Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỤC LỤC
MỤC LỤC .........................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................2
NỘI DUNG........................................................................................................3
I. Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội.......................................3
1.1. Tự nhiên.................................................................................................3
1.2. Xã hội....................................................................................................3
1.3. Sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên .........................................3
1.3.1. Vai trò của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội trong hệ thống tự nhiên
và xã hội.......................................................................................................3
1.3.2. Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên ......5
II. Bảo vệ môi trường trước những yêu cầu mới của thời kì đẩy mạnh công
nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam................................................................5
2.1. Thực trạng vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam:...............................5
2.2. Công ngiệp hóa - hiện đại hóa đi đôi với bảo vệ môi trường, thực hiện
phát triển bền vững.....................................................................................12
2.2.1 . Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong công cuộc công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước........................................................................12
2.2.2 . Phương hướng và Giải pháp cho công tác bảo vệ môi trường ở nước
ta ...............................................................................................................13
III – Vai trò và nhiệm vụ của thủy lợi trong công tác bảo vệ môi trường...17
3.1. Thủy lợi là một trong những ngành có ảnh hưởng trực tiếp tới môi
trường. ................................................................................................... 17
3.2. Nhiệm vụ của thủy lợi đối với môi trường nước ta hiện nay. ........ 17
KẾT LUẬN......................................................................................................18
Danh mục các tài liệu tham khảo..................................................................21
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, người ta nói nhiều đến phát triển bền vững, đó là sự phát triển
đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các
nhu cầu đó của các thế hệ tương lai.
Chính bởi vậy, mục tiêu phát triển chung của xã hội loài người mà hiện
nay nhiều nước đang hướng tới là đạt được sự phồn thịnh về kinh tế, tiến bộ về
xã hội và sự trong sạch về môi trường sinh thái. Các mục tiêu đó gắn bó chặt
chẽ với nhau tạo thành nền tảng cho sự phát triển bền vững của xã hội. Sự phát
triển lâu bền được hiểu đó là sự phát triển không chỉ vì thế hệ hiện tại mà còn
vì các thế hệ mai sau. Vấn đề này mới được đặt ra trong những năm gần đây
nhưng được coi là vấn đề hết sức cấp thiết xuất phát từ chính những gì loài
người coi là thành tựu to lớn của sự phát triển xã hội như sự tăng trưởng nhanh
của các nền kinh tế, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ cùng
với quá trình công nghiệp hóa ồ ạt ở các nước phát triển v.v… đã và đang có
những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên - ngôi nhà sinh tồn của xã
hội loài người. Đó là sự suy giảm về trữ lượng và chất lượng của các tài
nguyên thiên nhiên có ý nghĩa cơ bản đối với cuộc sống của con người, tình
trạng ô nhiễm môi trường sống của con người với tốc độ ngày càng nhanh,
phạm vi ngày càng lớn, hiện tượng khí hậu nóng lên toàn cầu do ảnh hưởng
của hiệu ứng nhà kính gây ra hàng loạt những cuộc khủng hoảng sinh thái cục
bộ đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và đe dọa diễn ra một cuộc khủng
hoảng sinh thái toàn cầu. Thực trạng này đang buộc loài người phải suy nghĩ,
cân nhắc để thay đổi chiến lươc phát triển của mình.
Rõ ràng là, để phát triển kinh tế nhất thiết phải tiến hành công nghiệp
hoá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỷ lệ với tốc độ phát triển của công nghiệp hóa,
của khoa học và công nghệ. Song, cũng tồn tại một thực tế là cùng với sự phát
triển của công nghiệp hóa lại là sự suy thoái của môi trường tự nhiên. Vấn đề
đặt ra là làm thế nào để dung hoà tự nhiên và xã hội, để có thể phát triển kinh
tế mà vẫn đảm bảo được các yếu tố môi trường.
Xuất phát từ thực tiễn trên cũng như nhận thức được tầm quan trọng của
yếu tố môi trường trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam,
em đã lựa chọn đề tài: “Mối quan hệ biện chứng giữa xã hội và tự nhiên.
Vận dụng phân tích vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở nước ta”.
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
NỘI DUNG
I. Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội
1.1. Tự nhiên
Theo nghĩa rộng, tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan,
con người và xã hội loài người là một bộ phận đặc thù của tự nhiên. Nguồn gốc
của con người là từ tự nhiên, bộ óc người là sản phẩm cao nhất của vật chất,
con người sống trong tự nhiên như một sinh vật. Chính tự nhiên là tiền đề cho
sự tồn tại và phát triển của con người.
Tuy nhiên, con người chỉ trở thành con người đích thực khi nó được
sống trong môi trường xã hội, trong mối quan hệ qua lại giữa người với người.
Con người mang trong mình bản tính tự nhiên và bản chất xã hội. Vì vậy có
thể nói con người là hiện thân của sự thống nhất giữa xã hội và tự nhiên.
1.2. Xã hội
Xã hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất. Hình thái vận động
này lấy mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với
người làm nền tảng. ”Xã hội không phải gồm các cá nhân mà xã hội biểu hiện
tổng số những mối mối liên hệ và những quan hệ của những cá nhân đối với
nhau” (C.Mac).
Xã hội là một bộ phận đặc biệt của tự nhiên đồng thời với quá trình của
tự nhiên, xã hội cũng có một quá trình phát triển lịch sử của mình, thể hiện
bằng vận động và phát triển không ngừng của cơ cấu xã hội. Ở mỗi giai đoạn
lịch sử cụ thể, có một dạng cơ cấu xã hội cơ bản, đặc thù được coi như nấc
thang của sự phát triển xã hội. Sự vận động phát triển của xã hội phải tuân theo
những quy luật nội tại vốn có của nó.
1.3. Sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên
1.3.1. Vai trò của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội trong hệ thống tự nhiên và xã
hội
Hệ thống tự nhiên – xã hội là một chỉnh thể trong đó những yếu tố tự
nhiên và những yếu tố xã hội tác động qua lại lẫn nhau, quy định sự tồn tại và
phát triển của nhau.
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tự nhiên vừa là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vừa là môi trường
tồn tại và phát triển của xã hội.
Là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vì xã hội được hình thành trong
quá trình tiến hóa của thế giới vật chất.
Là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội vì chỉ có tự nhiên mới
cung cấp được những điều kiện cần thiết nhất cho sự sống của con người và
cũng chỉ có tự nhiên mới cung cấp được những điều kiện cần thiết nhất cho các
hoạt động sản xuất xã hội. Theo Mac, con người không thể sáng tạo được nếu
không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài. Đó là vật
liệu trong đó lao động của con người được thực hiện, trong đó lao động của
con người tác động từ đó và nhờ đó lao động của con người sản xuất ra sản
phẩm.
Với tư cách là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội, tự nhiên có
thể tác động thuận lợi hoăc gây khó khăn cho sản xuất xã hội; có thể thúc đẩy
hoặc kìm hãm sự phát triển của chính bản thân xã hội.
Xã hội gắn bó với tự nhiên thông qua quá trình hoạt động thực tiễn của
con người, trước hết là quá trình lao động sản xuất. Lao động là đặc trưng cơ
bản đầu tiên phân biệt hoạt động của người với động vật. Song lao động cũng
là yếu tố đầu tiên, cơ bản nhất tạo nên sư thông nhất hữu cơ giữa xã hội và tự
nhiên bởi ”lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự
nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người làm
trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”.
Sự trao đổi chất giữa con người và tự nhiên thể hiện trước hết ở chỗ: tự
nhiên cung cấp cho con người tất cả các nguồn vật chất vốn có của sinh quyển
để con người sống và tiến hành lao động sản xuất; nhưng cũng chính quá trình
sử dụng các nguồn vật chất của sinh quyển để sống và lao động sản xuất, con
người đã làm biến đổi tự nhiên mạnh mẽ nhất, nhanh chóng nhất so với tất cả
các thành phần khác của chu trình sinh học.
Trong quá trình trao đổi chất này, nếu con người không kiểm tra, điều
tiết việc sử dụng, khai thác, bảo quản các nguồn vật chất của tự nhiên thì
khủng hoảng sinh thái sẽ xảy ra, sự cân bằng của hệ thống tự nhiên – xã hội bị
phá vỡ, sự sống của con người và xã hội loài người bị đe dọa.
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chính vì vậy, trong sự tác động qua lại giữa tự nhiên và xã hội, yếu tố xã
hội ngày càng giữ vai trò quan trọng. Để giữ được môi trường tồn tại và phát
triển của mình, con người phải nắm chắc các quy luật tự nhiên, kiểm tra, điều
tiết hợp lý việc bảo quản, khai thác, sử dụng và tái tạo các vật chất của tự nhiên
để đảm bảo sự cân bằng của hệ thống tự nhiên - xã hội.
1.3.2. Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên
Có nhiều yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên, trong
đó quan trọng nhất là trình độ phát triển của xã hội và việc nhận thức, vận
dụng quy luật tự nhiên, quy luật xã hội vào hoạt động của con người.
Sự thống nhất giữa xã hội và tự nhiên là sự tác động được thực hiện
thông qua mối quan hệ qua lại và quy định lẫn nhau giữa xã hội và tự nhiên
trong quá trình hoạt động sống, hoạt động sản xuất của con người. Phương
thức sản xuất trước hết là lực lượng sản xuất là yếu tố cơ bản quyết định trình
độ phát triển của xã hội trong đó lực lượng sản xuất là biểu hiện của quan hệ
giữa con người với tự nhiên. Do vậy giữa trình độ phát triển của xã hội và mối
quan hệ giữa con người với tự nhiên luôn có sự phụ thuộc lẫn nhau. Lực lượng
sản xuất càng phát triển nghĩa là trình độ của xã hội càng phát triển thì mối
quan hệ giữa con người với tự nhiên càng trở nên gần gũi.
Sự thống nhất giữa con người và tự nhiên đươc thực hiện chủ yếu thông
qua quá trình sản xuất xã hội song cũng chính bằng sản xuất con người đã tách
mình ra khỏi tự nhiên, đối lập với tự nhiên. Để duy trì sự thống nhất giữa xã
hội và tự nhiên con người cần phải biết điều khiển một cách có ý thức mối
quan hệ giữa mình với tự nhiên. Sự điều khiển đó “không phải là bắt tự nhiên
phải phục tùng con người một cách vô điều kiện như một kẻ xâm lược đi thống
trị một dân tộc khác” mà là phải biết nắm vững những quy luật của tự nhiên,
phải biết vận dụng những quy luật đó vào trong hoạt động thực tiễn của mình
và quan trọng hơn là vào quá trình sản xuất xã hội.
II. Bảo vệ môi trường trước những yêu cầu mới của thời kì đẩy mạnh
công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam
2.1. Thực trạng vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam:
a. Một vài nét khái quát về môi trường sinh thái Việt Nam
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Về mặt tự nhiên, Việt Nam năm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Song, do vị trí địa lí kéo dài 16 vĩ độ và kiến tạo địa chất với địa hình phức tạp,
ba phần tư diện đất đai là đồi núi, Việt Nam có môi trường tự nhiên phân hóa
mạnh mẽ, tạo thành nhiều vùng sinh thái: vùng đồng bằng, vùng đồi núi, vùng
trung du, vùng duyên hải,… Trong các vùng sinh thái đó, dân cư tập trung chủ
yếu vào vùng đồng bằng và trung du. Cho đến nay, người lao động nông
nghiệp vẫn chiếm khoảng 80% dân số cả nước, diện tích đất nông nghiệp
chiếm 21%, trong đó đất trồng lúa chiếm 2/3 diện tích.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, lắm mưa, nhiêu nắng, tạo nhiều điều kiện
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng đồng thời cũng tạo ra thói quen ỷ
lại vào thiên nhiên, không biết quý trọng tự nhiên. Phần nào đó sự ưu đãi của
thiên nhiên đối với sản xuất nông nghiệp đã đem đến cho người nông dân một
nếp suy nghĩ thiển cận và một nếp làm ăn tự do tùy tiện, chỉ nhìn thấy những
lợi ích trước mắt... đốt nương làm rẫy, chặt cây lấy gỗ, củi, bẻ măng, bắt cá...
tùy theo nhu cầu của mình. Khi khoa học kỹ thuật còn chưa can thiệp thì sự
khai thác đó vẫn nằm trong giới hạn phục hồi của tự nhiên. Song, một khi đã
đưa kỹ thuật vào khai thác thiên nhiên, phục vụ cuộc sống thì vấn đề không
còn đơn giản như vậy nữa. Kỹ thuật hiện đại cộng với nếp nghĩ, nếp làm của
người nông dân là tai họa lớn cho môi trường sinh thái. Từ ngày đổi mới, cả
nước bước vào nền kinh tế thị trường, cơ chế thị trường đã có tác động đến
mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Môi trường sinh thái là một trong
những lĩnh vực đang chịu sức ép nặng nề nhất trước sự tấn công của kinh tế thị
trường. Nếu như trước đây, môi trường sinh thái chỉ mới gánh chịu hậu quả
của việc áp dụng kĩ thuật trên cái nền của sản xuất nhỏ, thì nay còn chịu thêm
sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường.
Những quan niệm trong truyền thống văn hóa dân tộc về mối quan hệ
giữa con người và tự nhiên có nhiều điều rất đáng quý nhưng cũng còn có
những điều rất hạn chế do lối sống nông nghiệp mang lại. Sự không phù hợp
giữa quan niệm cũ được xây dựng trên nền tảng của sản xuất nông nghiệp với
lối sống hiện đại đang là nguyên nhân gây ra hiện trạng môi trường sống suy
thoái như hiện nay ở nước ta, cũng như những khó khăn rất lớn trong việc
khắc phục chúng.
b. Thực trạng môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Vấn đề môi trường sinh thái là vấn đề thuộc lĩnh vực quan hệ qua lại và
tác động lẫn nhau giữa con người xã hội và tự nhiên. Trong quá trình tác động
qua lại có tính chất sinh thái giữa xã hội và tự nhiên, các mâu thuẫn giữa chúng
không ngừng xuất hiện và không ngừng được giải quyết, bởi lẽ mâu thuẫn vốn
là bản chất của mọi sự vận động, mọi sự tác động qua lại. Đặc điểm quan trọng
nhất của các mâu thuẫn đó là mối quan hệ tác động qua lại sâu sắc, tính quy
định lẫn nhau của chúng với các quá trình kinh tế - chính trị - xã hội. Bởi vậy,
khi xem xét vấn đề môi trường sinh thái của một đất nước nào đó không thể
chỉ chú ý đến các điều kiện thiên nhiên, mà còn phải đặc biệt quan tâm đến chế
độ chính trị, đến điều kiện kinh tế - xã hội và cả truyền thống văn hóa.
Đối với nước ta, khi xem xét hiện trạng và đặc điểm của môi trường sinh
thái cần phải xuất phát từ việc phân tích những mâu thuẫn nảy sinh trong quá
trình tác động qua lại giữa con người và tự nhiên trong điều kiện của môt nước
còn chậm phat triển nhưng lại đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố
hiện đại như kĩ thuật, công nghệ, cơ chế kinh tế thị trường và cả những yếu tố
truyền thống văn hóa dân tộc như quan niệm của con người về tự nhiên. Chính
các quan niệm đó là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên các
mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên trong các quá trình khai thác và sử dụng
thiên nhiên trong điều kiện hiện nay ở nước ta. Ở đây, những mâu thuẫn trong
nền kinh tế, trong đời sống xã hội đã trực tiếp quy định những mâu thuẫn giữa
con người và tự nhiên và ngược lại, những mâu thuẫn giữa con người và tự
nhiên cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã
hội và chính trị.
Hiện trạng môi trường sinh thái của Việt Nam vô cùng phức tạp và đa
dạng. Sự phức tạp và đa dạng này bị quy định bởi tính phức tạp và đa dạng của
trình độ phát triển của xã hội nước ta hiện nay. Trong giai đoạn phát triển hiện
nay, ở Việt Nam đang đồng thời tồn tại các nền văn minh trước nông nghiệp,
nông nghiệp, công nghiệp và thậm chí đã có những yếu tố của văn minh hậu
công nghiệp. Xét về hình thái kinh tế - xã hội, chúng ta đã có một kiến trúc
thượng tầng và một ý thức xã hội khá phát triển, nhưng cơ sở hạ tầng và tồn tại
xã hội đang còn ở trình độ thấp; có một chế độ chính trị ở mức tiên tiến, nhưng
điều kiện kinh tế xã hội còn kém phát triển. Tất cả những điều đó được phản
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
ánh một cách rõ nét thông qua hiện trạng của môi trường sinh thái và qui định
đặc điểm của nó.
Bên cạnh đó, Việt Nam là một thành viên của ngôi nhà trái đất, vì vậy,
tuy có những nét đặc thủ riêng nhưng vấn đề môi trường sinh thái nước ta
không nằm ngoài những vấn môi trường sinh thái của trái đất. Hiện trạng môi
trường sinh thái ở Việt Nam có cả những vấn đề về sự khan hiếm và cạn kiệt
các nguồn tài nguyên thiên nhiên lẫn những vấn đề ô nhiễm môi trường sống.
Ngoài ra, sự ô nhiễm môi trường xã hội cũng được coi là một trong những vấn
đề sinh thái – xã hội cấp thiết. Về mặt biểu hiện thì tình hình môi trường sinh
thái ở Việt Nam hiện nay về cơ bản không có gì khác biệt so với tình hình môi
trường sinh thái ở các nước phát triển về mặt công nghiệp, mà sự khác biệt
chính là nguyên nhân đưa đến những hiện tượng đó .
Nếu như ở các nước phát triển, hậu họa sinh thái là do sự phát triển của
kĩ thuật, công nghệ, do sự phát triển tự phát của nền văn minh công nghiệp, thì
ở Việt Nam hậu họa sinh thái lại do sự kết hợp giữa phát triển và lạc hậu với
những ảnh hưởng còn nặng nề của nếp nghĩ, nếp làm của người sản xuất nhỏ
và lối sống công nghiệp còn chưa hoàn thiện. Có thể nói, hiện trạng môi
trường sống ở Việt Nam là biểu hiện sự hội tụ đan xen của những vấn đề môi
trường sinh thái điển hình của thời đại: vấn đề môi trường sinh thái của những
giai đoạn trước nền văn minh nông nghiệp, của nền văn minh nông nghiệp, văn
minh công nghiệp và hậu công nghiệp. Trong mỗi một vấn đề môi trường sinh
thái đều mang những đặc trưng này.
Nước ta có nhiều ưu thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên và những điều
kiện địa lí tự nhiên, đặc biệt là có thế mạnh về nguồn tài nguyên có thể tái tạo
(rừng, đất đai, động - thực vật) và một số nguồn tài nguyên không thể tái tạo
như một số loại tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ, than đá, bôxit, đất hiếm, vật
liệu xây dựng...). Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm, mặt trời chiếu sáng
quanh năm... là nguồn cung cấp năng lượng vô tận cho sự sống của con người
và mọi sinh vật. Ngoài ra, tài nguyên phong cảnh đang mở ra triển vọng to lớn
cho ngành du lịch, dịch vụ, nghỉ ngơi, giải trí. Đối với một nước đang phát
triển như nước ta, nơi mà tiềm năng khoa học, kĩ thuật và công nghệ còn quá
nhỏ bé và yếu kém so với các nước công nghiệp phát triển, thì nguồn tài
nguyên thiên nhiên cho đến nay vẫn còn là một nguồn lực, một tiêm năng quan
8