Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị động kinhÐộng kinh (ÐK) là một bệnh mạn pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.26 KB, 5 trang )

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều
trị động kinh
Ðộng kinh (ÐK) là một bệnh mạn tính, biểu hiện bởi sự
tái diễn các cơn động kinh trong nhiều năm trên cùng một
cá thể, các cơn xảy ra bất kỳ, không biết trước. Nếu không
được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử
vong (khi xuất hiện cơn động kinh) do ngã vào lửa, nước,
chấn thương sọ não hoặc dẫn đến sa sút trí tuệ và thay đổi
nhân cách. Ngược lại, nếu được chẩn đoán, điều trị đúng
thì có thể chữa khỏi bệnh hoặc khống chế được cơn, đưa
bệnh nhân hoà nhập cộng đồng.
Mục đích của điều trị động kinh là loại bỏ cơn, đưa bệnh
nhân trở về với cuộc sống đời thường.
Tất cả các thuốc kháng động kinh chỉ có tác dụng điều trị
triệu chứng, làm giảm hoạt động ức chế của acide
gamma- aminobutyrique (GABA) ở vỏ não, giảm hoạt
động hưng phấn của glutamate hoặc aspartate, tác dụng
trực tiếp thay đổi những dòng ion ở màng nơron, được
chia làm 2 loại:

Khi dùng thuốc điều trị động
kinh cần theo dõi hiệu quả và
tác dụng không mong muốn của
thuốc.
Thuốc kháng động kinh cổ điển
- Valproate de sodium (depakine): Viên nén loại 200 và
500mg (depakine chrono valproate) có tác dụng trên tất cả
các thể động kinh.
- Carbamazepine (tegretol): viên nén 200mg và tegretol
Lp 200mg. Thuốc có tác dụng tốt đối với động kinh cục
bộ.


- Phenytoine (dihydan: viên nén 100mg; dilantin tiêm tĩnh
mạch): phenobarbital (gardenal viên nén 10mg, 50mg,
100mg; alepsal; ortenal).
- Benzodiazepam (seduxen 10mg; valium 10mg): Thuốc
có tác dụng đối với một vài thể động kinh, chỉ được sử
dụng trong giai đoạn cấp (trạng thái động kinh, sốt cao co
giật ở trẻ em, hội chứng Lennox-Gastaut ), sau chuyển
sang thuốc kháng động kinh khác tùy thuộc từng loại cơn.
Thuốc có thể gây ngừng thở do ức chế trung tâm hô hấp.
- Ethosuximide (zarontin viên nén 250mg; siro 250mg/
5ml): ethosuximide có tác dụng tốt trên các cơn vắng ý
thức điển hình nhưng ít tác dụng đối với những thể khác
của ĐK.
Tác dụng ngoại ý của các thuốc kháng ĐK cổ điển
Rối loạn sự thức tỉnh và tổn thương chức năng nhận thức
là những tác dụng ngoại ý hay gặp nhất (trừ valproate và
carbamazepine); Tất cả các thuốc đã kể trên đều là những
chất cảm ứng men (có thể gây khử hoạt tính của thuốc
tránh thai) trừ valproate, ethosuximide và benzodiazepine;
Tất cả các thuốc kháng ĐK có thể gây ra các tác động
riêng trên từng cá thể như: bệnh da nhiễm độc, viêm gan,
thiểu sản tuỷ (tác dụng đặc ứng) không báo trước, không
liên quan đến liều, hiếm gặp nhưng thường nặng.
Một số thuốc kháng động kinh thế hệ mới
- Gabapentin (neurontin 100mg; 300mg; 400mg): Thuốc
có tác dụng tốt với cơn động kinh cục bộ; không có tác
dụng trên cơn toàn thể, cơn vắng ý thức, cơn giật cơ.
- Lamotrigine (viên nén 25mg; 50mg; 100mg; 200mg):
Thuốc có tác dụng tốt đối với thể ĐK cục bộ.
- Oxacarbamazepine (trileptal: viên nén 300mg). Thuốc

có tác dụng kháng động kinh tương tự như carbamazepine
nhưng ít tác dụng phụ hơn.
- Levetiracetam (viên nén 250 ; 500 ; 1.000mg).
Ưu điểm của thuốc kháng động kinh thế hệ mới: Cơ chế
tác dụng đa dạng; Dược lực học tốt hơn và ít tương tác
thuốc; An toàn và dung nạp tốt; Không có tác dụng phụ
nghiêm trọng trên gan và huyết học; Ít hoặc không gây
suy giảm nhận thức.
Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng động kinh
Chỉ sử dụng thuốc kháng động kinh khi đã chẩn đoán
chắc chắn là ĐK; Chọn thuốc phù hợp cho từng loại cơn
(ví dụ ĐK toàn thể cơn lớn có thể chọn phenobarbital,
phenitoine hoặc valproat de sodium; ĐK cục bộ chọn
carbamazepine); Liều lượng thuốc theo thể trạng của bệnh
nhân và theo thể lâm sàng của ĐK; Dùng 1 loại thuốc
tăng dần tới liều điều trị (nếu không có hiệu quả sẽ thay
dần sang loại thứ 2, không dừng hay thay đổi thuốc đột
ngột), khi thất bại đơn trị liệu mới sử dụng đa trị;

Thuốc phải được uống hàng ngày, số lần uống phụ thuộc
vào thời gian bán huỷ của thuốc, dùng đủ liều và đủ thời
gian; Theo dõi hiệu quả và tác dụng không mong muốn
của thuốc; Không kết hợp 2 loại thuốc trong cùng một
nhóm (phenobarbital và primidon); Có kế hoạch định kỳ
kiểm tra công thức máu, chức năng gan thận và khám lâm
sàng; Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống, làm việc và sinh
hoạt hợp lý; Mỗi bệnh nhân cần phải có một quyển sổ ghi
chép diễn biến bệnh và diễn biến liên quan đến điều trị.
Cán bộ y tế cần phổ biến kiến thức về động kinh giúp
người nhà bệnh nhân và bệnh nhân nhận thức được tầm

quan trọng của việc theo dõi và điều trị, đưa bệnh nhân
trở về với cuộc sống đời thường.

×