Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Trào ngược dạ dày thực quản, dùng thuốc gì? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.95 KB, 5 trang )

Trào ngược dạ dày thực quản,
dùng thuốc gì?

Tôi năm nay 32 tuổi, thời gian vừa qua sau mỗi bữa ăn tôi thường bị đau
và nóng rát vùng thượng vị. Tôi đã đi khám và bác sĩ bảo tôi bị viêm thực quản độ
B do trào ngược dạ dày thực quản. Xin hỏi có thuốc chữa được bệnh trào ngược
này không?




Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một vấn đề lâm sàng rất
thường gặp.

Đó là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên các chất từ dạ dày
lên thực quản, bệnh không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà cũng có nguy cơ
gây ra những biến chứng nặng nề như loét, hẹp, chảy máu thực quản, thậm chí dẫn
tới ung thư.

Chính vì vậy, có rất nhiều nghiên cứu với nhiều thuốc ra đời nhằm điều trị
nguyên nhân, điều trị triệu chứng, điều trị biến chứng. Tuy nhiên, điều trị triệt để
trào ngược dạ dày thực quản vẫn là vấn đề còn nan giải. Hiện nay có một số thuốc
sau được đưa vào điều trị nhằm giảm tác động có hại của trào ngược:

Các thuốc tạo màng ngăn dạ dày - thực quản:

Alginat (biệt dược gaviscon, topaal): acid alginic khi tiếp xúc với HCl trong
dịch vị sẽ tạo thành một lớp bọt nổi lên trên dịch vị. Trong trường hợp trào ngược
nhờ lớp gel này sẽ bảo vệ cho niêm mạc thực quản khỏi bị tác động của acid dạ
dày. Liều sử dụng: 2 thìa cà phê sau mỗi bữa ăn và trước lúc đi ngủ.


Dimeticol (gel polysilan) là một chất bảo vệ niêm mạc tương tự như trên.

Nhóm thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc: Sucralfat gắn với protein tạo
hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày thực quản chống lại các tác nhân từ dạ dày.
Thường chỉ định sucralfat trong các trường hợp bệnh trào ngược vừa đến nặng.

Sucralfat dạng viên nén hoặc gói ngũ dịch 1g, uống ngày 4 viên (gói) trước
bữa ăn và lúc đi ngủ, tránh dùng antacid hoặc kháng histamin H2 30 phút trước
hoặc sau khi uống sucralfat.

Đặc biệt, bên cạnh việc dùng thuốc thì việc duy trì chế độ ăn uống, sinh
hoạt hợp lý sẽ góp phần quan trọng trong việc điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày
thực quản, nên ăn ít một và chia làm nhiều bữa.

Không nên ăn chất lỏng, nên ăn đặc, khô; sau khi ăn không nên nằm ngay
mà ngồi ở tư thế hơi ngả người về phía trước. Nằm ngủ ở tư thế đầu dốc cao. Bỏ
hẳn một số thức ăn làm giảm trương lực cơ vòng như: sôcôla, thuốc lá, cà phê,
chất mỡ, nước khoáng có hơi.

Ăn chậm, nhai nát kỹ, tránh nuốt hơi vào dạ dày; không được dùng một số
thuốc làm giảm trương lực cơ vòng dưới thực quản như estrogen, progesteron,
anticholinergic, barbituric, ức chế calci, diazepam, theophylin. Chỉ phẫu thuật khi
điều trị nội khoa không khỏi và khi có biến chứng nặng nề.

×