Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

hoi chung tieu chay o lon potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.44 KB, 55 trang )

Phần I
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trồng trọt và chăn nuôi luôn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt
Nam. Trong đó chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng luôn đóng góp
một phần lớn vào thu nhập của người dân.
Ngày nay, khi đời sống của người dân ngày một nâng cao thì nhu cầu tiêu
thụ các sản phẩm thịt, đặc biệt là thịt lợn chất lượng cao ngày một tăng. Bên
cạnh đó, cùng với các chính sách quan tâm của nhà nước đã tạo nhiều điều kiện
thuận lợi cho chăn nuôi trang trại phát triển.
Điều này đã thúc đẩy người chăn nuôi lợn trên cả nước nói chung và khu
vực ngoại thành Hà Nội nói riêng mạnh dạn đầu tư cải tiến kỹ thuật, áp dụng
những tiến bộ của Khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất và
hiệu quả chăn nuôi. Nhờ đó mà các sản phẩm thịt lợn không ngừng được tăng
lên cả về số lượng và chất lượng.
Tuy nhiên, cũng như tại các địa phương khác trong cả nước, bên cạnh
những thành tựu đã đạt được thì chăn nuôi lợn trang trại ở khu vực ngoại thành
Hà Nội còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề dịch bệnh. Trong đó phải
kể đến hội chứng tiêu chảy ở lợn con gây ra những thiệt hại không nhỏ cho
người chăn nuôi.
Nhằm nắm được tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con giai đoạn theo
mẹ để làm cở sở cho việc phòng trị bệnh chúng tôi tiến hành đề tài: “ Tình hình
mắc hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn con theo mẹ nuôi tại trại Thành Long -
Cư Yên - Lương Sơn - Hoà Bình. So sánh hiệu quả của một số phác đồ điều trị
hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ”.
1
1
2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
- Nắm được tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn con theo mẹ tại trại
Thành Long – Cư Yên Lương Sơn – Hoà Bình.
- Xây dựng được phác đồ điều trị có hiệu quả cao với hội chứng tiêu chảy


ở đàn lợn con.
2
2
Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN
2.1.1 Khái niệm tiêu chảy
Tiêu chảy là triệu chứng lâm sàng của quá trình bệnh lý đặc thù ở đường tiêu
hóa. Hiện tượng lâm sàng này tùy theo đặc điểm, tính chất, độ tuổi mắc bệnh, tuỳ
theo yếu tố nào được xem là yếu tố chính và nó được gọi với những tên khác nhau:
Bệnh phân trắng lợn con, hội chứng khó tiêu, tiêu chảy sau cai sữa, hội chứng rối
loạn tiêu hóa,… Tiêu chảy là triệu chứng thường gặp ở nhiều bệnh ký sinh trùng,
bệnh do virut, bệnh do vi khuẩn,…
2.1.2. Nguyên nhân
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về nguyên nhân gây nên hội chứng
tiêu chảy. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản:
2.1.2.1. Ảnh hưởng của môi trường
Khi thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ môi trường không thích hợp đặc
biệt là thời tiết lạnh. Do ảnh hưởng của thời tiết lạnh, nhiệt độ cơ thể giảm
xuống làm cho mạch máu ngoại vi co lại dồn máu vào cơ quan phủ tạng. Khi đó,
mạch máu thành ruột bị xung huyết làm trở ngại đến tiêu hóa, thức ăn bị đình trệ
tạo điều kiện cho các vi sinh vật sinh sôi phát triển, đặc biệt là quá trình lên men
tạo ra các sản phẩm độc, các chất độc này kích thích vào hệ thống thần kinh ruột
gây hưng phấn làm cho ruột co bóp mạnh và nhiều lần, đẩy thức ăn ra ngoài.
Đồng thời do hiện tượng xung huyết làm cho tính thấm thành mạch tăng lên, đẩy
thức ăn ra ngoài gây tiêu chảy.
Ngoài ra, nước ta là một nước nhiệt đới, khí hậu quá nóng, quá lạnh, mưa
gió, độ ẩm cao, kết hợp với điều kiện vệ sinh chuồng trại không hợp lý, không
3
3

thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông,… đều là các tác nhân Stress bất lợi
dẫn tới viêm dạ dày - ruột, dẫn đến tiêu chảy.
Hồ Văn Nam, Trương Quang và cộng sự, 1997 cho biết: Khi gia súc tiếp
súc với điều kiện ẩm ướt, bị nhiễm lạnh kéo dài sẽ làm giảm khả năng phản
ứng miễn dịch, giảm tác dụng thực bào, do đó gia súc dễ bị các vi khuẩn cường
độc gây bệnh, đặc biệt với lợn sơ sinh và lợn sau cai sữa ít ngày vì các phản
ứng thích nghi bảo vệ của lợn con lúc này là chưa hoàn thiện. Vì vậy việc đảm
bảo nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho tiểu khí hậu chuồng nuôi là rất cần thiết.
2.1.2.2. Nguyên nhân về thức ăn - nước uống
Thức ăn là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng cho cơ thể tồn tại và
phát triển. Nhưng trong nhiều ca ỉa chảy, nguyên nhân là do sự sai sót trong kỹ
thuật chăn nuôi… Theo nhận xét về nguyên nhân gây viêm ruột ỉa chảy ở vật
nuôi nước ta, Hồ Văn Nam và cộng sự, 1997, đều cho rằng: Thức ăn kém phẩm
chất (bẩn, mốc…), khẩu phần ăn không thích hợp, nuôi dưỡng không đúng, thức
ăn quá lỏng, quá lạnh,… là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, viêm ruột ỉa chảy.
Chúng ta đều biết nước là yếu tố quan trọng trong cơ thể gia súc nhất là
gia súc non. Nếu mất nước 10% ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh
lý, mất 20% gia súc non sẽ chết. Lợn con thiếu nước uống, uống nước bẩn ở
nền chuồng, hố rãnh dễ bị nhiễm khuẩn, gây viêm ruột ỉa chảy (Đào Trọng
Đạt, 1996) .
2.1.2.3. Nguyên nhân do vi khuẩn
Hầu hết các tác giả nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy của lợn đều kết
luận: Trong bất kỳ trường hợp nào cũng có vai trò tác động của vi khuẩn.
Hồ Văn Nam, Trương Quang và cộng sự, (1997), cho biết: Có những
tác nhân đầu tiên gây viêm ruột như virus, vi khuẩn, thức ăn,… Gây rối loạn hấp
thu và nhu động ruột. Hậu quả không tránh khỏi là viêm ruột, các vi khuẩn
đường ruột tiếp tục tác động làm cho bệnh nặng thêm.
4
4
Theo Vũ Văn Ngữ và cộng sự, (1997): Do một nguyên nhân nào đó, trạng

thái cân bằng các khu hệ vi sinh vật trong đường ruột bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ
một loại nào đó sinh sản quá nhiều sẽ gây hiện tượng loạn khuẩn. Sự thay đổi
hoặc biến động này có thể xảy ra ở các nhóm vi khuẩn hoặc họ vi khuẩn đường
ruột cũng như nhóm vi khuẩn vãng lai, có thể biến đổi cả về số lượng lẫn chất
lượng (bội nhiễm và tăng độc lực). Thường là các vi khuẩn gây bệnh thừa cơ
tăng sinh và tăng độc lực, các vi khuẩn có lợi cho quá trình tiêu hóa do không
cạnh tranh được bị giảm đi. Loạn khuẩn đường ruột là nguyên nhân chủ yếu gây
bệnh ở đường tiêu hóa đặc biệt là gây tiêu chảy.
Các tác giả còn cho biết: Khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút vi khuẩn
gây thối là nguyên nhân gây bệnh đường ruột. Vi khuẩn gây thối hoạt động,
phân giải các chất trong đường ruột, sinh CO
2
, H
2
S, NH
3
, CH
4
, Indol, Scatol,…
Làm biểu mô niêm mạc đường tiêu hóa tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn
xâm nhập và gây bệnh.
Trịnh Văn Thịnh, (1985), cũng thông báo tác nhân chủ yếu gây bệnh của
lợn con là E.coli, nhiều loại Salmonella (Salmonella cholerae suis, Salmonella
typhisuis) và đóng vai trò phụ là Proteus, trực trùng sinh mủ và song cầu khuẩn,
liên cầu khuẩn.
Để xác định vai trò của E.coli và Salmonella trong phân lợn mắc hội
chứng tiêu chảy, Tạ Thị Vịnh, Đặng Khánh Vân và cộng sự (1996), đã tiến hành
nghiên cứu ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam và kết luận như sau:
- Tiêu chảy ở lợn con 1 - 21 ngày tuổi, có vi khuẩn E.coli mang kháng
nguyên K

88
cao hơn nhiều lần so với lợn mắc hội chứng tiêu chảy ở các lứa
tuổi khác.
- Tỷ lệ nhiễm Salmonella cao ở lợn tiêu chảy thuộc lứa tuổi 22 - 60 ngày tuổi.
Theo tác giả thì môi trường sữa trong ruột của lợn con 1 - 21 ngày tuổi ít
thích hợp với Salmonella hoặc do lợn con ít nhiều được truyền kháng thể qua
5
5
nhau thai và sữa đầu, vì vậy chỉ những con quá yếu mới nhiễm mà vai trò gây
tiêu chảy ở lợn con chủ yếu là do E.coli.
Đào Trọng Đạt và cộng sự, (1996), khi nghiên cứu bệnh lợn con phân
trắng cho biết: Khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút, E.coli thường xuyên cư trú
trong đường ruột của lợn, thừa cơ sinh sản rất nhanh và gây lên sự mất cân bằng
hệ vi khuẩn đường ruột.
Hồ Văn Nam, Trương Quang và cộng sự, (1997), khi xét nghiệm hàng
trăm mẫu phân lợn khỏe và lợn bị viêm ruột ỉa chảy đã nhận thấy trong phân lợn
thường xuyên có các loại vi khuẩn hiếu khí: E.coli, Salmonella, Streptococcus,
Klebsiella, Bacillus subtilis. Khi lợn bị tiêu chảy E.coli và Salmonella tăng lên
một cách bội nhiễm, biến động nhiễm của Klebsiella, Streptococcus,
Staphylococcus không rõ, trong khi đó Bacillus subtilis trong phân giảm.
Từ nhiều nghiên cứu cho thấy vi khuẩn E.coli và Cl.Perfringens là những
tác nhân quan trọng gây bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ đặc biệt là lợn con ở
lứa tuổi dưới 1 tuần tuổi. Các chủng vi khuẩn E.coli và Cl.Perfringens phân lập
được từ lợn bệnh đều mang đầy đủ các đặc tính nuôi cấy, sinh hóa đặc trưng của
Escherichia và Clostridium.
Nguyễn Bá Hiên, (2001): Ở gia súc non khi mắc hội chứng tiêu chảy thì
số lượng các loại vi khuẩn như Salmonella, E.coli và Cl.Perfringens tăng lên từ
2 - 10 lần so với bình thường. Mặt khác, tỷ lệ các chủng mang yếu tố gây bệnh
và sản sinh độc tố cũng tăng cao.
Đoàn Thị Kim Dung, (2004), qua theo dõi 6.876 lợn con theo mẹ tại 5 cơ

sở chăn nuôi ở một số tỉnh thành miền Bắc Việt Nam cho thấy:
- Tỷ lệ lợn tiêu chảy bình quân là 28,36% (dao động từ 33,08% đến
24,37%). Trong đó tỷ lệ lợn chết bình quân là 4,45%.
- Khi lợn bị tiêu chảy (1 - 21 ngày tuổi và 22 - 60 ngày tuổi) thấy số loại
vi khuẩn và tổng số vi khuẩn hiếu khí tăng lên so với lợn không tiêu chảy. Trong
6
6
đó tổng số E.coli, Salmonella và Streptococcus tăng lên, còn Staphylococcus,
Bacillus subtilis thì gảm đi.
2.1.2.4. Nguyên nhân do virus
Ngoài sự có mặt của các vi khuẩn người ta cũng chứng minh được virus
cũng là một tác nhân gây tiêu chảy.
Các nghiên cứa về nguyên nhân hội chứng tiêu chảy ở lợn con trên thế giới đã
chỉ ra 2 nhóm virus chủ yếu (thuộc họ Corona viridae và Rota viridae) gây bệnh tiêu
chảy ở lợn đặc biệt là lợn con. Trong nhóm Corona viridae có 2 đại diện chính gây
bệnh tiêu chảy ở lợn là Transmissble – Gastro – Enteritis virus (TGEV) và Poreine –
Epidemic – Diarrhea virus (PEDV) ngoài ra còn có Porcine – Hemagglutinatinl –
Encephalomyelitis virus và Porcine – Respiratory – Corona virus, những virus này ít
khi gây bệnh ở đường tiêu hóa của lợn. Còn trong nhóm Rotaviridae có Rotavirus
(RV) gây bệnh tiêu chảy ở lợn.
Khi bị nhiễm, virus sinh sản theo đường tuần hoàn, virus phá hủy thành
mạch máu, gây viêm tụ máu, xuất huyết làm cho niêm mạc bị tụ máu dầy lên,
thấm huyết tương và hình thành màng giả từ dịch rỉ, huyết tương hỗn hợp với
những mảng biểu mô, khi bong tróc ra để lại những vết lõm không đều. Viêm
loét rải rác trong đường tiêu hóa: Miệng, dạ dày, ruột, trực tràng. Vết loét sâu,
rộng nếu có các vi khuẩn kết hợp tác động. Đặc biệt virus làm trỗi dậy những vi
khuẩn kết hợp làm cho bệnh trở lên nặng và phức tạp hơn.
2.1.2.5. Nguyên nhân do ký sinh trùng
Ký sinh trùng nói chung và ký sinh trùng đường tiêu hóa nói riêng là một
trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn cũng như một số gia súc khác. Tác

hại do chúng gây ra không chỉ cướp chất dinh dưỡng của vật chủ mà còn tác
động lên vật chủ thông qua nội, ngoại độc tố do chúng tiết ra, làm giảm sức đề
kháng, gây trúng độc, tạo điều kiện cho những bệnh khác phát sinh. Ngoài ra ký
sinh trùng còn gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, gây viêm ruột ỉa chảy.
7
7
2.1.2.6. Một số nguyên nhân khác
Gia súc ăn phải thức ăn có tác dụng kích thích, các loại thuốc tẩy ký sinh
trùng, dị vật hay các axit, kiềm,… Đây cũng là nguyên nhân gây bệnh vì khi đó
niêm mạc dạ dày, ruột bị kích thích làm trở ngại nghiêm trọng tới cơ năng vận
động và tiết dịch gây rối loạn tiêu hóa.
2.2. MỘT SỐ BỆNH CÓ TRIỆU CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN
2.2.1. Bệnh tiêu chảy do E.coli
Bệnh do vi khuẩn E.coli có sẵn trong đường ruột của lợn gây ra do mất
cân bằng giữa hệ vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa, do các
yếu tố Stress. Bệnh có thể xảy ra ngay sau những ngày đầu mới sinh, tỷ lệ mắc
từ 20 – 100%, tỷ lệ chết từ 10 – 20%.
* Nguyên nhân:
- Lợn con không được bú nhiều sữa đầu, chất lượng sữa mẹ không tốt.
Chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ chưa phù hợp nhất là giai đoạn trước khi đẻ. Do
cho lợn mẹ ăn nhiều thức ăn tinh, dinh dưỡng cao, sau đẻ vài ngày lượng sữa tiết
ra nhiều, lợn con không bú hết, sữa bị tồn đọng lại trong bầu vú làm chất lượng
sữa bị ảnh hưởng khi lợn con bú phải gây ra hiện tượng khó tiêu, lợn con ỉa phân
màu trắng.
- Do chuồng trại ẩm ướt thiếu ánh sáng mặt trời, vệ sinh kém, lạnh về mùa
đông, nóng về mùa hè,… Làm giảm sức đề kháng của lợn, tạo điều kiện cho vi
sinh vật gây bệnh phát triển.
- Thiếu vitamin, thiếu sắt cũng là nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Sau đẻ 7
ngày tốc độ phát triển của lợn rất nhanh đòi hỏi lượng vitamin và sắt rất lớn,
nhưng bản thân trong sữa mẹ không cung cấp đủ cho lợn con.

- Do cấu trúc đường tiêu hóa của lợn con chưa ổn định.
- Do phương pháp tập ăn, phương pháp cai sữa không đúng, thức ăn kém
chất lượng, không phù hợp với tuổi lợn.
8
8
* Triệu chứng:
- Lợn con bị tiêu chảy phân nhiều nước, có bọt, màu trắng hoặc vàng, mùi
hôi tanh khó chịu.
- Lợn có thể nôn, bụng thóp lại mắt lõm sâu, da tím tái.
- Lợn bị mất nước, lông xù, bỏ bú, suy kiệt trầm trọng, có thể chết.
- Nhóm E.coli phù đầu thường gặp trên heo con sau cai sữa 1 – 3 tuần
(thường gặp ở 42 – 45 ngày sau khi sinh) và những con lớn trội trong đàn là
những con nhiễm đầu tiên. Sưng phù ở mí mắt, hầu, họng.
* Bệnh tích:
- Xác chết gầy, bụng hóp. Chất chứa trong đường ruột lỏng, có màu vàng.
- Bệnh tích chủ yếu ở xoang bụng, ruột non bị viêm cata kèm theo xuất
huyết, mạch máu màng treo ruột sưng mềm, đỏ tấy do sung huyết. Niêm mạc
ruột non và dạ dày sưng, phủ một lớp nhày, có nhiều dạng xuất huyết khác
nhau. Gan bị thoái hóa, màu đất sét, sưng, túi mật căng. Lách không sưng, bóc
lớp vỏ thấy xuất huyết lách mềm, tim to, cơ tim mềm.
2.2.2. Bệnh phó thương hàn (Salmonellosis)
Salmonellosis là bệnh truyền nhiễm trên lợn gây ra bởi trực khuẩn gram
âm thuộc giống Salmonella dưới 2 dạng: Salmonella cholerae suis chủng
Kunzendoz gây bệnh ở thể cấp tính và Salmonella typhy suis chủng Vondagen
gây bệnh ở thể mạn tính. Bệnh thường xảy ra ở lợn sau cai sữa đến 4 tháng tuổi,
lợn lớn ít mắc bệnh.
* Triệu chứng:
- Thể cấp tính: Xảy ra ở đầu ổ dịch với triệu chứng nhiễm trùng huyết.
Lợn sốt cao 41 – 42
0

C, lợn bỏ ăn. Da mất màu hoặc có màu trắng xám, run rảy
và viêm kết mạc mắt. Phân lúc bị táo bón, lúc lỏng màu đất sét hoặc vàng, đôi
khi lẫn máu mùi thối khắm. Các vùng da mỏng bị tím do xuất huyết, bại huyết.
Lợn thường bị chết sau 2 – 3 ngày, tỷ lệ chết lên đến 90%.
9
9
- Thể á cấp tính: Thường xảy ra trên đàn ở cuối ổ dịch, những triệu chứng đầu
tiên giống bệnh dịch tả. Rối loạn đường tiêu hóa: Tiêu chảy liên tục, thỉnh thoảng
xen kẽ táo bón, phân có màu vàng hoặc màu đất sét, lẫn bọt khí mùi thối khắm, giai
đoạn sau lợn gầy sút nhanh.
- Thể mạn tính: Ở thể này thân nhiệt ít tăng cao, không quá 40,5
0
C, lợn
gầy nhanh khi bị nặng phổi bị tổn thương trầm trọng. Những con khỏi bệnh trở
thành những con mang trùng.
* Bệnh tích:
Trong thể á cấp tính và mạn tính có biến đổi bệnh tích rất đặc biệt: Lách mềm
nhũn đôi khi hoàn toàn bình thường. Bệnh kéo dài, bệnh tích tập chung chủ yếu ở
ruột già và từng phần ruột non. Niêm mạc ruột bị hoại tử, có màng giả, thành ruột
dày lên, từng đoạn ruột dồn lại thành nếp gấp. Hạch màng treo ruột sưng, màu trắng,
xám, mềm trên bề mặt nhìn rõ từng vùng hoại tử, ở gan có nhiều vùng hoại tử màu
vàng xám. Phổi xuất huyết, khi lợn chết hậu môn lồi ra.
2.2.3. Bệnh viêm ruột hoại thư do Clostridium perfringens
Clostridium perfringens typC là vi khuẩn yếm khí hình que lớn, Gram(+) nó
sinh sôi và sản sinh độc tố trong đó độc tố β – độc tố là quan trọng nhất.
Clostridium perfringens typC xâm nhập vào hồi tràng và kết tràng trong vòng 12
– 24h sau khi sinh, rồi sinh sôi, tiết β - độc tố phá huỷ tế bào niêm mạc ruột, hệ
thống lông nhung ruột.
* Triệu chứng: Bệnh có thể xảy ra ở thể cấp tính, á cấp tính và thể mạn tính:
- Thể cấp tính: Thường gặp ở lợn 2 – 3 ngày tuổi.

- Thể á cấp tính: Gặp ở lợn 5 – 7 ngày tuổi.
- Thể mạn tính: Ở lợn lớn hơn, khoảng 2 – 4 tuần tuổi, ỉa chảy ra máu
thường kéo dài đến 1 tuần.
Lợn sinh ra bình thường nhưng sau 12 – 24h có thể nhiễm bệnh và xuất
hiện những triệu chứng lâm sàng: Ỉa chảy dữ dội, phân lẫn máu hay nước màu đỏ
10
10
nâu như rượu vang. Nửa thân sau bết phân lẫn máu, lợn bệnh yếu đi nhanh chóng,
qụy và chết. Thân nhiệt dưới mức bình thường khoảng 35
0
C.
* Bệnh tích:
Viêm hoại tử ruột nặng nề, kết tràng sưng to, viêm màu đỏ thẫm, nếu lợn
chết đột ngột thì nó chứa đầy những thứ nhão nhoét, màu đỏ máu.
2.2.4. Bệnh dịch tả lợn
Bệnh do virut gây ra với tốc độ lây lan nhanh do tiếp xúc, thức ăn, nước
uống. Bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể qua thức đường hô hấp và bề mặt da bị
tổn thương.
Bệnh xảy ra quanh năm, tất cả các giống lợn, lứa tuổi đều bị mắc bệnh.
Bệnh thường bị bội nhiễm với các bệnh phó thương hàn, tụ huyết trùng
hoặc PRRS (bệnh tai xanh) gây tỷ lệ chết cao có thể tới 100%.
* Triệu chứng: Thời gian ủ bệnh từ 4 – 8 ngày, xuất hiện ở các thể sau:
- Thể quá cấp tính: Bệnh phát ra nhanh chóng, lợn khỏe mạnh tự nhiên bỏ
ăn, ủ rũ, sốt cao 40 – 42
0
C. Lợn giãy giụa một lát rồi lăn ra chết. Bệnh tiến triển
trong 1 – 2 ngày, tỷ lệ chết tới 100%.
- Thể cấp tính: Lợn bỏ ăn, ủ rũ nằm chồng đống lên nhau hoặc chui xuống
rơm, nơi tối yên tĩnh, sốt cao 41
0

C trong 4 – 5 ngày. Các vùng da mỏng như da
bẹn, chóp tai, sườn,… xuất huyết chấm đỏ như đầu đinh ghim, mũi kim, đầu
tăm, có khi dầy như mảng cơm cháy, mắt có rử. Phân lúc đầu táo bón sau đó ỉa
chảy nặng, có khi ra cả máu tươi, phân lỏng thối khắm.
Lợn ho, thở khó, đuôi cụp, lưng cong, ngồi như chó ngồi và ngáp. Có con
co giật hoặc bại liệt, đi loạng choạng, nái chửa sắp đẻ bị xảy thai.
- Thể mạn tính: Lợn gầy, lúc táo bón, lúc ỉa chảy, uống nhiều nước. Lợn
ho, thở khó, trên da lưng, sườn có vết đỏ có khi loét ra từng mảng. Bệnh kéo dài
vài tuần, lợn chết do kiệt sức, những con khỏi bệnh có miễn dịch nhưng là
nguồn mang trùng.
11
11
* Bệnh tích: Thể quá cấp không có bệnh tích đặc trưng.
- Trên da xuất hiện những vết xuất hưyết nhỏ màu đỏ, có khi những đám
xuất huyết tập chung dày lên thành đám như mảng cơm cháy.
- Hạch: Tất cả các hạch đều sưng, tụ huyết, xuất huyết.
- Lách: Không sưng hoặc ít sưng, có hiện tượng nhồi huyết hoặc xuất
huyết hình răng cưa ở rìa lách.
- Thận: Trên bề mặt thận xuất huyết như đầu đinh ghim đầu mũi kim,
đầu tăm, bên trong thận, bể thận ứ máu hoặc có cục máu đông. Bàng quang
xuất huyết.
- Ruột: Niêm mạc dạ dày ruột viêm xuất huyết phủ bựa nhày. Van hồi
manh tràng (chỗ tiếp giáp ruột non và ruột già) có những nốt loét hình cúc áo, có
hình vòng tròn đồng tâm.
- Phổi: Tụ huyết, xuất huyết, nhiều vùng gan hóa hoại tử.
2.2.5. Bệnh viêm dạ dày - ruột truyền nhiễm (T.G.E)
T.G.E là bệnh truyền nhiễm mạnh do virut Corona ARN gây ra ở lợn con
với những triệu chứng lâm sàng chính: Ỉa chảy giữ dội, mất nước trầm trọng,
thường kèm theo nôn mửa và tỷ lệ chết cao ở lợn sơ sinh.
Virut xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp và tiêu hóa, nhân lên ở phổi,

các hạch lympho, chủ yếu là các tế bào đường tiêu hóa đặc biệt ở tá tràng, hồi
tràng. Ở đây virut gây tổn thương và huỷ hoại tế bào niêm mạc. Gây hạ đường
huyết, ỉa chảy dữ dội mất nước, chất điện giải. Làm cho con vật giảm sức đề
kháng mở đường cho một số vi khuẩn gây bội nhiễm.
* Triệu chứng:
Lợn con ở các lứa tuổi ỉa chảy nặng nề có khi kéo dài vài ngày. Phân toàn
nước và có màu vàng xanh nhạt, đôi khi có mùi hôi và lẫn những cục sữa chưa
tiêu. Lợn con dưới 3 tuần tuổi nôn mửa, lợn bệnh mất nước nghiêm trọng, chết
do trụy tim, mất nước, chất điện giải.
12
12
Thời gian nung bệnh ngắn, chỉ 1 – 2 ngày, tỷ lệ chết phụ thuộc vào tuổi
lợn bệnh. Lợn con thường tỷ lệ chết cao hơn, lợn lớn thường hồi phục, khỏi
bệnh sau 7 – 10 ngày. Khả năng lây lan trong đàn rất nhanh.
* Bệnh tích:
Lợn gầy sút do mất nước, dạ dày chứa các cục sữa chưa tiêu, ruột non
chứa đầy dịch màu vàng lẫn bọt và thành ruột mỏng. Viêm dạ dày và ruột rất rõ,
nhất là ở ruột non 10cm đầu của tá tràng bị thoái hóa từng mảng. Hạch lympho
màng ruột sưng.
2.2.6. Bệnh tiêu chảy do Rotavirut
Bệnh do Rotavirut là một virut chứa ARN sợi kép gây ra. Rotavirut thường
thấy nhóm A, nhóm B, nhóm C và nhóm F. Bệnh có triệu chứng lâm sàng là: Ỉa
chảy dữ dội ở lợn con và tỷ lệ chết khác nhau, ỉa chảy nhẹ hơn đối với lợn sau cai
sữa. Virut có liên hệ đặc biệt với tế bào màng ruột non. Khi nhiễm Rotavirut nó sẽ
phá huỷ màng ruột non, lông nhung bị ngắn lại các chất dinh dưỡng không được
hấp thu hoàn toàn ở lợn đang bú sữa mẹ, phần lớn sữa không được tiêu hóa bị ứ lại
ở ruột lên men gây tiêu chảy, mất nước, mất chất điện giải.
* Triệu chứng:
Thời gian nung bệnh từ 18 – 24h, sau đó con vật mệt mỏi, lười đi lại. Có
khi thấy nôn, một vài giờ sau thấy đi ỉa dữ dội ở lợn con bú sữa, ở lợn lớn thì

phân nhiều nước, màu vàng, đen xám. Lợn bệnh có thể nằm bẹp 24 – 72h sau đó
có thể ăn lại được. Các triệu chứng có khi kéo dài, tỷ lệ chết tới 30%.
* Bệnh tích:
Lợn con xác chết gầy khô do mất nước, dạ dày chứa đầy sữa không tiêu,
ruột non chứa dịch mỡ. Niêm mạc ruột non bị tổn thương nghiêm trọng.
2.3. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH
Hội chứng tiêu chảy do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Do vậy để việc
phòng bệnh đạt hiệu quả, người chăn nuôi phải chú ý thực hiện tốt cả hai khâu là
vệ sinh phòng bệnh và phòng bệnh bằng vacxin.
13
13
2.3.1. Vệ sinh phòng bệnh
Trong chăn nuôi khâu vệ sinh phòng bệnh là hết sức quan trọng và cần thiết. Vệ
sinh phòng bệnh tạo ra môi trường tốt, làm tăng sức đề kháng không đặc hiệu nhằm
ngăn ngừa mầm bệnh lây lan. Thực hiện nghiêm ngặt các khâu như: Vệ sinh, sát
trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi cách ly động vật mới nhập, động vật ốm luôn là
những biện pháp cần thiết trong khâu vệ sinh phòng bệnh.
Nhiều tác giả nhấn mạnh về chế độ đảm bảo ăn uống tốt cho lợn con, tập lợn
con vận động, chống nóng, chống ẩm và chống lạnh cho lợn con (Đào Trọng Đạt,
1966). Phạm Gia Ninh từ năm 1980 đã dùng lò sưởi để chống lạnh cho lợn con giai
đoạn bú sữa, kết quả đã làm giảm tỷ lệ lợn con phân trắng.
Như vậy, việc đảm bảo tốt kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng như thức ăn đảm
bảo chất lượng, tập cho lợn con ăn sớm, việc đảm bảo tốt vệ sinh chuồng nuôi,
vệ sinh tiểu khí hậu chuồng nuôi là rất quan trọng nhằm hạn chế tỷ lệ lợn con
theo mẹ mắc hội chứng tiêu chảy.
2.3.2. phòng bệnh bằng vacxin
Việc tiêm phòng vacxin là biện pháp có hiệu quả cao trong phòng các bệnh
truyền nhiễm gây tiêu chảy cho lợn, tạo miễn dịch chủ động cho gia súc. Để
phòng hội chứng tiêu chảy cho lợn con đạt hiệu quả cao thì nên kết hợp dùng
vacxin cho cả lợn con và lợn mẹ.

Năm 1989 Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Ngọc Nhiên, Cù Hữu Phú đã tiến
hành nghiên cứu vacxin hỗn hợp Salco, được chế tạo từ các chủng vi khuẩn
Salmonella, E.coli và Streptococcus để phòng tiêu chảy cho lợn.
2.4. ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY
Hội chứng tiêu chảy do nhiều nguyên nhân gây ra. Muốn điều trị có kết quả
tốt, trong từng trường hợp cụ thể, phải tìm được nguyên nhân chính và mỗi
nguyên nhân bệnh có một cách điều trị khác nhau.
Sau khi loại bỏ căn nguyên chính. Điều trị theo nguyên tắc chung: Thải trừ
chất chứa trong dạ dày và ruột, bảo vệ niêm mạc đường tiêu hoá, ức chế sự lên
men, đề phòng sự trúng độc và tăng cường thể lực cho con vật, lập lại sự cân
14
14
bằng nước và điện giải, lập sự cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột (Nguyễn
Bá Hiên, 2001).
Do hội chứng tiêu chảy thường sẽ dẫn đến loạn khuẩn đường ruột, bội
nhiễm E.coli và Salmonella nên việc sử dụng các loại kháng sinh trong điều trị
là không thể thiếu đuợc. Nhưng ở những chủng vi khuẩn có khả năng gây bệnh
như E.coli, salmonella có thể hình thành tính kháng thuốc, do đó nên làm kháng
sinh đồ cho những giống gốc đã phân lập đươc từ gia súc bệnh.
Cho tới nay việc thanh toán hoàn toàn hội chứng tiêu chảy ở một cơ sở chăn
nuôi là một việc khó, cần kết hợp nhiều biện pháp tổng hợp. Ngoài việc đảm bảo
chăm sóc nuôi dưỡng, cần chú ý gia súc ở giai đoạn non vì chúng dễ mẫn cảm
với mầm bệnh. Đối với gia súc lớn, đặc biệt là gia súc sinh sản cần theo dõi
thường xuyên phát hiện những con bị bệnh, điều trị kịp thời vì chính con mẹ
mang bệnh sẽ là nguồn lây bệnh cho lợn con.
Cuối cùng, cần phải kết hợp điều trị với các khâu chăm sóc, nuôi dưỡng và
vệ sinh thú y thật tốt mới có thể ngăn chặn và khống chế được bệnh.
2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ HỘI
CHỨNG TIÊU CHẢY
Hội chứng tiêu chảy ở lợn gây thiệt hại rất lớn và đã được rất nhiều nhà

khoa học trong nước và trên thế giới quan tâm, nghiên cứu.
2.5.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bá Hiên (2001), nguyên nhân vi
khuẩn gây tiêu chảy chính ở gia súc là E.coli, Salmonella và Clostridium.
Theo Sử An Ninh và cộng sự (1981), nguồn phát sinh bệnh phân trắng lợn
con có liên quan chặt chẽ tới phản ứng thích nghi của cơ thể đối với các yếu tố
stress, biểu hiện qua sự biến động về hàm lượng một số thành phần trong máu
như: đường huyết, cholesterol, sắt, kali, natri
Nguyễn Vĩnh Phước, (1978) đã phân lập được E.coli và nhận định vi khuẩn
15
15
có vai trò nhất định trong bệnh phân trắng lợn con.
Để xác định vai trò của vi khuẩn E.coli và Salmonella trong phân lợn mắc
hội chứng tiêu chảy, Tạ Thị Vịnh và Đặng Khánh Vân (1996) đã tiến hành
nghiên cứu ở các tỉnh phía bắc Việt Nam và kết luận sau:
- Vi khuẩn E.coli và Salmonella đều thấy trong phân lợn bệnh cao hơn
lợn bình thưòng.
- Tiêu chảy ở lợn 1- 21 ngày tuổi, có thấy vi khuẩn E.coli mang kháng nguyên K
88
cao hơn nhiều lần so với lợn mắc hội chứng tiêu chảy ở lứa tuổi khác.
- Tống Vũ Thắng, Đậu Ngọc Hào, (2008), đã nghiên cứu mối quan hệ giữa ô nhiễm
Nấm mốc, E.coli, Salmonella, Clostridium perfringens trong thức ăn hỗn hợp và tỷ lệ
lợn bị tiêu chảy trong mùa khô, mùa mưa tại 6 cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản ở Thành
Phố Hồ Chí Minh.
- Phạm Thế Sợn, Lê Văn Tạo, Cù Hữu Phú, Phạm Khắc Hiếu, (2008), đã nghiên
cứu đặc tính của vi khuẩn E.coli, Samonella ssp, Clostridium perfringens gây bệnh lợn
con tiêu chảy.
- Tỷ lệ nhiễm Salmonella cao ở lợn tiêu chảy thuộc lứa tuổi 22- 60 ngày.
- Tạ Thị Vịnh (1996), nghiên cứu những biến đổi bệnh lý ở đường ruột trong
bệnh phân trắng lợn con.

- Nguyễn Thị Khanh, (1994), nghiên cứu chế phẩm Biolactyl trong khống
chế hội chứng tiêu chảy lợn con.
- Phạm Thế Sơn, Phạm Khắc Hiếu, (2008), nghiên cứu chế phẩm EM – TK21
để phòng và trị hội chứng tiêu chảy ở lợn từ 1 đén 90 ngày tuổi
16
16
2.5.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Tiêu chảy ở lợn xuất hiện khắp thế giới, một số tác giả đã nghiên cứu và
công bố kết quả bệnh xuất hiện ở mọi phương thức chăn nuôi truyền thống hay
chăn nuôi công nghiệp thậm chí trong cả điều kiện chăn nuôi sạch cũng không
loại trừ được bệnh
- Theo A.G.Bactin cho rằng nguyên nhân chủ yếu do vệ sinh chuồng trại
kém, chăm sóc quản lý kém, thức ăn chủ yếu thiếu chất dinh dưỡng (Đỗ Đức
Diện, 1999).
- Theo A-Vkovashiki cho rằng ở giai đoạn chưa trưởng thành, dạ dày lợn con
chưa có axít HCl tự do nên tác dụng diệt khuẩn của dạ dày chưa cao và khả năng
tiêu hoá của dạ dày, ruột ở mức độ thấp. Đây là một nguyên nhân hết sức quan
trọng để quyết định sự hình thành bệnh.
- Jsenve cho là phần cốt lõi của nguyên nhân gây bệnh là do stress lạnh, ẩm.
Những tác nhân gây stress rất quan trọng, chúng tác động vào cơ thể động vật gây ra
cơ chế bệnh lý, nghĩa là làm mất thăng bằng cơ thể, làm giảm khả năng thích ứng của
cơ thể với điều kiện ngoại cảnh mà tạo điều kiện cho bệnh phát sinh.
- Tại trung tâm nghiên cứu Thú y ở Anh, Wales (1961) và Sojk- Sueeney (1963)
nghiên cứu được 532 chủng E.coli phân lập được và các serotype thường gặp là:
O
8
K
87
(B); O
147

K
89
(B), K
88
(L) (trích theo Đỗ Đức Diện, 1999).
- Tại ấn Độ, serotype thường xuyên phân lập được trong lợn mắc bệnh tiêu chảy
là O
88
(Xheol và Malik, 1973).
- Tại Tiệp Khắc, serotype của vi khuẩn E.coli thường xuyên phân lập được từ lợn
mắc bệnh tiêu chảy là: O
8
; O
116
; O
147
; O
157
, (Gonich và cộng sự, 1970).
Theo nghiên cứu của V.V. Niconxki (1986), có 10% lợn chết do vi khuẩn E.coli .
Theo Laval (1997), Salmonella cholerae suis và Salmonella typhimurium là hai
tác nhân gây tiêu chảy ở lợn sau cai sữa và đầu giai đoạn vỗ béo.
Glawis Chning E. Bacher.H (1992), lại xác định Clostridium perfringens Type
17
17
A và Typ C là một trong những nguyên nhân gây ỉa chảy và đã gây thiệt hại kinh tế
lớn cho nguời chăn nuôi lợn.
Stevens, 1963 (trích theo Tạ Thị Vịnh, 1995) đã nghiên cứu phòng bệnh viêm ruột
ỉa chảy do E.coli và ông đưa ra 3 biện pháp chính:
+ Làm giảm số lượng E.coli.

+ Tăng sức đề kháng của lợn con bằng cách cho lợn con bú sữa đầu và bổ sung
sắt vào thức ăn cho lợn mẹ.
+ Thực hiện các phương pháp chăm sóc quản lý nuôi dưỡng lợn mẹ trong thời
kỳ có chửa và lợn con trong thời kỳ 3 tuần tuổi đầu.
18
18
Phần III
ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - NGUYÊN LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn con từ sơ sinh đến cai sữa nuôi tại trại lợn
Thành Long – Cư Yên – Lương Sơn – Hòa Bình.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện với các nội dung sau:
- Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn con theo mẹ nuôi tại trại
Thành Long – Cư Yên Lương Sơn – Hoà Bình
- So sánh hiệu quả của một số phác đồ điều trị hội chứng tiêu chảy trên
đàn lợn con theo mẹ.
- Tình hình chăn nuôi lợn của trại Thành Long – Cư Yên – Lương Sơn –
Hoà Bình.
3.3. NGUYÊN LIỆU
Thuốc sử dụng trong đề tài gồm:
* MYCOCIN-100
Là sản phẩn của công ty thuốc thú y ATP
Thành phần gồm: - Enrophloxacin 10000 mg
- Tá dược vừa đủ 100 ml
* OXYTETRACYCLINE
Là sản phẩn của công ty thuốc thú y Pfizer
Thành phần gồm: -
* ADVOCIN

Là sản phẩm của công ty thuốc thú y Pfizer
Thành phần gồm: - DANOFLOXACIN 1250mg
- Tá dược vừa đủ 50ml
19
19
* AMINOVITAL – HIGH inj
Là sản phẩn của công ty thuốc thú y Komipharm International
Trong 100 ml dung dịch chứa:
Thành phần Thành phần
Dextrose 50mg L – Arginine HCL 0,525mg
Calcium chloride 2mg L – Phenylalanine 0,35 mg
Potassium chloride 2mg L – Valine 0,525mg
Magnesium sulfate 2mg L – Lysine HCL 0,525 mg
Sodium Axetate 7,5mg L – Leusine 0,6 mg
L – histidine HCL 0,02mg Monosodium Glutamate 0,08 mg
DL - Methionine 0,525mg Riboflavine 0,05 mg
L - Tryptophane 0,175mg D – Pantothenol 0,1 mg
L – Cysteine HCL 0,02mg Pyridoxine HCL 0,1 mg
L - Threonine 0,35 mg Nicotiaminde 3mg
L – Isoleucine 0,525 mg Thiamine HCL 0,1 mg
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Phương pháp điều tra dựa vào số liệu được cung cấp tại phòng kỹ
thuật của trại và qua quan sát trực tiếp
3.4.2. Phương pháp xác định bệnh dựa vào dịch tễ học, triệu chứng lâm
sàng và bệnh tích khi mổ khám gia súc chết
3.4.3. Phương pháp theo dõi triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh
Để xác định các chỉ tiêu lâm sàng của bệnh, chúng tôi tiến hành theo
dõi trên những lợn ở các lứa tuổi đã mắc bệnh. Theo dõi tỉ mỉ và đếm chính
xác những con có biểu hiện lâm sàng đặc trưng trên tổng số con theo dõi.
3.4.4. Phương pháp xác định tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy theo độ tuổi của lợn con

Để xác định nội dung này, chúng tôi tiến hành trên những đàn lợn con đồng
đều nhau, có cùng thời điểm sinh, cùng lứa đẻ, giống nhau về chế độ chăm sóc,
nuôi dưỡng và theo dõi trong 3 giai đoạn: 1, 2 và 3 tuần tuổi.
3.4.5. Phương pháp xác định tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy lợn con theo lứa đẻ
của lợn mẹ
3.4.6. Phương pháp thử nghiệm thuốc điều trị
20
20
Để thử nghiệm một số thuốc điều trị chúng tôi tiến hành phân 3 lô để
điều trị, những lô này đồng đều nhau. Việc chọn thuốc để điều trị cho các lô
là ngẫu nhiên.
3.4.7. Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi
Tỷ lệ mắc bệnh (%) =
Tổng số con mắc bệnh
Tổng số con theo dõi
x 100
Tỷ lệ khỏi (%) =
Tổng số con khỏi
Tổng số con điều trị
x 100
Tỷ lệ tử vong (%) =
Tổng số con chết
Tổng số con mắc
x 100
- Thời gian điều trị khỏi trung bình =
N
nx
n
i
ii


=1
i
x
: Số ngày điều trị
i
n
: Số con điều trị khỏi
N: Tổng số con điều trị khỏi
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm các phác đồ điều trị hội chứng tiêu chảy
Phác
đồ
Thuốc
Liều lượng/1kg
P/ngày
Chi phí
(VNĐ)
Tổng chi
phí/1kgP/liệu
trình (VNĐ)
I
Advocin 0,2ml 676
3003
Aminovital 0,5ml 325
II
Mycocin 0,5ml 605
3090
Aminovital 0,5ml 325
III
Oxytetracycline 0,4ml 700

3075
Aminovital 0,5ml 325
Liệu trình sử dụng cho mỗi phác đồ là 3 ngày, sau 3 ngày điều trị những lợn
chưa khỏi bệnh sẽ được coi là không khỏi ở phác đồ đó và được chúng tôi thay
thuốc khác để hạn chế thiệt hại cho trang trại.
21
21
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:
+ Số con khỏi, tỷ lệ khỏi.
+ Số con chết, tỷ lệ chết.
+ Thời gian điều trị khỏi trung bình.
+ Chi phí điều trị trung bình/con/liệu trình.
+ Ảnh hưởng của mỗi phác đồ đến khả năng tăng trọng của lợn con.
Trong quá trình điều trị, chúng tôi tuân thủ các nguyên tắc điều trị cũng như
nguyên tắc sử dụng kháng sinh và có biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, hỗ trợ
điều trị kịp thời.
22
22
Phần IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. VÀI NÉT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
Trại lợn giống ngoại của công ty TNHH Thành Long, nằm trên địa bàn xã
Cư Yên-Lương Sơn- Hoà Bình. Trại xây dựng năm 2002 với tổng diện tích
22.000m
2
. Trong đó diện tích sử dụng chăn nuôi khoảng 7000m
2
, diện tích vườn
cây và khu xử lý nước thải khoảng 6000m
2

, còn lại là khu hành chính và khu nhà
ở của công nhân.
Chủ trại là bà: Nguyễn thị kim Anh
Kỹ thuật chính là BSTY: Trần văn Tuấn
Trại gồm có 11 công nhân, 2 quản lý và 1 nhân viên bảo vệ. Trại được quản lý,
giám sát chặt chẽ của chủ trại và kỹ thuật.
Khu vực chăn nuôi được xây dựng bao gồm các khu chuồng: Khu chuồng
mang thai với 4 dãy chuồng, mỗi dãy 60 lồng, đầu mỗi dãy là các ô chuồng nuôi
lợn đực giống. Khu chuồng đẻ giáp ranh với khu chuồng mang thai, chung 1
tường vách, gồm 72 lồng đẻ, 20 lồng chờ đẻ. Tiếp đó đến khu chuồng cai sữa
cách chuồng đẻ 1 vườn cây rộng 20m, gồm 2 dãy với 18 ô chuồng, mỗi ô
chuồng rộng 30m
2
.
Các khu chuồng được xây dựng theo hướng Đông – Nam, chuồng được
xây dựng là chuồng kín, phía đầu chuồng là hệ thống dàn mát, cuối chuồng là hệ
thống quạt hút gió, mái được căng phủ 1 lớp bạt, cách nền chuồng 2,2m, hai bên
tường có hệ thống cửa sổ, chiều rộng 1,5m, chiều cao cách mặt nền chuồng 1,2m.
Ngoài các cửa chuồng có các hố vôi sát trùng ủng trước khi vào chuồng.
Chuồng nái chửa và chờ phối, nái đẻ, lợn cai sữa, các ô chuồng được làm
bằng khung thép, sàn chuồng được lắp ghép bằng các tấm sàn bê tông, tấm sàn
nhựa có lỗ, cách nền chuồng một khoảng nhất định (khoảng 35 cm). Chuồng
23
23
nuôi lợn thịt tường được xây bằng gạch, nền láng xi măng. Nền chuồng, rãnh
thoát nước đều có độ dốc thích hợp, dễ vệ sinh.
Hệ thống máng ăn, máng uống được thiết kế rất phù hợp bao gồm:
Máng ăn tự động bằng Inox hay xây rãnh, nước uống được dẫn từ hệ thống
lọc nước tới từng ô chuồng bằng đường ống dẫn, ở đó có lắp các van uống
tự động.

Hệ thống xử lý nước thải được xây dựng ở cuối các dãy chuồng, hầm
Bioga, đảm bảo yếu tố vệ sinh môi trường.
4.2. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI CỦA TRẠI
4.2.1. Cơ cấu đàn lợn của trại
Về cơ cấu đàn của trại lợn giống ngoại Thành Long bao gồm lợn nái sinh
sản, lợn đực giống và lợn con theo mẹ, lợn con sau cai sữa, lợn thịt thương
phẩm. Cụ thể cơ cấu đàn của trại được thể hiện qua bảng 4.1:
Qua bảng 4.1 cho thấy rằng cơ cấu đàn lợn của trại gồm các giống lợn
ngoại có năng xuất cao trên thị trường hiện nay. Tổng đàn lợn sinh sản gồm 320
nái sinh sản với 2 giống lợn ngoại chủ yếu là Landrace và Yorkshire, có 8 đực
giống thuộc 3 giống Duroc, Pietrain, Landrace dùng để khai thác tinh dịch cung
cấp cho trại
Hiện nay, trung bình một nái sinh sản của trại sản xuất được 2,4 lứa/năm.
Tỷ lệ sơ sinh trung bình 11,2 con/nái, tỷ lệ sống sót đến 24 giờ đạt 10,7 con/ nái,
tỷ lệ lợn con cai sữa đạt 98%.
24
24
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn của trại lợn giống ngoại Thành Long.
Tổng số lợn (con).
Loại lợn Giống lợn Năm 2009 Năm 2010 Dự kiến cuối 2010
Đực giống
Duroc 2 2 2
Pietrain 1 1 2
Landrace 5 5 11
Nái sinh sản
Landrace 194 194 385
Yorkshire 100 100 200
Duroc 6 6 15
Nái hậu bị
Landrace 20 20 35

Yorkshire 10 10 25
Lợn con
theo mẹ
Con lai 2 máu 7200 7350 14500
Lợn con
cai sữa
Con lai 2 máu 7000 7110 14000
Lợn thịt Con lai 2 máu 6799 7000 13500
(Nguồn: phòng kỹ thuật)
Đàn lợn con sinh ra là con lai mang 2 máu (1 máu của con bố và 1 máu
của con mẹ). Riêng đối với đàn lợn hậu bị được nuôi từ những lợn con đẻ ra từ
những lợn mẹ Landrace có những chỉ tiêu sinh sản tốt cho phối với lợn đực
Landrace và mang một máu Landrace. Lợn con đa phần là lợn lai 2 máu của 2
giống bố mẹ dùng để nuôi thịt thương phẩm hoặc bán cai sữa cho dân. Bình
quân mỗi tháng có khoảng 620 lợn con cai sữa với số lượng này được cân đối
với khu chuồng cai sữa và khu thịt để có quyết định bán lợn cai sữa. Đối với
đàn lợn nuôi thịt thương phẩm đa phần là những lợn lai 2 máu nên mang những
đặc điểm tốt về tăng trọng, tỷ lệ nạc, khả năng chống chịu với bệnh tật,…
25
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×