Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh mày đay mạn tính - Dùng thuốc gì? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.3 KB, 5 trang )

Bệnh mày đay mạn
tính - Dùng thuốc gì?
Mày đay mạn tính là một bệnh lí dị ứng ngoài da thường
gặp, đặc trưng bởi sự xuất hiện trong một thời gian ngắn
và tái diễn liên tục hàng ngày của các sẩn phù, đi liền với
ban đỏ và ngứa nhiều, kéo dài trên 6 tuần. Kích thước và
hình dạng của các sẩn phù rất đa dạng, có thể chỉ nhỏ
bằng đầu tăm hoặc thành mảng to dạng bản đồ.
Ít nhất 50% bệnh nhân mày đay mạn tính có kèm theo phù
mạch với biểu hiện sưng nề môi, mắt, khó thở hoặc nuốt
nghẹn do phù nề ở họng, thanh quản. Bệnh thường gặp ở
người trưởng thành, nữ gặp nhiều hơn nam và có yếu tố
gia đình, hiện chưa có thống kê về tỷ lệ mắc bệnh mày
đay mạn tính trong cộng đồng dân cư. Mặc dù không phải
là một bệnh nguy hiểm nhưng mày đay mạn tính có thể
gây ảnh hưởng lớn đến tâm lí và chất lượng cuộc sống của
người bệnh. Cơ chế gây bệnh của mày đay mạn tính hiện
nay được cho là do phản ứng viêm kéo dài, theo cơ chế dị
ứng tại da và niêm mạc, với sự tham gia của nhiều loại tế
bào và yếu tố gây viêm. Nguyên nhân gây bệnh có thể do
dị ứng với thuốc, thức ăn hoặc các tác nhân từ môi trường
như bọ nhà, phấn hoa…, tuy nhiên, hầu hết các trường
hợp không xác định được nguyên nhân gây bệnh chính
xác.
Nguyên tắc chung trong điều trị mày đay mạn tính là
kiểm soát triệu chứng với các thuốc ít độc tính nhất có thể
như các thuốc kháng histamin và kháng leukotrien. Một
số thuốc ức chế miễn dịch với nhiều độc tính chỉ sử dụng
trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với các
thuốc trên.
Thuốc kháng histamin


Do histamin là hoạt chất trung gian có vai trò hết sức
quan trọng trong mày đay mạn tính nên các thuốc kháng
lại thụ thể H1 của histamin cũng là sự lựa chọn hàng đầu
trong điều trị bệnh. Những dẫn xuất kháng H1 được sử
dụng nhiều nhất hiện nay là cetirizin, levocetirizin,
loratadin, desloratadin và fexofenadin, tất cả đều thuộc
thế hệ 2, ít hoặc không gây buồn ngủ. Nói chung, ở liều
thông thường, các dẫn xuất này có hiệu quả tương đương
nhau trong điều trị mày đay mạn tính và có thể kiểm soát
triệu chứng ở phần lớn (80-90%) bệnh nhân. Để đạt được
tối đa hiệu quả điều trị, các thuốc này nên được dùng đều
đặn hàng ngày trong giai đoạn đầu điều trị thay vì chỉ
uống khi có triệu chứng. Các thuốc kháng histamin H1 thế
hệ cũ như hydroxyzin, diphenydramin, doxepin có thể
được dùng một lần buổi tối trước khi đi ngủ để kiểm soát
triệu chứng ở những bệnh nhân có ngứa nhiều về đêm. Do
tính an toàn cao của các thuốc kháng H1 thế hệ mới nên
một số tác giả khuyến cáo việc tăng liều các thuốc này
gấp 2-4 lần trong những trường hợp không đáp ứng với
liều thông thường. Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận này
chỉ có hiệu quả với một số bệnh nhân và cần được nghiên
cứu thêm. Một số nghiên cứu còn cho thấy, dùng phối
hợp với các thuốc kháng histamin H2 như cimetidin,
ranitidin có thể làm tăng hiệu quả điều trị mày đay mạn
tính của các thuốc kháng H1 do có khoảng 15% các thụ
thể histamin ở da thuộc loại H2.

Dị ứng thuốc là một trong những
nguyên nhân gây bệnh mày đay.
Các thuốc kháng leukotrien

Leukotrien là một hoạt chất trung gian có vai trò khá quan
trọng trong các phản ứng viêm dị ứng, do đó, các thuốc có
tác dụng kháng lại hoạt chất này đã được thử nghiệm
trong điều trị nhiều loại bệnh dị ứng khác nhau, trong đó
có mày đay mạn tính. Những kết quả nghiên cứu gần đây
cho thấy, một số thuốc có tác dụng ức chế thụ thể của
leukotrien như montelukast hoặc zafirlukast, khi dùng
phối hợp với các thuốc kháng histamin có thể giúp kiểm
soát triệu chứng ở một số bệnh nhân mày đay mạn tính
không đáp ứng với thuốc kháng histamin đơn thuần. Với
tính an toàn khá cao, nhóm thuốc này nên được điều trị
thử khi bệnh nhân không đáp ứng với liều chuẩn của các
thuốc kháng histamin.
Corticoid
Các dẫn xuất corticoid như dexamethason, prednisolon,
methylprednisolon… là những thuốc được sử dụng khá
rộng rãi trong điều trị các trường hợp mày đay mạn tính
không đáp ứng với thuốc kháng histamin. Hiệu quả điều
trị của các thuốc này khá rõ rệt trên lâm sàng, tuy nhiên,
việc điều trị kéo dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như
loãng xương, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp… và dễ gây
lệ thuộc vào thuốc. Những trường hợp nặng có thể cân
nhắc điều trị một đợt corticoid uống liều thấp ngắn ngày
(trong 1-2 tuần).
Ciclosporin
Là một thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng rộng rãi
trong điều trị chống thải ghép và nhiều bệnh lí tự miễn
dịch. Trong một số trường hợp, mày đay mạn tính ở mức
độ nặng, không đáp ứng với các thuốc kháng histamin và
kháng leukotrien, những trường hợp bị lệ thuộc vào

corticoid, ciclosporin có thể được cân nhắc lựa chọn. Các
bằng chứng y học cho thấy đáp ứng rất tốt của các trường
hợp mày đay mạn tính dai dẳng đối với ciclosporin ở liều
2-4 mg/kg/ngày, tuy nhiên, việc chỉ định cần thận trọng
do độc tính cao của thuốc đối với thận. Bên cạnh những
nhóm thuốc kể trên, một số thuốc khác cũng đã được thử
nghiệm trong xử trí các trường hợp mày đay mạn tính dai
dẳng như methotrexate, cyclophosphamide, globulin miễn
dịch liều cao, hydroxychloroquin, sulfasalazin, dapson,
tacrolimus, levothyroxin, stanozolol… Mặc dù việc thử
nghiệm các thuốc này đã thu được những kết quả bước
đầu, nhưng hiệu quả và độ an toàn của chúng cần được
kiểm chứng qua những nghiên cứu lớn trước khi có thể
được sử dụng rộng rãi.

×