnh đường hô hấp, đau mắt, bệnh ngoài da, tiêu hóa, phụ
khoa là rất cao. Ngoài ra là một số bệnh mang tính nghề nghiệp như bệnh bụi phổi, ung
thư, thần kinh, đau lưng, đau cột sống Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu về khu vực
sản xuất mới chỉ dừng lại ở các nghiên cứu mô tả cắt ngang (đánh giá hiện trạng môi
trường và tình hình bệnh tật) mà chưa có những nghiên cứu dịch tễ đánh giá được mối
liên quan của bệnh tật với các yếu tố ô nhiễm.
Tóm lại, tại các cơ sở sản xuất TTCN, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, mặt bằng sản
xuất chật chội và tổ chức sản xuất thiếu khoa học. Điều kiện và môi trường lao động rất
đáng lo ngại, người lao động thường xuyên phải tiếp xúc với bụi, nhiệt, hóa chất; nguy cơ
tai nạn lao động cao và thiếu phương tiện bảo vệ cá nhân. Môi trường sống đang có nguy
cơ bị ô nhiễm do chất thải sản xuất không được xử lý mà thải trực tiếp vào môi trường

xung quanh, gây ô nhiễm không khí, nước và đất. Sức khỏe người lao động và dân cư
đang bị đe dọa do ô nhiễm môi trường. Bệnh tật phổ biến tại các khu vực sản xuất TTCN
là viêm phế quản - phổi, dị ứng ngoài da, đau mắt, đau lưng, đau cột sống, đau bụng hội
chứng dạ dày, phụ khoa
9
CHƯƠNG 2
CÁC VĂN BẢN, QUI ĐỊNH QUẢN LÝ KHU VỰC SẢN XUẤT TỂU THỦ
CÔNG NGHIỆP QUI MÔ VỪA VÀ NHỎ NẰM TRONG KHU DÂN CƯ
Ở VIỆT NAM VÀ KHU VỰC ĐBSCL
1. Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Số
52/2005/2006/QH11 ngày 29/11/2005 có hiệu lực ngày 01/07/2006.
2. Nghị quyết số 41/NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
3. Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/04/2003 về việc phê duyệt "kế hoạch xử lý triệt
để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng"
4. Chỉ thị số 26/2007/CT-TTg ngày 26/11/2007 về việc theo dõi, giám sát và đánh giá
tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về tài nguyên-môi trường và phát triển bền vững.
5. Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải
6. Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Đề án tổng thể bảo vệ MT làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
7. Chỉ thị số 17/2008/CT-TTg Về một số giải pháp cấp bách đẩy mạnh công tác xử lý
triệt để các cơ sở gây nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-
TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ;
8. Chỉ thị số 12/2007/CT-UBND ngày 18/05/2007 Về việc tăng cường công tác quản lý
môi trường đối với các dự án, cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ảnh hưởng
đến môi trường trên địa bàn tỉnh Bến Tre ;
9. Quyết định số 974/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bến Tre ngày 27/04/2011 về việc phê
duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020.
10. Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và

quản lý tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
11. Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ về việc quy định về
khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
12. Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg ngày 04/4/2006 của Thủ tướng chính phủ về việc phê
duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế công nghiệp theo vùng lãnh thổ đến năm 2010 và tầm
nhình đến năm 2020.
13. Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc
ban hành quy chế quản lý cụm công nghiệp
14. Công văn 3081/UBND-VHXH của UBND tỉnh Bến Tre ngày 9/7/2012 về Quản lý,
sản xuất, chế biến thạch dừa trên địa bàn tỉnh.
10
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC TIÊU CHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO
SẢN XUẤT TTCN TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM VÀ KHU VỰC
ĐBSCL
3.1. Đánh giá môi trường của ngành TTCN tại các đô thị ở Việt Nam và khu vực
ĐBSCL
3.1.1. Việt Nam:
- Tốc độ phát triển TTCN thời gian qua tương đối nhanh. Từ khi có luật đất đai, tốc độ
tăng bình quân 10-11%/năm. Trong đó vùng Đông Nam Bộ tăng 18,2%/năm, vùng đồng
bằng Sông Hồng là 3,7%/năm.
- Các nghề và làng nghề truyền thống bước đầu được phục hồi, nghề và làng nghề mới
đang được phát triển. Hiện nay cả nước có khoảng 1000 làng nghề trong đó 2/3 là làng
nghề truyền thống. Những tỉnh có nhiều làng nghề như: Hà Tây, Bắc Ninh, Nam Định
mỗi tỉnh có đến 60-80 làng nghề.
- Các cơ sở TTCN trong khu vực đô thị thường nằm xen kẽ trong khu dân cư, thiết bị
công nghệ sản xuất lạc hậu, đa số các cơ sở chưa có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, bụi
và tiếng ồn đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường, lượngchất
thải phát sinh trong quá trình sản xuất chưa được thu gom xử lý triệt để, thải trực tiếp ra
bên ngoài.

- Cùng với sự phát triển, rác thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thải ra môi trường
ngày càng nhiều và chưa được xử lý đúng quy định. Từ đó phát sinh các vấn đề ô nhiễm
về không khí, tiếng ồn, nước thải, rác thải làm thay đổi chất lượng môi trường sống của
người dân trên địa bàn thành phố.
- Ngoài ra tình trạng khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên phục vụ TTCN đang gây
hậu quả xấu cho môi trường.
3.1.2. Đồng bằng sông Cửu Long:
- Tại khu vực ĐBSCL, theo Chi cục Bảo vệ Môi trường Tây Nam bộ, các tỉnh trong
khu vực đồng bằng sông Cửu Long cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp ngăn chặn
hữu hiệu tình trạng suy thoái môi trường đang diễn ra với mức độ đáng báo động.
- ĐBSCL với hàng chục khu công nghiệp tập trung và hàng chục ngàn cơ sở công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hoạt động xen kẽ trong các khu đô thị, dân cư. Hàng năm
lượng chất thải rắn (220.000 tấn/ năm), lỏng (47 triệu lít/ năm), khói bụi, tiếng ồn từ
những cơ sở công nghiệp đồng bằng sông Cửu Long thải ra góp phần làm cho tình trạng ô
nhiễm môi trường tại các đô thị thêm nghiêm trọng.
11
- Số liệu quan trắc môi trường nước trên sông rạch gần các đô thị vùng đồng bằng sông
Cửu Long như An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Long An, Hậu Giang, Cà Mau cho thấy
hàm lượng các chất BOD, SS, N-NH
3
, amoniac, coliforms đều cao hơn tiêu chuẩn cho
phép. Hiện các đô thị đều bị ô nhiễm bụi do hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông,
xây dựng Nồng độ khí SO
2
, CO, NO
2
trong không khí đã vượt tiêu chuẩn cho phép. Ô
nhiễm môi trường đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu do tốc độ đô thị hóa
nhanh nhưng trong thời gian dài, các địa phương chưa có phương án bảo vệ môi trường
tương xứng.

3.2. Đề xuất các tiêu chí bảo vệ môi trường cho sản xuất TTCN tại các đô thị ở Việt
Nam và khu vực ĐBSCL
- Mục tiêu: phát triển kinh tế các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đặc trưng cho từng
vùng miền cả nước song song với bảo vệ môi trường, đảm bảo không gian sống không ô
nhiễm, bảo tồn các các nguồn tài nguyên: nước, không khí, đất đai,…
Tăng cường mạnh mẽ công tác BVMT trong quản lý và phát triển trên phạm vi toàn quốc,
ngăn chặn việc phát sinh các làng nghề ô nhiễm môi trường mới; từng bước khắc phục,
cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc
sống dân cư, góp phần phát triển kinh tế - xã một cách bền vững.
Đồng bằng sông Cửu Long đặc thù với hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt. Nguồn
nước là một tài nguyên hết sức quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất, cần phải bảo vệ
nguồn nước cũng như các tài nguyên khác.
* Đề xuất các tiêu chí bảo vệ môi trường
1. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
Quy hoạch lại sản xuất: Quy hoạch tập trung theo khu, cụm sản xuất đối với các ngành có
mức ô nhiễm cao như: chế biến thủy hải sản, gốm,…; Quy hoạch phân tán (quy hoạch sản
xuất ngay tại hộ gia đình) thường được áp dụng đối với các làng nghề có cơ sở thuộc loại
hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thấp, được phép hoạt động trong khu
dân cư.
2. Quy hoạch trong cơ sở sản xuất và các biện pháp kỹ thuật.
Thực hiện nghiêm túc các quy định quản lý về môi trường theo quy định của cơ quan
quản lý.
Có các biện pháp quản lý và kỹ thuật để xử lý các chất thải phát sinh trong sản xuất như:
hệ thống thu gom chất thải rắn, nước thải, hệ thống xử lý nước thải, khí thải,…
3. Nâng cao ý thức cơ sở sản xuất, người tham gia lao động và người dân.
12
Số lao động đã qua đào tạo trong các ngành nghề TTCN còn chiếm tỷ lệ thấp, hầu hết lao
động chỉ làm việc dựa vào kinh nghiệm thực tế chứ ít được đào tạo cơ bản. Các cơ sở
chưa mở lớp đào tạo công nhân một cách bài bản, trong đó ngoài chuyên môn còn cần
đào tạo ý thức và cách thức bảo vệ môi trường nơi làm việc và khu vực dân cư

4. Đưa ra tiêu chuẩn về an toàn và bảo hộ lao động
Đưa ra các tiêu chuẩn về an toàn và bảo hộ lao động phù hợp với từng ngành nghề cụ thể,
phù hợp với sự phát triển của địa phương và điều kiện áp dụng đối với các doanh nghiệp.
Các giải pháp về an toàn, bảo hộ lao động cần thực tế, đảm bảo tính khả thi và đạt hiệu
quả cao nhất về kinh tế, sức khỏe, môi trường trong giới hạn về những điều kiện sản xuất
thủ công của các cơ sở sản xuất TTCN.
5. Ưu tiên mở rộng, phát triển các ngành nghề ít gây ô nhiễm, hạn chế phát triển mới,
mở rộng các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng, ví dụ như cơ sở sản xuất, tái chế
CTNH, nghiêm cấm sử dụng trong cơ sở sản xuất những phương pháp sản xuất thủ công
và thiết bị gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, hoặc sử dụng quặng có tính chất phóng
xạ.
13
CHƯƠNG IV
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG NGÀNH SẢN XUẤT THẠCH DỪA
4.1. Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường
- Hoạt động tuyên truyền - giáo dục được thực hiện ở tất cả các cấp thông qua mạng
lưới đài truyền hình, phát thanh, báo chí, các đoàn thể xã hội, nhà trường và mạng lưới
tuyên truyền viên tại cơ sở. Bằng nhiều hình thức như: tổ chức các đợt tập huấn, hội thảo,
tọa đàm,….
- Tổ chức các buổi trao đổi trực tiếp giữa cán bộ quản lý môi trường địa phương, các
nhà khoa học thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm giải đáp các thắc mắc
của cơ sở về các vấn đề môi trường mà họ gặp phải và các biện pháp xử lý.
- Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm
về bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất; giúp cho các cơ sở hiểu rõ các chính sách,
chủ trương về môi trường, đặc biệt là các nội dung về Luật Bảo vệ môi trường.
- Các cấp lãnh đạo tại địa phương cần tiến hành tăng cường lực lượng và nâng cao kiến
thức cần thiết về vấn đề pháp luật có liên quan đến môi trường cho đội ngũ cán bộ quản lý
môi trường. Đội ngũ cán bộ này chính là lực lượng tuyên truyền - giáo dục kiến thức về
pháp luật liên quan đến môi trường cho các cơ sở.

4.2. Áp dụng các công cụ kinh tế
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường của các cơ sở; kiên quyết đóng cửa các cơ sở vi phạm các quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường nhiều lần. Bắt buộc tất cả các cơ sở phải xây dựng hệ
thống xử lý nước thải.
- Áp dụng các công cụ kinh tế trực tiếp dựa trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải
trả tiền”, nhằm mục đích khuyến khích các cơ sở đầu tư xây dựng các công trình xử lý ô
nhiễm môi trường, giảm thiểu ô nhiễm, thay đổi hành vi gây ô nhiễm môi trường.
- Bên cạnh đó, kinh phí đầu tư xây dựng và vận hành các công trình xử lý nước thải,
khí thải, chất thải rắn trong sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp rất lớn. Do đó,
Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ tài chính như: miễn giảm thuế, được vay vốn dài hạn với lãi
suất ưu đãi để xây dựng các công trình xử lý ô nhiễm có vốn đầu tư lớn; điều kiện huy
động nguồn lực của cơ sở gặp khó khăn.
14
4.3. Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường
- Khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sạch, chuyển
giao công nghệ môi trường. Các cơ sở thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo các quy
định của pháp luật, các chính sách và kế hoạch của tỉnh như đầu tư cải thiện môi trường,
tổ chức sản xuất sạch hơn để thực hiện hệ thống quản lý môi trường cơ sở.
- Khuyến khích các cơ sở nghiên cứu sáng tạo, phát minh công nghệ sản xuất mới có
lợi cho môi trường. Những sáng kiến này vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa bảo vệ
môi trường hiệu quả.
- Khuyến khích cộng đồng địa phương đóng góp ý kiến cho các chủ trương, chính sách
của tỉnh và các dự án đầu tư, nhất là những chủ trương, chính sách, dự án có tác động trực
tiếp tới môi trường, sản xuất và đời sống của người dân.
- Thực hiện nguyên tắc "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" là một trong các
biện pháp quan trọng để xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.
4.4. Tăng cường nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
- Tăng cường đầu tư kinh phí cho nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Đẩy
mạnh công tác nghiên cứu và chuyển giao các mô hình công nghệ xử lý chất thải phát

sinh tại các cơ sở chế biến thạch dừa có điều kiện vận hành của công nghệ dễ dàng, chi
phí phù hợp, quy mô nhỏ.
- Khuyến khích nghiên cứu và sản xuất vật tư thiết bị trong tỉnh, tại chỗ phục vụ
cho xây dựng các công trình xử lý chất thải. Việc nghiên cứu bao gồm cả các lĩnh vực
thông tin giáo dục truyền thông, phát triển nguồn nhân lực và các mô hình quản lý, đầu
tư.
- Đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Tiếp tục hoản thiện hơn nữa và đầu tư kinh phí xây dựng nhân rộng các mô hình, dự
án trình diễn về khắc phục ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chế biến thạch dừa. Khuyến
khích các thành phần kinh tế đầu tư và thu hút vốn nước ngoài để đầu tư xây dựng các
công trình xử lý ô nhiễm môi trường dưới nhiều hình thức.
4.5. Tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế
- Quy hoạch lực lượng cán bộ khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường, đảm bảo về
số lượng và chất lượng đáp ứng cho nhu cầu thực tiễn của các chương trình, dự án, đề án
hợp tác, tạo cầu nối thích hợp và thuận lợi trong hợp tác khu vực và quốc tế.
15
- Mở rộng quan hệ hợp tác phát triển khoa học, công nghệ trong và ngoài nước; tranh
thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế và trung ương trong các lĩnh vực
đào tạo, quản lý, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, đổi mới công nghệ.
- Thu hút và sử dụng tốt các dự án đầu tư nước ngoài trên các lĩnh vực đào tạo, nghiên
cứu khoa học, ứng dụng và đổi mới công nghệ.
4.6. Các biện pháp xử lý chất thải
4.6.1. Nước thải
- Các công đoạn sản xuất phát sinh nước thải và lưu lượng nước thải trong sản xuất
thạch dừa.
16
Rửa sơ bộ
Ngâm trương nở
Ngâm so da

Ép khô
Vớt ra để ráo nước
Vớt ra rửa nước lạnh
Rửa sạch lần 2
Ngâm và rửa lần 3
Đầu Vào
3,5m
3
nước/1 tấn
sản phẩm
Đầu Ra
3,24m
3
nước/1
tấn sản phẩm
Nước thải sinh hoạt
0,05 – 0,07
m
3
/người/ngày
Ngâm hóa chất
Rửa sạch lần 1
Vớt ra để ráo nước
Ngâm và rửa lần 4
Ngâm và rửa lần 5
- Tính chất nước thải:
STT Thông số Đơn vị
Gía trị đo
được
QCVN40-2011 BTNMT

Giá trị C
A B
1 Ph - 5,13 6-9 5,5-9
2 BOD
5
(20
0
C) mg/l 2180 30 50
3 COD mg/l 857 75 150
4 Chất rắn lơ lửng mg/l 228 50 100
5 Coliform MPN/100ml 5,8x10
5
3000 5000
- Đề xuất phương pháp xử lý:
Nước thải có mức độ ô nhiễm trung bình, mức pH thấp, chủ yếu dạng ô nhiễm hữu cơ,
không có hóa chất hay kim loại nặng.
Đề xuất giải pháp xử lý bằng phương pháp sinh học đơn giản và mang lại hiệu quả xử lý
cao. Chi phí vận hành thấp, vận hành dễ dàng, thích hợp với quy mô sản xuất vừa và nhỏ.
- Sơ đồ công nghệ:
- Mô tả công nghệ:
Bể điều hòa tách cặn nổi: nhiệm vụ điều hòa lưu lượng nước thải và chất lượng nước
thải, loại bỏ các cặn nổi có trong nước thải.
Bể lọc kỵ khí: xử lý nước thải bằng các vi sinh kỵ khí kết hợp vật liệu lọc là giá thể xơ
dừa.
Bể lọc hiếu khí: xử lý nước thải bằng các vi sinh hiếu khí kết hợp vật liệu lọc nhằm xử lý
triệt để các chất ô nhiễm không xử lý được bằng biện pháp lỵ khí.
17
Nước đầu vào
Bể điều hòa tách
cặn nổi

Lọc sinh học kỵ
khí
Lọc sinh học hiếu
khí
Nguồn tiếp
nhận
Hóa chất điều
chỉnh PH
4.6.2. Chất thải rắn
- Các công đoạn phát sinh chất thải rắn:
Chất thải rắn phát sinh từ quá trình rửa sơ bộ chủ yếu là nguyên liệu đầu vào (thạch thô)
dạng nhỏ bị loại bỏ bởi quá trình rửa. Ngoài ra còn có các sản phẩm hư hỏng trong quá
trình sản xuất
Chất thải rắn phát sinh từ quá trình đóng gói hoàn thiện sản phẩm là các bao bì, hộp nhựa,
thùng giấy,…
- Đề xuất phương pháp xử lý:
Đối với các chất thải mang tính hữu cơ như nguyên liệu, sản phẩm hư hỏng phải được thu
gom và làm thức ăn gia súc, hoặc thu gom vào rác thải sinh hoạt.
Chất thải rắn vô cơ cần được thu gom phân loại và tái chế hợp lý.
4.6.3. Khí thải
Các công đoạn phát sinh khí thải:
18
Vô bao bì
Đóng gói, lưu kho
Bao bì, hộp nhựa
Rửa sơ bộ
0,03 tấn/ 1 tấn sản phẩm
Sản phẩm hư
Luộc lần 1
Luộc lần 2

Nấu chín
Dầu DO
25lít/1 tấn sản phẩm
Đầu Ra:
Khí thải, hơi nước,
nhiệt
Điện năng
15Kwh/ 1 tấn sản
phẩm
Máy móc thiết bị
- Tính chất khí thải:
STT Thông số Đơn vị Gía trị đo được
TCVN 5939-2005
Gía trị
1 Nhiệt độ
0
C 135
2 CO
2
mg/Nm
3
586
3 CO mg/Nm
3
4500 1000
4 SO
2
mg/Nm
3
2360 1500

- Đề xuất phương pháp xử lý:
Khí thải ô nhiễm chủ yếu là khí CO và SO
2
, nồng độ gấp 4,5 lần (CO) và gấp 1,6 lần
(SO
2
) so với tiêu chuẩn cho phép.
Cần lắp đặt hệ thống xử lý khí thải CO và SO
2
thích hợp với mô hình doanh nghiệp nhỏ,
vận hành dễ dàng.
Sử dụng phương pháp hấp thụ, sử dụng chất hấp thụ là nước. Nước thải sao khi hấp thu
được đưa về hệ thống xử lý nước thải vì không cần thu hồi SO
2
.
- Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải:
19
Khí thải đầu
vào
Tháp hấp thu
bằng nước
Ra môi trường
Nước vào hệ
thống xử lý
nước thải
chung
Cấp nhiệt
CHƯƠNG 5
CASE STUDY - CƠ SỞ THẠCH DỪA MINH CHÂU
5.1. Các thông tin chung


Tên đơn vị : CƠ SỞ THẠCH DỪA MINH CHÂU
Địa chỉ : 42/2, đường Phan Đình Phùng, phường 4, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre.
Điện thoại : 075.822956 ; fax : 075.829055; email :
Đại diện chủ cơ sở : Ông Trần Minh Đạo.
Số lượng công nhân : 180 – 200 người.
Năm bắt đầu hoạt động : 1997.
Sản phẩm : Thạch dừa, nước ngọt và rau câu.
a> Công suất :
Bảng 1 : Sản phẩm và công suất
Stt Tên sản phẩm Công suất
1. Thạch dừa 4.000 TSP/năm
2. Nước ngọt 400.000 lít SP/năm
3. Thạch rau câu 10 TSP/năm
b> Nguyên liệu sản xuất đối với sản phẩm thạch dừa:
Bảng 2 : Nguyên liệu và số lượng
Stt Tên nguyên liệu Số lượng Nguồn cung cấp
1. Thạch thô 1.360 tấn/năm Trong nước
2. Đường tinh luyện
(RE)
328 tấn/năm Trong nước
3. Hương liệu 5,4 tấn/năm Trong nước
4. Acid citric 1,2 tấn/năm Trong nước
5. Benzoat 2,0 tấn/năm Trong nước
6. Phụ gia AST 1,0 tấn/năm Trong nước
7. Phụ gia ACK 1,5 tấn/năm Trong nước
8. So da 8 tấn/năm Trong nước
9. Bisunfite 32 tấn/năm Trong nước
10 Muối ăn 4 tấn/năm Trong nước
c> Các nguồn tài nguyên sử dụng:

Bảng 3 : Nguồn tài nguyên
Stt Loại tài nguyên Đơn vị tính Số lượng
1. Điện Kwh/năm 60.000
2. Dầu DO Lít/năm 100.000
3. Nước m
3
/năm 12.000
20
d> Các định mức tiêu thụ đối với sản phẩm thạch dừa :
Bảng 4 : Định mức của sản phẩm thạch dừa
Stt Loại chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng
1. Điện Kwh/TSP 15
Kwh/nồi SP 3,3
2. Dầu DO Lít/TSP 25
Lít/nồi SP 5,5
3. Nước m
3
/TSP 3,5
m
3
/nồi SP 0,8
4. Thạch thô T/TSP 0,34
5. Đường tinh luyện T/TSP 0,082
6. Hương liệu Kg/TSP 1,36
7. Acid Citric Kg/TSP 0,295
8. Benzoat Kg/TSP 0,5
9. Phụ gia AST Kg/TSP 0,25
10. Phụ gia ACK Kg/TSP 0,386
11. So da Kg/TSP 2
12. Bi sunfite Kg/TSP 8

13. Muối ăn Kg/TSP 0,5
Ghi chú : đơn vị tính nồi thạch là : 220 kg SP/nồi.
5. 2. Quy trình sản xuất
a. Quy trình chế biến thạch dừa:
21
Nước thải : 1,6 m
Thạch thô 340 kg
Rửa sơ bộ
Nước : 0,1 m
3
Nước thải : 0,09
m
3
, CTR : 10 kg
Cân
Ngâm trương nở
Nước : 1 m
3
Nước : 0,3 m
3
Cắt nhỏ
Rửa sạch lần 1
Nước : 0,1 m
3
Nước thải : 0,1
m
3
Ngâm hóa chất
Nước : 0,8 m
3

Bisunfite: 8 kg
Nước thải : 0,8
m
3
22
Ngâm so da
Nước : 0,1 m
3
Soda : 2 kg
Nước thải : 0,1 m
3
Rửa sạch lần 2
Nước : 0,1 m
3
Nước thải : 0,1
m
3
Ép khô Nước thải : 0,5
m
3
Ngâm trương nở
Nước : 0,5 m
3
Vớt ra để ráo nước Nước thải : 0,1
m
3
Luộc lần 1 Khí thải Dầu : 5 lít
Vớt ra rửa nước lạnh

Nước thải : 0,1

m
3
Nước : 0,1 m
3
Vớt ra để ráo nước
Luộc lần 2 Khí thải Dầu : 5 lít
Vớt ra rửa nước lạnh

Nước thải : 0,1 m
3
Nước : 0,1 m
3
Vớt ra để ráo nước
Cân
Ngâm trương nở
Nước : 0,1 m
3
Vớt ra, để ráo nước
Nước thải : 0,1 m
3
Ngâm và rửa lần 3
Nước thải : 0,1 m
3
Nước : 0,1 m
3
Mô tả quy trình sản xuất :
Thạch thô có khối lượng khoảng 340 kg, được rửa sơ bộ để loại bỏ tạp chất và acid. Cân
lại thạch thô để xác định khối lượng cần xử lý.
Ngâm nước cho thạch trương nở trong thùng nước (khoảng 5 – 7 ngày). Cắt nhỏ thạch và
rửa sạch lần 1.

Các viên thạch nhỏ ngâm trong dung dịch bisunfite (8 kg) trong 7 ngày.
23
Nước : 0,15 m
3
Đường : 82 kg
Dầu : 15 lít
Vớt ra, để ráo nước
Ngâm và rửa lần 4
Nước thải : 0,1 m
3
Nước : 0,1 m
3
Vớt ra, để ráo nước
Ngâm và rửa lần 5
Nước thải : 0,1 m
3
Nước : 0,1 m
3
Vớt ra, để ráo nước
Cân
Nấu chín Khí thải
Pha hương liệu
Hương liệu/phụ gia
Múc vô nồi nhỏ
Vô bao bì
Đóng gói, lưu kho
1.000 kg sản phẩm
Sau khi ngâm với bisunfite, thạch được vớt ra để ráo nước và ngâm với so da (2 kg) trong
thời gian là 48 giờ.
Sau khi ngâm so da, thạch được vớt ra, rửa sạch hóa chất và đưa đi ép tách nước. Kết thúc

quá trình ép, thạch lại được ngâm trương nở trong nước sạch.
Vớt thạch ra chờ ráo nước và đưa vào nồi luộc. Quá trình luộc 2 lần và vớt ra, ngâm nước
để chờ thạch trương nở. Thạch được rửa qua 3 lần nước sạch trước khi được nấu chín. Kết
thúc quá trình nấu, sản phẩm được bổ sung thêm hương liệu và đóng gói ngay khi còn
nóng.
Sản phẩm thu được là 1.000 kg thạch dừa.
5.2. Hiện trạng cơ sở
5.2.1. Hiện trạng sản xuất
+ Các hoạt động sản xuất không ghi chép số liệu hàng ngày. Các bất thường trong sản
xuất không được theo dõi thường xuyên.
+ Các nguồn tài nguyên như điện, nước, dầu chỉ theo dõi qua đồng hồ tổng hàng tháng
hoặc theo các hóa đơn thanh toán.
+ Các quá trình sản xuất chỉ kiểm soát sao cho chất lượng sản phẩm tốt, chưa chú trọng
tới mức tiêu hao và các tổn thất.
+ Các trang thiết bị vừa thủ công, vừa cơ khí hóa nên khó kiểm soát trong sản xuất.
+ Cơ sở chưa có nhân viên làm công việc theo dõi, thống kê số liệu. Nhân lực có trình độ
kỹ thuật không nhiều.
5.2.2. Hiện trạng môi trường
+ Môi trường nhà xưởng nóng bức.
+ Cơ sở đã có hệ thống xử lý nước thải.
+ Các yếu tố thải như lượng nước thải, thành phần nước thải, khí thải, thành phần khí thải
chưa được cơ sở quan tâm nhiều.
5.2. 3. Đánh giá tiềm năng thực hiện sản xuất sạch hơn
+ Khả năng thay đổi một phần trình quy trình sản xuất.
+ Khả năng thay đổi công nghệ sản xuất.
+ Khả năng kiểm soát các nguồn tài nguyên như điện, nước, dầu.
+ Khả năng cải thiện điều kiện vi khí hậu trong khu vực sản xuất.
5.3. Đánh giá các số liệu sản xuất tại nhà máy trước khi thực hiện sản xuất sạch hơn
5.3.1. Đánh giá cân bằng vật chất và năng lượng sản phẩm thạch dừa
24

5.3.2. Chi phí sản xuất biến đổi sản phẩm thạch dừa
Bao bì không tham gia vào quá trình sản xuất nên không tính vào chi phí sản xuất biến
đổi. Các chi phí khác như khấu hao thiết bị, nhà xưởng, quản lý,… là chi phí cố định. Chi
phí biến đổi bao gồm chi phí sản xuất cố định và chi phí sản xuất biến đổi. Chi phí sản
xuất cố định như khấu hao thiết bị, nhà xưởng, quản lý,… chỉ chiếm từ 5 – 10% chi phí
biến đổi.
Bảng 5 : Chi phí sản xuất biến đổi sản phẩm thạch dừa
Stt Loại Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1. Điện Kwh/TSP 15 895 đ/Kwh 13.425 đ
2. Dầu Lít/TSP 25 8.700 đ/l 217.500 đ
3. Nước m
3
/TSP 3,5 4.500 đ/m
3
15.750 đ
4. Thạch thô kg/TSP 340 2.500 đ/kg 850.000 đ
5. Đường Kg/TSP 82 7.000 đ/kg 574.000 đ
6. Hương liệu Kg/TSP 1,36 15.000 đ/kg 20.400 đ
7. Acid citric Kg/TSP 0,295 10.000 đ/kg 2.950 đ
8. Benzoat Kg/TSP 0,5 10.000 đ/kg 5.000 đ
9. Phụ gia Kg/TSP 0,636 15.000 đ/kg 9.540 đ
10. Soda Kg/TSP 2 8.850 đ/kg 17.700 đ
11. Bisunfite Kg/TSP 8 8.900 đ/kg 71.200 đ
12. Muối ăn Kg/TSP 1 2.535 đ/kg 2.535 đ
13. Nhân công Công/TSP 10 30.000 đ/công 300.000
Cộng 2.100.000 đ
Tỷ lệ các chi phí trong chi phí sản xuất biến đổi sản phẩm :
Bảng 6 : Tỷ lệ chi phí thạch dừa
Stt Loại Chi phí (đ/TSP) Tỷ lệ giá trị (%)
1. Điện 13.425 đ 0,64

2. Dầu 217.500 đ 10,40
3. Nước 15.750 đ 0,75
4. Thạch thô 850.000 đ 40,47
5. Đường 574.000 đ 27,33
6. Hương liệu 20.400 đ 0,97
25
Chế biến thạch dừa :
1.000 kg sản phẩm
Thạch thô : 340 kg.
Đường : 82 kg.
Phụ gia : 3,3 kg
Soda : 2 kg.
Bisunfite : 8 kg.
Điện : 15 Kwh.
Dầu : 25 lít
Nước : 3,5 m
3
.
CTR : 10 kg.
Soda dư : 0,5 kg.
Bisunfite dư : 3 kg.
Khí thải : 900 m
3
.
Nước thải : 3,0 m
3
.

×