Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Viêm xoang - Bệnh thời ô nhiễm môi trường!! potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.3 KB, 6 trang )

Viêm xoang - Bệnh
thời ô nhiễm môi
trường!!
Đông y coi bệnh viêm mũi, viêm xoang là
do vi trùng, do thời khí, là một trong
những bệnh nan y. Còn Tây y, PGS.TS
Nguyễn Ngọc Dinh – nguyên Giám đốc
bệnh viện tai mũi họng Trung ương cho
rằng, đó là bệnh ảnh hưởng của môi
trường sống và làm việc.
PGS.TS Nguyễn Ngọc
Dinh cho biết “Trước
đây, viêm mũi, viêm
xoang được coi là căn
bệnh của mùa lạnh, của
thời tiết lúc giao mùa.
Nhưng hiện nay ngay cả
khi thời tiết đã sang hè,

PGS.TS Nguyễn
Ngọc Dinh
viêm mũi, viêm xoang vẫn đang khiến
không ít người phải khổ sở. Theo tôi, viêm
mũi, viêm xoang đa phần là do dị ứng – sự
nhạy cảm thái quá của cơ thể với môi
trường, là một bệnh khó chữa. Từ viêm mũi,
viêm xoang dị ứng mới gây nên tình trạng
nhiễm khuẩn”.
Triệu chứng của bệnh viêm mũi, viêm
xoang, PGS.TS Dinh cho biết, người bị
thường tắc mũi, hắt hơi, cảm giác vướng


họng, viêm họng, sổ mũi… Người mắc bệnh
bị ảnh hưởng không nhỏ trong công việc
cũng như trong cuộc sống. Nếu bị nặng biến
chứng gây hen phế quản, polyp mũi, làm
nghẹt thở. Người bệnh còn có cảm giác
vướng họng, bên cạnh hơi thở thất thểu,
thỉnh thoảng ợ hơi chua, hôi và thường gai
giọng.
Cũng theo PGS.TS Dinh, bệnh viêm mũi,
viêm xoang do ảnh hưởng của môi trường là
chính. Gặp thời tiết lạnh, chuyển mùa thì
bệnh “rộ” lên, nhưng mùa hè vẫn nhiều
người mắc bệnh. Bệnh gặp nhiều ở những
đối tượng làm những nghề tiếp xúc với khói,
bụi, như thợ mộc, thợ xây dựng, công nhân
quét đường…Nhiều trường hợp mắc bệnh
do đi ngoài đường thường không đeo khẩu
trang, hoặc sống ở khu vực có môi trường bị
ô nhiễm. Khói xăng từ các phương tiện giao
thông ngày càng đông đúc, làm việc quá
thường xuyên trong môi trường điều hòa
nhiệt độ cũng góp phần gia tăng bệnh viêm
mũi dị ứng, viêm phế quản. Đây chính là
những nguyên nhân khiến tỷ lệ bệnh viêm
mũi, viêm xoang chiếm số đông tại các khu
đô thị và khi thời tiết đã vào hè, bệnh vẫn
không thuyên giảm.
Điều trị viêm mũi, viêm xoang dị ứng,
PGS.TS Dinh cho rằng, hơi phức tạp và lâu
dài. Ví dụ, người bệnh phải thường xuyên

xịt rửa mũi. Người bệnh nặng có thể phải xịt
rửa mũi hàng năm, nhẹ thì ba tháng, trung
bình là sáu tháng. Trên thị trường có rất
nhiều loại thuốc xịt nhưng tốt nhất chỉ nên
xịt rửa mũi hàng ngày bằng nước muối sinh
lý (NaCl 0,9%). Bên cạnh đó, có thể kết hợp
với việc sử dụng các sản phẩm từ Đông y.
Bởi theo quan điểm của Đông y, luôn phải
trị triệu chứng kết hợp với trị gốc bệnh, trị
căn nguyên gây ra bệnh (mà ở đây là yếu tố
dị ứng – sự mẫn cảm của cơ thể). Hiện nay,
có sản phẩm Thông xoang tán được đánh giá
là khá hiệu quả trong trị viêm xoang, viêm
mũi dị ứng. Sản phẩm là sự kết hợp của các
vị dược liệu đầu bảng trong trị viêm xoang
như tân di, phòng phong… cùng với những
bí quyết sao tẩm, chế biến của nhà thuốc
lương y Trần Đồng (Hải Hậu, Nam Định).
Thông xoang tán không chỉ giúp làm hết các
triệu chứng như hắt hơi, nghẹt mũi, sổ
mũi… mà còn giúp tăng cường sức đề
kháng, giảm sự mẫn cảm của cơ thể với yếu
tố môi trường để ngăn chặn nguy cơ tái phát
bệnh. Được biết, vừa qua Thông xoang tán
là sản phẩm duy nhất trong dòng điều trị
viêm mũi, viêm xoang được người tiêu dùng
tin tưởng và lựa chọn (theo khảo sát 783.000
người do Thời báo kinh tế Việt Nam thực
hiện tháng 04/2011).


Phòng bệnh viêm mũi, viêm xoang, PGS.TS
Dinh khuyên điều cần thiết là phải đeo khẩu
trang mỗi khi ra ngoài đường. Khi làm việc
nên hạn chế những nơi bụi bặm, người làm
việc văn phòng trong những ngày thời tiết
còn chưa quá oi bức, cũng nên hạn chế ngồi
điều hòa nhiệt độ. Phòng bệnh luôn là biện
pháp cần thiết, đơn giản và hiệu quả nhất để
bảo vệ sức khỏe con người.

×